Thứ Năm, 27 tháng 8, 2009

TU RA...(Phần 1)

(bài do Anh NGUYỄN TRỌNG ĐA Lớp 59 TĐ gữi )
Chuyển Hướng Đời Tu Sang Đời Thường
(“Tu Xuất”): Một Vị Thế Đặc Biệt.

Đỗ Hữu Nghiêm,
Cựu Tu Sinh Dòng Tên (1959-60)
Cựu chủng sinh Hà Nội (1948-1960)

Từ Một Sự Kiện Thực Tế

1. Trong quá trình đào tạo các linh mục tu sĩ nam nữ, việc chuyển hướng đời tu là một điều đương nhiên mà nhà giáo dục chủng tu viện nào cũng tiên liệu. Cứ xem tỷ lệ những người được huấn luyện và những người tiếp tục đi theo con đường trở thành linh mục tu sĩ thì rõ.
Nhưng thái độ của cộng đồng dân Chúa (người huấn luyện trong chủng viện, các chủng sinh, thân nhân gia đình, và giáo dân, …) đối với thành phần “tu xuất” này không đồng nhất tùy theo quan điểm của từng thành phần có cá tính và trình độ đạo lý, học vấn cùng nhận thức giáo dục nhân bản khác nhau.
Từ lâu trong Giáo Hội Việt Nam, người ta, từ phía nhiều giáo dân cũng như từ chính hàng ngũ nhiều linh mục tu sĩ, đều có một thành kiến đối với những người chuyển hướng đời tu sang đời sống của một tín hữu bình thường. Thành kiến đó nằm ngay trong từ ngữ “tu xuất” mà người ta thường gọi một cách đầy mặc cảm. Thành kiến đó dường như đã trở nên một cách nhìn truyền thống trong giáo hội, khá phổ biền dưới con mắt của cá nhân, gia đình, cộng đoàn tín hữu cũng như nhiều, nếu không muốn nói là nhiều linh mục và nam nữ tu sĩ.

2. Về phía những thành viên tu trì có trách nhiệm đào luyện, có khi bằng lời nói, nhưng rõ rệt nhất như thể hiện trong cách ứng xử của Giám Đốc Chủng Viện hay cách ứng xử chung của nhiều cha giáo, như muốn cấm đoán hay cảnh giác các cựu chủng sinh đã chuyển hướng ra đời thường, trở lại thăm viếng hay tiếp xúc lại những chủng sinh đang học hay ngược lại. Ban Giàm Đốc chủng viện dường như dè chừng, thận trọng trong việc tiếp xúc với những người đã chuyển hướng đến tham lai chủng tu viện.
Trong tầng lớp những người chuyển hướng còn phân biệt những người bị Ban Giám Đốc loại bỏ vì nhiều lý do khác nhau: học lực kém, tính tình có xu hướng thế tục hay vì những lỗi phạm không hiển nhiên, …. Có những người tự ý xin chuyển hướng vì không tha thiết với đời sống tu trì, không thích học, hay có hạnh kiểm không phù hợp với các tiêu chuẩn đời sống tu hành, hay những lý do cá nhân mà chỉ có chính bản thân đương sự mới biết. Chính thái độ này đã tác động đến tình cảm và thái độ nói chung của cựu chủng sinh đối với chủng tu viện đã góp phần đảo luyện nên nhân cách họ.

3. Nhưng dường như trong một giai đoạn, chủng viện dường như không xét một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng đến xu hướng có dấu hiệu đồng tính. Người viết còn nhớ câu nói của Linh mục Giám Đốc chủng viện Hoàng Nguyên; “Nunquam duo simper tres” để dè chừng các chủng sinh kết nghĩa riêng. Xu hướng này tuy nhiên thể hiện rõ nét ở nhiều đại chủng sinh về thực tập trong tiểu chủng viện, hay những chủng sinh lớn tuổi hơn đối với các chủng sinh nhỏ bé có dáng dấp yểu điệu hay xinh xắn như một thiếu nữ. Những người đó có thể một cách nào đó công khai, hay có thể lén lút tiếp tục suốt đời tu bất đắc dĩ.
Nhưng có những người có hành vi “kết nghĩa riêng” mà những người đồng lớp chứng kiến rõ ràng, nhưng không biết nói cùng ai, vì biết đâu có khi Ban Giám Đốc không tin những chủng sinh nói thật đó. Nhất là giữa các cựu chủng sinh và cả các chủng sinh đang theo học, người ta bàn tán xôn xao ngấm ngầm với nhau về tình trạng “con ông cháu cha” trong môi trường tu trì.
Một cựu chủng sinh gặp Linh mục Gastine trình bày về trường hợp một linh mục nọ đã có hạnh kiểm bất xứng khi quản nhiệm một xứ đạo, thì được Linh mục đó trả lời:
 Nếu ông nói với tôi từ trước, tôi đã đề nghị ngưng truyền chức linh mục cho người đó.” (sic)  
Có những người tiếp tục đời tu, đã được tiến cử làm linh mục, nhưng đã bị vướng mắc vào hành vi đồng tính hay kéo lê cuộc sống hôn nhân vụng trộm hai mặt khi đang làm linh mục mà tín hữu biết rõ nhưng không muốn tố giác, vì sợ bị cộng đoàn hay chính cha xứ coi là nói xấu các giáo sĩ, nói xấu mạ lỵ giáo hội cùng các Đấng làm thầy!.  

4. Về phía gia đình của chủng tu sinh đã chuyển hướng ra đời, thành kiến hay mặc cảm đó còn nặng nề đến nỗi có chủng sinh từ chối tham dự lễ kỷ niệm ngày qua đời của một giám mục nọ, từng là giám đốc một tiểu chủng viện.
Điều đó chỉ được tâm sự huỵch toẹt giữa nhiều cựu chủng sinh đã chuyển hướng mà không hề được nói ra cho các cha giáo hay người có trách nhiệm trước kia ở chủng tu viện biết. Chính đương sự nói câu đó đã thực sự không có mặt trong buổi họp mặt nọ.
Một chủng sinh chọn gia nhập một dòng tu, nhưng sau thời kỳ probatio đã thấy rõ mình hơn, và quyết định xin ra khỏi tu viện. Nhưng khi về gia đình, mới thấy rõ ý đồ và ước mong lệch lạc của gia đình: “Chú này muốn ra đời, nên vào một dòng tu khó hơn và lấy lý do đó mà xin ra đời dễ dàng. Giá cứ chịu khó tu triều, thì chú ấy làm linh mục vừa sung sướng, mọi người chảo hỏi, làm vinh danh cho cả dòng họ và gia  đình và bản thân mình ăn trắng mặc trơn sung sướng!
Có những chủng sinh mắc tật đồng tính, kết nghĩa riêng với nhau lúc sống trong chủng viện đã làm linh mục, nhưng kéo lê cuộc sống linh mục, thậm chí trong hàng ngũ đó có những người được đề cử làm giám mục (!)một giáo phận nọ cho đến nay mà không ai tiết lộ!
Thành kiến đó tạo ra một tình trạng có thể bất bình thường, chứa đầy mặc cảm, rất tai hại, từ lâu cho nhiều người thuộc nhiều thành phần xã hội và giáo hội khác nhau.

