Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2010

GIẢI QUYẾT THỬ THÁCH CỦA CUỘC ĐỜI...

PHẢI CHĂNG CUỘC SỐNG CÓ QUÁ NHIỀU THỬ THÁCH?
Từ Thanh Phương
 “Hầu hết mọi người đều nghĩ bản thân họ có thể gặp nhiều chuyện bất hạnh, chứ ít có ai chịu nghĩ mình có thể gặp nhiều điều may mắn, hạnh phúc.”
Robert Anthony
Sam có một tuổi thơ đầy bất hạnh.
Cậu bé sống xa mẹ từ nhỏ nên thiếu vắng tình thương yêu của mẹ. Người cha thì luôn hành hạ cậu. Những năm tuổi trẻ của cậu, đất nước chìm trong chiến tranh. Mười tám tuổi, cậu phải lên đường nhập ngũ.
Bây giờ, Sam đã bốn mươi tuổi, đã lập gia đình, và không liên lạc gì với cha mẹ của mình từ nhiều năm qua. Thế nhưng, ở Sam có một điểm khác thường, anh luôn nhìn thấy những mối nguy hiểm, những kẻ xấu rình rập khắp mọi nơi: trong nhà, nơi công sở, trong rạp chiếu bóng, ngoài đường phố… Cuộc sống của anh luôn bị bao bọc bởi các mối lo sợ thường trực như vậy.

Gần đây, khoa học nghiên cứu về não bộ đã có những tiến bộ vượt bậc và có thể lý giải được trường hợp của những người như Sam.
Ngành Tâm lý học có thể giải thích một cách khoa học những tổn thương tâm lý đó và có phương pháp trị liệu thích hợp, giúp người bệnh có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nếu từ tuổi ấu thơ, vùng xúc cảm trên vỏ não chúng ta – một hệ thống bao gồm những hạch và cuống não – bị những tác động tâm lý, tình cảm làm cho tổn thương thì sau đó, vùng xúc cảm này sẽ tạo nên một “môi trường” thuận lợi cho những suy nghĩ thiếu tích cực, cảm giác chán chường, và dễ dàng đẩy chúng ta rơi vào thất vọng. Từ đó, mỗi khi có nguy cơ bị tổn thương, cơ thể sẽ tiết ra các nội tiết tố có khả năng chống lại – hoặc né tránh, hoặc thúc đẩy chúng ta sẵn sàng có những phản ứng thích hợp để bảo đảm sự an toàn cho bản thân mình. Trong những hoàn cảnh phức tạp của cuộc sống, vùng xúc cảm này cứ như một cái “công tắc” hoạt động liên tục. Càng nhận thấy nhiều hiểm nguy, cái “công tắc” càng phải liên tục mở, cơ thể càng tiết ra nhiều nội tiết tố gây căng thẳng và kiệt sức.
Đó cũng là những gì đang xảy ra với Sam. Vùng xúc cảm trên vỏ não anh ấy luôn nhận thấy những mối nguy hiểm ở khắp nơi dẫn đến cả cơ thể anh cũng bị ảnh hưởng, khiến anh luôn phải sống trong trạng thái căng thẳng. Bản thân Sam có muốn mình phải sống khổ sở như thế không? Hoàn toàn không. Anh đã đến tìm tôi với mong muốn thoát khỏi tình trạng này để có thể tìm được một cuộc sống hạnh phúc. Thế nhưng, trong suốt cuộc trò chuyện, tôi vẫn nhận thấy ở anh một vẻ lo lắng. Anh ta cứ lo rằng một điều khủng khiếp nào đấy sẽ bất chợt ập đến trong khi anh đang trải nghiệm sự an toàn và hạnh phúc.

Và không chỉ có một mình Sam như vậy. Nhiều người trong chúng ta cũng có những cảm nhận giống hệt như Sam. Lúc nào chúng ta cũng nghĩ “biết đâu có chuyện nguy hiểm nào đó sẽ xảy đến với mình”. Điều này không phải do chủ quan của chúng ta -  chúng ta không hề muốn sống bất hạnh hay phập phồng lo sợ hiểm nguy – mà là do cấu trúc não của chúng ta vốn đã như thế rồi! Vậy có cách gì cứu vãn hay không?

Những nghiên cứu khoa học gần đây đã mang đến một tin vui: Chúng ta có thể tác động lên vùng xúc cảm của vỏ não bằng thói quen suy nghĩ tích cực. Bất cứ khi nào cảm thấy sợ hãi hay lo lắng về một điều gì đấy, chúng ta hãy tự hỏi mình: “Mình có thật sự đang gặp nguy hiểm không?”, “Cách tốt nhất để đối phó với tình huống này là gì?”. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng vẫn tùy thuộc vào chính thái độ của chúng ta.

Đây cũng là cách mà Sam đã cố gắng vận dụng. Mỗi ngày, chúng ta có thể dành ra một khoảng thời gian chừng nửa giờ, để ngồi tĩnh lặng suy nghĩ về những may mắn mà mình có được trong cuộc sống. Đây cũng là cách xua tan những mối lo sợ hoặc tưởng tượng quá nhiều về những hiểm nguy không có thực.

Cứ như vậy, về lâu dài, chúng ta tạo được thói quen nghĩ về những hạnh phúc và may mắn mà mình có được trong cuộc sống. Điều đó góp phần tạo nên thái độ sống tích cực ở mỗi người. Những nỗi lo sợ mơ hồ sẽ mờ nhạt dần và cuối cùng bị xua tan đi, và bạn sẽ thật sự cảm nhận được niềm vui, cảm giác bình yên, hạnh phúc mỗi ngày!
First News

Nhân có các ngày nghĩ : * Anh Em Nha trang có gặp gỡ nhau : chắc có chén thù ,chén tạc. * Anh Chị Em Đắc lắc ỳ xèo qua 02 đám cưới (Con AC.NHIÊN , Con AC MỸ) * Lớp 66 (Lớp Cha LAM) từ SG đi Đắc lắc xem xét hoàn cảnh của 02 Bạn cùng Lớp để có hướng hỗ trợ.Khi có tin tức cụ thể chúng tôi sẽ gữi đến các Bạn .

CON ĐƯỜNG ĐỜI SỐNG

Con đường đời sống
VietCatholic News (30 Apr 2010 11:01)


Các triết gia suy nghĩ đời sống con người khác nào như một cái chai rỗng. Và trong suốt dọc đời sống cái chai đời sống được đổ đầy bằng sự giáo dục dậy dỗ từ gia đình do cha mẹ, bằng kiến thức học hỏi ở trường học, bằng kinh nghiệm sống trải qua nơi trường đời, bằng cảm nghiệm suy tư về sự an ủi bình yên tìm thấy nơi niềm tin tôn giáo.

Những điều này giúp cái chai đời sống con người dần dần đầy. Lẽ tất nhiên có sự gạn lọc lựa chọn cái hay điều tốt, điều thích hợp, điều mình ưa thích, tùy theo tâm tính khả năng mỗi người đã được Trời cao khắc ghi phú bẩm ban cho cùng hoàn cảnh nghề nghiệp và nền văn hóa nơi sinh sống.

Cái chai đời sống càng chứa đựng nhiều điều hay, điều tốt lành, việc hữu ích, kiến thức văn hóa tình người cao đẹp, càng trong sáng và càng có gía trị.

Cũng có suy nghĩ cho rằng đời sống con người là một con đường dài. Độ dài ngắn bao nhiêu không ai biết trước được. Và chúng ta xưa nay đo con đường đời sống bằng tuổi thời gian sống ở đời.

Điều này đúng. Nhưng con đường đời sống con người không chỉ đơn giản đo được bằng con số đếm theo thời gian năm tháng sống trải qua, mà còn phải đo kể đến phần đời sống tinh thần ẩn sâu trong mỗi con người nữa.

Con đường đời sống phần này mới góp phần làm nên gía trị đường đời sống mỗi người.

Con đường đời sống phần này tuy không lấy thước gì đo được độ dài ngắn, cao sâu viết ra con số. Nhưng từ trong tâm hồn tỏa ra nét phản chiếu nơi khuôn mặt, nơi ánh mắt, nơi lời nói, qua cử chỉ những gì diễn ra trong thâm tâm suy nghĩ mỗi người, mà người đối diện cảm nhận ra được.

Con đường đời sống của cha mẹ chúng ta không chỉ là những năm tháng ngày giờ đếm được bằng tuổi thời gian sống thọ. Nhưng kết dệt bằng những hy sinh dấn thân cho gia đình con cháu hôm qua, hôm nay và ngày mai.

Con đường đời sống của vợ chồng từ lúc thành hôn với nhau cho đến ngày tận cùng, cũng không chỉ là những năm tháng ngày giờ sống chung bên nhau. Nhưng là tình yêu họ trao cho nhau, cùng nhau chịu đựng xây dựng mái ấm gia đình chung.

Con đường đời sống của một em bé, của một bạn trẻ thanh thiếu niên không chỉ là thời gian phát triển lớn lên đếm được. Nhưng là niềm vui, niềm hy vọng hồn nhiên như đóa hoa tươi họ mang đến cho đời sống cha mẹ, cho gia đình xã hội.

Con đường đời sống của một người lăn lộn làm ăn sinh sống trong trường đời không chỉ là những năm những tuần lễ làm việc lao động hay những gì nổi bật chói sáng. Nhưng là sự trung thành với việc làm, những hy sinh âm thầm, những suy nghĩ sáng kiến làm sao giúp đời sống cho tốt đẹp hơn.

Con đường đời sống của những người chọn nếp sống tu trì trong Giáo Hội không phải chỉ đơn thuần là những năm tháng tuổi đời trong bậc tu trì dài ngắn nhiều ít. Nhưng là nếp sống dấn thân phục vụ trong đời sống bậc tu trì.

Không dám qủa quyết có tích cách tiêu cực, con đường đời sống tựa như một trường chiến đấu đòi hỏi nhiều hy sinh vác thánh gía. Nhưng trong mọi giai đoạn con đường đời sống luôn đòi hỏi lòng kiên tâm.

Thánh Giuse, là cha nuôi Chúa Giêsu, là người theo Kinh Thánh thuật lại đã sống trải qua con đường đời sống không để lại dấu vết những năm thánh tuổi thọ bao nhiêu. Nhưng với nhiều thử thách khó khăn cùng kiên nhẫn chịu đựng.

Dẫu vậy Thánh Giuse vẫn một lòng trung thành với gia đình. Và ngày nay Giáo Hội ca ngợi gía trị con đường đời sống của Thánh nhân, như trong kinh cầu Thánh Giuse có câu: „ Ông Thánh Giuse là đấng kiên tâm mạnh mẽ mọi đàng.“

Con người chúng ta, và có khi cả Thánh Giuse cùng các bậc Thánh nhân khác nữa, trên con đường đời sống không phải lúc nào cũng giữ một mực lòng kiên tâm như mình mong muốn. Trái lại có nhiều khi mệt mỏi, nản chí thất vọng, không vừa ý than trách kêu ca, hồ nghi không chỉ người khác, mà cả Giáo Hội và Thiên Chúa nữa, hay muốn buông xuôi không chừng...

