* Ít nhất 6 người chết và mất tích, nhiều ngư dân gặp nạn
* Nhiều vùng bị nước lũ cô lập
Mưa lớn trong 3 ngày qua khiến các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận điêu đứng: đường bộ, đường sắt bị tắc, một số vùng dân cư bị cô lập, tàu thuyền và nhiều ngư dân bị nạn trên biển do sóng lớn...
>> Cảnh giác với mực khô “cao su”
>> 11-11: dự kiến xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Nghĩa
>> Nam bộ có thể lạnh đến 14 độ C?
Chiều 30.10, tàu cá BĐ-30426 TS của ông Lê Văn Tiến ở xã Cát Khánh, H.Phù Cát (Bình Định) trong lúc đánh bắt hải sản ở vùng biển Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) bị sóng đánh gãy chân vịt. Trên tàu có 6 ngư dân. Nhận được tin báo, Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định đã liên tục phát tín hiệu cứu nạn và đến chiều qua (31.10) đã liên lạc được với các ngư dân trên tàu. Ngư dân cho biết đã được các tàu cá hoạt động gần đó cứu nạn và 6 ngư dân đã an toàn. Trước đó, BĐBP Bình Định cũng đã liên lạc được với tàu cá BĐ-50377 TS do ông Nguyễn Hữu Quang (ở xã Hoài Thanh, H.Hoài Nhơn) làm thuyền trưởng, trên tàu có 10 người, bị nạn chiều 30.10 trên vùng biển Trường Sa. Tất cả ngư dân trên tàu vẫn an toàn và đang nhờ các tàu cá hoạt động gần đó phối hợp sửa chữa phương tiện bị sóng biển làm hư hại.
Tại Khánh Hòa, một số tuyến đường ở địa phương ngập nặng, ách tắc giao thông nghiêm trọng. Khu vực đường 23.10 thuộc P.Vĩnh Hiệp và P.Ngọc Hiệp (TP Nha Trang) nước vẫn còn dâng cao 0,5m so với mặt đường. 27 căn nhà ở P.Vĩnh Phước, Vĩnh Nguyên (Nha Trang) bị sập và hơn 450 ngôi nhà ở huyện Diên Khánh bị ngập; hàng trăm héc-ta hoa màu, đìa tôm bị hư hại. Cơ quan chức năng đã di dời 178 hộ dân ở ven sông suối, triền núi đến nơi trú ẩn an toàn. Đáng chú ý, ở xã Diên Phú (H.Diên Khánh), khi nước dâng cao, ông Võ Văn L. (55 tuổi) ra vườn dọn dẹp đã bị điện giật chết. Tại xã Diên Thạnh, trong lúc cha mẹ ra vườn chạy lũ, một cháu bé 10 tháng tuổi đã bò ra bậc tam cấp và rơi xuống nước chết. Ở H.Khánh Vĩnh, ông Tăng Khánh L. (79 tuổi) đi ăn sáng về, bước qua đập tràn và bị lũ cuốn chết.
Tại Ninh Thuận, quốc lộ 27, đoạn qua xã Nhơn Sơn (H.Ninh Sơn) bị ngập sâu 0,5m, giao thông ách tắc nhiều giờ liền. Đã có một người dân (chưa rõ danh tính) ở xã Phước Hải, H.Ninh Hải bị nước cuốn trôi; 112 ngôi nhà bị ngập nước, 4 nhà bị sập và hàng ngàn héc-ta hoa màu bị hư hại; nhiều đìa nuôi tôm, kênh mương thủy lợi, đường giao thông bị sạt lở...
