Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Tản mạn chuyện nghĩa trang

Tản mạn chuyện nghĩa trang

Bài do A. Nguyễn Trọng Đa (CPS L.59)gửi

 
Xưa nay, trong tâm thức người Việt, họ vẫn tin rằng sống chỉ là cõi tạm, cuộc sống đời sau mới là vĩnh hằng (Thành ngữ:“sống gởi, thác về”, “sinh ký, tử quy”). Chính vì thế, sau khi người thân ra đi, con cháu có nhiệm vụ phải lo liệu mai táng, chôn cất. Tùy vào điều kiện khí hậu, văn hóa của từng vùng miền hay điều kiện kinh tế mà có thể có những nghi thức mai táng, chôn cất khác nhau, có nơi thì địa táng, có nơi thì thủy táng hay hỏa táng.

Bài viết này, xin lạm bàn một chút về nghĩa trang - địa táng của người Việt (cách riêng của người Công giáo) xưa nay.

NẤM MỘ NĂM XƯA

Do ảnh hưởng của văn hóa Trung hoa, người Việt khá tin vào phong thủy. Thuyết này đặc biệt được các vua chúa, quan lại chú tâm. Vấn đề này, chúng tôi sẽ trở lại vào một dịp khác.

Trên thực tế, phong thủy chỉ là chuyện của một nhóm thiểu số, còn phần đa người dân, khi lìa đời đều gởi thân xác vào lòng đất, đất được vun lên thành những gò như hình tổ mối hay cái mủ nấm (nên được gọi là nấm…mộ). Đây là cách chôn cất truyền thống và kéo dài của người Việt cũng như của nhiều dân tộc khác. Cách mai táng này tuy có vẻ đơn giản, nghèo nàn nhưng một cách nào đó, nó làm cho người ra đi gần gũi với đất, hòa tan vào đất, thanh thoát và nhẹ nhàng. Hình ảnh cái chết thật giống với sự ví von trong của Chúa Giêsu "Hạt lúa mì gieo vào lòng đất mà không thối đi thì nó chỉ trơ trọi một mình. Nhưng nếu nó thối đi thì sẽ sinh nhiều bông hạt (Ga, 12, 24). Có lẽ, cảm hiểu được điều này mà nhiều người xem cái chết là “về với cát bụi”, về với “đất mẹ” (“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi”, Cát bụi – Trịnh Công Sơn). Chính vì không được bê tông hóa nên chỉ sau một thời gian chôn cất, nấm mồ sẽ bị phủ kín bởi cỏ cây (Truyện Kiều: “Sè sè nắm đất bên đường/Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”). Dựa vào những biến chuyển này, cha ông đã sáng tạo một khái niệm mới để đo thời gian: “xanh cỏ”. Khái niệm này ý nói về quãng thời gian đủ để quên đi một điều gì đó. Chẳng hạn như con cháu, người thân tối thiểu, phải chờ cho người mất “xanh cỏ” thì người ở lại mới được tiệc tùng, hoặc tục huyền/tái giá.

Có dịp đi công tác, tình cờ ghé thăm một số nghĩa trang ở nước ngoài, tôi thấy rằng: xu hướng “cỏ hóa” đang thịnh hành. Nghĩa trang của họ trông rất thanh thoát nhẹ nhàng. Nhìn thoáng qua, chúng ta chỉ thấy một bãi đất phẳng, có xanh phủ kín. Điều làm cho chúng ta biết đó là ngôi mộ là tấm bia nhỏ ghi những thông tin của người quá cố.

VÀ NẤM MỘ BÂY GIỜ

Khi điều kiện kinh tế khá hơn, người ra đi được con cháu xây cho những ngôi mộ (Tôi phân biệt “nấm mộ” là cách chôn cất bằng cách đắp đất; còn ngôi mộ là cách chôn cất được bê tông hóa). Lúc đầu, ngôi mộ được xây bằng xi măng, sau là quét vôi, rồi gần đây là ốp gạch men, ốp đá hoa cương. Trước đây, thông tin của người quá cố được viết lên trên bề mặt mộ. Gần đây, các thông tin này và di ảnh của người quá cố được khắc và scan vào bia mộ, rồi ốp vào mặt chính của ngôi mộ. Cũng cần nói thêm rằng, tôi không thích ốp gạch men, đá hoa cương vào mộ người thân vì làm như thế thì ngôi mộ sẽ luôn mới, luôn đẹp. Ngôi mộ còn mới, sạch, đẹp thì con cháu sẽ không thường xuyên đến “tảo mộ”; và kéo theo đó là tình cảm của kẻ ở lại với người quá cố cũng sẽ nhạt dần!

Tục ngữ Việt Nam nói rằng: “Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một mồ”. Mồ mả cũng…“thượng vàng hạ cám” lắm. Nhìn vào ngôi mồ cũng có thể biết được người sang, kẻ hèn. Gần đây, báo chí đề cập đến những “thành phố ma”, “thành phố âm phủ”, “thành phố buồn” – nơi mà nhiều gia đình chấp nhận bỏ ra cá tỷ đồng để xấy cất những ngôi mộ. Nhìn cách tiêu tốn sa hoa này, tôi chợt nhớ về ngôi mộ trống của Chúa Giêsu trên Núi sọ năm nào! Một tín hiệu vui là đây đó, một số giáo xứ đã có những quy định về vấn đề này. Chẳng hạn như ở Giáo xứ Vinh Đức – Buôn Ma Thuật, cha xứ yêu cầu giáo dân phải xây các ngôi mộ theo một mẫu chung; Vật liệu xây dựng cũng không được sử dụng các loại phá cách, đắt tiền.

Lại nói chuyện gần đây, không thể không nhắc đến các ngôi mộ nhỏ bé, đơn sơ nhưng rất linh thiêng và xúc động. Đó là những nấm mồ mà kích thước khoảng 1, 2 viên gạch trong nghĩa trang đồng nhi ở Nha Trang, ở Tp. Pleiku. Mỗi nấm mồ này được lập nên là một niềm vui của phận người (vì ít nhất các trẻ sơ sinh cũng được chết, được chôn cất như một con người) nhưng cũng là một nhắc nhớ khôn nguôi về lối sống của con người hôm nay. Hiện nay, những nghĩa cử thiện nguyện này đã lan đến rất nhiều vùng miền như Tp. Hồ Chí Minh, Bảo Lộc, Buôn Ma Thuật … Đến nghĩa trang Đồng nhi Tp. Pleiku, tôi vừa xúc động vừa buồn, vừa thao thức bởi dòng chữ “Chúng con tha thứ cho cha mẹ” mà Linh mục Nguyễn Văn Đông đã cho ghi trước cổng nghĩa trang. Ước mong sao, những lời chia sẻ đó sẽ giúp các bạn trẻ biết điều chỉnh lối sống của mình.

CÁCH QUY HOẠCH

Ngày xưa, do ảnh hưởng thuyết phong thủy nên người chết phải được chôn cất theo một “bài sai” nhất định: Đầu hướng nào, chân hướng nào. Chính vì thế, nếu có nghĩa trang tập thể thì cũng khó mà quy củ, hàng lớp. Sau này, cùng với việc bê tông hóa, nghĩa trang cũng được quy hoạch, có hàng lớp rõ ràng hơn. Nhìn chung, các nghĩa trang được quy hoạch theo hai loại: theo từng gia đình, dòng họ. Cách quy hoạch này tạo cảm giác ấm lòng khi người thân về bên kia vẫn được cạnh kề bên nhau. Phổ biến hơn là cách quy hoạch theo giới tính: nam một bên, nữ một bên, các bé sơ sinh, thiếu nhi một góc. Tôi có dịp dự lễ an táng của khá nhiều người thân, bạn bè khắp nơi nhưng vẫn ấn tượng với nghĩa trang của Gx. Vinh Quang (Buôn Ma Thuật). Nghĩa trang được xây trên triền đồi nên Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Minh Tâm đã quy hoạch theo từng lớp cao thấp, trông như môt “phố núi”. Bên các đường đi và giữa các ngã tư, ngã ba là các cây bonsai, cây cảnh rất đẹp. Ở đây, các ngôi mộ được xây theo một mẫu chung, khá đẹp mắt. Trên mỗi ngôi mộ có gắn một lồng đèn bằng kính để những dịp tháng linh hồn, mồng hai tết giáo dân quy tụ về, thắp nến và cùng nhau tham dự thánh lễ hoặc đọc kinh chung cầu nguyện cho người thân. Ánh nến lung linh trong đêm cộng với mùi hương phảng phất làm không khí thêm linh thiêng, huyền ảo.

VỀ CÂU CHỮ

Sau cùng xin được nói về những ngôn từ, câu chữ trong nghĩa trang. Trước cổng nghĩa trang thường có các câu Kinh thánh, Thánh vịnh hay danh ngôn như “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (Kinh tin kính), “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại”, “Chúa đã Phục sinh”, “Cuộc sống không mất nhưng chỉ đổi thay” hay "Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta chết đi, mọi người khóc còn ta lại mỉm cười"…Tôi khá ấn tượng dòng chữ ghi ở nghĩa trang của Gx Thổ Hoàng – Đăk Nông: “Ngày mai đến phiên bạn”. Thoáng giật mình khi đọc qua nhưng ngẫm lại thì đó là một nhắc nhớ cần thiết.

Về câu chữ đề trên bia mộ được ghi khá thống nhất, gồm tên gọi, tên thánh, ngày – tháng - năm sinh, nơi sinh và ngày - tháng – năm mất, nơi mất. Nếu người mất là các vị quan lại hay chức sắc thì còn thêm một số chi tiết về các học vị, chức tước, thời gian nhận chức sắc…Riêng về chữ “chết” có nhiều cách viết khác nhau. Bình dân thì viết là “tử”, “mất”, “qua đời” sang hơn thì gọi “tạ thế”, “từ trần”, các vị sư mất thì gọi là “viên tịch”. Về cách gọi này, tôi cho rằng, người Công giáo có cách gọi tên rất tuyệt vời “Về nhà cha”. Cách gọi tên như vậy làm cho cái chết trở nên nhẹ nhàng, làm ấm lòng, an tâm cho kẻ ở lại cũng như người ra đi.