Những lúc gặp hoàn cảnh như thế, lời Thiên Chúa nhắn nhủ qua môi miệng Thánh Tiên tri Isaia viết để lại khác nào như ly nước mía lúc trời nắng nóng bức, giúp tâm trí tìm lại sự thanh thản quân bình:

"Đường tôi đi, ĐỨC CHÚA không nhìn thấy,

quyền lợi của tôi, Thiên Chúa chẳng đoái hoài? "

Ngươi chẳng biết, chẳng nghe thấy sao?

ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa vĩnh cửu,là Đấng sáng tạo toàn cõi đất.

Người không mệt mỏi, chẳng nhọc nhằn, trí thông minh của Người khôn dò thấu.

Người ban sức mạnh cho ai mệt mỏi,

kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng.

Thanh niên thì mệt mỏi, nhọc nhằn,trai tráng cũng ngả nghiêng, lảo đảo.

Nhưng những người cậy trông ĐỨC CHÚA thì được thêm sức mạnh.

Như thể chim bằng, họ tung cánh.

Họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi mãi mà chẳng chùn chân.“ ( Isia 40, 27-31)

Lễ kính Thánh Giuse thợ 01.05.2010
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2010

Tất cả mọi người ,mỗi người bị phạt 50cents !!!

ÔNG QUAN TÒA
Mời đọc để suy ngẫm
<st>
  Ông LaGuardia là thị trưởng của thành phố New York vào những năm xảy ra nạn đói tại nước Mỹ.  Vào một hôm lạnh giá tháng giêng năm 1935, ông đã bãi nhiệm một vị chánh án và ngồi vào ghế chủ tọa để xét xử một phiên tòa có một không hai.
 Bị cáo là một bà già nghèo nàn, nhem nhuốc.  Bà bị tố cáo là đã lấy trộm một ổ bánh mì. Bà thú nhận rằng, bà ăn cắp ổ bánh mì cho con gái của bà đang bị bệnh và cháu của bà không có gì ăn.  Người tố cáo bà là chủ tiệm bánh mì; ông đề nghị quan tòa phạt bà 10 dollars vì bà ta là một người xấu và đồng thời dùng hình phạt này để răn dạy những kẻ xấu khác.
Ông LaGudrida thở dài và nói, “Tôi phải phạt bà 10 dollars hoặc 10 ngày trong nhà tù, vì luật pháp không miễn trừ cho một ai cả.”  Sau khi tuyên án, ông rút trong túi áo mình 10 dollars và nói tiếp. “Đây là 10 dollars tôi tặng bà để đóng tiền phạt; nhưng quan trọng hơn, tôi sẽ phạt mọi người trong phòng xử án này mỗi người 50 cents vì đang sống chung trong một khu phố với một người mà đã để người ấy lấy cắp bánh mì để nuôi cháu của mình mà mình không hay biết.”  Hôm sau, hành động xử án lạ kỳ của ông Thị trưởng đã làm cho nhiều người tự nguyện đóng 50 cents “tiền phạt.”  Số “tiền phạt” lên hơn 70 dollars và đã được trao cho người phụ nữ đáng thương này.[1]

Tâm tình chia sẻ cùng các cựu chủng sinh-tu sĩ...

 TRONG THẾ GIỚI ĐẦY SÓI,
 XIN HÃY CỨ LÀ CHIÊN  (trích)
VietCatholic News (27 Apr 2010 20:50)


Các bạn cựu chủng sinh-tu sĩ rất thương mến,

.......
Là những anh chị em đã có một thời được Chúa gọi mời sống cuộc đời tu trì, dù là vắn vỏi hay dài lâu, dù trong môi trường chủng viện hay nơi các tu viện, chắc chắn chúng ta đều có chung cảm nhận: chúng ta là những hạt mầm được may mắn ươm trồng nơi những mảnh đất tốt của Giáo Hội, để Chúa sẽ dùng vào những công việc cần thiết giữa đời thường trong cánh đồng Giáo Hội hôm nay.

Cũng chính trong ý nghĩa nầy mà mỗi năm anh chị em chúng ta lại có dịp được ngồi lại với nhau để vừa hàn huyên tâm sự những kỷ niệm thân thương, những buồn vui cuộc sống, những thao thức trên con đường dấn thân phục vụ; vừa sẻ chia cả những trăn trở kiếm tìm để sự hiện diện của chính mình trong cộng đoàn Giáo Hội địa phương càng ngày càng trở nên hữu ích và sinh hoa kết quả phong phú hơn.

Đặc biệt, ...... tôi muốn được nhấn mạnh với các anh chị em đôi điều:

1. Hãy luôn tin tưởng mãnh liệt và trông cậy vững vàng vào sự quan phòng của Chúa và sức tác động của Chúa Thánh Linh trên nhịp sống đức tin của toàn Dân Chúa muôn nơi và muôn thuở. Chính sự tin tưởng nầy sẽ giúp chúng ta luôn tỉnh táo và bình thản trước mọi thách đố của xã hội trần gian, nhất là những thách đố đến từ những thế lực của sự dữ, và nền văn minh sự chết.

2. Cùng với sự tin tưởng và niềm cậy trông vững vàng nầy, chúng ta luôn can đảm dấn thân xây dựng sự hiệp nhất và tình bác ái huynh đệ nơi cộng đoàn địa phương mà chứng từ của đời sống hiệp nhất yêu thương từ nơi gia đình sẽ luôn như vì sao rực sáng. Việc dựng xây hiệp nhất và bác ái luôn đòi hỏi tấm lòng khiêm hạ và sự quảng đại biết cho đi. Cho đi thời gian, của cải, sức khỏe và những giá trị tinh thần hầu góp phần vào công cuộc xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô mỗi ngày mỗi tươi đẹp và phát triển.

3. Đứng trước “sự khôn ngoan của con cái thế gian”, chúng ta cũng phải biết vận dụng mọi phương tiện có được trong tầm tay, nhất là những gia tài thiêng liêng, tri thức mà chúng ta đã sở đắc phần nào do công ơn của Giáo Hội, để chiếu giải ánh sáng của Tin Mừng vào mọi ngõ ngách của đời thường cuộc sống. Chúng ta cũng đừng để lụi tàn đi óc phán đoán, sự nhạy cảm về các giá trị nhân bản, tính can đảm và trung thực biết nói không trước những cám dỗ ngược lại Tin Mừng và sẵn sàng nói có để làm chứng cho đời sống Kitô hữu.


Điều quan trọng còn lại đó chính là hãy cố gắng hết mình sống như một chiên ngoan. Và nếu có lần nào “lỡ dại”, bỏ đàn đi hoang vì những yếu đuối lỡ lầm, thì hãy mau mau chân thành quay về với Vị Mục Tử nhân lành để làm lại cuộc đời bên đồng cỏ xanh, bên dòng suối mát., như tâm sự ngày nào của linh mục thi sĩ Trăng Thập Tự trong bài thơ “Người chăn chiên vô hình

Ôi người chăn chiên vô hình kia

Tôi hiểu ra tôi sẽ chỉ là
Một cái bóng Ngài trên nội cỏ
Một con berger rất dư thừa
Đúng rồi tôi cũng chỉ là chiên
Hãy để yên cho mục tử hiền
Đưa dẫn tôi về qua cửa mở
Lùa ra nội cỏ lối đi lên
Nếu lỡ khi nao tôi lạc xa
Thì người Chăn chiên Vô Hình ạ
Xin hãy đánh tôi bằng gậy hiền
Và lôi tôi về với đoàn chiên.

LM. Giuse Trương Đình Hiền

TẦU NOE !!!???

Các nhà thám hiểm khám phá được một kiến trúc bằng gỗ có thể là Tầu Noe
VietCatholic News (28 Apr 2010 08:17)

Ankara, Thổ nhĩ kỳ - (CNA/EWTN News).- Một nhóm thám hiểm người Trung hoa và Thổ nhĩ kỳ hôm Chủ nhật vừa qua tường trình rằng họ đã khám phá được một kiến trúc bằng gỗ trên đỉnh núi Ararat ở nước Thổ, và họ tin tưởng rằng đó là Con tầu Noe tường thuật trong Kinh Thánh.

Giáo sư Oktay Belli, một nhà khảo cổ trong nhóm thám hiểm, trong cuộc họp báo hôm 25 tháng 4 tuyên bố: “Nhóm truy tìm đã đạt được một công trình khám phá lớn lao nhất trong lịch sử. Cuộc phát hiện này rất quan trọng và lớn lao nhất tính cho đến nay.”

Ông nói thêm: “Mặc dầu trước đây nhiều người đã tìm kiếm Con tầu Noe trên núi này, nhưng cuộc khám phá mới đây là một tìm kiếm nghiêm túc đầu tiên, và nhóm đã khám phá được một cấu trúc bằng gỗ dưới lớp băng đá.”

Tổ chức NAMI (Noah's Ark Ministries International) tường trình đầu tuần này rằng sau gần hai năm thám hiểm dưới những điều kiện khó khăn về thời tiết và rủi ro khắc nghiệt, nhóm đã khám phá được một cấu trúc bằng gỗ đã bị gẫy đổ, có 7 khoang, chứa những mảnh gỗ có từ hơn 4800 năm trước. Theo Kinh Thánh, sau khi trái đất bị ngập lụt và nước đã rút đi, con tầu Noe kẹt lại trên một ngọn núi, nhiều người tin là núi Ararat – điểm cao nhất trong khu vực này.

Một thành viên trong nhóm thám hiểm là cô Panda Lee nhắc lại hôm Chủ nhật vừa qua rằng vào hồi tháng 10 năm 2008, “tôi trèo lên núi cùng với nhóm người Thổ. Ở độ cao hơn 4 ngàn met (13.123 feet), tôi thấy một cấu trúc làm bằng gỗ giống như những tấm ván. Mỗi tấm ván rộng chừng 8 inches. Tôi có thấy những cái mộng gỗ, chứng tỏ đây là loại kiến trúc cổ trước khi người ta sử dụng đinh bằng kim loại.”
Nhà thám hiểm Trung quốc bên trong "Tầu Noe"


Cô nói thêm: “Chúng tôi đi khoảng 100 met về phía sau. Tôi thấy những mảnh gỗ gẫy bể nằm trong lớp băng đá, dài khoảng 20 met. Tôi quan sát địa thế và thấy kiến trúc bằng gỗ này đã thường xuyên bị bao phủ bởi băng đá và dung nham núi lửa.”