HN 11.jpg 20K  
            Di Tích Khu Nhà Thờ Tràng La Tinh Thánh Phêrô Hoàng Nguyên Hiện Nay

Thành kiến còn bắt nguồn sâu xa từ ý đồ của nhiều thành phần phụ huynh chủng sinh. Họ có quan niệm:  Gửi con cái vào học chủng tu viện, không làm linh mục tu sĩ thì cũng thành người có tương lai, có học vấn, và có địa vị xã hội nào đó khi không thành công làm linh mục tu sĩ vì điều kiện của gia đình đó khó có thể tài trợ giáo dục một người như vậy
Tham vọng sâu xa lệch lạc ấy khiền trong giáo hội có người quan niệm tác động đến bản thân người làm linh mục và dòng họ. Những người ấy coi chủng tu viện như một chỗ tiến thân cho những người trong dòng họ.”Một người làm quan cả họ được nhờ, một người làm linh mục cả họ được tiếng thơm”. Nhân cách con người vì thế lại nẩy sinh một mâu thuẫn là đáng lẽ làm linh mục để phục vụ người khác, thì việc nâng cao học vấn qua quá trình tu hành lại thay đổi địa vị một người được giáo dục, trở thành một người được tạo điều kiện tiến thân trong nấc danh vọng mà nhiều người trong dòng tộc mong ước:”không làm quan ngoài đời, thì cũng làm quan trong đạo cũng được”.
Nhiều làng xứ tổ chức vinh qui bái tổ các tân linh mục một cách trang trọng linh đình. Tập quán đó, khởi đầu là tốt đẹp một cách nào đó, nhưng góp phần xa gần làm nên cách ứng xử quan liêu thiếu khiêm tốn của nhiều linh mục và giám mục. Nó làm cho ý nghĩa hy sinh và phục vụ của đời sống thánh hiến giảm bớt đi nhiều.
Về phía cộng đồng dân Chúa, người giáo dân có thể vừa kính trọng vừa nghi ngại trong một trạng thái tâm lý pha trộn phức tạp, tùy theo thái độ của người ở vị trí lãnh đạo trong giáo xứ.

Về phía bản thân cá nhân, những người chuyển hướng đời tu mang một thứ mặc cảm tự ti tội lỗi thấy chuyển hướng đời tu sang đời thường, dù bất cứ lý do nào, là không đáp lại ơn gọi của Chúa. Dù “Chúa gọi thì nhiều mà chọn thì ít”, vẫn mang mặc cảm “ăn hại công của giáo dục” ở nhà Đức Chúa Trời, hay chỉ chủ ý vào chủng tu viện để lợi dụng điều kiện học vấn do cộng đoàn tín hữu đóng góp cho quỹ đào tạo chủng viện của Giáo Hội.
Những người tiếp tục đời sống tu hành phần nào mặc cảm tự tôn vì coi là mình được Chúa chọn, dù khả năng kém cỏi, và đi đúng con đường ơn gọi làm linh mục và trở nên có học vấn và thánh thiện tối thiều để được chọn tiến cử tiếp lên chức linh mục hay chấp nhận đời sống tu sĩ.

Vị Trí Cùa Người Chuyển Hướng Đời Tu

Vị Thế Trần Gian Của Một Số Cựu Tu Sĩ
Sau khi đã chuyển hướng và cố thích ứng với đời thường, bản thân người viết và những người đồng cảnh ngộ đã làm nhiều nghề nghiệp để sống còn chứng kiến nhiều người cũng làm như thế. Họ bươn chải làm đủ thứ nghề nghiệp khác nhau như những người bình thường sống ở trần gian.
Ở trong quân đội, họ là quân nhân, sĩ quan các cấp, tướng lãnh… Ở trong thương trường, họ buôn thúng bán mủng, bơm bán mực bút bi, chủ quán phở,… Trong những nghề nghiệp có địa vị xã hội như bác sĩ, dược sĩ, y tá, công chức, thưng nghị sĩ, dân biểu, đốc phủ sứ, tham sự hành chính, luật sư, giáo sư đại học, giáo sư trung học, kinh doanh ngân hàng, doanh nhân, ký giả, biên tập báo, nhà văn, làm những nghề không tên, …
Nhưng điều đặc biệt của những anh chị em chuyển hướng đời tu, chính là anh chị em ở giữa những nấc thang cuộc đời, nửa tu hành nửa thế tục, khiến anh chị em đó một phần nào hiểu biết đời tu và tâm sinh lý thói quen, luật lệ, cách sống người đi tu, … Trong đời tu, cũng có những phán đoán thiên vị như “con ông cháu cha” ở ngoài đời theo hệ thống linh tông. Nhưng anh chị em đã chuyển hướng ra đời, nên cũng hiểu đới và cố thích ứng với đời phần nào, nhưng vẫn mang nhiều lăng kính phán đoán, như khi còn ở đới tu.
Những anh chi em “dở ông giở thằng” ấy thể hiện một trạng thái khó mô tả. Không được đào tạo để sống ở thế gian mà phải sống giữa thế gian. Không được đào tạo để sống đời sống gia đình mà phải dấn thân làm vợ, làm chồng, làm mẹ làm cha, làm bà nọ ông kia một cách không hoàn toàn đúng điệu thế gian. Vì thế cách nghĩ cũng như cách làm  cũng lạ đời, tu không ra tu, đời không ra đời, khiến cho nhiều người phải lúng túng trong cách xưng hô, có cách sống nóng không ra nóng, nguội không ra nguội!
Họ khó thấy rõ hoàn toàn bổn phận của kẻ làm cha mẹ hay làm một thành viên (con cái anh chị em, chú bác cô dì..) trong gia đình thế nào, khi đã chuyển hướng ra đời, nhất là đối với những anh chi em lận đận lâu dài và muộn màng trong dòng đời tu.Tâm lý đó không giống như những người ái nam ái nữ, đồng tính luyến ái ngày nay. Nhưng về tâm lý có những trạng thái kiểu noltalgia đối với đời sống tu trì: mong ước một linh mục thực sự trong mọi hành vi ý nghĩ, nhưng thực tế đã là người có gia đình đang sống với vợ con!
Những Thái Độ Phản Ứng Hư Ảo Điển Hình Khác Nhau