Tiện đây, xin xới lại vấn đề: người quá cố bao nhiêu tuổi thì được gọi là “hưởng thọ”? Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi lâu nay. Tranh cãi bởi trước hết trong các từ điển, tự điển cũng không thống nhất, rõ ràng. Hán Việt tự điển của Nguyễn Văn Khôn cho rằng trên 50 tuổi là thọ. Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh giải thích từ “hưởng thọ” khá mập mờ: “sống lâu”(tr 406). Từ điển Tiếng Việt (Văn Tân) cũng không có gì rõ ràng khi giải thích hưởng thọ là “sống được” (tr 414). Theo tôi, cái gốc của tranh cãi là do không rõ nguồn gốc của khái niệm trên. Có ý kiến cho rằng trên 50 là thọ bởi họ xuất phát từ quan niệm truyền thống của các làng xã người Việt: 50 tuổi lên lão làng. Đã là lão thì tất phải…thọ! Theo tôi, người quá cố phải sống trên 60 năm mới gọi là “hưởng thọ”. Bởi theo hệ thống đánh số Can chi (phổ biến tại một số nước Á Đông - trong đó có Việt Nam) thì sau 60 năm (theo âm lịch) lịch lại quay lại ngày, tiết, khí…như 60 năm trước. Từ đây, người ta gọi 60 năm là chu kỳ một vòng đời (chả thế mà có lời bài hát: “Em ơi có bao nhiêu, 60 năm cuộc đời”!). Thực tế, quan niệm trên chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất rõ (ngay cả khái niệm hưởng thọ/dương cũng là Hán tự). Mà theo Nho giáo thì họ có cách phân đoạn của người quá cố như sau: 1 – 10 tuổi là hưởng đào hoa, từ 10 – 20 tuổi là hưởng thanh xuân, từ 20 – 30 tuổi là hưởng xuân quang, từ 30 – 40 tuổi là hưởng thu sương, 40 – 50 tuổi là hưởng dương quang, 50 – 60 tuổi là hưởng hà linh, 60 – 70 tuổi là hưởng thọ…Hơn nữa, trong điều kiện xã hội ngày nay, tuổi thọ trung bình của con người không ngừng được nâng cao. Theo Tổng cục thông kê, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 2009 là 72,8. Trong xu thế chung đó, không có lý gì khi mình lại hạ chỉ tiêu để gọi những người sống dưới 60 tuổi là hưởng thọ!

TẠM KẾT

Tôi viết chuyện về nghĩa trang - ngôi nhà của kẻ chết, ngoài mục đích để chúng ta cùng đọc, gẫm suy, tưởng nhớ về tổ tiên, những ân thân nhân đã ra đi trước chúng ta, còn có dụng ý chia sẻ những thông tin trên để góp thêm một ý kiến cho các giáo xứ, cộng đoàn tham khảo khi xây dựng, quy hoạch lại nghĩa trang của giáo xứ.
Đặng Quốc Minh Dương
 

Lũ tấn công nam Trung Bộ !!!

Lũ tấn công nam Trung Bộ


Lũ tấn công nam Trung Bộ
* Ít nhất 6 người chết và mất tích, nhiều ngư dân gặp nạn
* Nhiều vùng bị nước lũ cô lập
Mưa lớn trong 3 ngày qua khiến các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận điêu đứng: đường bộ, đường sắt bị tắc, một số vùng dân cư bị cô lập, tàu thuyền và nhiều ngư dân bị nạn trên biển do sóng lớn...
>> Cảnh giác với mực khô “cao su”
>> 11-11: dự kiến xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Nghĩa
>> Nam bộ có thể lạnh đến 14 độ C?
Chiều 30.10, tàu cá BĐ-30426 TS của ông Lê Văn Tiến ở xã Cát Khánh, H.Phù Cát (Bình Định) trong lúc đánh bắt hải sản ở vùng biển Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) bị sóng đánh gãy chân vịt. Trên tàu có 6 ngư dân. Nhận được tin báo, Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định đã liên tục phát tín hiệu cứu nạn và đến chiều qua (31.10) đã liên lạc được với các ngư dân trên tàu. Ngư dân cho biết đã được các tàu cá hoạt động gần đó cứu nạn và 6 ngư dân đã an toàn. Trước đó, BĐBP Bình Định cũng đã liên lạc được với tàu cá BĐ-50377 TS do ông Nguyễn Hữu Quang (ở xã Hoài Thanh, H.Hoài Nhơn) làm thuyền trưởng, trên tàu có 10 người, bị nạn chiều 30.10 trên vùng biển Trường Sa. Tất cả ngư dân trên tàu vẫn an toàn và đang nhờ các tàu cá hoạt động gần đó phối hợp sửa chữa phương tiện bị sóng biển làm hư hại.
Riêng trường hợp của ông Văn Công Trãi ở xã Hoài Hải (H.Hoài Nhơn), chủ tàu BĐ-96247 TS, bị sóng biển cuốn trôi khi bơi vào bờ ở vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), đến tối qua (31.10) vẫn còn mất tích.
Tại Phú Yên, trưa 30.10 ông Phạm Đình Cư (55 tuổi, ở thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa) cùng con trai là Phạm Đình Quốc (22 tuổi) đi lùa trâu bằng thuyền nan tại cầu Đoàn Kết (thôn Hảo Sơn) thì bị lật thuyền. Quốc được nhân dân cứu vớt, còn ông Cư thì bị nước cuốn trôi đến chiều qua mới tìm thấy xác.
Tại Lâm Đồng, lúc 9 giờ 30 hôm qua, một cây tùng cổ thụ cao khoảng 15m, đường kính gốc 0,8m trước cổng trường Cao đẳng nghề Đà Lạt bị bật gốc đè bẹp 2 chiếc xe gắn máy. Rất may chủ nhân 2 chiếc xe vừa rời khu vực dựng xe vài phút nên thoát nạn. Trước đó, 2 cây thông cổ thụ trên đường Phạm Hồng Thái (P.10, TP Đà Lạt) và Viện Sinh học Tây Nguyên (P.7, TP Đà Lạt) ngã đổ, nhưng rất may không gây thiệt hại về người và tài sản. Do nước từ thượng nguồn đổ về ào ạt khiến chiếc cầu nối liền 2 xã Tà Năng và Đạ Quyn (H.Đức Trọng) bị chìm trong nước.
Tại Khánh Hòa, một số tuyến đường ở địa phương ngập nặng, ách tắc giao thông nghiêm trọng. Khu vực đường 23.10 thuộc P.Vĩnh Hiệp và P.Ngọc Hiệp (TP Nha Trang) nước vẫn còn dâng cao 0,5m so với mặt đường. 27 căn nhà ở P.Vĩnh Phước, Vĩnh Nguyên (Nha Trang) bị sập và hơn 450 ngôi nhà ở huyện Diên Khánh bị ngập; hàng trăm héc-ta hoa màu, đìa tôm bị hư hại. Cơ quan chức năng đã di dời 178 hộ dân ở ven sông suối, triền núi đến nơi trú ẩn an toàn. Đáng chú ý, ở xã Diên Phú (H.Diên Khánh), khi nước dâng cao, ông Võ Văn L. (55 tuổi) ra vườn dọn dẹp đã bị điện giật chết. Tại xã Diên Thạnh, trong lúc cha mẹ ra vườn chạy lũ, một cháu bé 10 tháng tuổi đã bò ra bậc tam cấp và rơi xuống nước chết. Ở H.Khánh Vĩnh, ông Tăng Khánh L. (79 tuổi) đi ăn sáng về, bước qua đập tràn và bị lũ cuốn chết.
Tại Ninh Thuận, quốc lộ 27, đoạn qua xã Nhơn Sơn (H.Ninh Sơn) bị ngập sâu 0,5m, giao thông ách tắc nhiều giờ liền. Đã có một người dân (chưa rõ danh tính) ở xã Phước Hải, H.Ninh Hải bị nước cuốn trôi; 112 ngôi nhà bị ngập nước, 4 nhà bị sập và hàng ngàn héc-ta hoa màu bị hư hại; nhiều đìa nuôi tôm, kênh mương thủy lợi, đường giao thông bị sạt lở...

Đưa người dân phường Phương Sài, TP Nha Trang ra khỏi vùng nguy hiểm -Ảnh: Thiện Nhân
Tiếp tục hứng chịu lũ lớn
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư hôm qua cho biết gió mùa đông bắc và nhiễu động trong đới gió đông vẫn đang hoạt động mạnh, vùng áp thấp trên biển có xu hướng di chuyển về phía tây. Vì thế, hôm nay 1.11 ở khu vực giữa và nam biển Đông có gió mạnh cấp 7 - 8, giật trên cấp 8; vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật trên cấp 7; kèm mưa giông, sóng biển cao từ 3 - 5m. Trên đất liền, các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Thuận có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có giông, nhiều khả năng xuất hiện tố, lốc và gió giật mạnh. Các chuyên gia dự báo thủy văn cảnh báo, cần đề phòng lũ trên các sông từ Khánh Hòa đến Ninh Thuận lên lại; nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ven sông và ngập lụt sâu ở vùng trũng, đồng bằng hạ lưu các sông từ Phú Yên đến Ninh Thuận.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT kiêm Trưởng ban Chỉ đạo PCLB T.Ư Cao Đức Phát hôm qua đã có công điện yêu cầu các tỉnh, thành phố từ Phú Yên đến Ninh Thuận triển khai chỉ đạo phương án chống lũ theo cấp báo động; các địa phương tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, kiểm tra, rà soát các khu dân cư đang sống ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng thường xuyên bị lũ chia cắt để chủ động tổ chức sơ tán dân...        
Phá đá mở đường
Đêm 30.10, mưa lớn gây sạt lở đất đá tại Km 1360+800 trên QL1A, thuộc xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa, Phú Yên. Trong suốt đêm 30.10 và sáng 31.10, Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ Phú Yên đã huy động các phương tiện cơ giới cùng với công nhân khẩn trương giải tỏa đất đá nằm trên mặt đường.
Cũng trong đêm 30.10, Công ty quản lý đường sắt Phú Khánh huy động hơn 100 công nhân bốc dỡ, giải phóng khoảng 70m3 đất đá trên đường sắt do mưa lớn gây sạt lở làm ách tắc giao thông trên tuyến đường sắt tại Km 1230+470 thuộc xã Đại Lãnh, H.Vạn Ninh (Khánh Hòa); đồng thời phối hợp lực lượng công binh của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh để dùng chất nổ phá đá, giải phóng đường. Đến đầu giờ chiều qua, tuyến đường sắt Bắc - Nam đã thông suốt.
Nhóm PV

THÁNH GIÁ DAMIANO !!!

Thánh giá Đamianô
CPS ĐẶNG NGỌC gửi từ Pháp

Chúng ta đã có dịp tìm hiểu về 15 mẫu thánh giá thông dụng trong Giáo hội. Xin giới thiệu với cộng đoàn hai mẫu thánh giá khá đặc biệt.
Thánh giá Đamianô : là thánh giá xuất hiện tại nhà thờ thánh Đamianô ở Assisis, nơi thánh Phanxicô nhận được lời mời đi theo bà chúa nghèo, trở thành một thánh Tổ phụ và góp phần chấn hưng hội thánh.
Đặc biệt trên gỗ thánh giá, phía sau lưng Đấng chịu đóng đinh, ta thấy nhiều nhân vật và nhiều biểu tượng... Bạn có nhận ra ai và có ý nghĩa gì không ?

Xin click de xem:

http://www.youtube.com/watch?v=-YrBUYOl__Y&feature=player_embedded


CÁC THÁNH NAM NỮ LÀ NHỮNG AI ???

CÁC THÁNH NAM NỮ LÀ  AI ???

"Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao, họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên !.Vì thế, họ được chầu trước ngai Thiên Chúa, đêm ngày thờ phượng trong Đền Thờ của Người; Đấng ngự trên ngai sẽ căng lều của Người cho họ trú ẩn. Họ sẽ không còn phải đói, phải khát, không còn bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt và khí nóng hành hạ nữa. Vì Con Chiên đang ngự ở giữa ngai sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh. Và Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ." (Kh 7,13b.14-17)

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010

CHA CỰU GT ALEXIS NHẬN XÉT VỀ CPS ...




Nhân buổi chia tay của GĐ AC.THỐNG, rất may, có Cha Cựu Giám Tỉnh ALEXIS đến họp mặt và chia sẻ với CPS !
Ngài tâm sự thật lòng với ACE CPS thế này .....

GIA ĐÌNH AC.NHẠC/HỌA SĨ THỐNG CHIA TAY !!!


Anh THỐNG tâm sự !

Tối 30/10/2010,gia đình AC THỐNG TỔ CHỨC TIỆC CHIA TAY tại nhà A.PHIÊN,NHI !!!
Gia đình AC (Vợ chồng và 02 con gái) đi dịnh cư tại Mỹ !
Cha PT.CPS,Cha Phụ tá Học viên và Cha ALEXIS HẢI đến dự !
CPS khá đông đến chia tay với Anh Chị và các cháu ( 03 bàn tiệc đầy người !)
Buổi chia tay VUI mà cũng bùi ngùi !
ACE CPS Hải ngoại chuẩn bị tiếp nhận những người TÀI BA và NHIỆT TÌNH này nha !!!

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010

"MÕ PHAN SINH"... LÀ CÁI CHI CHI !!!???

MỜI ĐỌC "MÕ PHAN SINH 4" !

Một cố gắng của Cựu  Phan sinh hải ngoại nhằm liên kết và mang niềm vui đến cho nhau !
Xin mở ATTACHMENT do HUENGO (Mỹ) gửi :

Cha và con gái : đúng không ta ?

Cha và con gái


Cha và con gái 
Cha yêu con gái một cách âm thầm, lặng lẽ chứ không hay hỏi han như mẹ. Cha tìm hiểu con gái qua mẹ, cha biết rõ mọi chuyện của con gái trong khi con gái ít biết về cha...
Con gái, không có thì thôi, chứ hễ có dịp là bắt đầu phàn nàn về cha.
- Cha không biết thương sức khoẻ của người khác. Cha hút thuốc ngay khi mọi người đang ăn cơm, và khi nhắc thì cha với tay bật quạt và bảo rằng quạt nó thổi khói đi cả rồi.
- Cha không biết làm gương cho con. Có những hôm ông ốm, cha đi chơi đến tận sáng hôm sau mới về. Con gái quan tâm, gọi điện hỏi xem cha ở đâu thì chỉ nhận được những tiếng trả lời cộc lốc. Bao giờ cuộc gọi giữa cha và con gái cũng chỉ gói gọn trong 20 giây là cùng.
- Cha không quan tâm đến con. Con gái yếu Toán, nhờ cha giảng. Cha hướng dẫn được một nửa rồi để đấy, nửa còn lại bắt con gái tự làm dù cho con gái chẳng hiểu gì cả. Và khi con gái hỏi lại thì cha chê tới, chê lui. Con gái tự ái đi hỏi bạn, không thèm nhờ cha nữa.
- Cha không chia sẻ với con. Con gái có chuyện vui ở trường đều đem về kể cho cha nghe. Cha chỉ uể oải nhìn, thậm chí chẳng thèm nhếch mép cười một tí cho con gái mừng. Con gái đâm nản, né cha như né tà.
- Cha...
Con gái nói, và con gái cũng quên mất những gì cha làm cho con gái.
- Cha cau mày khi đọc phải bài báo về bạo lực học đường, và cha bắt con gái đi học võ cho bằng được, trong khi con nhà người ta học ngoại ngữ, học Toán, học Lí, học múa hát, vẽ vời...
- Máy tính hư khi con gái phải làm bài cho nhóm, cha thức đêm để sửa chứ nhất quyết không cho con gái ra tiệm. Cha bảo tiệm vừa đông, vừa ồn, vừa đầy lũ ăn nói thô tục nên không bao giờ cho con gái ra.
- Cha tình cờ nghe con gái than vì phải cuốc bộ đi học. Vậy là cha lặng lẽ đem về nhà một chiếc xe đạp và bắt con gái phải tập đi cho thật thạo.
- Thấy con gái cứ phải chạy lên, chạy xuống cầu thang mỗi khi có bạn gọi điện thoại, mỗi lần ở trường cần gọi về nhà là lại tốn tiền, cha đưa cho con gái chiếc điện thoại của cha, nạt một câu rằng phải xài cho đàng hoàng, cấm nhắn tin, gọi điện nấu cháo.
- Con gái bệnh. Cha đi lên, đi xuống cầu thang bưng nước, bưng thuốc cho con gái. Tiếng chân vụng về của cha cứ dựng con gái dậy mãi, nhưng cha lại la con gái rằng bệnh mà không chịu ngủ nghỉ gì cả.
- ...
Cha yêu con gái một cách âm thầm, lặng lẽ chứ không hay hỏi han như mẹ. Cha tìm hiểu con gái qua mẹ, cha biết rõ mọi chuyện của con gái trong khi con gái ít biết về cha. Cha đi đâu cũng tự hào về con gái, trong khi con gái đi đâu cũng ganh tị với cha của bạn mình. Cha làm mọi thứ cho con gái, nhưng con gái vẫn không hiểu cha...
Con gái ạ. Đừng đánh giá cha theo tiêu chuẩn của mẹ. Hãy đánh giá cha theo tiêu chuẩn của người cha. Tình yêu của mẹ thường bộc lộ rõ, còn tình yêu của cha thì rất lặng lẽ.
Có thể con gái không biết, nhưng con gái ạ, cha yêu con gái nhất trên đời này, con gái có nhận ra không?
Ngô Hoàng Thương Thương





NÊN THÁNH : KHÓ MÀ CŨNG DỄ !!!


CÁC THÁNH
 Thánh là bắt chước Chúa Giêsu, nên giống Chúa Giêsu, sống theo lời Chúa Giêsu dạy, đi trên con đường trọn lành thánh thiện do Chúa Giêsu vạch ra.

1. Thánh, tựu trung là gì?
Chúng ta thấy các vị thánh đều khác nhau: thánh đàn ông sống khác thánh đàn bà; thánh người Á Đông sống khác thánh người Âu Mỹ Phi Úc; thánh đi tu khác thánh ở đời; trẻ em nên thánh theo trẻ em, người lớn nên thánh theo người lớn; có thánh thì ưa hoạt động, có thánh thì ưa trầm tĩnh; mỗi thời đại, mỗi loại thánh; mỗi hoàn cảnh, mỗi cách thánh; mỗi hạng người, mỗi kiểu thánh; mỗi lứa tuổi, mỗi cách thánh; mỗi tính tình, mỗi lối thánh; mỗi dân tộc, mỗi hội nhập văn hóa  thánh...
 Nhưng tựu trung, thánh là bắt chước Chúa Giêsu, nên giống Chúa Giêsu, sống theo lời Chúa Giêsu dạy, đi trên con đường trọn lành thánh thiện do Chúa Giêsu vạch ra.
 Như những người học trò gương mẫu luôn nhìn vào ông thầy để xem ông làm gì mà bắt chước làm theo, chúng ta cũng phải luôn hướng về Chúa Giêsu để sống cuộc đời thánh thiện.
 Mỗi người chúng ta phải luôn có Chúa Giêsu trong quả tim để yêu mến Ngài, luôn có Chúa Giêsu trong đầu óc để suy gẫm về Ngài, luôn có Chúa Giêsu trong đôi tay để nắm lấy Ngài, luôn có Chúa Giêsu trước đôi mắt để theo dõi Ngài. Các thánh là những người bắt chước Chúa Giêsu thật đúng, thật sát và thật hay.
 Đời sống của các thánh là những bản phôtôcôpi hết sức trung thực của đời sống Chúa Giêsu.
 2. Người thánh có thể là người không có gì lạ lùng.
 Đức Mẹ là Nữ Vương Các Thánh, nhưng Ngài đã sống một cuộc đời bên ngoài không có gì lạ lùng.
 Có nhiều vị đại thánh, khi sống, không được ai chú ý gì cả. Đức Giáo Hoàng Piô XI nói: “Nếu chị thánh Têrêxa không viết tiểu sử của mình trong “Truyện Một Linh Hồn”, thì chắc chắn không ai biết được một bậc thánh lớn nhất của thời đại chúng ta.
 3. Người thánh là người biết vươn lên.
 Bạn đừng tưởng các thánh đã tử tế ngay khi mới chào đời. Họ cũng phạm tội, cũng có nhiều khiếm khuyết, nhưng họ đã biết cố gắng sửa mình, cố gắng vươn lên.
 Hãy xem gương thánh Phanxicô Salêsiô. Lúc nhỏ, ngài vung văng nóng giận rất dễ dàng. Về sau, ngài nổi tiếng là một người rất hiền lành.
 Bạn cũng đừng nghĩ lầm rằng các thánh không có tình dục hổn loạn. / Thánh Augustinô thú nhận: “Ai có thể nhớ lại các tội lỗi tôi đã phạm trong thời thơ ấu? Chúa ôi! Ai có thể trong sạch trước mặt Chúa, dẫu em bé mới sinh một ngày?
 Thánh Canisiô cũng thú nhận: - “Hồi đó, tôi đã có đủ mọi tính xấu… Tôi đã lao mình theo các sự đam mê như con lừa bất kham.
 Dầu vậy, Phanxicô Salêsiô, Augustinô và Canisiô đã nên thánh rất lớn.
 4. Một quả bom nổ vang, làm sửng sốt công giáo!
 Nhiều người công giáo lúc bấy giờ, quan niệm rằng nhơn đức, thánh thiện, là cái gì xa biệt và nghịch lại với bản tính con người. Họ cho rằng Phúc Âm và thế gian không thể nào đi đôi được: vì Phúc Âm chỉ bày ra một bộ mặt khắc khổ, buồn bực, còn thế gian thì quá vui vẻ và quyến rũ. Họ cho rằng chỉ có những người đi tu mới sống nhơn đức, nới sống thánh thiện được, còn những người ở đời thì không thể nào sống thánh.
 Trong lúc nhiều người đang ôm ấp những tư tưởng sai lạc như thế về Đạo Chúa và về thế gian, thì bỗng nhiên, một quả bom nổ vang, làm mọi người sững sốt: đó là cuốn sách “Nhập môn vào đời sống nhơn đức” của Đức Giám mục Phanxicô Salêsiô, trong đó ngài chủ trương rằng: Dù ở địa vị nào, sang hay hèn, giàu có hay nghèo khổ, đi tu hay ở đời, ai cũng có thể nên thánh được cả. Trang điểm, tiệc tùng, sắc đẹp đều tốt cả, chỉ có những gì chúng ta lạm dụng, mới ra xấu.  Nét dặc biệt của người công giáo không phải là sự thui thủi cô độc, sự yếm thế bi quan, hay là những điều kỳ dị trong cách ăn nét ở, nhưng là sự bình an trong tâm hồn, sự vâng theo thánh ý Chúa trong mọi sự, sự chịu đựng anh dũng những cơn đau đớn và thử thách Chúa gởi đến, cười vui trong những hồi rất đau xót, sống yêu thương những ai túng đói, và luôn vui sống với Chúa trong lời cầu nguyện và trong nguyện gẫm.
 5. Đức Hồng Y Newman khích lệ chúng ta sống nên thánh hiện nay thế nào?
 Phải làm thế nào để nên thánh?
 Muốn nên thánh,
 - trước hết, hãy đi ngủ theo đúng giờ đã định và hãy ngủ dậy theo đúng giờ đã định;
 - khi đọc kinh, dự lễ, hãy làm cho sốt sắng, đừng cố ý lo ra;
 - lòng trí đừng suy nghĩ những điều xấu xa dơ bẩn;
 - khi ăn, khi uống, hay khi làm bất cứ việc gì, hãy làm vì lòng yêu Chúa và làm cho sáng danh Chúa;
 - cố gắng năng nguyện gẫm vắn tắt (khi rảnh một vài phút, suy về Chúa, về Mẹ, về các sự đời đời, …);
 - tối đến, xét mình trước khi đi ngủ.