Kiến trúc này gồm những ngăn có xà bằng gỗ mà nhóm thám hiểm cho là nơi chứa súc vật. Bác bỏ những luận cứ cho rằng kiến trúc này có thể là chỗ cư trú của con người, các nhà khảo cổ giải thích rằng chưa hề tìm thấy nhà ở ở độ cao trên 11 ngàn feet trong vùng này, theo tin loan đi của Thông tấn xã Fox hôm thứ Ba vừa qua.

Tiến sĩ Ahmet Özbek, một nhà địa chất học người Thổ nhĩ kỳ, đã giải thích cho biết khí hậu trong vùng này đã giúp bảo tồn được cấu trúc này hàng ngàn năm để không bị hư hoại hoặc hóa thạch.

Ông nói: “Hiện nay, đường tuyết thường xuyên trên núi Ararat là 3900 mét (12.800 feet). Kiến trúc bằng gỗ này được tìm thấy ở độ cao trên 4000 met.” Nhiệt độ thấp và tình trạng môi trường khi có những lớp băng đá và các phún thạch đã giúp được việc bảo tồn không để cho hư hoại. Ông cũng giải thích rằng vật liệu bằng gỗ có thể mang được sức nặng gấp 5 lần hơn trọng lượng của nó, điều này làm cho kiến trúc nói trên có thể chịu đựng được sức nặng đáng kể mà không bị vỡ vụn ra từng mảnh.

Các viên chức chính phủ Thổ đã cám ơn nhóm thám hiểm thuộc giáo hội vì những nỗ lực của nhóm và cam kết giúp đỡ để sự nghiên cứu khoa học của NAMI về khám phá này được tăng tiến thêm. Các viên chức cũng yêu cầu chính quyền trung ương ở Ankara xin UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thuộc Liên hiệp quốc) công nhận nơi đây được hưởng tình trạng Di sản Quốc tế để bảo vệ cho địa điểm này trong lúc các nhà khảo cổ đào bới.

Trong cuộc họp báo hôm Chủ nhật, ông Muhsin Bulut Giám đốc Mục vụ Văn hóa tỉnh Agri nói: “Đã hơn 2000 năm qua, các báo cáo liên hệ trong lịch sử và nhân chứng cho chúng ta biết rằng có một chiếc tầu cổ trên núi Ararat, đã thoát được trận hồng thủy và đậu lại trên núi. Người ta tin đó tầu của Noe. Tôi tin là nhóm thám hiểm đã xác định được vị trí con tầu cổ này, và tôi tin đó là chiếc tầu của Noe.”

Phụng Nghi

"KHOA HỌC XÓA BỎ THIÊN CHÚA ?"....

Những khoa học gia tin vào Thiên Chúa (trích)
VietCatholic News (25 Jan 2010 12:43)

               Từ ngàn xưa, những người chống đối đạo Chúa vẫn điên cuồng tìm mọi cách tiêu diệt tôn giáo này, hoặc bằng lý lẽ, hoặc bằng hành động. Tại Roma, vẫn còn những hầm ngầm dưới đất dành cho những người Công Giáo ở lẫn với người chết, khi lệnh cấm đạo được ban hành gắt gao. Tất cả những ai theo Chúa sẽ bị xử chết, bị đẩy vào đấu trường nơi sư tử, chó sói đợi chờ. Hàng vạn người bị đóng đinh, treo cổ, đốt sống như những cây đuốc. Những kẻ tin Chúa đành phải sống dưới mặt đất, nơi không có rau cỏ, không có nước uống, chỉ được tiếp tế chút thực phẩm từ trên mặt đất, và khi chết bệnh thì được đút vào những cái lỗ đào xung quanh tường. Họ đã sống với hôi hám, với giòi bọ, bệnh tật, không khí ngột ngạt như thế trong hơn ba trăm năm… cho đến khi được ngoi lên mặt đất trở lại.

Tại nhiều nơi khác trên thế giới, hễ mang dấu thập giá cũng bị giết một cách tàn khốc.

...... người viết bài này phải tập trung một số nhỏ tên tuổi của những nhà Khoa Học, Bác Học Công Giáo từ xưa đến nay để chứng minh rằng, nếu không có sự đóng góp của các nhà khoa học Công Giáo, từ Toán học, Vật Lý Học, Triết Học, đến Thiên Văn Học, Y Học…thì thế giới đã không phát triển được như ngày nay. (Dĩ nhiên, trong số muôn ngàn những vị Bác Học đã làm cho văn minh nhân loại phát triển, có rất nhiều người không phải Công Giáo, hoặc không có niềm tin vào một Đấng Tối Cao nào. Bài này chỉ để chứng minh rằng niềm tin vào Chúa không phải chỉ có từ những kẻ ngu muội.)

Dưới đây là một số khuôn mặt trong hàng vạn các nhà Bác Học trên thế giới đã tin tưởng mãnh liệt vào sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống nhân loại:

1-Bede, the Venerable (c.672–735), tác giả cuốn "Time and its Reckoning”. (Thời gian và sự Phán đoán), trong đó nói lên những nhận thức của ông về vũ trụ và Thiên Chúa một cách sắc bén.

2-Hunayn ibn Ishaq (c. 809-873), nhà vật lý người Assyrian, viết lại những công việc khoa học của người Hy Lạp và tác giả cuốn “Mười điều liên hệ đến Nhãn khoa.”

3-Pope Sylvester II (c.950–1003), khoa học gia và người sưu tầm sách, dậy Toán và Thiên Văn học.

4-Hermann of Reichenau (1013–1054), viết về Hình học, Toán học, và khoa “đo vị trí của tinh tú”.

5-Robert Grosseteste (c.1175–1253) người sáng lập ra những kiến thức về khoa học cho trường Oxford, viết nhiều về khoa học thiên nhiên, toán, thiên văn học, quang học, và hình học; người áp dụng phương pháp thực nghiệm để chứng minh thay vì dùng lý luận.

6-Albertus Magnus (c.1193–1280) người đầu tiên cô lập được chất độc “arsenic”

7-Roger Bacon (c.1214–1294), người áp dụng phương pháp thực nghiệm và các phương pháp khoa học tân tiến. Viết về Luật Thiên Nhiên, cơ khí, địa lý và quang học.

8-Theodoric of Freiberg (c.1250–c.1310), người đầu tiên giải thích về hiện tượng Cầu Vồng.

9-Thomas Bradwardine (c.1290–1349), người dẫn đến các nguyên tắc quan trọng của Cơ Khí học.

10-Nicole Oresme (c.1323–1382), Giám Mục thành Lisieux, người tìm ra nguyên tắc của sự Chiết Quang (phân tích về ánh sáng).

11-Michael Servetus (1511-1553) Người chứng minh sự tuần hoàn của phổi.

12-Michael Stifel (c. 1486-1567) người phát triển các “đường cong toán học Logarithms.

13-William Turner (c.1508–1568), cha đẻ của “thực vật học” và “điểu loại học”

14-Bartholomaeus Pitiscus (1561–1613) cha đẻ của Lượng Giác học.

15-John Napier (1550–1617), toán học gia người Scottish, được coi là cha đẻ của Logarithms cũng như cách dùng thập phân.

16-Johannes Kepler (1571–1630) Nhà vũ trụ học, tính toán sự di chuyển của các thiên hà.

17-Laurentius Gothus (1565–1646) Giáo sư về Thiên văn học và Lý thuyết.

18-Galileo Galilei (1564–1642) Người phát kiến ra việc trái đất quay quanh mặt trời.

19-René Descartes (1596–1650) Nhà bác học về Hình học và Những con số bất biến. Người hướng dẫn cuộc Cách Mạng Khoa học của phương Tây.

20-Anton Maria Schyrleus of Rheita (1597-1660) Nhà thiên văn học, đã dâng hiến công trình của mình cho Mẹ Maria Đồng Trinh.

21-Blaise Pascal (1623–1662) Thần đồng toán học, vật lý, và Lý Thuyết. Người sáng tác câu nói bất hủ: “Khoa học nông cạn làm cho người ta xa Thiên Chúa. Khoa học tinh vi làm cho người ta gần Thiên Chúa”. Và, “Con người chỉ là cây sậy có tư tưởng.”

22-Isaac Barrow (1630-1677) Nhà khoa học và toán học nổi tiếng của nước Anh.

23-Robert Boyle (1627–1691) Khoa học gia và Lý thuyết gia, người cho rằng nghiên cứu khoa học có thể làm vinh danh Thiên Chúa..

24-Isaac Newton (1643–1727) Nhà khoa học và toán học vĩ đại nhất của mọi thời đại.

25-Louis Pasteur (1822 - 1895) Người sáng chế ra phương pháp khử trùng, nhà hóa học, và vi khuẩn học, đã giải trừ vấn nạn của bệnh chó dại, tiêu chẩy gà, bệnh của tằm, và người đầu tiên tạo ra việc chích ngừa.

26-George Jackson Mivart (1827 - 1900) Hàn Lâm về Thực Vật Học, người nổi tiếng về Thực Trùng Học đồng thời cũng là người chỉ trích Charles Darwin mãnh liệt.

27-John Ambrose Fleming (1849 - 1945) Viết về Luật của Tay Phải và nghiên cứu về Bình Chân Không.

28-Max Planck (1858-1947) Đoạt giải Nobel về vật lý và là cha đẻ của thuyết Quantum mechanics.

29-Robert Millikan (1868–1953) Đoạt giải Nobel về Vật Lý, viết sách về sự dung hòa giữa tôn giáo và khoa học.

30-Arthur Compton (1892–1962) Đoạt giải Nobel về Vật Lý.

31-Georges Lemaître (1894-1966) Linh mục Công Giáo, người khai phá ra thuyết Big Bang.

32-Arthur Peacocke (1924-2006) Nhà thực vật học, khoa trưởng trường Clare College, Cambridge, đoạt giải Templeton năm 2001.

33-C. F. von Weizsäcker (1912-2007) Nhà vật lý nguyên tử Đức. Viết về sự va chạm giữa Thiên Chúa giáo và khoa học.

34-Stanley Jaki (1924-2009) Linh mục và Giáo sư Danh Dự về Vật Lý tại Seton Hall University, New Jersey, đoạt giải Templeton Prize.

Trên đây chỉ là một số Khoa học gia Công Giáo điển hình. Ngoài ra, còn hàng trăm vị Bác Học khác nổi tiếng trên thế giới về nhiều đóng góp khoa học khác mà không thể kể hết được, chưa nói đến những nhà xã hội học và văn học.