Đưa người dân phường Phương Sài, TP Nha Trang ra khỏi vùng nguy hiểm -Ảnh: Thiện Nhân
Tiếp tục hứng chịu lũ lớn
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư hôm qua cho biết gió mùa đông bắc và nhiễu động trong đới gió đông vẫn đang hoạt động mạnh, vùng áp thấp trên biển có xu hướng di chuyển về phía tây. Vì thế, hôm nay 1.11 ở khu vực giữa và nam biển Đông có gió mạnh cấp 7 - 8, giật trên cấp 8; vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật trên cấp 7; kèm mưa giông, sóng biển cao từ 3 - 5m. Trên đất liền, các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Thuận có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có giông, nhiều khả năng xuất hiện tố, lốc và gió giật mạnh. Các chuyên gia dự báo thủy văn cảnh báo, cần đề phòng lũ trên các sông từ Khánh Hòa đến Ninh Thuận lên lại; nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ven sông và ngập lụt sâu ở vùng trũng, đồng bằng hạ lưu các sông từ Phú Yên đến Ninh Thuận.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT kiêm Trưởng ban Chỉ đạo PCLB T.Ư Cao Đức Phát hôm qua đã có công điện yêu cầu các tỉnh, thành phố từ Phú Yên đến Ninh Thuận triển khai chỉ đạo phương án chống lũ theo cấp báo động; các địa phương tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, kiểm tra, rà soát các khu dân cư đang sống ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng thường xuyên bị lũ chia cắt để chủ động tổ chức sơ tán dân...
Nhóm PV
* Nhiều vùng bị nước lũ cô lập
Mưa lớn trong 3 ngày qua khiến các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận điêu đứng: đường bộ, đường sắt bị tắc, một số vùng dân cư bị cô lập, tàu thuyền và nhiều ngư dân bị nạn trên biển do sóng lớn...
>> Cảnh giác với mực khô “cao su”
>> 11-11: dự kiến xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Nghĩa
>> Nam bộ có thể lạnh đến 14 độ C?
Chiều 30.10, tàu cá BĐ-30426 TS của ông Lê Văn Tiến ở xã Cát Khánh, H.Phù Cát (Bình Định) trong lúc đánh bắt hải sản ở vùng biển Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) bị sóng đánh gãy chân vịt. Trên tàu có 6 ngư dân. Nhận được tin báo, Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định đã liên tục phát tín hiệu cứu nạn và đến chiều qua (31.10) đã liên lạc được với các ngư dân trên tàu. Ngư dân cho biết đã được các tàu cá hoạt động gần đó cứu nạn và 6 ngư dân đã an toàn. Trước đó, BĐBP Bình Định cũng đã liên lạc được với tàu cá BĐ-50377 TS do ông Nguyễn Hữu Quang (ở xã Hoài Thanh, H.Hoài Nhơn) làm thuyền trưởng, trên tàu có 10 người, bị nạn chiều 30.10 trên vùng biển Trường Sa. Tất cả ngư dân trên tàu vẫn an toàn và đang nhờ các tàu cá hoạt động gần đó phối hợp sửa chữa phương tiện bị sóng biển làm hư hại.
Riêng trường hợp của ông Văn Công Trãi ở xã Hoài Hải (H.Hoài Nhơn), chủ tàu BĐ-96247 TS, bị sóng biển cuốn trôi khi bơi vào bờ ở vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), đến tối qua (31.10) vẫn còn mất tích. Tại Phú Yên, trưa 30.10 ông Phạm Đình Cư (55 tuổi, ở thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa) cùng con trai là Phạm Đình Quốc (22 tuổi) đi lùa trâu bằng thuyền nan tại cầu Đoàn Kết (thôn Hảo Sơn) thì bị lật thuyền. Quốc được nhân dân cứu vớt, còn ông Cư thì bị nước cuốn trôi đến chiều qua mới tìm thấy xác. | Tại Lâm Đồng, lúc 9 giờ 30 hôm qua, một cây tùng cổ thụ cao khoảng 15m, đường kính gốc 0,8m trước cổng trường Cao đẳng nghề Đà Lạt bị bật gốc đè bẹp 2 chiếc xe gắn máy. Rất may chủ nhân 2 chiếc xe vừa rời khu vực dựng xe vài phút nên thoát nạn. Trước đó, 2 cây thông cổ thụ trên đường Phạm Hồng Thái (P.10, TP Đà Lạt) và Viện Sinh học Tây Nguyên (P.7, TP Đà Lạt) ngã đổ, nhưng rất may không gây thiệt hại về người và tài sản. Do nước từ thượng nguồn đổ về ào ạt khiến chiếc cầu nối liền 2 xã Tà Năng và Đạ Quyn (H.Đức Trọng) bị chìm trong nước. |
Tại Ninh Thuận, quốc lộ 27, đoạn qua xã Nhơn Sơn (H.Ninh Sơn) bị ngập sâu 0,5m, giao thông ách tắc nhiều giờ liền. Đã có một người dân (chưa rõ danh tính) ở xã Phước Hải, H.Ninh Hải bị nước cuốn trôi; 112 ngôi nhà bị ngập nước, 4 nhà bị sập và hàng ngàn héc-ta hoa màu bị hư hại; nhiều đìa nuôi tôm, kênh mương thủy lợi, đường giao thông bị sạt lở...