Lm Nguyễn Vinh Gioang

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

1/11 : VUI MỪNG KÍNH CÁC THÁNH NAM NỮ VỚI TOÀN THỂ TRIỀU ĐÌNH THIÊN QUỐC VÀ GIÁO HỘI !!!2/11 : XIN CHÚA ĐÓN CÁC LINH HỒN CÒN BỊ THANH LUYỆN VỀ CÙNG CHÚA !!!

LỚP 70 TÌM NHAU !!!

Tìm các bạn cùng lớp 70

Oct 27, '10 2:43 PM
by Huy for users cuuphansinh and manhhuy
Mình tên Mạnh Trọng Huy, khóa 70 Phan Sinh Thủ Ðức năm 75 lớp 10. Rất mong nối liên lạc tất cả các Anh Em cùng lớp. Email : huynga@hotmail.com phone 848-250-1080.

3 Comments

cuuphansinh wrote on Oct 27
Mình là Phiên ,lớp 61(năm đầu tiên vào CV) hiện là người nối kết CPS !
Chào HUY . Huy có thể cho biết lớp HUY có những Anh Em nào ? Lớp hiện có Anh Em nào làm Linh mục không ? Mình có danh sách nhiều Anh Em và có thể giới thiệu Anh Em cùng lớp ...

manhhuy wrote today at 11:51 AM
Chào Anh Phiên,
Thật mừng khi nhận được trả lời của Anh. Em sống ở bắc Mỹ 30 năm nay rồi, không biết gì về một tin tức của bất cứ anh em nào trong lớp, nhớ bạn cũ, trường xưa cùng các Cha các thầy lắm. Nghe nói lớp em chỉ có một ngừơi làm cha là Nguyễn Cửu, cũng không biết ở đâu. Lớp em đệ thất có 50 anh em, lên tới lớp 10 có thêm 9 người nhập vào từ ký túc xá Nha Trang. Anh có biết Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Hữu Tình, Vũ duy Tân, Hoàng lê Anh Vũ, Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Duy Thăng ( Em Anh Ðàm lớp lớn)... Nhiều lắm, Các Cha Linh Hướng như Cha Chức, Cha Qúy (2 Quý) Cha Thi...Biết bất cứ ai Anh cho Em địa chỉ để liên lạc.
Cám ơn Anh nhiều.

cuuphansinh wrote today at 6:55 PM
Cha CỬU hiện ở Mỹ,quê Ban mê thuật,thỉnh thoảng về VN có gặp gỡ CPS ....
Nguyễn văn Nam hiện ở SG
Quang thì để anh hỏi lại....
Ngày mai (Thứ bảy,30/10...có gặp gỡ Anh Em lớp 68-69 tại nhà anh.Anh sẽ cho AE tin tức của HUY và hỏi thêm thông tin về lớp HUY .
Anh cho biết tin sau nhá !
Chúc HUY vui tìm lại được Anh Em !
Phiên

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Đọc chuyện MA,nghĩ chuyện NGƯỜI...

CON MA SUYỄN.....!!!

           Có ai biết nỗi lo âu, buồn đau của các bậc cha mẹ phải chăm sóc đứa con bị bệnh suyễn. Anh chị Nhơn nhớ cái ngày mà vị bác sĩ đưa ra kết luận cháu Vi bị bệnh này, anh chị thấy trời đất như sụp đổ. Chị ôm cháu vào lòng, những giọt nước mắt bắt đầu chảy. Thấy mẹ khóc, bé Vi cũng cảm nhận được cái ngặt nghèo bệnh của mình, những giọt lệ lăn dài trên đôi má bé bỏng. Bà nội ra ngồi trước mặt cháu, rút trong túi áo ra chiếc khăn mùi-xoa, lau nước mắt cho bé, bà sụt sùi: “Nín đi, nội thương con nhiều lắm.”Anh Nhơn cũng khóc cầm tay chị để truyền những suy nghĩ của anh cho chị.  Ôi cái bệnh tai ác này sẽ theo đuổi con mình suốt cuộc đời sao. Bé sẽ không còn là một đứa bé bình thường. Rồi cơ thể, trí khôn của bé sẽ ra sao. Dòng họ có ai bị đâu mà tại sao cháu lại bị. Ba của anh Nhơn từ nãy đến giờ ngồi yên, mắt ướt lệ nhìn vào khoảng không, miệng lâm râm khấn vái. 
Bé Vi sinh ra khỏe mạnh, kháu khỉnh. Ai cũng muốn bồng bế vì cháu rất dễ thương. Bé được sinh ra sau cái năm đổi đời đang ăn gạo đổi ra ăn bo-bo. Nhưng anh chị Nhơn không đến nỗi nào. Anh chị có tiệm bán tạp hóa. Tiệm này của ba má anh trước đây đứng bán nhưng giờ chán nản, muốn nghỉ ngơi nên giao lại cho anh chị.  Người xưa nói nghề buôn bán ‘một vốn bốn lời.’ Đúng vậy, bán tiệm tạp hóa không phải giờ giấc, mệt nhọc như đi làm hãng sở. Lời không phải là ít và cái thời lạm phát phi mã, giá cả lên như diều, lâu lâu đổi tiền, vốn càng ngày càng nhiều ra.
Đấy cái thời những bà mẹ công nhân nuôi con bằng sữa mẹ, ăn không đủ no, ‘làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm’ nên người xanh xao gầy ốm thì làm sao có đủ sữa cho con bú nên tội nghiệp chúng phải bú thêm nước cơm hoặc nước cháo với đường. Đối với chị Nhơn thì khác, chị sinh bé Vi được mẹ chồng lo cho đủ thứ, thịt cá ê hề để chị tẩm bổ đủ sữa cho con bú. Như vậy làm sao bé Vi không sổ sữa, chóng ngoan chóng lớn được, trong khi những đứa trẻ khác thì lè nhè cả ngày, lại còn thò lò mũi xanh.