.............................
Để kết luận, xin ghi lại lời nguyện của Thánh Mahatma Gandhi:

Lạy Chuá,
Xin cho con dám nói lên sự thật truớc kẻ mạnh và đừng nói dối để đuợc kẻ yếu tán thuởng.
Nếu Chuá cho con tiền bạc, xin đừng lấy đi hạnh phúc cuả con.
Nếu Chuá cho con sức mạnh, xin đừng lấy đi khả năng lý luận cuả con.
Nếu Chuá cho con thành công, xin đừng lấy đi đức khiêm nhu cuả con.
Nếu Chuá cho con đức khiêm nhu, xin đừng lấy đi lòng tự trọng cuả con.

Xin giúp con nhận biết đuợc khiá cạnh khác cuả sự việc,
và đừng để con kết tội những kẻ đối nghịch với con là phản bội,
vì họ không chia xẻ quan điểm cuả con.
Xin dậy cho con biết yêu thuơng kẻ khác như yêu thuơng chính bản thân mình.
Và dậy con phán đoán chính bản thân mình như phán đoán kẻ khác.
Xin đừng để con say men chiến thắng khi đạt đuợc thành công,
Và đừng để con thất vọng khi con thất bại.

Nhưng hãy dậy con nhớ rằng
Thất bại là thử thách đưa đến thành công.
Xin dậy cho con biết rằng lòng khoan dung là mức độ cao nhất cuả sức mạnh.
Và ý muốn trả thù là biểu hiện đầu tiên cuả sư yếu đuối.
Nếu Chuá không ban cho con cuả cải,
Xin hãy cho con lòng trông cậy.

Nếu Chuá không cho con thành công,
Xin hãy cho con ý chí mạnh mẽ để tiếp nhận thất bại.
Nếu Chuá không cho con sức khoẻ,
Xin hãy cho con ân sủng đức tin.

Nếu con có làm ai tổn thuơng,
Xin ban cho con sức mạnh để xin lỗi họ.
Nếu có ai làm cho con tổn thuơng,
Xin cho con lòng độ luợng và sức mạnh để tha lỗi cho họ.

Lạy Chuá
Nếu con có quên Chuá,
Thì lạy Ngài,
Xin Ngài đừng quên con.
Amen.
Chu Tất Tiến

CẦU MUỐI (Thơ)

 “CẦU MUỐI”
                  Tặng các Anh Em từng ở Cầu muối

Hôm nay, nghe bạn “rủ rê”,
Ghé thăm  “Cầu muối “ tìm về chốn xưa
Giựt mình cứ ngỡ bị… lừa
Cảnh thời học Triết ,lạ chưa ,chẳng còn !

“Nhà Tây” nay phủ ngói son
Tường loang tô mới,lối mòn …gạch bông !
Dãy chung nay đã ngăn phòng
Tiền đình  một khỏang mênh mông đón mời .

Giã từ rau nát,tanh hôi
Giã từ bề bộn ,chợ đời búa dao…
Hai bề cổng lớn ra vào
Nghe như có tiếng lao xao : An Bình !

“Về nhà !“ lòng thấy nhẹ tênh
Thầy Đòai dẫn bước cho nhìn trước,sau
Cha già (Benoit ) đẹp lão cười chào
“Bề trên “(Cha Tín) tủm tỉm…, đi đâu mới về…

Ơn Trời ,càng nghĩ,càng mê
Lạ lùng “Cầu muối” tràn trề đổi thay!
Ai kia từng sống chốn này
Mau về một chuyến ,đắm say …Nhiệm mầu !

AnTâm CPS

SỨC MÃNH LIỆT CỦA TÌNH YÊU (chuyện)


<st>
SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU


Một tai nạn xe hơi vào năm 1976 đã làm nứt sọ của một thanh niên 21 tuổi ở Chicago là Peter. Óc của anh bị thương nặng và anh lâm vào tình trạng hôn mê.
Các bác sĩ cho gia đình và bạn hữu của Peter biết có lẽ anh không sống nổi. Dù có sống đi nữa, anh luôn luôn trong tình trạng hôn mê. Một trong những người bàng hoàng kinh sợ khi nghe những điều đó là Linda, người mà Peter muốn kết hôn.
Trong những ngày buồn thảm tiếp theo, khi có thời giờ rảnh là Linda lại vào bệnh viện. Đêm này qua đêm nọ, cô ngồi bên giường bệnh của anh Peter, vuốt má, xoa tóc và nói chuyện với anh. Cô cho biết, "Tôi làm như chúng tôi đang trong cuộc hẹn hò bình thường vậy."
Trong khi đó Peter vẫn hôn mê, không đáp ứng gì với sự hiện diện đầy trìu mến của Linda.
Đêm này qua đêm khác, trong ba tháng rưỡi, Linda vẫn ngồi cạnh giường Peter nói những lời khích lệ anh, dù rằng chẳng có dấu hiệu gì là anh có nghe cô nói.
Một đêm kia, Linda thấy ngón chân Peter cử động. Một vài đêm sau, cô lại thấy mí mắt anh nhấp nháy. Cô chỉ cần có thế. Bất kể sự khuyên nhủ của các bác sĩ, cô bỏ việc làm và trở nên một người đồng hành luôn ở bên cạnh Peter.
Cô xoa bóp chân tay anh hàng giờ đồng hồ.
Sau cùng, cô thu xếp để đưa anh về nhà. Cô dùng tất cả tài sản để xây một hồ tắm, hy vọng rằng ánh sáng mặt trời và nước mát sẽ phục hồi thân thể bất động của người yêu.
Và rồi một ngày kia, anh Peter nói được lời đầu tiên kể từ khi bị tai nạn. Đó chỉ là tiếng làu bàu, nhưng Linda hiểu được. Dần dà, với sự giúp đỡ của Linda, những tiếng làu bàu đó trở thành lời nói-thật rõ ràng.
Sau cùng, đến ngày kia anh Peter đã có thể mở lời với cha của Linda để xin cưới cô ta làm vợ. Và cha của Linda trả lời, "Này Peter, nếu anh có thể bước lên cung thánh thì Linda là của anh."
Hai năm sau, Peter đã bước lên cung thánh của nhà thờ Đức Bà Pompei ở Chicago. Tuy phải dùng đến nạng chống, nhưng anh đã bước đi được.
Mọi đài truyền hình ở Chicago hôm ấy đã tường thuật lễ cưới. Báo chí ở toàn quốc đều đăng tải hình ảnh của Linda và Peter.
Những nhân vật nổi tiếng đều điện thoại chúc mừng. Có người ở tận Úc Châu cũng gửi thư và quà mừng. Những người có thân nhân bị hôn mê cũng gọi điện thoại xin được lời khuyên bảo.
Ngày nay, Peter đang sống một cuộc đời bình thường. Anh nói chậm, nhưng rõ ràng. Anh bước từ từ, nhưng không cần nạng chống. Ngay cả hai người đã có một đứa con xinh xắn.

TÌNH YÊU HIẾN THÂN
Ngày 20-6-1980, chị Brown, một người mẹ trẻ vừa từ trần vì chứng bệnh ung thư khi mới 25 tuổi. Các bác sĩ đề nghị chữa trị bằng quang tuyến, nhưng vì chị muốn cho bào thai đang mang trong bụng không bị nhiễm chất phóng xạ nên chị từ chối, thà chết còn hơn để cho bác sĩ chữa trị ung thư bằng quang tuyến.
Cuối cùng, chỉ 5 giờ trước khi chết, chị đã sinh được một cháu trai mạnh khoẻ, kháu khỉnh. Bản tin của hãng AP nói rằng: "Vào mấy ngày cuối cùng của cuộc đời, chị Brown biết mình bị tử thần đánh bại, nhưng chị vẫn tin tưởng thế nào chị cũng thành công và sinh được một đứa con không bị nhiễm phóng xạ"
Bác sĩ Ronald Lapin gọi cái chết của chị Brown là "Cái chết của tình mẫu tử, dám hy sinh mạng sống cho đứa con chưa một lần thấy mặt".

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010

LỄ AN TÁNG CỐ PHAO LÔ (HÌNH)




-"Bên Ánh nến Phục sinh,con tin vào ơn sống lại" (H.1)
-Áo trắng,áo nâu...chúng con đều thương nhớ BỐ...(H.2-3)
-"Thân xác này CHÀO CHÚA con lên đường..." "CHÍNH LÚC CHẾT ĐI LÀ KHI VUI SỐNG MUÔN ĐỜI..."(H.4-6)
-Dòng người và hoa tiễn đưa (H.7-8)
-Tranh thủ sẻ chia (H.cuối)

ĐỪNG BAO GIỜ NGỪNG... MƠ ƯỚC !!!

ĐỪNG BAO GIỜ NGỪNG MƠ ƯỚC
De:Thanh Phương
 
chaptaybaby Đừng bao giờ miễn cưỡng việc bộc lộ tình cảm khi mình đang vui, hãy để nó thể hiện một cách tự nhiên. Cũng như khi đang ở trong một tâm trạng xấu, hãy cứ can đảm đối mặt với nó.
Đừng bao giờ nghĩ sự cố gắng của mình như hạt cát trên sa mạc, bởi sự cố gắng luôn làm cho mọi thứ tốt hơn, và rồi mình sẽ ngạc nhiên với kết quả đạt được. Dẫu kết quả là gì thì mình cũng không hối hận vì đã làm hết sức!
Sức của mỗi người cũng có hạn, thế nên đừng để cân nặng của cả thế giới đè lên đôi vai nhỏ bé của mình! (Có 40kg hông biết có gánh được gì ko đây?????)
Đừng nghĩ rằng mình cô đơn nhé! Vì tạo hóa đã ban cho ta đôi tay với những kẽ hở, đơn giản chỉ là để đôi tay khác có thể đan xen vào..... và luôn có ai đó đưa tay cho mình nắm!
Đừng để cơ hội vuột qua tầm tay, không phải lúc nào may mắn cũng đến với mình!
Đừng bao giờ chần chừ thực hiện những sở thích của mình, vì mình chỉ có một cuộc sống để làm tất cả những gì mình muốn! (Lỡ ngày mai bị ai ám sát là khõi ăn kem được nữa, giờ phải tranh thủ ăn cho đã thôi!)
Đừng bao giờ sợ việc cho đi khi mình vẫn còn thứ để cho ! (Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì alnh biết không? Để gió cuốn đi ...... cuốn đi.........đi........)
Đừng quên rằng mình có thể biến ước mơ thành sự thật, điều đó đã được khá nhiều người trên Thế giới chứng minh!
Mình sẽ làm được, làm được và làm được! Đừng bao giờ ngừng yêu thương, ngừng tin tưởng và .... ngừng mơ ước!
Hãy cứ tự nhủ với mình, mình nhé!

THÁNH LỄ AN TÁNG CỐ PHAOLO (Giảng Lễ)




THÁNH LỄ AN TÁNG CỐ PHAOLO (Đoàn đồng tế )




Thứ Hai, 26 tháng 4, 2010

CHÚA IM LẶNG !