Có nhiều biểu hiện và nguốn gốc của tình trạng này. Ở trong giáo hội trong các cộng đồng dân tộc khác, tình trạng này cộng đoàn tín đồ ứng xử thế nào người ta chưa biết rõ đầy đủ. Có thể chứng minh tình trạng ứng xử đó qua nhiều câu truyện có thực được ghi lại trong lịch sử, như:
1. Truyện Thầy Lazarô Phiền
Tình hình hoàn toàn khác ở Truyện thầy Lazarô Phiền. Thầy Phiền sinh năm 1847. Mẹ thầy chết năm 1850, lúc thầy mới ba tuổi và bố thầy hơn 46 tuổi. Năm 1860, thầy nghe Tây đánh chiếm thành Gia Ðịnh. Năm 1862, bố thầy mất khi Tây lấy Bà Rịa. Năm 1864, sau một năm rưỡi học chữ quốc ngữ, thầy vào học trường La Tinh. Năm 1866, thầy học trường d’Adran. Năm 1870, thầy đi thi tại Sài Gòn, mấy tháng sau được cử làm thông ngôn và lấy vợ. Thầy nhận được bức thư đề ngày 14 tháng 8 năm Tân Mùi, tố cáo vợ thầy ngoại tình với bạn là Vêrô Liễu. Hơn một tuần lễ sau, thầy sát hại người thầy cho là tình địch. 15 ngày sau đó, thầy đầu độc vợ. Giữa năm 1873, vợ thầy chết, thầy đi tu. Năm 1882, thầy được phong chức. Ngày 7 tháng 1 năm 1884, thầy mất. Năm sau, 1885, tôi, người trần thuật, viếng mộ Lazarô Phiền. Thật như một bản khai sơ yếu lý lịch về con đường lắt léo oan nghiệt của đời tu.
Tuy là một tiểu truyện, được hư cấu và tiểu thuyết hóa, nhưng cũng phản ảnh đến mức độ nào thực tại xã hội khi đó.

2. Hồi Ký “Đời Một Phóng Viên”

Tự sự Chân Thành bộc trực của Văn Bia, tác giả hồi ký “Đời Một Phóng Viên”.
Trong Lời Tựa Cuốn Sách “Đời Một Phóng Viên” Của Văn Bia, Nguyễn Vi Khanh Đã Giới Thiệu:

Văn Bia không viết hồi ký lịch sử, không phân tích chính trị cũng không cá nhân hóa lịch sử, không tìm cách "làm lịch sử" như các tác giả hồi ký khác! Ngược lại ông như chỉ muốn làm nhân chứng, như đã từng sống, sống một cách thoải mái tự nhiên một mảnh lịch sử. Ở đây là kinh nghiệm sống của một cá nhân trong lòng một tập thể. Bắt đầu từ thập niên 1940, cậu bé Lê Văn Bia tự biết không thể đi tu, nhưng vẫn vâng lời song thân đi tu.”
Ta hãy nghe chính đương sự tự bạch:
[« Hai năm đầu ở trong nhà dòng, tôi vẫn chưa biết gì về tình dục. Tắm rửa còn không dám đụng chạm tới bộ phận sinh dục của mình vì Sách Phần (dạy giáo lý căn bản) có dạy rằng ''Cấm rờ mó đến chỗ dơ dáy của mình và của kẻ khác''.  Dì Phước đã dạy chỗ đó là chỗ dơ dáy.
Ðến khi chỗ đó đóng một lớp trắng cứng ngắc như thạch cao kẹt giữa quy đầu làm độc đau đớn quá, tôi phải đi thú với cha linh hồn tôi là cha giám đốc Larouche.  Nhờ bị vụ nầy tôi mới được dạy dỗ luôn vấn đề sinh lý.  Cũng vừa đúng lúc sắp có biến cố mới, thật to tát của đời tôi.
Trong một đêm nằm ngủ bị sưng ngứa chỗ đó, tôi thò tay gãi thì xảy ra một chuyện làm tôi hoảng hồn, tưởng máu me gì trong người tôi bị bứt đứt mạch bật búng ra.  Tôi lo sợ chắc tấm trải giường đỏ tùm lum.  Ðó là kinh nghiệm lần xuất tinh đầu tiên của tôi, lúc ấy mới mười một tuổi.
Ðời tu học của tôi gặp trắc trở từ đây.  Vì cho rằng đời tu sĩ phải trong sạch mà tôi thì đã bắt đầu dơ nhớp.  Việc bị tình dục quấy nhiễu thì tôi cho là bị ma quỷ cám dỗ và tôi đã yếu đuối sa ngã.  Tôi thèm giao hợp đến mức nếu có người nữ thì tôi ôm ấp làm tình suốt sáng chiều hôm chưa đã.
Tôi phải thỏa mãn bằng cách thủ dâm.  Mà thủ dâm theo Giáo Luật đạo Công Giáo là tội trọng phải sa hỏa ngục.  Tôi xưng tội với cha linh hồn, chịu nhận mình không còn trong sạch để cầm Chén Thánh.   Cha an ủi tôi rằng tuy tôi không xứng đáng nhưng ăn năn thì Chúa tha thứ và vẫn chấp nhận tôi theo chân Người.  Sau nầy vô bưng biền chiến đấu dầu gian truân khổ sở mấy thấy không nhằm nhò gì so với cuộc tranh đấu chống đòi hỏi nhục dục trong tuổi dậy thì của tôi.