Thấm thoát bé Vi gần bốn tuổi, cái tuổi sắp sửa vào lớp mầm mẫu giáo. Một buổi sáng cháu thức dậy, mẹ cháu nghe cháu thở khò khè. Chiều đến anh chị đưa cháu đi bác sĩ.  Sau khi nghe tim, phổi, khám họng bác sĩ nói cháu bị viêm phế quản. Bé uống thuốc thấy cũng êm. Nhưng hết thuốc bệnh lại tái phát lần này coi bộ còn nặng hơn. Cháu nói cháu khó thở. Nghe cháu nói vậy anh chị hoảng sợ, nhờ ba mẹ trông cửa hàng dùm để đưa con đi bệnh viện. “Tụi bay thiệt tình, con bị như vậy còn bán buôn cái gì.  Dẹp! Dẹp! Đóng cửa! Tao với ba mày theo tụi bay vô bịnh viện.” Anh chị Nhơn vội lấy xe Honda đưa cháu đi. Ông bà đóng các cửa, mặc thêm cái áo, ra kêu xích lô chở đi. Thế là sau khi khám và xét nghiệm kỹ càng, bác sĩ đã đưa ra kết luận như vậy đó. 
Hen suyễn thường là bệnh mạn tính. Người bị hen suyễn là do các cơ chung quanh đường dẫn khí thắt chặt lại với nhau hoặc đường dẫn khí ở phổi bị viêm và sưng lên. Cả hai trường hợp đều làm giảm lượng không khí được hít vào hay thở ra. Để đối phó với bệnh suyễn bác sĩ cho hai loại thuốc. Loại hít được sử dụng hàng ngày để giảm viêm, ngăn chặn triệu chứng xảy ra. Loại hai là thuốc cắt cơn nhanh. Mỗi loại bác sĩ đều ghi cho anh Nhơn hai, ba tên thương mại khác nhau. Bác sĩ cho biết tiệm thuốc trong nhà thương không có thuốc suyễn, phải mua bên ngoài. Chở vợ con về nhà anh Nhơn cố nhớ xem bạn bè hay ai khác mua bán thuốc tây. Thời điểm đó thuốc chữa bệnh, thuốc trụ sinh thường là do đường quà biếu gửi về cho thân nhân rồi được bán ra ngoài chợ đen. Anh tức tốc tới hỏi mấy người này thì chỉ mua được mấy viên thuốc uống. Thuốc suyễn để hít vào cổ họng trị rất hữu hiệu các cơn suyễn kiếm được ở thành phố Mỹ-tho này không phải là dễ. Họ nói lên Sàigòn mới có sẵn. Thôi cho con dùng đỡ thuốc viên để sáng sớm mai lên trên đó kiếm.  Đêm đó hai vợ chồng thay phiên nhau canh chừng con.  Bé ngủ say nhưng thỉnh thoảng ho ho mấy tiếng. Anh Nhơn lo lắng lỡ bé lên cơn suyễn mà không có thuốc thì phải đối phó sao đây. Anh nhìn con mà ứa nước mắt. Một nỗi đau xót tràn ngập tâm hồn anh. Phải chi thế giới không có chiến tranh, tiền mua súng đạn, xe tăng, máy bay dùng cứu giúp những trẻ em bị bệnh suyễn, bệnh tim, cứu những em bị đói thì hay biết mấy. Anh trông chờ mau đến sáng để đi mua thuốc cho con.
Sàigòn lúc bấy giờ có nhiều nơi bán thuốc tây chui. Anh Nhơn rảo qua khu vực chợ An đông, đậu xe lại là có người tới hỏi liền. Anh đưa ra tờ giấy ghi tên thuốc, họ cho giá ngay. Vì là lần đầu tiên mua thuốc không biết giá cả ra sao nên anh chạy tới khu vực chợ Tân định để so giá. Anh Nhơn thấy giá thuốc ở đây cũng gần như ở An đông. Cũng may anh gặp ngay được một anh bán thuốc trông mặt hiền lành, ăn nói thiệt thà. Người bán thấy người mua chất phác đúng là dân miền Tây, nét mặt lại sầu khổ chứng tỏ là người cần thuốc chứ không phải công an giả dạng nên sẵn sàng cho biết tên và chỗ đứng để lần sau đến khỏi phải đi tìm lâu lắc. Được anh này bảo đảm, anh Nhơn muốn mua một lượng thuốc kha khá nhưng người bán cũng không có nhiều. Anh suy nghĩ lại thực ra cũng không nên mua nhiều lần đầu tiên vì phải mang về dùng thử xem con nó có chịu không và còn vấn đề thuốc hết hạn.
Luôn luôn có thuốc ở nhà, làm theo lời chỉ dẩn của bác sĩ, những cơn suyễn của bé đã bị ngăn chặn kịp thời. Nhưng những lo âu, lo sợ không tan biến nổi. Có những người đàn ông gặp hoàn cảnh khó khăn, nét mặt hầm hầm, đưa đám, cằn nhằn, gắt gỏng với vợ con.  Anh Nhơn không như vậy, anh càng tỏ ra thương con, thương vợ nhiều hơn. Anh biết trái tim của vợ anh còn bị tan nát hơn anh. Anh không cầm được nước mắt khi nhìn thấy cảnh bé Vi chạy đến ôm mẹ, vợ anh cúi xuống hôn con mắt nhòa lệ.  Bé Vi cũng cảm nhận được tình thương bao la của mẹ, ôm mẹ nó cứng ngắt. Mấy tháng chăm sóc con, luôn luôn lo nghĩ đã làm cho thân hình anh Nhơn trở nên tiều tụy. Có những lúc anh đứng đờ ra, mặt ảm đạm, nghĩ đến tương lai của con. Dùng nhiều corticoid sau này có sao không. Lúc khác anh như người mất hồn, hai con mắt u sầu, nghĩ đến những đứa trẻ bị bệnh như con mình chết vì thiếu thuốc, vì thuốc dỏm. Anh ước mong được chia xẻ thuốc cho những gia đình khác. 
Anh Nhơn không nhớ đã lên Sàigòn mua thuốc cho con bao nhiêu lần. Anh không bao giờ để hết thuốc, cứ thấy trong tủ chỉ còn một hộp, không kể chai đang xài dở là anh lo đi mua thêm. Thường anh đi vào sáng sớm để đến trưa về đến nhà vì sợ buổi chiều hay mưa.  Hôm nay anh đi Sàigòn trễ vì anh phải ở nhà chờ mối đến giao hàng. Những lúc như vậy anh cần có mặt để phụ chuyển hàng vào trong nhà thật nhanh tránh quản lý thị trường. Anh không muốn vợ anh phải làm chuyện này vì không thể để cho phụ nữ khiêng vác những giỏ đệm nặng cả hai ba chục kilô. Cất giấu hàng hóa vào trong nhà xong đã hơn hai giờ chiều, anh vội vàng nổ máy xe đi lên Sàigòn. Những lần trước còn sớm anh đều ghé vào chợ mua ít bánh trái cho mọi người hay vài món đồ chơi cho con.  Nhưng hôm nay lấy thuốc xong anh ra về ngay vì trời đã về chiều.
Lần đầu tiên anh di chuyển trên đường phố Sàigòn vào buổi chiều thấy nó khác lạ. Cũng đi những con đường cũ nhưng những lần trước thì thông suốt, hôm nay có nhiều đoạn anh nhích đi từng chút một. Ôi xe ơi là xe, toàn xe đạp và xe gắn máy. Phải mất một thời gian lâu lắm anh mới ra Phú lâm. Anh đi qua khỏi Xa cảng Miền Tây thì mặt trời đã xuống thấp. Chạy một lúc nữa tới An lạc, Bình chánh anh thoát được cái không khí ngột ngạt, nặng nề của thủ đô cũ lúc tan trường tan sở. Anh nghĩ con anh nếu có lên Sàigòn ở chắc cũng không chịu nổi. Miền Nam không có bốn mùa như ở đất Bắc nhưng vào những tháng cuối năm dương lịch nắng đã dịu, mưa không còn. Đường quốc lộ giờ này xe thưa thớt, các xe đò, xe tải đã về nằm tại bến. Hai bên đường những đồng lúa trải dài, những chùm lúa bắt đầu ửng vàng phản chiếu những tia nắng cuối cùng trong ngày. Một làn gió thổi tới, đồng lúa chuyển động, gợn sóng xanh tạo nên một hình ảnh rất đẹp.
 Vào tháng này phần bắc bán cầu đã bắt đầu mùa đông, mặt trời lặn rất nhanh, anh Nhơn đi tới địa phận Gò đen trời đã tối mịt. Chạy xe trong đêm, trời mát mẻ nhưng có cái hơi ớn ớn. Hai bên đường ruộng lúa giờ như được phủ bởi chiếc áo choàng màu đen của bóng tối. Cảnh vật ẩn nấp hết vào màn đêm, họa chăng người chạy xe thỉnh thoảng thấy cây cau, cây dừa hay cột điện cao thế chạy về phía sau. Đi xe trong đêm thanh vắng, trong một vùng quê yên tĩnh như thế này, trí tưởng tượng của nhiều người không khỏi hướng về một sự sống vô hình. Người ta sẽ cảm nhận bằng lỗ tai hơn là bằng con mắt. Tiếng côn trùng, ếch nhái kêu nghe thảm thiết làm sao như những oan hồn kêu gào sự thương xót. Tiếng gió thổi rì rào bên tai như tiếng thì thầm của những bóng ma quây quần. Tiếng động cơ đều đều thoát ra từ ống bô như tiếng thở hổn hển của yêu quái chạy đuổi theo mình. Anh Nhơn cố xua đuổi những ý tưởng nặng nề này ra khỏi đầu. Anh đưa cánh tay lên trước mặt xem đồng hồ. Trời tối quá anh cố nhìn nhưng không xem được giờ. Anh không ngờ Sàigòn lại kẹt xe kinh khủng như vậy nên giờ này anh mới ra nông nỗi này. Hình ảnh gia đình vụt hiện ra trong đầu anh. Tiệm đã đóng cửa, then cài chặt. Trên bàn thức ăn lạnh ngắt, chưa ai ăn uống gì. Ba mẹ anh đi ra đi vào vẻ mặt đầy lo lắng. Bé Vi thỉnh thoảng hỏi mẹ: “Sao ba lâu về.” Vợ anh nhìn ra cửa, nghe ngóng những tiếng xe gắn máy chạy ngoài đường, nàng cầu mong một chiếc dừng lại trước cửa nhà. Nàng không dám nghĩ đến những điều xấu có thể xảy ra cho chồng mình.
Anh Nhơn hết sức sốt ruột. Anh cố chạy với một tốc độ nhanh để đi hết con đường còn lại, sớm tới nhà. Nhưng anh ý thức được rằng bóng đêm đồng lõa với tai nạn, bất trắc. Anh chăm chú nhìn phía trước. Ô kìa, một người nằm ngay bên đường. Anh đưa tay lên giụi giụi mắt, đúng là người thật chứ không phải ảo giác. Anh chạy xe chầm chậm rồi tới gần anh ngừng lại.  Một người đàn ông nằm co quắp, mặt nghiêng ra đường. Anh dựng xe, vẫn để máy nổ để có ánh đèn. Ôi tai nạn! Anh cuối xuống nhìn kỹ người bị nạn. Lồng ngực không còn chút dấu hiệu của sự sống. Lớn lên trong thời chiến, anh đã từng cầm súng chiến đấu, sự sống sự chết cận kề, đụng chạm tới xác chết như không. Thế nhưng giờ đây trong đêm tối, chỉ có một mình bên xác chết, giữa đồng không vắng lạnh anh cảm thấy rùng mình hãi sợ. Anh thấy mặt người này bê bết máu đã khô đậm chứng tỏ người này chết từ lâu. Anh nghĩ anh này có thể là nạn nhân của những điều xấu xa. Một xe ô-tô đụng người này rồi bỏ chạy. Người này đi bộ hay đi xe. Nếu đi xe có thể đụng rồi, thấy đường vắng, chiếm luôn xe máy của người ta. Đây là những kẻ táng tận lương tâm, nhiều chất con hơn chất người. Cũng có thể người này bị nạn nằm đó, biết bao người, xe đi qua sao không một ai chịu dừng lại cứu chữa. Anh Nhơn nhớ lại thời trước một người đi ngoài đường bị té xỉu mà dân gian gọi là ‘trúng gió’, lập tức người người đứng lại, bà này đưa ra chai dầu khuynh diệp, ông nọ cạo gió, chị khác hỏi han để đưa về nhà hay đi cấp cứu. Nhưng đời đã thay trắng đổi đen, con người trở nên vô cảm. Một bà đang đi, té xuống đường nằm bất động, ông đi qua bà đi lại đều nhìn chỗ khác. Thiệt hay giả. Coi chừng làm ơn mà bị mắc oán. Vì người ta đã nghe nhiều câu chuyện trớ trêu. Thương người bị nạn chở tới nhà thương, bị tố ngược lại là đã gây ra tai nạn. Ai còn dám làm người nhân hậu. Đúng là đổi đời, tình người đổi ‘bạc trắng như vôi.’ Cũng may cho anh Nhơn, nạn nhân đã chết giúp anh thoát khỏi một trường hợp khó xử.  Giả sử người bị nạn còn sống, lương tâm anh chắc chắn sẽ mách bảo phải giúp đỡ họ để lấy công đức chữa bệnh cho con. Anh lên xe chạy tiếp, lòng thắc mắc không biết mình vừa gặp người chết là một điềm lành hay điềm dở.  Chạy được cỡ năm phút đồng hồ anh rất đỗi ngạc nhiên thấy một bóng người phía trước.  Lần này không phải nằm chết mà đứng, đang ra dấu cho anh ngừng lại. Đến gần thắng xe dừng lại, anh Nhơn thấy anh này trạc tuổi mình, điển trai, ăn mặc sạch sẽ, áo bỏ trong quần đàng hoàng. Anh này tỏ ý muốn quá giang. Thoáng suy nghĩ anh Nhơn thấy đi đường đêm tối có người đồng hành cũng tốt, trông mặt hiền lành cho quá giang chắc cũng không đến nỗi nào. Anh Nhơn vừa gật đầu đồng ý, anh này đã nhảy phóc lên phía sau ngồi.