KHI NGƯỜI KHÔNG ÐÁP TRẢ
Ai trong các con có bạn hữu nửa đêm đến nhà mình nói: Bạn ơi, cho tôi mượn mấy tấm bánh, vì bằng hữu ở xa tới mà tôi hết đồ ăn rồi.  Người kia ở trong trả lời: Ðừng quấy rầy người ta, cửa đóng rồi, trẻ nhỏ ngủ hết, ai dậy mà lấy cho ông được.  Nhưng nếu họ cứ gõ hoài.  Ta bảo thật, người ấy không dậy mà cho vì tình bạn bè thì ít ra vì họ quấy rầy nên cũng ráng dậy mà lấy cho họ.  Nên Ta bảo cho các con rõ: Vì hễ ai xin, sẽ được, ai tìm sẽ thấy, ai gõ sẽ mở cho (Lc. 11: 5-10).            Chúa bảo tôi đến gõ cửa, ở đấy có chờ đợi.  Ðó là lời xác định của Chúa.  Như vậy, chắc chắn tôi sẽ bắt gặp nếu tôi kiếm tìm, tôi sẽ tìm thấy nếu tôi van xin.
*************************************
            Nhưng trong đời, tôi đã kinh nghiệm một nỗi bận tâm khó hiểu.  Tôi gọi mà Chúa không đáp trả.  Tôi xin mà Chúa không cho.  Có những vực sâu của tâm hồn, có những đêm dài bất an, tôi hướng về Chúa nhưng tôi không gặp.  Tôi không ước mơ những ước mơ lớn.  Tôi chẳng xin sang giàu.  Tôi chỉ xin cho tôi nhẹ bớt khổ đau tâm hồn.  Tôi chỉ xin cho đỡ kéo dài bệnh tật của thân xác.  Tôi chỉ xin Chúa soi cho tôi một ánh đèn khi tôi phải quyết định những vấn đề quan trọng.  Tôi chỉ xin Chúa giữ tôi lại trước đêm đen mịt mùng cám dỗ.  Nhưng tiếng tôi từ vực sâu lại vọng về với tôi trong nỗi vắng.  Những lúc tôi cần Chúa nhất thì Ngài lại bỏ tôi đi xa.  Vì sao Người im tiếng?
 
*************************************
            Ngài im tiếng.  Hay có phải Ngài đang nói mà tôi không nghe?  Ngài chối từ.  Hay có phải cánh cửa đã mở mà tôi không vào vì có vũ tiệc của mùa xuân trần thế ở chung quanh?  Ngài im lặng.  Hay có phải Ngài bảo tôi: Hãy vào sa mạc, hãy ra bờ đá lặng thinh, hãy khép lại bớt cửa lòng rồi con sẽ nghe thấy tiếng Cha.  Nhưng tôi chán những bờ đá vắng vẻ, và tôi đã yêu những vũ tiệc của mùa xuân trần thế ở chung quanh.  Làm sao tim tôi nghe được tiếng con họa mi đang hót khi mà bầy ve sầu đam mê đang kêu inh ỏi trong hồn?
            Ngài thờ ơ.  Hay có phải Ngài không đáp trả vì tôi bất xứng với ân sủng của Ngài.  Chẳng ai có thể trách vì sao không có mặt trời nếu họ cứ sống dưới hầm tối, vực sâu.  Chẳng ai có thể trách vì sao không có bình an nở giữa khu vườn tham lam.  Người cha tốt là người cha đóng cửa nhà mình để đứa con khỏi ngày ngày về lấy gia tài đi hoang đàng, phung phí.
            Vì sao Chúa không cho tôi điều tôi xin?  Ðã bao lần Chúa bắt tôi đi.  Gian nan. Mỏi.  Tôi muốn ghé tạm xuống đường ngồi nghỉ.  Nhưng Chúa biết để tôi ngồi nghỉ, dần dà tôi sẽ nghe theo tiếng nói của đất thấp, tôi sẽ lười biếng đối với tiếng gọi của trời cao.  Tôi trách vì sao Người không cho tôi lập nghiệp trên những ước mơ của tôi, xin làm quê hương trên những ý nghĩ riêng tư của tôi.  Ngài chẳng đáp trả, vì Ngài biết đường dễ dãi sẽ dẫn đến hư đi.  Trong những đêm đen như mù mịt, tôi gõ nhưng cánh cửa chẳng mở.  Phải chăng chỉ có Ngài, Ngài mới biết những gì là tốt nhất cho phần rỗi của tôi. Như vậy, không đáp trả có là dấu chỉ của tình thương?
 
*************************************
            Khi không đáp trả, đấy cũng là một cách trả lời.  Trả lời bằng lặng im nhiều khi lại là câu trả lời thâm sâu và hàm chứa nhiều ý nghĩa.
            Tôi không đến với ai mà tôi biết chắc rằng tôi không thể tin cậy.  Khi đến xin Chúa trợ giúp là tôi đặt niềm tin nơi Ngài.  Nếu đã đặt niềm tin thì sao lại có thể phân vân.  Khi Ngài im lặng như không đáp trả, tôi lo âu, thì đấy là dấu hiệu niềm tin đó không vững vàng.            Niềm tin là lời cầu nguyện để xin được biến đổi.  Như thỏi đất sét tin mình nằm trong tay người thợ lành nghề.  Người thợ gốm biết loại đất sét nào có sức chịu đựng để đúc gạch lót đường, loại nào có thể tạc tượng.  Niềm tin vững vàng là phó thác trong tay người thợ gốm vì tin rằng mình được yêu thương và săn sóc.  Tin vững vàng hệ tại phó thác rằng Chúa là người thợ gốm khôn ngoan và không lầm lẫn trong công trình sáng tạo.  Chứ tin vững vàng không có nghĩa là tin mình sẽ biến đổi được ý định của Chúa để đạt được điều mình xin.  Có những lời xin chẳng bao giờ được đáp trả nhưng lại là một ân sủng thật lớn lao.
*************************************
            Ngày còn bé tôi không biết cầu nguyện thế nào.  Những ngày bom nổ nhiều là những ngày mẹ tôi càng lo.  Mỗi tối, mẹ tôi bảo tôi ngồi lần hạt cầu nguyện cho cha ngoài trận tuyến.  Trong trí óc non dại, tôi cầu nguyện cho cha tôi được bình yên.  Một lằn đạn hiểm nghèo.  Một trái mìn kín đáo.  Ðời sống bếp bênh như treo bằng sợi chỉ.  Chỉ một giấy báo tin thôi, tôi sẽ là đứa mồ côi.  Mẹ tôi sẽ là góa phụ.  Tôi đã thấy nhiều lá cờ trải lên mộ đất.  Tôi đã thấy nhiều chuyến xe nhà binh chở đơn độc một quan tài, người thiếu phụ đội nón trắng ngồi lặng lẽ không còn nước mắt để khóc.
            Rồi chuyện một đêm đã đến.  Chiến tranh đổ xuống trên mảnh đất quê tôi.  Tôi còn bé, nhưng tôi hiểu những nghẹn ngào của người có thân nhân vừa mới vĩnh biệt.  Mưa ướt lẹp xẹp, tôi nghển cổ nhìn qua cửa sổ đông chật người.  Một chiều mưa ảm đạm, lạnh lẽo làm sao.  Mái lá thấp đổ những dòng mưa thảm não.  Tôi vẫn còn nhớ cái buổi chiều xám nặng nề ấy cho tới hôm nay.  Ðôi chân của cậu X. chết nằm sóng sượt trên cái phản gỗ.  Bùn dính lem luốc.  Mợ X. khóc thảm thiết bên xác chồng mới chết trận.  Ai đã bắn chết cậu?  Có phải kẻ mà cậu chưa kịp bắn?
pray A            Tò mò, tôi theo những đứa trẻ khác ra ven rừng xem xác chết.  Những hố bom cày tung đất còn mới nguyên.  Vải băng trắng còn lẫn với xác người chưa kịp thu.  Giữa những xác người ấy, tôi thấy một người nằm chết cong queo, cụt chân vì bom nổ, máu bầm khô bết vào áo đầm đìa.  Mặt cháy đen.  Nhìn kỹ trên khuôn mặt ấy, tôi không quên được là chuỗi tràng hạt vẫn quàng vòng quanh cổ.  Kẻ chết là một bộ đội miền Bắc.  Ðiều làm tôi ngỡ ngàng là bộ đội cộng sản cũng tin vào Chúa như tôi sao?
            Từ ngày đó, mỗi lần giúp lễ, nhìn lên thánh giá mà hồn tôi bâng khuâng.  Tôi thấy Chúa buồn.  Quỳ đây, tôi cầu nguyện xin Chúa chở che cha tôi ngoài chiến trận.  Nhưng người cán binh bộ độ ấy, có thể cũng có một đứa con trai bằng tuổi tôi ở ngoài miền Bắc.  Nó cũng là cậu bé giúp lễ.  Cứ mỗi sáng, mẹ nó cũng đánh thức nó dậy thật sớm để giúp lễ, cầu nguyện cho cha đang ở mãi trong miền Nam heo hút.  Năm tháng bặt tin, chắc chiều chiều, tối tối, mẹ nó cũng rối bời lòng trí, thẫn thờ nhìn về phương Nam, dục nó đọc kinh.  Chúa nghe lời tôi để cha tôi giết họ?  Chúa nghe lời cậu bé kia để cha cậu giết cha tôi?  Cả hai cậu bé đều cầu nguyện, Chúa biết nghe lời ai?
            Tôi không tin là Chúa có câu trả lời.  Tôi chỉ cảm thấy rằng Chúa khó xử ghê gớm lắm.  Chúa trên thập giá như càng thêm đau đớn.  Mỗi lời cầu của tôi là một vết thương cho Ngài.  Mỗi nỗi lo âu của cậu bé ngoài miền Bắc kia làm Ngài thêm khổ tâm.
            Tôi hình dung Chúa như một người cha.  Ðứa con thứ nhất chạy đến: Cha ơi, đưa con dao cho con để con chém nó.  Ðứa con kia chạy lại, sợ hãi: Cha ơi, đừng đưa!  Cha có biết rằng con cũng là con của cha sao?  Và người cha chỉ còn biết đớn đau mà thôi, vì cả hai con đều là con của mình.
            Từ đó, mỗi buổi sáng giúp lễ, tôi thấy Chúa trên thập giá như ngậm ngùi.  Tay giang rộng cứ thêm mãi khổ thương.  Từ ngày đó, trong cái trí óc non nhỏ của tôi, tôi hiểu mơ màng rằng bất cứ hành động nào gây thương tích cho nhau cũng là làm khổ cho Cha trên trời.
 