Thói Quen « Thủ Dâm » Không Thích Hợp Với Đời Tu

Cởi áo dài đen tu sĩ và mặc vào bộ đồ bà ba đen du kích quấn thêm chiếc khăn rằn là hai biến cố quan trọng trong đời tôi dồn dập nối tiếp nhau.  Rời nhà dòng yên tĩnh trở về sống trong vòng khói lửa mịt mờ là thoát một trận chiến lý tưởng ác liệt kéo dài vô tận để tham gia một cuộc đấu tranh dữ dằn không kém nhưng thực tế và rõ ràng thấy có ngày thắng trước mặt.  Bỏ trận chiến với tình dục đi kháng chiến chống thực dân Pháp.
……………………………………………………………
……………………………………………………………

Ngày tôi đoàn tụ với gia đình, thấy trong sự đón tiếp vui mừng của ba má và anh chị em tôi có thoáng một nét buồn không giấu giếm được, nhứt là trên gương mặt của má tôi, người mà thường, và có lẽ duy nhứt, khóc nhớ tôi trong những năm dài tôi đi tu xa nhà.  Tôi biết hạnh phúc lớn nhứt trong đời má tôi mà tôi cũng đã quyết tâm đem đến cho người, không phải chức được làm mẹ ông Cố (có con làm linh mục), mà là muốn được trên giường chết có người con làm cha ban phép bí tích cuối cùng.
Má ơi, những lời con viết sau đây trong Hồi Ký nầy, con không thể nói ra lúc đó để cho má biết rằng con của má không làm cha (linh mục) được, nhưng nhứt định là có một đời sống xứng đáng không thua một ông cha.  Bây giờ con tin Má, ở cõi thiêng liêng, thấy rồi.
Hình như để an ủi má tôi hay cho chính tôi khỏi mặc cảm vì chữ tu xuất, nhiều bà con ngồi bàn chuyện tu hành, phê phán lối tuyển chọn quá khắt khe ''kêu nhiều gọi ít''.  Tất cả 24 trẻ trong họ đạo ra đi tu một lượt với tôi, tôi là một đứa cứng cựa nhứt, cuối cùng cũng trớt quớt. 
Chú Sáu tôi nói:
-  Họ sàn gạo bằng rổ mương, có hột gạo cội nào bằng hột mít cũng lọt. Ở miền quê dùng vần sàn để sàn gạo cho tấm cám rơi xuống nia. Thóc tụ vô giữa hốt đi còn lại gạo.  Rổ mương to bằng đầu người, cũng đan bằng tre như vần sàn nhưng lỗ to thọt ngón tay cái qua lọt, dùng để hốt sình và tát cá.  Cho nên có đem rổ mương dùng sàn gạo thì hột gạo cội phải to hơn hột mít họa may mới không lọt. 
Thứ hạt gạo cội được tuyển chọn làm tu sĩ đúng là phải lớn hơn hột mít, có ai thấy được trên cõi đời nầy không?  Lớp tôi học tu cả thảy sáu chục đứa, hay lắm mới có bốn đậu làm cha là các cha Do, Quế, Phú và Antoine Phúc.  Tôi bái phục bốn cha nầy phải là siêu nhân.  Sống được đời thật sự trái thiên nhiên thì đâu phải là người thường.

Ðể diệt dục là làm tiêu tan được một thứ nhu cầu như ăn uống, các vị tu sĩ thường xuyên hãm mình đánh tội.  Mỗi tối Thứ Sáu, tôi nghe trong phòng các cha vang lên tiếng roi đánh tróc tróc, được biết là họ đang đánh tội.  Trong ngày, mặc dầu bận rộn việc dạy dỗ, vào những khoảng giờ nhứt định, các cha phải cầm sách Kinh Nhật Tụng đọc hết hàng chục trang Giáo Luật qui định, cho khuây khỏa lãng quên nhu cầu yêu đương xác thịt.  Như vậy họa may mới giúp họ giữ mình được "trong sạch".
Ngay trong tiêu chuẩn chọn lựa cũng là cả một việc mâu thuẫn.  Phải vừa hoạt bát năng nổ đầy sinh lực vừa kém đường sắc dục mà điểm để dễ nhận xét là không mê thích người nữ.  Hậu quả của cách tuyển chọn nầy, theo một cuộc điều tra vừa rồi ở Mỹ cho thấy đa số cha thầy thuộc loại không ưa phụ nữ thật vì họ là loại đồng tính luyến ái.  Bao nhiêu linh mục can tội kê gian với học trò giúp lễ. 
Phải dùng cách hành xác khắc khổ, dồn ép quá mức hay chăng mà tôi thấy có cha Galipau nổi cơn điên vứt bỏ quần áo chạy trần truồng ngoài đường, phải đưa về Canada, sau đó hồi tục cưới vợ trở lại bình thường.

Không Hy Sinh Tình Yêu Nam Nữ Cho Tình Yêu Vị Tha Hơn

Tôi còn được biết, trong khi tôi xuất dòng thì có bạn tôi là Trần Ngọc Phan, hiện sanh sống tại Boston (Massachusetts), cũng người Saigon, vào tu sau tôi ít năm, đến chức thầy mà tình ái lai rai ướt át với một nữ sinh Huế.  Nhà dòng có cẩn thận, mỗi khi cho ra ngoài như hội họp làm việc công cộng với trường khác như trường nữ Ðồng Khánh, bắt phải có hai tu sĩ cùng đi để trông chừng nhau.  Nhưng cả hai xăng tăng (s'entendre = đồng lõa) đi hẹn riêng với gái dài dài. 
Gần đây, anh bạn nầy có kể chuyện cũ, một hôm anh đưa con đi học đến trường Taberd tình cờ gặp một thiếu phụ cũng vừa chở con tới đó, nhận ra anh là người tình xưa, khoảng hai mươi năm về trước.  Nàng không đến đổi thê thảm như trong chuyện ''giọt lệ đài trang'' song rất tiều tụy về phương diện tinh thần.  Tên cô gái Huế trường túc nầy là Ngô Thị Như Hà, có nước da mặn mà và đôi mắt thật đa tình, là tình nhân của Trung Tá Lãng vừa bị chồng nàng là Thiếu Tá Hổ bắn chết. 
Báo chí lúc đó đang khai thác tối đa chuyện tình tay ba nầy, và cả tay tư nữa, vì úp mở cho biết có bóng dáng linh mục Cao Văn Luận sau lưng giai nhân là một học trò cũ có liên hệ thân mật với ông đến mức bị nhiều tiếng xầm xì.
Có lẽ vì nhờ linh mục Luận khi ấy làm cố vấn cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu che chở nên chuyện tranh giựt gái Ðồng Khánh Sông Hương Núi Ngự quá đa tình nầy bằng án mạng được xử gần như chìm xuồng. Phải chi những giờ phút hò hẹn thơ mộng ngắn ngủi trên núi Ngự hay bên bờ sông Hương giữa chú Ðệ Tử với cô nữ sinh Ðồng Khánh năm nào không bị đứt đoạn vì lương tâm tu hành, thì tình duyên nàng ta đâu có trắc trở dài dài từ Huế kéo lê vào Saigon