Xe chuyển bánh anh Nhơn chưa kịp mở miệng hỏi thì anh ta đã nói trước. Giọng của anh ta nhỏ nhẹ, vừa thanh vừa cao, cung điệu kỳ lạ rất khó mô tả. Anh Nhơn mỉn cười và có ý nghĩ, chắc anh này là ái nam ái nữ nên mới có giọng nói như vậy. Người có năm mươi phần trăm yếu tố nữ trong người như anh này, người ta nói ‘trói gà không chặt’ thì làm sao làm cướp. Anh Nhơn nghĩ vậy và cảm thấy an toàn hơn. Anh ta nói liên miên, nói không cần biết đến người nghe. Anh Nhơn cố gắng lắng tai nghe, nhưng không biết có phải tai anh bị ù hay xe đang chạy gió thổi tạt âm thanh về phía sau nên anh nghe được có mấy chữ. Anh nghe cái gì như là độc ác, dây thừng, giết hai mạng người . . . Hình như anh ta đang kể chuyện về người bị nạn. Anh Nhơn thắc mắc trong đầu sao giờ này anh ta còn đứng đón xe ngoài đường. Anh ta là gì với người bị nạn. Vừa có ý nghĩ đó tự nhiên anh cảm thấy một hơi thở khò khè, giá lạnh phà vào mang tai. Anh rùng mình nổi da gà. Rồi hơi thở ghé sát lỗ tai, anh nghe rõ: “Chính ta đây!” Như một phản xạ bị điện giựt anh quay phắt lại. Một khuôn mặt đầy máu, một khuôn mặt không còn là hình thù của mặt con người kê sát mặt anh. Thất kinh hồn vía, các đầu dây thần kinh như bị đốt. Anh bẻ quặt tay lái lao vào lề. Bỏ xe chạy thục mạng bị ma đuổi. Nhưng chạy không được bao xa anh đụng phải bức tường lá. Chạy đi đâu, phải làm gì? Anh đang bị kẹt ở giữa, phía trước là một chướng ngại vật, sau bị bám sát bởi con ma. Người yếu bóng vía, nhát sợ trong tình huống này sẽ ngã quị, ngất xỉu. Còn anh Nhơn, trong đầu anh lóe lên hình ảnh con gái của mình gọi ‘ba ơi.’ Anh như được tiếp thêm sức mạnh: phải can đảm, phải sống. Nhìn bức tường lá bây giờ chỉ là liếp lá che cái cửa, có ánh đèn phía trong. Anh kêu lớn: “Cứu tôi!  Cứu tôi với!” Trong nhà không một tiếng động. Anh kêu lên lần nữa lớn hơn. Đèn trong nhà vặn sáng lên, từ từ di chuyển ra cửa. Liếp lá chạy sang một bên. Anh Nhơn thêm một phen lo sợ, hồi hộp, lại gặp ma.
Giữa cái ô cửa đen ngòm xuất hiện một ông già. Thân hình gầy ốm, tay cầm chiếc đèn nhỏ. Ánh sáng yếu ớt chiếu vào mặt ông già trắng bệt kỳ lạ, tương phản với bộ đồ đen ông đang mặc trên người. Ông nói giọng khàn khàn, nhựa nhựa, kéo dài, “Chú em mang xe vào đây.” Câu nói của ông làm cho anh Nhơn hơi bình tĩnh trở lại. Anh mừng mừng tủi tủi như một người vừa về từ thế giới bên kia được nghe lại tiếng người. Xe nằm không cách xa chỗ anh đứng, đã tắt máy vì bị ngã đổ. Anh xoay chìa khóa và rút nó ra bỏ vào túi quần. Dựng xe lên, cái túi xách đựng thuốc vẫn còn đó treo vào tay lái. Anh dắt xe đi nhưng hình như nó bị ai giữ lại. Anh lo sợ con ma chưa buông tha mình. Anh quay nhanh lại phía sau nhìn, không có ma nào. Anh sực nhớ xe chưa trả lại số không. Khi đi ngang qua, ông già hỏi:  “Chú em đi mua thuốc về phải hông?” Anh ngạc nhiên gật đầu dạ. Ông chỉ chỗ để xe rồi đi kéo tấm liếp lá che cửa lại. Quay lại ông chỉ cái giường đã giăng mùng sẵn nói: “Chú em ngủ giường này, qua qua bển nằm.” Rồi ông để đèn lên bàn thờ, vặn nhỏ xuống, và biến mất trong bóng tối. Anh Nhơn như bị sai khiến, anh làm theo như một cái máy. Anh bây giờ nằm trong mùng run rẩy, hãi hùng.
Một chuỗi sự việc ghê sợ diễn ra nhanh quá. Ma giả người bị đụng xe, giả người quá giang, ma hiện nguyên hình nhát anh. Ôi khủng khiếp quá! Còn ông già này nữa, ma hay là người. Tại sao mặt ông ta lại trắng bệt ra như thế? Tại sao ông ta biết mình đi mua thuốc về?  Anh cảm thấy căng thẳng và đầy hoài nghi. Anh nhớ lại những câu chuyện về ma cà rồng. Chiếc đầu ma lìa khỏi thân của nó kéo theo một phần bộ ruột, con ma cà rồng bay lượn một lúc rồi xà xuống con mồi mà nó đã chấm. Ruột của nó phủ lên mặt nạn nhân tỏa ra mùi tanh ghê gớm như một liều thuốc mê làm cho họ mê man bất tỉnh. Đầu ma đáp xuống, hai răng nanh cắm phập vào động mạch cổ của nạn nhân. Lúc đó miệng nó chúm lại và bắt đầu hút máu sột sột như người ta dùng ống hút để uống ly sinh tố. Đã bị ma cà rồng hút máu thì chỉ có chết. Người ta còn kể loại ma này không dám hại người đang đi đường, đi xe, nói chung là còn thức, nhưng nó biết thôi miên, mê hoặc làm cho họ ngủ như những nàng tiên cá đã làm đối với các anh chàng thủy thủ đa tình. Anh Nhơn rùng mình lấy tay sờ sờ cổ. Con ma kia biến hóa khôn lường, nó biến thành ông già này mấy hồi. Anh buồn rầu nghĩ tới thân phận mình. Ta đang nằm trên giường này như bị nhốt trong một cái cũi để chút nữa ta ngủ nó sẽ làm thịt ta. Nếu đúng như vậy thì cái nhà này và tất cả mọi thứ đều là ảo. Biết đâu ngày mai người ta sẽ thấy xác ta không còn một giọt máu nằm chơ vơ trên cánh đồng lúa bên cạnh là cái túi xách và chiếc xe Honda. Anh tự nhủ phải thức không được ngủ.
Anh Nhơn bồn chồn, nóng lòng như đang nằm trên đống lửa. Bây giờ là mấy giờ?  Đêm nay sao dài quá. Giờ này gia đình ta như thế nào. Ôi ba mẹ, vợ con, mọi người sẽ thức trắng vì ta. Tất cả như đang bị tra tấn dữ dội về mặt tinh thần vì ta. Một tình thương con vô bờ bến tràn ngập trái tim anh. Không biết bé Vi vì xúc động quá, các cơn suyễn dồn dập tới, rồi đêm nay dùng hết chai thuốc cuối cùng, nếu ngày mai ta không về thì sẽ ra sao. Nghĩ đến đây lòng anh đau như cắt, những giọt nước mắt từ từ lăn xuống thái dương. Không thể như thế được, ta phải trốn khỏi đây. Anh nằm im một lúc, nghe không thấy động tĩnh gì, anh từ từ ngồi dậy, lết nhè nhẹ ra mép giường. Anh vén mùng thò chân xuống đất, rà tìm đôi dép sa-bô. Anh vừa xỏ chân được vào dép, thình lình một tiếng động mạnh phát ra phía bên hông nhà như có ai đập vào cái nồi. Anh vội vàng rút chân lên giường và nằm xuống lại. Một nỗi sợ hãi xâm chiếm anh trở lại. Đó có phải là tiếng báo động của con ma đang canh giữ mình. Biết phải làm gì đây khi không tượng Chúa, tượng Phật trong người. Tức quá anh chỉ ngón tay vào đình mùng, thách thức: “Nếu mi cố sát hại ta và con ta có mệnh hệ gì, ta thề sẽ biến thành ma để chiến đấu với mi trả thù cho con ta.
Quá căng thẳng và suy sụp, người mệt lả anh không chống trả được sự buồn ngủ. Trong giấc ngủ anh mơ anh về nhà, mình mặc một bộ đồ trắng, bên hông đeo thanh kiếm. Cảnh tượng hãi hùng hiện ra trước mắt anh. Vợ anh phủ phục bên giường, con anh nằm bất động trên đó. Ba mẹ bị trói vào cột giường trông te tua, thảm hại như vừa bị tra tấn bằng roi, dao nhọn. Anh gọi to: “Con về đây! Anh về đây!Ba về đây!” nhưng không ai trả lời. Lần thứ hai anh cố gào to hơn . . .
Anh Nhơn thức dậy, phòng đầy ánh sáng vì tấm liếp đã được để sang một bên. Đầu óc mơ mơ màng màng, anh Nhơn thấy như thiếu thiếu cái gì. Anh nghiêng đầu bên này bên kia để tìm, lấy tay rà rà chung quanh. “Chết rồi! Cái túi xách!” Anh ngồi bật dậy, ra khỏi giường, nét mặt hốt hoảng. “Chú em ra hông nhà rửa mặt rồi vào đây uống trà.” Tiếng ông già và nhìn thấy cái túi xách còn máng trên xe kéo anh về thực tại. Anh ra cửa trước rồi đi ra phía hông nhà. Không khí mát mẻ, trong lành làm anh thấy khỏe khoắn trở lại. Mặt trời lấp ló phía chân trời, chiếu những tia sáng ban mai vào căn nhà đứng trơ trọi một mình.
Rửa mặt và làm những việc cần thiết xong, anh trở vào trong nhà. Anh ngạc nhiên thấy một bà đang ngồi với ông ở bàn. Bà lên tiếng:
-Qua biết ở nhà đang trông chú em dữ lắm. Thấy chú em ngủ ngon lành, qua không dám kêu dậy.
Ông già nhìn anh Nhơn vẻ ái ngại, ông hỏi: “Hôm qua chú em có sợ hông?” Anh Nhơn lí nhí trả lời: “Dạ sợ.” Anh nhìn ông, mặt của ông trắng bệt không phải là da trắng tự nhiên, nhưng là do những con vi khuẩn bạch biến làm ra. Da chỗ khác như ở cổ, ở tay sạm nắng, trông ông rất khỏe mạnh. Vì cái mặt trắng này mà tối hôm qua anh đã nghi ông là ma.