*************************************
            Lạy Chúa,
            Mỗi khi con cầu nguyện thì cho con biết xin được biến đổi, chứ đừng biến đổi Chúa.  Làm sao con có thể biến đổi sự khôn ngoan của Chúa thành sự vụng về của con.  Khi con nài Chúa làm theo ý con là con muốn đem sự hoàn hảo của Chúa thành những bất toàn giống như của con.
            Con ngỡ tiếng sói sủa là vui tai.  Con ngỡ lời mời của Satan là tha thiết. Con ngỡ trái táo hồng có hương thơm, nào ngờ đâu con có biết sâu độc làm tổ ở bên trong.  Những lời con xin nhiều khi rất đẹp, nhưng chỉ là đẹp theo cái nhìn của con mà thôi.
            Lạy Chúa,
            Xin cho con hiểu rằng có những lời xin mà Chúa chẳng thể đáp trả được.  Và chính lúc Chúa im lặng lại là lúc Chúa đang nói với con bằng ngôn ngữ nhiệm mầu nhất.
 
Lm Nguyễn Tầm Thường, SJ trích trong “Con Biết Con Cần Chúa”

NHỚ VỀ CÙ LAO GIÊNG


MiTây dong rui đường dài
Cù Lao Giêng ghé lại tìm vài “người thân”
Ô hay vắng vẻ vô ngần
Nhà không vườn trống ,cô thân giữa trời
Cha Lâm hỡi,Thầy Khiết ôi !
Khách xa mong thấy nụ cười Phan sinh…
Chân ơi ,vững bước đi tìm
Bên nhà không đón ,ta nhìn bên sông…
Cám ơn Cha Thánh dủ lòng
Cha Bề trên đó, xa trông thấy rồi :
Da ngăm,tóc rối ,bùn bôi
Giữa đòan lao động như người anh em !
Mắt cười,chân rảo,lời kèm :
“Xin chào khách quý ghé “em” bất ngờ… !”
Tim tôi chợt thấy ngẩn ngơ
Cám ơn “Cha Thánh” sẵn chờ “ đứa con” !
Đường về xe chạy bon bon
Lòng ta như thể vẫn còn …nơi kia…!
AnTâmCPS
Thủ đức 12.08.08

CỨ ĐI LÀ CÓ ĐƯỜNG

THANH PHƯƠNG GỮI
CỨ ĐI LÀ SẼ CÓ ĐƯỜNG
benchuaconvungtin Trên con đường đầy chông gai vẫn có những lối đi nhỏ trải hoa hồng mà tôi không thể nào đứng xa nhìn thấy được.
Nhìn thấy cửa chờ của bến phà đang dần khép lại, những người mua vé cùng lượt với tôi cố chạy thật nhanh về phía cánh cửa mặc dù chỗ đó cách nơi mua vé khá xa. Tôi cũng nhìn thấy nhưng lại lắc đầu “Chắc gì họ đã đến kịp vì cửa gần đóng kín rồi mà”, thế là tôi vẫn chậm chạp phía sau và yên phận chờ chuyến phà kế tiếp dù biết trước trời đã gần tối và đường về nhà sẽ càng khó đi hơn.
Không như những gì tôi suy nghĩ, khi cánh cửa gần đóng hết, bác bảo vệ đã điều khiển chậm lại một chút để chờ những hành khách đó đi qua. Lúc này tôi mới cố chạy theo nhưng không kịp nữa rồi. Khi vừa đến nơi và nhìn xuống thì chiếc phà đã rời bến…Bác bảo vệ nhìn tôi tiếc nuối “Sao lúc nãy cháu không đi nhanh hơn một chút…”
Chuyến phà những ngày giáp Tết đông nghịt người, những chiếc xe đủ loại ồ ạt leo lên phà rồi nối đuôi nhau xả ra những làn khói đen xì. Tôi cũng cố len lỏi trong dòng xe tấp nập ấy, khó khăn lắm mới tìm được một chỗ trống để dựng xe gần cầu thang lên xuống cho người đi bộ. Tôi khóa cổ xe rồi bước lên tìm một chỗ ngồi để hít thở chút không khí trong lành. Bỗng một câu hò vang lên khiến tôi nao lòng, đã lâu lắm rồi tôi mới được nghe lại điệu hò quê hương trong một giọng trầm lắng, hiền hòa đến thế, tựa như mặt sông gợn sóng lấp lánh lúc hoàng hôn.
Tôi đưa mắt nhìn xuống biển người phía dưới. Dáng một bà lão gầy còm trong manh áo rách, tay cầm chiếc gậy dò tìm những bước đi chậm chạp thay cho đôi mắt đã mù lòa đang cất giọng hát đậm chất miền quê sông nước. Tiếng hát của bà hòa cùng tiếng gió, nhẹ nhàng chảy vào lòng người những giai điệu ngọt ngào xua đi nỗi tất bật hiện trên khuôn mặt. Giọng hát pha lẫn nỗi buồn về một kiếp người chất chồng bao đau khổ hằn dấu lên đôi mắt vô hồn. Nhưng bà không phải là một người ăn xin, bà đem giọng hát để đổi lấy miếng cơm qua ngày. Người ta nói “kiếp cầm ca” thường vất vả nhưng có lẽ không ai có thể tưởng tượng được thân phận một người nghệ sĩ tài hoa lại lâm vào hoàn cảnh bi đát đến như vậy.
Chuyến phà đông nghẹt đến nỗi nhìn từ trên xuống, tôi không nghĩ là có một khe hở nào đủ cho một người bình thường đi qua trong khi bà lão vừa mù lòa lại ốm yếu. Bà mò mẫm đôi chân trần theo chiếc gậy phía trước, cố len vào dòng người xe. Có lẽ với bà chuyến phà nào cũng giống như nhau vậy thôi, bà chỉ có thể cảm nhận được tiếng người nói chuyện ồn ào để biết người đang ở trên phà nhiều hay ít. Quá đông người khiến bà không thể nào đi nhanh được nhưng có khi phà đông như thế thì sẽ có thêm nhiều tấm lòng tốt giúp bà có được bữa cơm tối trọn vẹn hơn. Không phải ai cũng có tiền lẻ nhét vào túi chiếc áo bà ba sờn rách của bà nhưng khi bà bước tới gần, những người xung quanh liền tìm cách lách xe nghiêng về một bên để nhường đường rồi dắt tay bà lão tội nghiệp bước qua dễ dàng.
Người ta thường nói “Cứ đi là sẽ có đường”, có quá muộn không khi hôm nay tôi mới hiểu được ý nghĩa thực sự của câu nói ấy. Khi nhìn lại quãng đời đã qua, tôi chợt nhận ra mình đã bỏ lỡ biết bao cơ hội. Đôi lúc, tôi thường tự nghĩ nên những suy tưởng cho là hợp lý về những sự việc sẽ diễn ra và cho là nó quá sức mặc dù tôi chưa thử và chưa thật sự cố gắng.
Hôm nay, tôi biết rằng cứ bước đi, lòng dũng cảm ban đầu sẽ cho tôi nghị lực để vượt qua những khó khăn kế tiếp. Trên con đường đầy chông gai vẫn có những lối đi nhỏ trải hoa hồng mà tôi không thể nào đứng xa nhìn thấy được. Cuộc sống sẽ mở ra những cơ hội trong lúc tưởng chừng không còn lối thoát. Hơn nữa, bên tôi còn có biết bao tấm lòng tốt mà họ chỉ có thể mở lòng lúc tôi thực sự cần đến sự giúp đỡ của họ. Phía trước luôn dành riêng một con đường cho những con người không ngần ngại tiến bước.
Tôi bước thật nhanh xuống phía dưới không phải vì phà sắp cập bến mà vì tôi muốn cho bà lão đồng bạc lẻ duy nhất còn lại trong cặp. Bà cách chỗ tôi một khoảng khá xa, tôi nhờ những người đứng gần chuyền tay đồng tiền nhỏ của tôi đến bà lão, họ vui vẻ góp thêm chút ít của mình như để cám ơn người nghệ sĩ già đã giúp họ có được những phút giây lắng lòng, tìm lại chút kỷ niệm trong những câu hò ấm áp tình quê.
Khi mũi phà vừa chạm bến, tiếng còi xe inh ỏi từ phía sau khiến tôi không thể nào dừng lại vì sẽ chắn đường mọi người, tôi không có thời gian để ngoái đầu nhìn lại bà lão lần nữa…Tết sắp đến gần, thời gian trôi đi chất lên đôi vai bà lão biết bao nhọc nhằn. Rồi một năm nữa khi tuổi đời đã cao, bà có còn sức len vào giữa dòng xe cộ đông nghẹt, tiếng hát của bà có còn ngọt ngào đủ để lay động tình cảm những người đi đường hay không…
Bóng bà lão khuất dần sau làn khói xe trắng xóa…

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

TÌM Ý NHIỆM MẦU

(Nhân Lễ viếng Cố PHAOLÔ của CPS)

Chúng ta luôn được mời gọi khám phá những "Ý NHIỆM MẦU" qua từng "VẬT" hay từng"SỰ VIỆC"tầm thường,hàng ngày,hàng giờ....
Nhìn một bông hoa dại long lanh hạt sương bên vệ đường...lòng ta chợt nhảy thót :"NGÀI ĐÓ,CHÚA MÀ TA TÔN THỜ đó!...."

Lễ viếng ngày 25.04 không thể không đánh thức trong tôi những "Ý NHIỆM MẦU":

Ông Cố thương riêng CPS vào giờ phút này !

Cha LONG nói gì với CPS lúc Lễ viếng:
"LH PHAOLÔ ở bên Chúa nghĩ đến Anh Em chúng tôi (con ruột của Ngài ) chẳng lẽ không nghĩ đến Anh Em CPS (là Anh Em thât của tôi !)

Mà cũng lạ :
CPS chuẩn bị tinh thần cho một Thánh Lễ rất đông đúc,nhiều thành phần .nên sau khi Kính viếng, Anh Em rút ra ngoài đường,nhường chỗ cho người khác...
Vậy mà,giờ Thánh Lễ có bốn Cha Đồng tế (Tiệc Nước Trời rất long trọng!) những "kẻ ngoài đường" được mời vào hết,thừa dư ghế ngồi...
Quả là ,sau những buổi tiếp nhiều đoàn đông đúc khác,hôm nay Ông Cố muốn  gần gũi  riêng tư với ACE CPS.

Chưa hết :Sau Thánh Lễ,02 Cha khách còn đó,nhiều sơ đang nán lại... nhưng Cha Long vội ra với CPS ,áo Lễ chưa kịp cởi ..Đúng là Ông Cố đã thúc dục Cha Long (Con trưởng của Ngài) :"Gì thì gì ,hôm nay con hãy đến với Anh EM CPS của con đi...!"

CỐ ơi ! Con chẳng có thể nói gì hơn là:
Chúng con cám ơn Ông Cố !
và Lạy Chúa ,chúng con tạ ơn Ngài
  !!!