Đã Tu Hành Mà Chưa Trọn Đường Tu

Có nhiều vị đã được phong chức rồi vẫn lột áo dòng xin hoàn tục. Tôi khâm phục sự can đảm và lòng ngay thẳng của các vị nầy.  Họ đáng trọng hơn các kẻ cố bám víu vào chiếc áo dòng mà làm nhơ bẩn nó, núp dưới nó hay còn lợi dụng nó nữa để làm chuyện tội lỗi còn hơn người thường, như quấy nhiễu tình dục làm chuyện dâm dục với con nít, thông gian với vợ con bổn đạo, cưỡng dâm hãm hiếp dì phước, bà xơ (soeur). 
Tôi không lên án, chỉ vô cùng thương hại cho những kẻ sống giả hình nầy, vì họ chỉ là nạn nhân của Giáo Luật khắc khe.  Trong hoàn cảnh họ, nếu tôi cố gắng tu như họ chắc tôi thành ''ông linh mục Phanxicô Xavie Lê Văn Bia'' bạo dâm hủ hóa còn hơn họ nữa.
Chính Giáo Hội thông cảm tu sĩ không thể thắng nổi bản năng giới tính, nên tha thứ vi phạm nặng nhứt trong ba lời khấn hứa giữ đức Trong Sạch, Khó Khăn và Vâng Lời.  Linh mục ở nơi nào phạm lỗi bị lộ tẩy thì được đưa đi trấn nhậm chỗ khác.  Khi không còn chận cấm được lời tố cáo của tín hữu thì Giáo Hội chịu bỏ tiền bạc ra mua chuộc bít miệng nạn nhân chớ vẫn không trừng phạt linh mục phạm tội. 
Phải công nhận hầu hết các vị linh mục dính líu đến chuyện quấy nhiễu tình dục là những đấng có tài hùng biện và năng nổ, làm việc đắc lực, được nhiều cảm tình.  Song áp dụng giải pháp bao che là dùng tệ hại nầy gia tăng tệ nạn khác mà thôi.
Lúc sống ở Bà Chiểu, tôi thường đi xưng tội với cha Gia-cô-bê Huỳnh Văn Của ngồi xứ ở nhà thờ Gia Ðịnh.  Tội tôi thường xưng, và gần như duy nhứt để có mà xưng, là thủ dâm, vì tội nầy theo Giáo Luật là tội trọng phải sa hỏa ngục đời đời kiếp kiếp. Ghê lắm!  Cha Của sau nầy làm Giám Mục, lần nào cũng khuyên tôi có một câu mà tôi muốn nhắn lại với các vị tu hành đang đau khổ nhọc nhằn, và nhiều đấng phải nhục nhã nữa, vì vấn đề sinh lý phải có của một con người đàn ông mạnh khỏe, là: ''Con hãy lo cưới vợ''.]

Lời Bạt 2001 Hồi Ký Văn Bia Của Võ Kỳ Điền,

“Đọc từng chương, từng chương trong cuốn Hồi Ký, ta được biết, ký giả Văn Bia xuất thân trong một gia đình công giáo thuần thành. Họ đạo Búng là một họ đạo lâu đời nhứt miền Nam, có Á Thánh Gẩm, vị thánh tử đạo đời Thiệu Trị. 
Ký giả Văn Bia được gia đình dạy dỗ giáo lý và cho theo học chủng viện từ nhỏ với ước mong trở thành linh mục, nhưng trớ trêu thay cái thể xác trần tục, nhơ nhớp của con người ông lúc còn trai tráng cản trở chuyện tu hành, việc làm lén lút ban đêm của ông trái với giáo luật.  Ông đã phạm tội gì lớn lao quá vậy?  Ðã bao phen ông lên xưng tội với cha xứ, cái tội tày trời là... thủ dâm. 

   Hình như cho tới bây giờ, ông Văn Bia cũng còn nghĩ rằng hể người dâm dục thì không thể làm linh mục được?  Tôi bèn nhớ tới Kim Thánh Thán, nhà phê bình nổi tiếng Trung Hoa đời Thanh có lần bàn về thầy tu Phật Giáo:  “Nếu làm tì khưu lại được công nhiên ăn thịt, thì mùa hè nấu một nồi nước, dùng con dao bén, cạo đầu cho sạch.”  Hai chữ công nhiên hay quá sức. 
Nhắc tới đây, tôi nhớ ông Văn Bia ghi lời khuyên của linh mục Của:
   - “Con nên về cưới vợ.”  

Thành Kiến Chuyển Hướng Đời Tu

Người ta cho rằng chuyển hướng đời tu ra đời thường là những người không đủ tư cách để đi tu, như nghịch ngợm, vô ký luật, không chịu khó, không vâng phục, chấp nhận hy sinh. Thưc ra nếu có, thì triệu chứng như thế có thể cho biết ơn gọi của người đó là tìm hướng khác.
Kết quả của một cách ứng xử trong quá trình huấn luyện nào đó có thể tạo ra một thành phần tu sĩ chỉ biết vâng phục tối mặt, thiếu cởi mở, đối thoại, hay một tầng lớp người có thành kiến hay mặc cảm lố bịch trong giao dịch với những người không còn tiếp tục tu hành. Đới tu lành mạnh không hề cách biệt, thâm chí khinh rể những người đã chuyển hướng đời tu, ví bất cứ lý do nào, vì một thái độ mặc cảm như vậy tự bản chất của nó đã trái với đức bác ái.

Những nguyên nhân sâu xa tạo ra thành kiến

Hình thành một nếp sống không bình thường

Có lẽ người trong xã hội, nhất là nữ giáo dân càng tỏ ra khúm núm tôn trọng và đề cao chức vụ Linh mục thì người chuyển hướng ơn gọi tu hành càng có vẻ khính dể thù ghét những người bỏ nhà Đức Chúa Trời.
Trong thực tế, một số, có thể đông đảo, linh mục có cử chỉ tỏ ra chấp nhận để người tín hữu có một thái độ cung kính thái quá, như con “xin phép lạy cha”. Chính thái độ âm thầm làm thinh chấp nhận ngôn ngữ hay cử chỉ cung kính thái quá của tín đồ đã củng cố tinh thần “servus servorum” trở thành một thứ venerabilis patronus  như vậy, và những người tu hành trở thành những người có quyền bính trong lãnh vực tôn giáo một cách méo mó
Thậm chí nhiều linh mục tu sĩ được đối xử như thế không những không thẳng thắn phản đối, mà còn có thái độ tích cực hơn như ưa thích được quí trọng như vậy và khuyến khích người tín hữu có cử chỉ và thái độ như thế, nhất là trong những tầng lớp tín đồ ở thôn quê, hay thiếu nhận thức, vì ít học vấn cấn thiết.
Thíết tưởng người tín hữu bình thường không nên khúm núm mà nên biểu lộ và xây dựng một tác phong cung kinh nhưng bình đẳng ứng xử xứng đáng, giữa tín đồ thường và giáo sĩ. Nguợc lại thái độ trưởng thành của các linh mục tu sĩ cũng phải có lời nói hay thái độ cương quyết dứt khoát chối từ những cử chỉ và thái độ như thế dành cho mình và còn phải răn dậy tín hữu không nên làm thế!