Anh cảm thấy xấu hổ vì cái tội ‘nhìn gà hóa cuốc’ này. Sợ ông đọc được tư tưởng của mình, anh không dám nhìn ông nữa mà ngó qua chỗ khác. Căn nhà rất nhỏ, hai cái giường kê hai góc nhà. Cái tủ thờ cũng như bộ bàn ghế anh đang ngồi đều bằng gỗ tạp. Trên tủ thờ là một chữ nho khá lớn lồng trong một khung kiếng. Kiếng mờ căm vì bị ám khói. Bộ tách đang được dùng uống trà cáu ghét, trông thô thiển. Phải chăng đó là tài sản của hai con người sau mấy chục năm cấy cầy.


Ông rót trà vào tách của anh Nhơn, ông tiếp:
- Xin lỗi chú em chiều hổm qua ăn đám giỗ uống nhiều rượu quá nên tối về qua nhức đầu mệt, qua gặp chú em mà không nói chiện được.
Bà nhìn chăm chăm vào tách trà của mình nói:
-Tôi đã dặn ông trước là ông không uống được nhiều mà cứ ham uống.
Quay sang bà, ông lên giọng:
-Thiệt tình bà ơi! Lâu lâu mới có đám giỗ đám tế, gặp chòm xóm không lẽ người ta mời mà không uống.
Ông quay lại anh Nhơn:
-Bộ chú em đi mua thuốc suyễn cho con.
Anh Nhơn ngạc nhiên:
-Sao ông biết.
-Thì con ma nó gửi người vào đây hỏi ra toàn là người đi mua thuốc suyễn.
Anh Nhơn lấy làm lạ là ông dùng chữ ‘gửi người’, không lẽ ông này hợp đồng với con ma để hù dọa những người đi mua thuốc cứu con. Anh hỏi ông:
-Tại sao con ma này chỉ nhát những người đi mua thuốc suyễn?
Ông uống một hớp trà rồi hỏi lại anh Nhơn, không trả lời câu hỏi của anh.
-Qua hỏi chú em câu này, con ma này là ma lành hay ma dữ.
-Nó dữ quá trời, hôm qua nó hiện ra nguyên một cái đầu đầy máu, còn dí sát vào mặt con làm con sợ muốn chết.
-Qua thì không dám phán đoán nó, nhưng qua biết chắc một điều là tối qua nếu chú em đi tiếp một đoạn đường nữa là thế nào . . . qua nói chín mươi chín phần trăm chú em sẽ  bị mất mạng.
Anh Nhơn nghe tới đây chân tay rụng rời, anh nhíu đôi lông mày lại hỏi ông :
-Tại sao vậy?
-Thì chú em sẽ bị bọn cướp nó giết.
-Thiệt vậy hở ông.
-Công an rình hoài mà không bắt được tụi chúng. Nghe nói chúng có năm sáu tên nên chúng canh me công an rất giỏi. Chú em biết không bọn này dữ dằn lắm. Chúng giựt cho người ta té xuống đường, nếu chưa chết chúng cũng làm cho chết rồi chúng cướp xe, cướp tài sản.
Anh Nhơn tròn mắt, mặt mày tái mét:
-Chúng giựt bằng cách nào?
-Chúng chăng sợi dây ngang qua đường, xe chạy tới chúng giựt lên là gồi đời.
-Con có nghe con ma nói tới dây thừng bây giờ con mới hiểu. Thưa ông, nó còn nói giết hai mạng người là thế nào. Con chỉ thấy một xác chết chứ đâu phải hai.
-Mấy người khác cũng kể như vậy qua cũng không đoán được con ma muốn nói gì. Nhưng bà nhà tôi nói hai mệnh người: một là người đàn ông bị cướp, hai là đứa con bị suyễn ở nhà chết vì không có thuốc. Chú em cứ tin đi bà nhà tôi nói là trúng.
Anh Nhơn nhìn bà, miệng móm mém đang nở một nụ cười. Trong lòng anh tự nhiên thấy hết sợ, hết oán giận con ma suyễn. Anh Nhơn đứng lên lấy cái túi xách, lục trong đó ra còn ít tiền, anh lấy biếu ông bà, nhưng hai người nhất định không nhận. Anh hứa trong lòng, lần sau lên mua thuốc, sẽ mang chục gạo biếu ông bà. Anh tin rằng hồn linh thiêng của người đàn ông và của đứa con không những đã cứu mình mà còn muốn giúp đỡ hai ông bà nhân hậu này.

                                       Dominique Phạm Văn Cảnh (CPS Mỹ,L.61)

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

NHÀ DU SINH (THÂN THIỆN) !


Thầy HOÀNG (Phụ trách nhà khách) thuyết minh :"Các cục đá LỚN là Dòng Nhất,Dòng NHÌ,Dòng BA , CPS là các cục đá NHỎ xếp theo hình tròn dưới chân CHA THÁNH !"; có lý quá !!!

AE CPS LỚP 71 ( Lớp Cha DŨNG,Bề trên Nhà Thủ đức) thăm và xin trú ngụ tại Nhà Du sinh Đà lạt (vì hổng có tiền thuê khách sạn !).Anh Em được Cộng đoàn đón tiếp quá sức thân tình ! Từ Cha Phụ trách,Cha Giám sư Nhà tập ,các Bố già đến các Thầy Nhà tập đều hết sức niềm nở !
Xin Cám ơn Cha Thánh đã cho chúng con được "về nhà"!!!!
(Hình ảnh do CPS Phạm văn Hai cung cấp , AT thuyết minh !)

Các thánh là những người điên vì Chúa. Khôn ngoan thế gian quá không làm thánh được.(HY NGUYỄN VĂN THUẬN )

(Truyện )Tha thứ để sống hạnh phúc !!!

Tha thứ để sống hạnh phúc
CPS Đặng Ngọc gửi từ Pháp


Khi thánh Phêrô hỏi Thầy: “ Khi anh em của con xúc phạm đến con thì con phải tha thứ mấy lần? có phải bảy lần không? Đức Giêsu đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là bảy mươi lần bảy” (Mt 18:21-22). Câu chuyện này làm tôi nhớ đến một chuyện xảy ra cách đây không lâu.
Tôi có quen với gia đình chị Thu, chị có đứa con gái 17 tuổi tên là Tina. Từ nhỏ đến lớn, Tina rất ngoan ngoãn, vẫn chăm chỉ học hành. Bỗng một hôm Tina nói với mẹ là cô quyết định ra riêng sống với bạn trai của cô, và mặc cho mẹ ngăn cản, Tina vẫn ra đi. Chị Thu rất buồn vì chị chỉ có mỗi một đứa con mà bây giờ nó lại bỏ nhà ra đi, mà cũng lại xấu hổ với mọi người. Đến một ngày Tina gọi phone về báo cho mẹ là cô đã có thai, và cô không muốn giữ đứa con ấy, vì cô còn muốn tiếp tục học Đại học. Nghe tin ấy, chị Thu có cảm tưởng như sét đánh ngang tai, chị chết điếng, rồi cảm thấy buồn vô hạn. Chị khuyên răn Tina đủ cách, nhấn mạnh là hãy giữ đứa bé ấy và về ở với chị, chị sẽ chăm sóc cả hai mẹ con và vẫn cho Tina tiếp tục học, nhưng Tina không nghe. Chị Thu đã mắng con là kẻ sát nhân, và chị thề là sẽ từ con. Sau này, tôi có đến nhà chị chơi, thì không hề nghe chị nhắc gì đến tên Tina nữa, nhưng gương mặt chị lúc nào cũng buồn rười rượi.
Tình cờ một hôm tôi gặp Tina ở chợ. Cô cho tôi biết là cô đã học xong Đại học, và có một đứa con gái khác rất kháu khỉnh. Cô nhờ tôi nói với mẹ cô cho cô đưa con về gặp mẹ. Tôi không dám hứa bởi vì đã biết là chị Thu không còn muốn nhìn mặt hoặc nghe tới tên Tina nữa; tôi chỉ bảo là để tôi thử xem sao, rồi tôi chờ cơ hội. Hôm đó, có dịp đến nhà chị Thu  chơi, tôi trò chuyện với chị một lúc rồi kể cho chị là tôi đã gặp Tina ở chợ. Vừa nghe đến tên con, chị thay đổi sắc mặt rồi giọng nói của chị trở nên lạnh như tiền, chị xin tôi đừng nhắc tới cái tên ấy nữa, bởi vì chị không muốn nghe tới mà cũng không muốn biết gì về Tina nữa. Tôi vẫn cứ cho chị biết là Tina muốn được đưa con đến gặp chị. Tôi phải ra sức thuyết phục chị hồi lâu, chị mới chấp nhận. Tôi đề nghị một điểm hẹn thuận tiện. Chị Thu đến trước, tôi để chị ngồi nghỉ rồi ra cửa đón Tina. Tôi dắt Tina vào với mẹ, rồi bỏ ra ngoài. Tôi đi đi lại lại một hồi rồi bước vào xem sự thể ra sao. Trước mắt tôi, diễn ra một cảnh tượng làm tôi hết sức cảm động: Tina đang gục đầu vào vai mẹ khóc nức nở, còn chị Thu thì một tay đỡ cháu ngoại, một tay ôm vai Tina.
Tôi hiểu ngay: Chỉ có tình yêu thương tha thứ mới đưa con người đến gần nhau hơn. Những gì đã mất thì không sao tìm lại được, nhưng những gì còn lại cũng có thể bù đắp những gì đã mất. Tha thứ và quên đi, nghe thì dễ, nhưng đối với chúng ta, đều này thật khó thực hiện được trọn vẹn. Chỉ có Chúa mới không chấp nhất mà chỉ cứ tha thứ không ngừng thôi. Dù vậy, tôi vẫn cần phải cố gắng bởi vì tôi không thể muốn sống hài hòa với Chúa mà lại nhất định nuôi dưỡng những khúc mắc với người khác. Tôi sẽ phải cố gắng mãi để thực hành điều Chúa Giêsu đã dạy: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại trước bàn thờ đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5:23-24). Chúa muốn chúng ta tha thứ cho nhau mãi mãi. Chị Thu đã tha thứ cho Tina và đón con về. Tôi nghĩ, với kinh nghiệm về tha thứ và được tha thứ, hai mẹ con chị chắc là sẽ cảm nhận được một niềm hạnh phúc sâu xa lắm.
Ước gì khi có bất hòa với người khác, tôi cũng biết quảng đại tha thứ, để tìm được bình an cho tôi và anh chị em tôi.

Têrêsa Ngọc Nga

- KHÚC CA MẶT TRỜI (BÀI CA VẠN VẬT) - LỜI KINH : THÁNH PHANXICÔ ASSISI - NHẠC : HẢI LINH

http://petercuongkt.multiply.com/music/item/49/49
XIN TỪ PETERCUONG,Site !
PETER CUONG yêu mến Thánh PHANXICÔ lắm đó !

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

THÁNH PHANXICÔ : BÀI CA TẠO VẬT !!!




Lần lượt :
ANH ...mặt trời !!!
CHỊ ...trăng !!!
ANH...gió !!!
ANH...lửa !!!
CHỊ...nước !!!
MẸ...đất !!!
(Bộ tranh kiếng nhà nguyện Tu viện DU SINH (Đà lạt )

TƯ TƯỞNG LỚN !!! ( HY Nguyễn Văn Thuận )

RA ĐI ( ĐƯỜNG HY VỌNG )
Dù là xích vàng,
Còn bị ràng buộc,
Con không lên đường được.
1. Chúa "dắt con trên đường, để con ra đi, và thu được nhiều hoa trái."
Đường ấy là "đường hy vọng", vì chan chứa hy vọng, vì "đẹp như hy vọng." Sao không hy vọng khi con đi với Chúa Giêsu, khi con về cùng Đức Chúa Cha?
2. Bí quyết của đường hy vọng gồm ba điểm:
A. Ra đi: "Bỏ mình"
B. Bổn phận: Vác thánh giá mình mỗi ngày
C. Bền chí: "Theo Thày"

3. Bỏ tất cả mà chưa bỏ mình thì con chưa bỏ gì cả, vì chính mình con sẽ dần dần quơ góp lại những gì con bỏ trước.
4. Abraham đã ra đi, vì hy vọng đến đất hứa. Maisen đã ra đi, vì hy vọng cứu dân Chúa khỏi nô lệ. Chúa Giêsu đã ra đi từ trời xuống đất, vì hy vọng cứu nhân loại.
5. Dù có ra khỏi nhà, đi phương xa vạn dặm mà cứ mang theo tất cả tật xấu, cả con người cũ, thì có khác gì ở nhà đâu?
6. Các thánh là những người điên vì Chúa. Khôn ngoan thế gian quá không làm thánh được.
7. Đã ra đi phải bất chấp lưỡi thiên hạ đàm tiếu. Ba Đạo sĩ ra đi, hy vọng gặp Chúa Cứu Thế, họ đã gặp; Phanxicô Xavie ra đi, hy vọng cứu các linh hồn, ông đã gặp; Goretti ra đi, thoát cơn cám dỗ, hy vọng gặp Chúa, Chị đã gặp.
8. Mất để được, chết để sống, từ để gặp. Ba Đạo sĩ liều hiểm nguy, chế nhạo; Phanxicô liều xa cha mẹ, mất của cải, thú vui, Goretti liều mạng sống.
9. Tiến lên trên đường hy vọng, bất chấp những van nài "tan nát lòng" của tình thân thuộc cố tri, như thánh Phaolô: "xiềng xích với gian nan đang chờ tôi", như Chúa Giêsu: "này Thày lên Giêrusalem để chịu nạn."
10. Giàu hay nghèo
Khen hay chê,
Sang hay hèn,
Không sao cả, chấp nhận tiến lên trên đường hy vọng hồng phúc và đợi ngày trở lại của Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu Chuộc chúng ta.
11. "Ta là sự thật." Không phải báo chí là sự thật, không phải đài phát thanh là sự thật, không phải Ti vi là sự thật. Con theo loại sự thật nào?
12. Đi, đi, đi mãi, đi quyết liệt, đi không nhượng bộ cũng như không ai đi với người đi lui.
13. Không nhượng bộ cho xác thịt,
Không nhượng bộ cho lười biếng,
Không nhượng bộ cho ích kỷ...
Con không thể gọi đen là trắng, xấu là tốt, gian là ngay được.
14. Ba phải?
Đi đường nào được?
Ba Chúa?
Ba Hội Thánh?
Ba luân lý?
Ba lương tâm?
15. Không nhượng bộ, không phải là kiêu căng, tự ái hay ngoan cố. Không nhượng bộ là yêu thương quyết liệt lý tưởng của mình.
16. Nhượng bộ tiền của, chức tước, nhượng bộ mạng sống để giữ lý tưởng, danh dự, đức tin, con chấp nhận. Nhưng không bao giờ con chấp nhận đổi ngược lại: lỗ lã quá!
Tác giả Nguyễn Văn Thuận, HY

Thử Giải mã giấc mơ ???

GIẢI MÃ GIẤC MƠ !
Simone HÒA gửi

Sau m
t gic mơ dài, bn tnh dy vi ni hoang mang, lo lng không biết mình gp phi đim lành hay d. Bài viết này phn nào tìm li gii đáp, biết đâu s gii ta vn đ tâm lý và giúp bn vui hơn.
Mơ thấy loài vật
Chúng liên quan đến công việc bạn đang làm. Những con vật hiền lành là điềm báo trước việc kinh doanh của bạn sẽ thuận buồm xuôi gió. Nếu chúng tấn công hay hăm dọa bạn, nghĩa là có vài hiểu lầm nảy sinh. Một chú ngựa đang chạy đồng nghĩa với việc bạn sẽ vượt trội trong cuộc cạnh tranh ở mọi lĩnh vực.
Mơ gặp tai nạn
Rất nhiều người gặp giấc mơ này đều hốt hoảng giật mình tỉnh dậy vì quá kinh hãi. Đúng là bạn đang có những lo lắng, phiền muộn gây xáo trộn tâm trạng. Nếu trong giấc mơ bạn là nạn nhân của tai nạn ấy, điều đó báo hiệu sức khỏe của bạn có vấn đề. Để yên tâm hơn, bạn nên đi khám tổng quát ngay.
Mơ ngoại tình
Hãy nhớ lại trước đó, bạn có tâm sự điều bí mật của mình với một ai đó không? Nếu có bạn nên cẩn thận. Nếu không, bạn hãy thận trọng với các mối quan hệ trong thời gian tới, có thể một người bạn mới sẽ nhanh chóng khiến bạn thất vọng.
Mơ thấy cô dâu, chú rể
Trong giấc mơ bạn sẽ thấy mình rất vui vẻ hứng khởi phải không. Nhưng cần xem xét chi tiết. Nếu cô dâu, chú rể là bạn, đó sẽ là tin vui về hạnh phúc lứa đôi. Nếu mơ mình đang hôn cô dâu, chú rể, chuyện tình cảm của bạn sắp đến hồi kết thúc. Còn nếu bạn nhận bó hoa của cô dâu, bạn cần phải suy xét lại ưu thế của mình trong tình cảm.
Mơ thấy máy bay
Lúc nào bạn cũng nghĩ về công việc. Nếu bạn là phi công điều khiển chiếc máy bay đó, có nghĩa là bạn đang được tự do. Ngược lại, nếu bạn là hành khách đồng nghĩa với việc bạn sắp có tin đặc biệt. Vì thế, đừng lo gì cả, hãy yên tâm chờ niềm vui sắp đến.
Mơ thấy cháy
Lửa tượng trưng cho điềm lành, xóa tan mọi u ám, báo hiệu cho thấy bạn sẽ thoát ra khỏi những điều bực bội, khó chịu và gặt hái được nhiều thành công.
Mơ thấy chim
Giấc mơ này rất đẹp, ám chỉ một cơ hội tốt trong công việc sẽ đến với bạn, và chỉ cần một bước bứt phá, bạn sẽ có thể bay vút lên vị trí mà nhiều người đang mong ước. Những con chim đang bay lượn trên bầu trời hàm nghĩa bạn đang đi đúng trên con đường đã chọn.
Mơ về cái chết
Bạn đã nghe câu "Sinh dữ tử lành" chưa, vì thế không có gì phải lo lắng cả. Nó báo hiệu bạn đang có một sức khỏe dồi dào, tinh thần trẻ trung, yêu đời hoặc bạn sẽ có thay đổi lớn trong cuộc sống.
Mơ thấy hoa
Đó là một giấc mơ đẹp. Nếu bạn thấy mình lạc vào vườn hoa đang khoe sắc có nghĩa là bạn sẽ được hưởng nhiều niềm vui.
Mơ về sự chiến đấu
Tỉnh dậy bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi vì tiêu hao quá nhiều sinh lực khi tham gia cuộc chiến trong mơ. Hãy mau giải quyết mọi phiền muộn, nếu không chúng sẽ quay lại và khiến bạn nổ tung như trái bom.
Mơ thấy chú ếch
Chắc chắn là không phải ai cũng mơ thấy điều này bởi nó có nghĩa là bạn sẽ nhận được khoản tiền "từ trên trời rơi xuống", đặc biết nếu đó là một chú ếch màu xanh lá cây.
Mơ thấy nước
Thác nước đang tuôn trào báo hiệu sự sung túc, giàu có, thu nhập tăng lên đáng kể. Nếu thấy dòng nước bị vẩn đục nghĩa là điềm chẳng lành, cho thấy nguy hiểm đang rình rập. Còn nếu bắt được cá, nghĩa là bạn sẽ gặp may trong kinh doanh.
Mơ thấy nụ hôn
Thật là lãng mạn và tuyệt vời. Nhưng hãy cẩn thận. Nếu ai đó đang hôn bạn khiến bạn mỉm cười sung sướng, báo hiệu một quan hệ mật thiết sẽ đến. Còn nếu chỉ thích thôi thì bạn đang mất tình cảm với đối tượng đấy.
Mơ thấy núi
Bạn đang tìm kiếm ý tưởng mới. Nếu leo tới đỉnh núi, bạn sẽ được báo trước sự thành công, nhưng đôi khi chúng cũng có nghĩa là trở ngại.
Mơ thấy cảnh đang tắm
Nếu mơ thấy mình đang tắm có nghĩa là bạn đang giữ một bí mật và lo sợ người khác sẽ phát hiện ra bí mật đó. Ngược lại, nếu mơ thấy người khác tắm, xin chia buồn, bí mật của bạn đã bị người khác lật tẩy.
Mơ thấy rắn
Rắn là biểu tượng của vua chúa ngày xưa bảo vệ quyền lực, của cải và bí mật. Nếu bạn thấy một con rắn chết nghĩa là người luôn đứng ra bảo vệ, bênh vực bạn sẽ gặp rắc rối.
Mơ thấy mình đang chạy
Khi bạn bị sốt cao, nằm mê man, bạn sẽ mơ thấy mình đang chạy vòng quanh một vật gì đó. Nếu không, bạn đang là người bị lép vế trong cuộc sống.
Mơ thấy nhện
Rắc rối liên tục đến với bạn. Nếu con nhện bị chết, nghĩa là rắc rối sắp được giải quyết.
Mơ về thức ăn
Cũng có thể bạn đã đi ngủ với chiếc dạ dày lép kẹp nên mới xuất hiện giấc mơ như thế. Cũng có thể bạn đang không hài lòng với cuộc sống hiện tại. Để giải quyết điều này bạn hãy vui vẻ hơn để có được những bữa ăn ngon miệng.
Màu của giấc mơ
Nhiều màu sắc: Niềm vui sắp đến.
Xanh da trời: Bạn sẽ thoát khỏi những rắc rối đang xảy ra.
Đen: Bạn sẽ vượt qua mọi khó khăn.
Đỏ: Hãy cẩn thận, nguy hiểm đang rình rập.
Tím: Tình yêu đẹp đang đến với bạn.
Trắng: Bạn sẽ thành công trong mọi việc.
Vàng: Bạn nên thẳng tiến với quyết định của mình
(Bạn HÒA không đề xuất xứ ! Mời Bạn đọc và nghiệm thử ....khỏi trả tiền quẻ....!!!!!)