LỄ VIẾNG CỐ PHAOLÔ (25.04.2010)




Lần lượt :
-Các Cha đồng tế
-Đoàn CPS
-Phảng phất nỗi đồng cảm (4 hình kế tiếp)
-TRAO và NHẬN Chúa.(02 hình tiếp)
-Bửa ăn thanh đạm ở quán ôn kỷ niệm xưa và chia sẻ tâm tình (02 hình cuối)

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2010

CPS HÀM TÂN GÓP SỨC XÂY DỰNG DÒNG BA

HUYNH ĐỆ ĐOÀN MAXIMILIANO MARIA KOLBE HÀM TÂN

Mở đầu: HĐĐ. PSTT Kolbe Hàm Tân có một giòng lược sử, tuy tuổi khai sinh quá ngắn ngủi, nhưng mang nhiều nét gắn liền với các giai đoạn khai sinh khá thú vị. Xin lược đôi nét căn bản về quá trình hình thành:

1. Về phương diện địa dư: (không gian) HĐĐ PSTT Kolbe được trải rộng trên 5 giáo xứ gồm: Thanh Xuân, Tân Lập, Đồng Tiến, Tân Tạo, Phước An (xem kỷ yếu 25 năm Giáo Phận, phát hành năm 2000 để biết thêm về 5 giáo xứ.)
2. Yếu tố nhân sự tiên khởi mang huyết thống Linh đạo PhanSinh vì:

Khi chưa có HĐĐ PSTT Kolbe, trong 5 Giáo Xứ ghi trên đã có 3 anh chị khấn trọn trong dòng Ba Phanxicô và 1 anh đã nhập gia từ 35 năm:
1/ Anh Phêrô Nguyễn Văn Bảo († 2003) Tân Lập, khấn trọn được 50 năm.
2/ Chị Maria Trần Thị Nghĩa, Phước An, khấn trọn 40 năm,
3/ Anh Phaolô Trịnh Quang Sâm, trước đây thuộc HĐĐ Rôcô, Gx. Thuận Nghĩa, dời cư về Thanh Xuân từ trước 75, khấn trọn được trên 50 năm.
Ngoài ra có các anh em Cựu Phan Sinh (CPS) với con số khá đông (17 người thuộc nhiều lớp tuổi khác nhau).

2. Nhưng để qui tụ về một mối, và hình thành được HĐĐ PSTT Kolbe, thành thật mà nói, tất cả là nhờ anh em CPS Hàm Tân. Những bước khởi đầu, anh em CPS sinh hoạt với mục đích gặp gỡ đồng môn, đem tinh thần linh đạo Phan Sinh quảng bá trong các xứ đạo có mặt của anh em CPS: Gx Phước An, Tân Tạo, Tân Lập, Đồng Tiến, Thanh Xuân. Đặc biệt hằng năm được sự quan tâm về tinh thần của Dòng Nhất, trong những lần gặp gỡ giao lưu với CPS. Cũng nhờ những lần gặp gỡ giao lưu nầy, ACE CPS Hàm Tân mở rộng tầm nhìn, khát khao gieo trồng Linh đạo Phan Sinh Tại Thế vào môi trường thuận lợi ở Hàm Tân. Nhờ sự hăng say của anh em, và nhờ ơn thôi thúc của Thánh Phụ, men Phan Sinh đã thấm vào mảnh đất phì nhiêu vùng Hàm Tân còn hoang hóa…bừng dậy Linh đạo Phan Sinh.
3. Anh Nguyễn Đức Tiến, con chủ bài Cựu Phan Sinh Hàm Tân và một vài anh khác: Đặng Đình Phước, Nguyễn Đức Thu, qua nhiều trăn trở, cố gắng… và điều gì phải đến, đã đến: Cuối năm 1999 ACE. CPS Hàm Tân tổ chức một ngày tĩnh tâm ở Giáo xứ Thanh Hải, ở đó có Cha Phanxicô Assidi Nguyễn Đức Quang, Trợ Úy nhóm CPS Hàm Tân. Khi đến Thanh Hải, ACE mới biết rằng Cha Quang cũng là Trợ Úy của PSTT Miền Phan Thiết. Vì thế ACE CPS nhận ra ngay đây là lúc những khát vọng của mình được may mắn gặp thuận lợi. Cha Quang đã khéo léo sắp xếp để nhóm CPS được gặp một số ACE trong BPV Miền cũng như BPV HĐĐ Thanh Hải. Sau buổi gặp gỡ giao lưu ấy, ACE CPS Hàm Tân mang về một ít tài liệu quí giá, hiếm hoi… Các tài liệu ấy cũng như một số kiến thức Anh Em có được đã thúc đẩy ACE mạnh dạn mượn một căn nhà của AE CPS Hàm Tân làm địa điểm, khởi xướng một buổi gặp gỡ cho 46 người, được mời từ các xứ Tân Tạo, Phước An, Đồng Tiến, Tân Lập, và Thanh Xuân. (Từ đó ra mắt tờ thông tin của HĐĐ Hàm Tân, mang tên là Gặp Gỡ. xin xem một trích đoạn Gặp Gỡ I, ở trang 85, bài của anh Nguyễn văn Báu: "Ngày đầu gặp Phan Sinh")
Buổi gặp gỡ đầu tiên ấy hiện diện Cha Trợ Úy Miền Phan Thiết, Ban PV Miền và đại biểu các HĐĐ khu vực Phan Thiết (Thanh Hải, Chính Tòa, Vinh Thủy). Buổi gặp gỡ ấy đã hạ sinh một "Nhóm tìm hiểu Dòng Phan Sinh Tại Thế" gồm 33 người, một Ban Đại Diện gồm 5 người, nhận những trách vụ giống như một BPV. HĐĐ/ĐP.
Lúc ấy chưa có Vị Trợ Úy, Ban Đại Diện tạm xin Cha Hồ Văn Thiện, Trợ Úy CPS giúp tinh thần cho Nhóm Tìm Hiểu này. Vì thế, ra đời một danh sách như sau:
Nhiệm kỳ Lúc khởi đầu:

Trợ Úy: Lm. Giuse Hồ Văn Thiện
Phục vụ: Anh J.B Đặng Đình Phước
Phó PV: Anh Tôma Đỗ Đình Phái
Thư Ký: Anh Trần Văn Tâm

Thủ Quỹ: Anh Nguyễn Văn Chức
Huấn Luyện: Anh Phêrô Nguyễn Đức Tiến
thành viên 33 người tìm hiểu
Sau lần gặp gỡ ấy, anh em tiếp tục giữ cho các buổi sinh hoạt hàng tháng được đều đặn , mặc dầu không phải là không có rào cản, nhưng anh em tin tưởng nơi Chúa an bài và sự dìu dắt của Cha Thánh Phanxicô, và nghĩ rằng khó khăn sẽ chóng qua. Đúng như vậy. Không lâu sau, anh em đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong Giáo Hạt, và các buổi sinh hoạt được đều hòa hơn. Đức Ông Lê Xuân Hoa, Tổng Đại Diện Giáo Phận đã hết sức ủng hộ; các Cha xứ Đồng Tiến, Tân Lập ủng hộ, và Cha Trợ Úy Hồ Văn Thiện nhiệt tình giúp đỡ. Đặc biệt Đức Ông thường xuyên đến cổ vũ và giảng dạy; riêng Cha Trợ Úy thì hầu như không bao giờ vắng trong các buổi sinh hoạt cũng như nghi lễ. …
Kẻ ở, người đi rồi người đến cũng không ít. Đến ngày 30.9.2000, 23 ACE được tiếp nhận vào Dòng. Nghi thức diễn tiến rất thánh thiêng, trong một Thánh Lễ đồng tế, có Cha Trợ Úy PSTT/VN Irênê Nguyễn Thanh Minh, Cha Trợ Úy Miền, hiện diện trong buổi lễ này, ngoài các Cha cấp Quốc gia, cấp Miền, còn có các Cha mà có giáo dân thuộc xứ mình nhập gia trong ngày hôm đó. Ngoài ra còn có Ban Phục vụ Quốc Gia, BPV Miền cũng như đông đảo các đoàn anh em. Đông hơn hết vẫn là HĐĐ đỡ đầu: Êlizabét Thanh Hải.
Hđđ PSTT Hàm tân hôm nay được như thế này thật là diễm phúc, và đã có con số như sau:
Thành phần Đoàn viên : Cập nhật ngày 15.8.2005:
- Đã khấn 17
- Thời kỳ huấn luyện khởi đầu 06
- Thời kỳ tìm hiểu 05
- Tổng cộng 28
So với tổng số giáo dân toàn giáo hạt, HĐĐ chúng con có một con số rất khiêm tốn.
Nhân sự: Ban phục vụ của HĐĐ qua các nhiệm kỳ
Nhiệm Kỳ I. - 03.12.2000
Trợ úy Cha Jos Hồ Văn Thiện Quản xứ Tân tạo
Phục vụ Anh JB. Đặng Đình Phước Gx.Tân tạo
Phó PV Anh Giuse M.Trần Đình Phẩm Gx. Tân Lập
PTHL Anh Phêrô Nguyễn Đức Tiến Gx. Đồng Tiến
Thư ký Anh Gioan Nguyễn Đức Thu Gx. Tân lập
Thủ quỹ Anh Phêrô Phan Quốc Nghĩa Gx. Phước An
Nhiệm Kỳ II. - 2003 - 2006
Trợ úy: Cha Jos Hồ Văn Thiện Quản xứ Tân tạo Phone 062.870663
Phục vụ: Anh JB. Đặng Đình Phước Gx.Tân tạo Phone 870662
Phó PV: Anh Giuse Nguyễn Hữu Thìn Gx. Đồng Tiến Phone 062.870677
PTHL: Anh Phêrô Nguyễn Đức Tiến Gx. Đồng Tiến 062.871778, Email pductien@pmail.vnn.vn
Thư ký: Anh Gioan Nguyễn Đức Thu Gx. Tân lập Phone. 062.871898
Thủ quỹ:Anh Phêrô Phan Quốc Nghĩa Gx. Phước An , Phone 062.871642
UVTuThư BáoChí Anh Giuse Nguyễn Mão Gx. Tân Tạo, Phone 062.872.41.
Mới đây, Tổ Tân Lập đã tách thành HĐĐ riêng, đang chờ nhận QĐ chính thức, để đáp ứng tình hình nhân sự, anh Thư ký Nguyễn Đức Thu đã chuyển về HĐĐ Tân Lập, nên vào ngày 19.6.2005, Đoàn đã bàu bổ sung anh Phêrô Nguyễn Văn Lập làm thư ký, đồng thời bổ sung UV Phúc Âm Hoá và Xã Hội do anh Phó PV Giuse Nguyễn Hữu Thìn kiêm nhiệm, có 2 anh phụ tá ở 2 tổ là anh Giuse Nguyễn Mão và anh Phêrô Trần Đình Tâm.
Tình Hình Sinh Hoạt Và Hoạt Động :
a) SINH HOẠT NỘI BỘ
- Sinh hoạt định kỳ tại HĐĐ : Mỗi tháng 1 lần vào Chúa nhật Tuần III,. Mục đích để cầu nguyện, nghe giáo huấn của Cha trợ úy để sống Tin mừng theo gương Thánh Phụ, và đồng hành với Giáo hội địa phương. Học Luật và Tổng Hiến Chương hầu giúp nhau thăng tiến đời sống nội tâm, tình huynh đệ của ACE và phát triển ơn gọi. Tỷ lệ tham dự 75%.
- Sinh hoạt định kỳ tại các giáo xứ mỗi tháng tùy hoàn cảnh đời sống của ACE, giáo xứ Phước An tổ chức sinh hoạt 2 lần/ tháng, giáo xứ Tân Tạo 3lần/tháng. ACE học hỏi, chia sẻ Lời Chúa để sống Phúc Âm theo Luật và THC của Dòng, và cũng là để đồng hành với Giáo Xứ, Giáo Hội.
- Ngoài ra HĐĐ còn tổ chức tĩnh tâm trong các Mùa Vọng, Mùa Chay, ngày lễ bổn mạng của HĐĐ và nhất là dịp mừng lễ Thánh Phụ 4/10.
- Tham dự thánh lễ hằng ngày và chầu Thánh Thể. ACE thường xuyên tham gia các giờ kinh nguyện, thăm viếng, phúng điếu, dự lễ an táng và tiễn đưa khi có thân nhân của một hội viên hoặc một Kitô hữu trong giáo xứ qua đời, tham gia kinh nguyện cho bệnh nhân. HĐĐ đã tổ chức tang lễ cho một anh PSTT đã qua đời
- Một số ACE đã tham gia phục vụ trong HĐMV: 2 anh. Giáo lý viên: 5anh chị, BĐH hội Gia trưởng xứ : 2 anh, Bà mẹ công giáo: 2 Chị, Hội Têrêxa: 2 anh chị, Ca đoàn: 3 anh c ị, Legio: 2 anh.
b) HOẠT ĐỘNG NGOẠI VỤ
- Tham gia tích cực các công tác truyền giáo cũng như xã hội, như xây dựng nhà tình thương, thăm viếng ủy lạo các trung tâm Xã hội.
Hiệu quả công tác:
1-Phúc âm hoá
- Trong 4 năm qua, đã có gần 20 gia đình được đem về với Giáo Hội, một phần công không nhỏ là nhờ ACE âm thầm tìm kiếm, giới thiệu và hướng dẫn. Công việc tìm kiếm có hiệu quả khả quan đang tiến triển tốt đẹp.
- Nhóm Giáo xứ Tân Tạo 15 thành viên (6 người đã khấn) cùng với Giáo xứ đến khu vực lương dân vùng phi trường (cũ). Nhóm đã giới thiệu được 2 gia đình và đã nhâp Giáo hội; Giáo xứ đã tổ chức nghi thức Rửa tội long trọng trong Thánh lễ Chúa nhật IV mùa Vọng 2004, gồm 10 người. Hy vọng và tin tưởng rằng được Chúa giúp sức để không dừng lại với con số này.
- Nhóm Gx Đồng Tiến gồm 3 thành viên (2 đã khấn, 1 chuyên tập) nhưng có lẽ việc truyền giáo vượt trội hơn, nếu tính theo tỷ lệ thành viên của nhóm, Ngoai những gia đình mà Gx đưa về trong năm 2004, anh Phó PV đã tìm về cho GH, 3 gia đình (6 người) dạy giáo lý cho họ và đã được Ban Truyền Giáo của Gx tiếp nhận, Cha Quản xứ cử hành nghi thức rửa tội long trọng. Mới đây, ngày 117.8.2005, Cha Quản Xứ đã rửa tội cho 7 thành viên của 1 gia đình về với Giáo Hôi, nhờ việc dạy Giáo lý của Anh Em PSTT.
- Nhóm Giáo xứ Phước An 11 thành viên (tất cả đã khấn) đa phần tuổi cao, nhưng đã cùng song hành rất tích cực với Giáo Xứ xây dựng 1 họ đạo mới : Họ Phêrô Láng Đá. Nhóm rất cố gắng từng bước thực hiện lý tưởng giới thiệu Chúa đến một vùng mà tất cả là lương dân, nay đã có 19 gia đình tòng giáo, với nhân số 40 người .Tổ Phước an đang nỗ lưc trong công tác Phúc âm hoá và làm việc xã hội.
- Giáo xứ Thanh Xuân chỉ có một thành viên đã khấn trên 50 năm. Tuy tuổi cao, cũng đã đồng hành với H?? trong lời cầu nguyện và hy sinh chia sẻ vật chất, vâng theo lời dạy của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
2-Xã Hội
- Góp công góp của xây dựng 3 ngôi nhà tình thương tại Giáo xứ Tân Lập do HĐMV Xứ giao, Góp công và chút ít vật liệu để xây dựng một ngôi nhà tình thương tại Giáo xứ Tân Tạo, do Cha Xứ và HĐMV giao thực hiện. Toàn bộ kinh phí của
- Cộng tác với các Sr MTG cộng đoàn Micae Đồng Tiến trong việc di dời các Hài cốt bị lãng quên đem về Nghĩa trang Giáo Xứ.
- Trong 3 năm, 6 lượt thăm viếng và ủy lạo trung tâm khuyết tật khiếm thính tại giáo xứ Tân Lập, khiếm thị tại giáo xứ Phước An,
- Thăm các gia đình già cả neo đơn, giúp đỡ các em học sinh nghèo, tặng sách vở cho các học sinh tụ điểm truyền giáo Tân Tạo, thường xuyên thăm hỏi nhiều gia đình lương dân,
- Góp công góp của khi giáo xứ xây dựng nhà thờ, nhà xứ, hội trường và sửa sang đường sá, làm sạch môi trường (đặc biệt là làm hàng rào Trung Tâm Thánh Mẫu Giáo xứ Phước An)
- Phân phối tờ Huynh Đệ Phan Sinh, hầu giúp ACE học hỏi các đề tài và hiệp thông sống tình huynh đệ qua trang tin. HĐĐ Max.Kolbe đã thực hiện được 9 số Gặp Gỡ trong các dịp lễ lớn trong 3 năm, trao đổi kinh nghiệm và tin tức trong Miền.
- Cộng tác với Cha Trợ Úy miền từ tháng 11/2003 phổ biến lá thư Phục Vụ hàng tháng, giúp ACE toàn miền sống Tin Mừng cách cụ thể hơn, nâng cao tinh thần phục vụ và sống chia sẻ hiệp thông chặt chẽ hơn.
- Nói chung với lời kinh Hòa Bình của Cha Thánh ACE cố gắng từng bước thực hiện.
Thuận lợi và khó khăn chính:
Nhờ sự ưu ái của hai Đức Cha trong mấy năm gần đây, đặc biệt nhờ sự dìu dắt của Cha Trợ úy Miền Phanxicô As. Nguyễn Đức Quang và Cha Trợ úy HĐĐ Giuse Hồ Văn Thiện, chúng con ngày càng cảm nhận yêu mến Dòng hơn, đời sống nội tâm của đa số ACE ngày càng đổi mới. Qua việc ACE thực hiện các giờ kinh nguyện, chia sẻ Phúc Âm, những buổi sinh hoạt, đồng thời còn mạnh dạn tham gia các công tác tại các giáo xứ, nhất là việc tông đồ truyền giáo và tái truyền giáo, đem tới thành quả là lan tỏa thêm 3 HĐĐ : HĐĐ Thánh Gia thuộc giáo xứ Gio Linh và Cù Mi (28 ACE đã khấn), HĐĐ Piô Năm Dấu thuộc giáo xứ Thánh Linh (đã nhập Dòng) và chịu trách nhiệm huấn luyện cho HĐĐ Têrêxa Calcutta thuộc giáo xứ Hiệp Đức (do HĐĐ Thanh Hải đỡ đầu).
Bên cạnh những điều tốt thì vẫn còn những tồn tại cần khắc phục.
- Sinh hoạt định kỳ, sĩ số chưa đầy đủ,
- Một vài ACE vẫn còn nặng cái tôi, tính khiêm hạ kém, tình huynh đệ chưa thực sự chân thành.
- Ngoài ra còn một nguyên nhân khác ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt HĐĐ :
- Kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn,
- Tuổi cao sức yếu kiến thức, trình độ học vấn rất giới hạn, hoàn cảnh sống tại thế của mỗi đoàn viên lệ thuộc rất nhiều về thời giờ chăm lo gia đình của từng ACE; không gian sinh hoạt xa, phương tiện đi lại hạn chế. Tất cả những lý do trên đã ảnh hưởng không ít đến kế khoạch phát triển HĐĐ về nhân số và tính đồng bộ. Tình trạng này hiện nay chiếm một phần ba nhân sự.của HĐĐ Kolbe.
- Việc đòi hỏi mỗi người Phan Sinh phải học và sống Tin Mừng, học về Giáo Hội, về Dòng, là những thách đố không ngừng, nên cũng cần một ít "chất xám" nhất định để tiến đồng bộ.
- Xét về phương diện Kitô hữu, hầu hết ACE đều là người giáo dân trưởng thành và luôn hoàn thành tốt mọi công tác đoàn thể của mình trong giáo xứ như: Thành viên Hội Gia trưởng, Mẹ Công giáo, Ca đoàn vv… Trong khi đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ Công Giáo tiến hành trong xứ đạo và những nghĩa vụ như người giáo dân khác. Trong tâm tình phó thác, âm thầm lặng lẽ, ACE đã mạnh dạn bước thêm một chặng đường mới: Dòng Phan Sinh Tại Thế.
Phương hướng tới:
- Tìm cách khắc phục về việc Huấn luyện để "chất Phan Sinh" ngày càng thể hiện trong các ACE, hầu sự phát triển Dòng tại mỗi giáo xứ không bị trì trệ.
- Tham gia tích cực công tác truyền giáo, tái truyền giáo mà Giáo hội địa phương đề ra, nhất là trong Năm Thánh Truyền giáo.
- Chuẩn bị gần cho việc tách đoàn ở Giáo Xứ Tân Lập, và chuẩn bị trong 2 năm để tách ACE Phước An thành HĐĐ/ĐP riêng.
Trong tin yêu, trong hy vọng, chúng em xin nhận được lời cầu nguyện và chỉ bảo của các anh chị đi trước, hầu chúng em ngày một thăng tiên hơn. Xin chúc BÌNH AN VÀ THIỆN HẢO
Tm. Ban Phục vụ HĐĐ
Giuse Nguyễn Mão (UV Tu Thư Báo Chí)