Linh mục luôn luôn được tôn vinh là Alter Christus !?

Sự tôn kính không đúng mức dễ tạo ra một tâm lý khúm núm, vâng lời tối mặt, thậm chí “chống cha chống Chúa và đồng hóa nhiệm vụ của mọi thứ linh mục ngang hàng với Thiên Chúa!”, tạo nên một hố ngăn cách kẻ trên người dưới xa cách trong ứng xử giữa người đi tu và không đi tu.
Đi tu là cuộc sống khiêm nhường, nghèo khó, chấp nhận sẵn sàng phục vụ và tứ chối để kẻ khác phục vụ, không phải chỉ trong khung cảnh những người cùng tu đối với bản thân minh, đối với nhau mà đối với mọi người
Chính thái độ đó tạo ra hai tình trang nghịch lý ở hàng ngũ những người bị áp lực chấp nhận tiếp tục ờ trong nhà tu mà không hóa giải những ấn ức tâm lý. Nhưng đây lại là con số thường đông đảo hơn chính những người còn theo đuổi đời tu, ít ra là theo bề ngoài.

Một Số Linh Mục Tu Sĩ Công Khai Đứt Gánh Giữa Đường

Trong mục này chúng tôi muốn nói đến một số linh mục tu sĩ đã bỏ hẳn đời tu trì sau khi đã được tấn phong chính thức làm linh mục tu sĩ trong hàng ngũ thành phần trong hàng giáo sỹ trong giáo phẩm phục vụ ở các cơ sở khác nhau trong Giáo Hội. Bản thân người viết chưa có điều kiện nghiên cứu xã hội học, tiếp xúc trực tiếp với những đối tượng này. Một số người chính bàn thân người viết đã biết cụ thể như các cựu linh mục

TT
Họ Tên
Nơi làm việc trước
Tình hình lúc chuyển hướng
1
Nguyễn Văn Mai
Quản Lý Ấn Quán Têrêsa, Phồ Hành Trống, quản lý Toà Giám Mục Hà Nội
TGP Hà Nội
RIP năm (?) Hà Nội
2
Nguyễn Văn Trinh
Tuyên Úy sinh viên Công Giáo, Huế
TGP Huế
3
Nguyễn Khắc Xuyên PSS
Giáo Sư Đại Chủng Viện Solitude PSS, ở Issy les Moulineaux Paris
Gốc Hà Nội
RIP 1/2/2005
Nha Trang
4
Trần Thái Đỉnh PSS
Giáo sư Giám Đốc Đại Chủng Viện Kim Long, Huế
Gốc Bùi Chu, TGP Huế RIP ngày 12/11/2005
Sài Gòn
5
Lê Tôn Nghiêm
Giáo Sư Đại Hoc Sàigòn, Huế, Vạn Hạnh
Gốc Bùi Chu, TGP Sài Gòn, RIP năm (?) Sài Gòn
6
Lại Hữu Chí
Giáo sư TCV, Chính xứ Nam Thái, Tân Bình,  Sàigòn
Gốc Hà Nội, TGP Sài Gòn
RIP 12/10/2007, Thủ Đức
7
Nguyễn Công Thục OP
Tu Viện Mân Côi, 482A Đường Phan Thanh Giản (nay là 90 Nguyễn Thái Sơn, F.3), Gò Vấp
Gốc Bùi Chu, TGP Sàigòn
8
Nguyễn Văn Số SDB
Tu viện Don Bosco, số 4, Đường Võ Tánh Đà Lạt
Gốc Hà Nội, TGP Sài Gòn
9
Lưu Hồng Khanh
Giáo Sư Thần Học, CSsR/VN
Gôc Vinh/ Đức
10



11
Nguyễn Ngọc Lan
Giáo Sư Triết Thần Học CSsR/VN
Gốc Huế (RIP
12
Nguyễn Nghị
CSsR/VN
Gốc Há Nội
13
Trần Công Thạch
CSsR/VN
Gốc Haà Nội
14
Trần Đức Tường
CSsR/VN
Gốc Hà Nội
15
Đâu Vương Quyền
Phan Rang, Ninh Hòa
Gốc Vinh, Gp Nha Trang
16
Uông Đình Đạm
Di tản sang Hoa Kỳ
Hà Nội
gốc Gp New Orleans, LA
17
Tạ Đình Vui, OFM
tu viện Phanxicô Thủ Đức
TGP Sàigòn


Ngoài ra còn rất nhiều cựu linh mục tu sĩ đứt gánh giữa đường thuộc các giáo phận, tố chức tu trì khác thuộc thế hệ tiền bối hay hậu sinh mà người viết chỉ nghe mà không biết mặt hay không nghe đến