Đưa người dân phường Phương Sài, TP Nha Trang ra khỏi vùng nguy hiểm -Ảnh: Thiện Nhân
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư hôm qua cho biết gió mùa đông bắc và nhiễu động trong đới gió đông vẫn đang hoạt động mạnh, vùng áp thấp trên biển có xu hướng di chuyển về phía tây. Vì thế, hôm nay 1.11 ở khu vực giữa và nam biển Đông có gió mạnh cấp 7 - 8, giật trên cấp 8; vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật trên cấp 7; kèm mưa giông, sóng biển cao từ 3 - 5m. Trên đất liền, các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Thuận có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có giông, nhiều khả năng xuất hiện tố, lốc và gió giật mạnh. Các chuyên gia dự báo thủy văn cảnh báo, cần đề phòng lũ trên các sông từ Khánh Hòa đến Ninh Thuận lên lại; nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ven sông và ngập lụt sâu ở vùng trũng, đồng bằng hạ lưu các sông từ Phú Yên đến Ninh Thuận.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT kiêm Trưởng ban Chỉ đạo PCLB T.Ư Cao Đức Phát hôm qua đã có công điện yêu cầu các tỉnh, thành phố từ Phú Yên đến Ninh Thuận triển khai chỉ đạo phương án chống lũ theo cấp báo động; các địa phương tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, kiểm tra, rà soát các khu dân cư đang sống ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng thường xuyên bị lũ chia cắt để chủ động tổ chức sơ tán dân...
Phá đá mở đường Đêm 30.10, mưa lớn gây sạt lở đất đá tại Km 1360+800 trên QL1A, thuộc xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa, Phú Yên. Trong suốt đêm 30.10 và sáng 31.10, Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ Phú Yên đã huy động các phương tiện cơ giới cùng với công nhân khẩn trương giải tỏa đất đá nằm trên mặt đường. Cũng trong đêm 30.10, Công ty quản lý đường sắt Phú Khánh huy động hơn 100 công nhân bốc dỡ, giải phóng khoảng 70m3 đất đá trên đường sắt do mưa lớn gây sạt lở làm ách tắc giao thông trên tuyến đường sắt tại Km 1230+470 thuộc xã Đại Lãnh, H.Vạn Ninh (Khánh Hòa); đồng thời phối hợp lực lượng công binh của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh để dùng chất nổ phá đá, giải phóng đường. Đến đầu giờ chiều qua, tuyến đường sắt Bắc - Nam đã thông suốt. |
Cảm ơn Akéla Phiên đã thông tin .
Trả lờiXóaBuồn quá Chú ơi! Đang nghiên cứu về Trung, tham gia với con nhé!
Trả lờiXóaKế hoạch của TUOITHOTOI thế nào đây ?
Trả lờiXóaMỹ Diên mà được Akéla Phiên " đỡ đầu " thì như rồng gặp nước rồi !
Trả lờiXóa