Một Cuộc Đời Trăn Trở

Người biên soạn chứng kiến trọn vẹn các giai đoạn của cuộc đời một cựu linh mục từng là một cựu chủng sinh đại chủng viện Xuân Bích Hà Nội, từ khi người đó thực tập trong chủng viện Hoàng Nguyên đến khi tiếp tục dậy một thời gian trong chủng viện, thụ phong linh mục, ra giúp xứ và từ đó vấp phạm với một người con gái của một ông trùm trong giáo xứ.
Linh mục đó còn giấu hành tung đến độ phao tin thất thiệt là gia nhập một dòng tu, rồi đi nước ngoài. Kỳ tình là dan díu tình cảm với một cô gái con ông trùm xứ, nhưng tay hòm chìa khóa của nhà xứ đều do cô ấy nắm giữ.
Hai người xây tổ ấm trên miền cao nguyên Đà Lạt được bốn người con, nhưng cả gia đình ấy đã sống một cuộc đời vất vưởng bất hạnh. Ông khốn khó phải đi đạp xích lô kiếm sống và bị gia đình bạc đãi! Sau thời gian xin tạm ngụ tại Tu Viện Naza Thủ Đức, cựu linh mục đó chết đi tại dây, mà mẹ con người tình tan nát trên Đà Lạt. Sau đây là một lời chứng của một linh mục:
« Về Bác L…, thì cũng đã xong rồi. Ngài đã mất ngày 12/10/2007. Mình đã lo mọi sự, thiêu xong đưa cốt về Đà Lạt. Bà ta không vào. Hai con vao, còn một đứa thì đi tù, nên không vào được. Nhưng khi đưa cốt về, thì bà ta và đứa con ở tù được ra tạm để gặp. Hai người đón khi xe vào nhà. Mọi sự tốt đẹp. Bà có vẻ hối hận. Nhưng vì hoàn cảnh… Thằng con út làm ăn sao đó, nợ nần quá nhiều… Bà phải bán nhà bán cửa để trả nợ… Cuối cùng phải đi tù.
Mẹ kiện tụng nhà với người con gái là U…. Đưa nhau ra tòa vì nhà cửa … Tệ lắm. U. đã lo cho em ra tù và đã lo cho em có nhà cửa. Mình đã tạo điêu kiện để anh chị em gặp nhau và giúp đỡ nhau. Nhưng còn bà ta thì chưa xong. Bà vẫn có kiện tụng, đòi nhà của con gái. Tòa đã xử xong. Con thắng vì nhà của con, mẹ đứng tên. Cuối cùng con phải trả mẹ 80 triệu. Con đã trả xong nhưng mẹ lại kháng án ???
Thôi mọi sự đều là phù vân… Nhưng người ta chẳng nhận ra điều đó… Các con đều hiểu về sự sai sót của chúng đối với cha chúng… Nhưng lực bất tòng tâm. Mình cũng thông cảm và không đòi hỏi chi cả. Mình còn muốn giúp đỡ nhưng không biết như thế nào ? »
Thật là cám cảnh bẽ bàng cho một đời người éo le!
Trong lúc đó, một người đã từ bỏ cuộc đời tu hành với tư cách một linh mục để công khai chuyển hướng sang đời thường và đã định hướng cuộc đời của mình tương đối ồn định.

Chuyển Từ Đời Thường Sang Đời Tu Về Lúc Cao Niên

Nhưng hiện nay, trong giáo hội như tại Pháp có một tổ chức dòng tu tiếp nhận một số người đã góa vợ gia nhập chốn tu hành. Chẳng hạn như tu đoàn sau đây:

Anh chị Đỗ Mạnh Tri mến:
Tôi nhập viện Frères de la Résurrection đến nay được một tháng, hầu như vào một thế giới mới, với một nguồn sống mới, một niềm tin vui mới và một khác vọng mới về nguồn tư tưởng : trước sau vẫn lui tới các vấn đề văn hóa, tín ngưõng, Thánh Kinh, cùng tâm niệm một Phúc Âm, một Thánh Vịnh… song chiều kích suy tư bỗng nhiên rộng lớn, bao la, trùm bọc mỗi giây phút của cuộc sống.
Trước khi vào đây tôi đã thanh toán toàn bộ tủ sách gia đình tính đến trên dưới hai nghìn, đem phân phát cho các hội đoàn, thư viện, chỉ giữ lại một số sách thuộc loại tham khảo, références với 16 bộ. Nhà cửa, vườn tược cũng được đưa lên thi trường địa ốc.
Cách đây ba tuần tôi đã được nhận vào Nhà Tập thuộc Oblats Réguliers dòng Bénédictin dưới sự bảo trợ của Abbaye de Ligugé cách đấy 80 km : nhà dòng chi nhánh của Abbaye de Solesmes. Hằng ngày 4 giờ 30 đọc kinh Nhật Tụng, Thánh Lễ, chàu Mình Thánh ; 6 giờ dùng vào việc Lectio Divina và truy cứu Thánh Kinh. Nghĩa là sống trong một thế giới mà ở ngoài đời không hình dung được.
Chúng tôi tất cả trên dưới 10 người, tất cả là góa vợ, có hai người được Tòa Thánh cho phép chịu chức linh mục, trạc tuổi từ 67  đến 85. Mọi người đến đây để dùng nhuệ khí còn lại để được sống một mối tình cao cả, AD MAJOREM AMOREM, sau khi đã bị mất đi tình yêu vợ chồng. Nay được chuyển sang tình nghĩa huynh đệ trong tinh thần tương kính, tương trợ. Người « bề trên » được bầu với nhiệm kỳ năm năm với chức vụ là servant, anh giúp việc. Mọi công tác được phân công hằng tuần vào sáng thứ hai trong buổi họp gọi là « chapitre ». Mỗi sáng dành một giờ ban sáng để thay nhau thuyết trình một đề tài được chọn. Mỗi người sống trong một phòng 3m50x10m. Có đủ tiện nghi riêng biệt. Phòng họp, phòng ăn, nhà bếp rộng lớn. Nhà nguyện được trang bị hai dãy stales của các tu viện cổ xưa.
Về mặt tài chánh Tổ chức Fraternité được Hiệp Hội gọi là Association de soutien aux Frères de la Résurrection tài trợ phần lớn. Hiệp Hội này là chủ nhân của địa ốc tu viện. Các anh em đóng góp mỗi người một nửa số thu nhập hằng năm của mình để chi tiêu về ầm thực.
Hiện nay tôi chưa định mua ordinateur để làm việc. Tất cả  thư từ, văn kiện đều viết tay. Nếu không còn muốn sáng tác gì nữa, thì rất có thể khỏi dùng đến computer.
Đấy, tôi xin tường trình một vài điểm về cuộc sống mới để anh chị hay biết và có dịp cho các anh chị em Nhóm 20 được rõ.
Mến chúc anh chị mọi sự tốt đẹp trong Chúa Kitô
(Đã ký) Bửu Sao
(André Bửu Sao : Thư viết từ Marcillac, ngày 15/5/2008. Prieuré Notre Dame de Lanville 160140 Marcillac- Lanville France)

Bao Nhiêu Người Chuyển Hướng Đời Tu

Thử Bàn Đến Một Thống Kê Xác Xuất

Tôi chi tạm thời tính từ nam 1950, có bao nhiêu nguời đã chuẩn bị cuộc sống tu hành lại trở về sống cuộc sống trần thế như những người bình thương. Có nhiều loại đi tu bỏ hẳn đời tu: những người đi tu trong các dòng tu (nôm na là các tu sĩ dòng, làm linh mục hay không) và những người đi tu trong các giáo phận (vẫn thường gọi là các linh mục triều).
Người ta chỉ có thể nghiên cứu được những con số chính xác của từng đơn vị trong quá trình đào tạo ở các chủng tu viện căn cứ vào các dữ liệu chính xác còn được lưu trữ. Hiện nay chúng ta có tất cả 26 giáo phận, sáu đại chủng viện với một cơ sở nhánh của đại chủng viện Sàigòn tại Xuân Lộc, Đồng Nai và học viện, kinh viện và tu viện huấn luyện các linh mục tu sĩ dòng thì rât nhiều tổ chức tu trì như các dòng tu, tu hội, tu đoàn khác nhau, Mỗi giáo phận trước 30/4/1975 đã từng có một tiểu chủng viện hay cũng có thể có một đại chủng viện tương ứng của riêng giáo phận hay chung với nhiều giáo phận

Chúng ta chỉ tính những người chuyển hẳn đời tu sang cuộc sống trần thế mà không tính đến những tu sĩ tu chuyển từ cơ sở dòng tu này sang cơ sở khác. Trong lớp học của bản thân người viết trung bình tỉ lệ những người được chọn tu trọn vẹn, thì tỉ lệ thường là 1/10 người. Như thế làm con toán nhanh chóng chúng ta có số lượng những người chuyển hướng đời tu. Nếu chúng ta có được số linh mục tu si hiện còn sống đời sống tu hành , thì làm một bài tính nhân đơn giản con số đó lên 10 lần , có thể chúng ta có được tổng số những người đã trở về sống cuộc đời bình thường.
Theo các số liệu thống kê về hiện tình Giáo Hôi Việt Nam (trong Đại Hội IX của HDGMVN năm 2005)
Chúng ta có các con số, thuộc toàn thể 25 giáo phận của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam:
Dân số Công Giáo: 5.667.428
Giáo Hội Việt Nam hiện nay có 26 giáo phận chia làm ba giáo tỉnh hay tổng giáo phận:
Giáo Tinh Hà Nội: Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Hóa , Bùi Chu, Thái Binh, Phat Diệm, Thanh Hóa, Vinh (10)
Giáo Tỉnh Huế: Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Kontum, Nha Trang, Ban Mê Thuột (6)
Giáo Tỉnh Sàigòn: Sàigòn, Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho, Đà Lạt, Long Xuyên, Phú Cường, Xuân Lộc, Phan Thiết, Bà Riạ Vũng Tàu (tách từ Xuân Lộc) (11)

Mấy Con Số Có Ý Nghĩa:

Linh Mục
Chủng tu sinh
Tu Sĩ
Triều
Dòng
Tu học
Bự Bị
Nam
Nữ
2.560
467
1.419
1.764
1.833
11.421
3027
3183
15087
Tổng Cộng: 3027+3183+15087 = 21297 Linh mục tu s ĩ
Nếu cứ tính tỷ lệ đào tạo thành công là 1/10, thì số những người đã chuyển hướng ra đời thường là: 21297 x 10 =  # 212.970 người.

Linh Mục Trong GP: 2281; LM Ngoài GP: 41; Linh Mục Dòng: 467; Tân Linh Mục: 138; Linh Mục qua đời: 34; Chủng Sinh đang học: 1217; CS Học Xong: 202; CS Dự Bị: 1764; Nam Tu: 1833; Nữ Tu: 11421(t.511) Giáo Hội Công Giáo Việt Nam: Niên Giám 2005. 2005. Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội, 966 trang, 16x27cm
Giáo Xứ Giáo Phận: 1418 LM; Giáo xứ Dòng: 95; Giáo Xứ: có LM nơi khác đến: 576; Giáo Xứ có tu si tín hữu trong coi: 371; Giáo Xứ Không người điều hành: 58

Ta có thể có một hình ảnh là khoảng 84 dòng tu, tu hội, tu đoàn và sáu Đại chủng viện và Đại Chủng Viện Nhà Xuân Lộc tạo nên một số lượng lớn những người từ bỏ đời tu và chuyển hướng sang cuộc sống trần thế bình thường.
Ta thử xem hiện nay có bao nhiêu hình thức tu trì trong Giáo Hội Việt Nam.

Số Liệu Tình Hình Các Dòng Tu Công Giáo ở Việt Nam

Biểu đồ 1. CÁC TỐ CHỨC TU TRÌ CHO GIỚI NAM

Tố Chức Tu Trì Đời Sống Thánh Hiến
Dòng Tu Quyền Giáo Hoàng
Tu Hội Đời Sống Tông Đồ
Tu Hội Đời
1. Biển Đức
Tu Đoàn Giáo Hoàng
Q. Giáo Hoàng
2. Chúa Cứu Thế
1. Hội Thừa Sai Paris
1. Prado
3. ĐaMinh
2. Truyền Giáo Vinh sơn
Q. Giáo Phận
4. Lasan
3. Linh Mục Xuân Bích
1.Chúa Giêsu (Tp HCM)
5. Phanxicô
Tu Đoàn Giáo Phận
2. Đắc Lộ (Tp HCM)
6. Don Bosco
1. Giáo Sĩ Nhà Chúa
3. Gia Đình Na Gia (Tp HCM)
7. Tên
2. Nhập Thể-Tận Hiến-Truyền Giáo
4. Nhà Chúa Thánh Gioan Tiền Hô (Tp HCM
8. Thánh Thể
3.Thừa Sai Thánh Mẫu         Chúa Cứu Thế

9. Tiểu đệ Chúa Giêsu
4. Hội Thừa Sai Việt Nam

10. Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa


11. Xitô


12. SVD


13.Thánh Tâm


Dòng Q. Giáo Phận


1. Anh Em Đức Mẹ Người nghèo


2 Đồng Công


3. Lời Chúa (Thừa Sai Đức Tin)


4. Thánh Gia


5. Thánh Giuse


6. Thánh Tâm


13 + 5
3 + 4
1 + 4
18
7
5
Tổng Cộng Có 30 Tố Chức Tu Trì Việt Nam Cho Nam Giới 

Biểu đồ 2. Các Đại Chủng Viện Giáo Phận Tại Việt Nam Hiện Nay

Chủng Viện
Ban Giảng Huấn
 Chủng Tu Sinh
1.Thánh Giuse Hà Nội, Kẻ Vĩnh, Kẻ Non, Kẻ Sở  từ TK18
40 Phố Nhà Chung Hà Nội. Đt: 04 8289853. Tax: 84 9285073
 20
162
Các GP: Hà Nội, Hài Phòng, Hưng Hóa, Phát Diệm, Bùi Chu, Bắc Ninh, Thái Bình, Lạng Sơn (và Dòng Xitô Châu Sơn)
2. Huế
Từ tk 18, 30 Kim Long Huế. Đt: 054 528230 Fax: 054 529265
28
89 (kể cả 21 tu sĩ Thiên An và Thánh Tâm)
3. Thánh Giuse Tp Sàigòn, từ tk 19
6 Tôn Đức Thắng, Bến Nghé I Tp HCM. Đt: 08 8290109
28
232 chủng sinh dã  huấn luyện (1986-2003)
173 thụ phong linh mục

1 nhận xét: