Thứ Năm, 27 tháng 8, 2009

CPS...TRẺ (sau "75)




H1:Họp mặt khá đông
H2,3,4,5:Đám cưới
H6,7:Làm phép nhà mới.
H,8,9,10:Rửa Tội cho con
H11:Trình diện các PHAN SINH...nhí!

CPS BÌNH GIÃ KIÊN TÂM




H1;Sau Thánh Lễ ở Trại Hè
H2:AC TƯỜNG tiếp đón anh em từ xa về
H3:Họat cảnh "Tượng đá công viên"
H4:.Đám cưới HƯỞNG (CPS Trẻ)
H5:Sau đám cưới

THỦ ĐỨC HIỆN NAY




H1-5:ASSISI thu nhỏ ,công trình của Cha Nguyễn Đình Vịnh , chờ ACE CPS về chiêm ngắm dịp Lễ 11/10/2009.
H6,7,8 :Chủng viện thay da đổi thịt.

CẦU CHO NGƯỜI TU XUẤT


Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM
T
rong ngày Ơn Thiên Triệu tôi nghĩ tới các anh chị em "tu xuất" và tôi cũng cầu nguyện cho họ cách riêng. Ồ, tôi không ngụ ý rằng họ làm thành một "bậc sống" trong Giáo Hội hay tu xuất cũng là một ơn gọi cần phải khuyến khích. Nhưng trong thực tế của Giáo Hội Việt Nam, chắc ai cũng có thể thấy rằng nói chung họ là một thành phần khá năng động và hữu ích, được đánh giá cao. Mặc dù vậy, vẫn dai dẳng tồn tại một vài ý nghĩ sai lầm, ít nhất là thiếu công bằng về "giới" tu xuất.

Nhất quỉ nhì ma thứ ba tu xuất?

Bà con ta thường có câu: nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò. Trong các cộng đồng người công giáo, câu nói đó có khi được áp dụng cho giới tu xuất: nhất quỉ nhì ma thứ ba "nhà thầy" xuất. Xét cho kỹ thì từ học trò chuyển qua tu xuất, mức độ "xấu" có tăng lên. Về anh học trò, người ta thường chỉ muốn nói anh ta nghịch ngợm, phá phách thôi,--những trò nghịch phá không có gì trầm trọng, đôi khi còn rất dễ thương nữa là khác! Tuổi học trò mà thiếu những thứ đó có lẽ sẽ mất đi một phần thú vị! Còn về anh tu xuất, dĩ nhiên cũng lắm người nghịch ngợm "đáo để", nhưng nhiều người công giáo vẫn nghĩ xa hơn: "Có sao mới 'bị xuất' chứ?". "Có sao", nghĩa là phải tệ lắm hoặc thậm chí "chắc là có 'phốt' gì nặng lắm đây!"! Có khi họ "thật thà" qui chụp: "phá ơn Chúa!" Bậc cha mẹ có con đi tu không thành đôi khi cũng có ý nghĩ không tốt, không đúng về con. Số đông bà con vẫn nghĩ rằng đã bước vào nhà tu, "nhà Đức Chúa Trời" rồi là đã được Chúa kêu gọi, vậy nếu "đường tu" dang dở thì nhất thiết do lỗi gì đó của đương sự. Tất nhiên cũng có trường hợp như thế, nhưng thông thường nên hiểu đơn giản là người ấy "không được Chúa kêu gọi", bậc sống ấy không thích hợp với họ. Việc nhận ra mình có ơn gọi hay không là việc không dễ dàng, phải qua một quá trình dài trong cầu nguyện, suy nghĩ, thực nghiệm, trao đổi bàn bạc với những người có trách nhiệm. Nếu sau khi đã làm những việc trên cách kỹ càng mà cảm thấy rằng mình không được Chúa kêu gọi ở bậc sống này, hoặc được "bề trên" kết luận như thế, thì can đảm ra về một cách vui vẻ, không sợ sệt, không mặc cảm, không oán trách ai … lại là điều rất đáng khen. 
Thật ra chúng ta còn gặp một suy nghĩ khác nơi bậc cha mẹ. Nhiều người không nghĩ là đã "đi tu" là đương nhiên phải có ơn gọi rồi, nhưng họ suy tính: cứ cho con đi, nếu không làm cha, làm thầy, làm "sơ" được thì cũng được học hành, được dạy dỗ nên người hơn. Đây phải coi là một cám dỗ "thiết thực" trong bối cảnh Việt Nam. Nói họ "lợi dụng" dòng tu hay chủng viện có thể là quá nặng vì trong thâm tâm họ vẫn đánh giá đời sống linh mục, tu sĩ rất cao và thực tình muốn cho con cái đi trọn con đường ấy, nhưng cho con đi tu khi không thấy dấu hiệu rõ ràng gì về ơn gọi nơi con cái, thậm chí làm áp lực tâm lý trên chúng, là một điều cần phải tránh. Về phần những người có trách nhiệm trong các chủng viện và dòng tu, họ biết rằng xưa nay số người xuất tu chiếm một tỉ lệ khá cao so với số người nhập tu (nhất là trong các nhà dòng), họ coi đó là chuyện bình thường, và còn tự an ủi rằng dù sao mình cũng góp phần đào tạo những người giáo dân tốt, sẽ giúp ích cho Giáo Hội cách riêng. 

Nhìn nhận công lao của giới "tu xuất"

Tôi dùng thuật ngữ "giới tu xuất" như một kiểu nói quen thuộc, không hàm ý phê phán tiêu cực. Trái lại, ngay từ đầu tôi đã ngụ ý rằng họ là những người thường có đóng góp đặc biệt trong thực tế đời sống Giáo Hội Việt Nam ta. Nói chung, cho đến nay, họ vẫn là những người giáo dân có học thức cao hơn mức chung, nhất là ở thôn quê, về mặt văn hoá và đặc biệt về mặt giáo lý và việc đạo. Số đông đã biết dùng lợi thế này để phục vụ đắc lực cho các giáo xứ, giáo họ. Gần như có thể nói họ làm thành một "giới" riêng, không phải theo nghĩa họ sống tách biệt, nhưng theo nghĩa họ được minh nhiên hay mặc nhiên coi như "thành phần lãnh đạo", một thứ gạch nối giữa cha xứ và giáo dân, thường là cánh tay phải của các linh mục. Hẳn là độc giả nào cũng có thể biết một vài người "cựu nhà tu" như thế. Họ dạy giáo lý, tập hát, tổ chức hội đoàn, hướng dẫn phụng vụ, và nếu là nữ thì còn thêm cả những việc âm thầm như trang trí và quét dọn nhà thờ, giặt đồ thờ phượng... Tôi biết ở Hoa Kỳ, một số trong họ được chọn làm phó tế vĩnh viện. Giáo Hội Việt Nam nên trân trọng những đóng góp như thế và tỏ lòng biết ơn họ. Thiết tưởng cũng phải công bằng với họ, đừng suy nghĩ trong lòng rằng họ chịu ơn của nhà Đức Chúa Trời rồi nay phải trả công, đó là "lẽ đương nhiên" thôi.
Có khen thì cũng phải có chê. Chúng ta cũng biết một thiểu số "cựu nhà tu" vì bất mãn hay vì lý do nào khác, thường hay đứng ngoài phê bình chỉ trích hàng giáo sĩ và cả công việc giáo xứ, giáo họ. Có người vẫn thích "làm thầy"; họ dễ dàng tự coi là không được đánh giá và sử dụng đúng tài năng; có vẻ như họ muốn cái gì hơn là "làm giáo dân thường dân"!… Nhưng xin nhắc lại, đây chỉ là thiểu số, không làm mất thanh danh của "giới tu xuất" chúng ta. 
Vượt ra ngoài ranh giới của tổ chức Giáo Hội, chúng ta cũng cần nhìn nhận và đề cao vai trò của giáo dân trong đời sống xã hội trần thế. Ở đây chúng ta cũng thấy khá nhiều thành công đáng biểu dương của giới cựu nhà tu trong nhiều lãnh vực văn hoá, giáo dục, xã hội, kinh tế và đôi khi cả chính trị nữa. Nhưng cần đi xa hơn những đóng góp thuần túy "tự nhiên". Những đóng góp đó chỉ có giá trị tôn giáo thực sự khi được thực hiện trong tinh thần Phúc Âm, là cố gắng "đem tinh thần Kitô giáo thấm nhuần tư tưởng, phong tục, luật lệ và cơ cấu của cộng đồng nơi họ sống", một "bổn phận và trách nhiệm của người giáo dân mà không ai có thể làm thay họ cách đầy đủ" (Sắc lệnh Tông đồ giáo dân, số 13). Ít nhất thì họ phải biết làm chứng cho niềm tin của mình trong thầm lặng bằng một đời sống hoà hợp với đức tin, nêu gương sáng về tính lương thiện, trung thực và bác ái. 
CN Chúa Chiên Lành, 17. 4. 05

TU RA...(Phần 2)

3. Thánh Giuse Tp Sàigòn, từ tk 19
6 Tôn Đức Thắng, Bến Nghé I Tp HCM. Đt: 08 8290109
28
232 chủng sinh dã  huấn luyện (1986-2003)
173 thụ phong linh mục
4. Sao Biển Nha Trang, từ 31-12-1991
60 Đường số 9, Phước Long, Nha Trang. Hộp Thư 61 NT.
29
84 đang thụ huấn
127 đã huấn luyện (kể cả bổ túc)
5. Vinh Thanh
Xã Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An.
Đt: 038 861266.
# 28
89
6. Thánh Quý
87/1 Võ Tánh, Cái Răng, Cần Thơ. Đt: 071 846617. Fax: 84 071 911132
27 +
167 (124 đang huấn luyện trong ĐCV và 43 đang thực tập)
7. Xuân Lộc (Chi Nhánh Của Đại Chủng Viện Sàigon)
?
?
Tống Cộng: 6 Đại Chủng Viện và Chi Nhánh Xuân Lộc cho khoảng 160 Nhân viên Giảng huấn (kể cả điều hành) và khoảng 670 Đại chủng tu sinh thuộc 3 Tổng giáo phận và 23 Giáo phận từ niên khóa 2002-2003 trở về sau
(Niên Giám 2005. Chương 17, tt. 288-304)

Biểu dồ 3. CÁC TỔ CHỨC TU TRÌ CHO GIỚI NỮ

Tu Hội Đời Sống Thánh Hiến
Dòng Tu
Dòng Tu Đời sống Tông Đồ
Tu Hội Đời
Dòng Tu Q. Giáo hoàng
Dòng G. Giáo Phận
Q. Giáo Hoàng
1. Biển Đức
1. Nữ Tu Đa Minh Việt Nam (Bùi Chu, Tam Hiệp, Thánh Tâm, Rosa Lima, Lạng Sơn)
1. Dâng Truyền OMMI
2. Cát Minh
2. Nữ Tu Đức Mẹ Người Nghèo
2.Nữ Lao Động Thừa Sai (TM)
3. Clara
3.Con Đức Mẹ Đi Viếng
Q. Giáo Phận
4. Chúa Giêsu Hài Đồng
4. Con Đức Mẹ Mân Côi Trung Linh
1. Hiện Diện & Sống Tp HCM
5. Chúa Quang Phòng
5. Con Đức Mẹ Mân Côi Chí Hòa
2. Nô Tỳ Thiên Chúa Tp HCM
6. Con Đức Mẹ Phù Hộ
6. Con Đức Mẹ Nam Vang
3. Tôi Tá Thánh Tâm Tp HCM
7. Đức Bà
7. Con Đức Mẹ Vô Nhiễm

8. Đức Bà Truyền Giáo
8. Khiết Tâm Đức Mẹ

9. Nữ Tì Thánh Thể
9. Mẹ Thăm Viếng Bùi Chu

10. Nữ Trợ Thế Thánh Tâm Chúa Giêsu
10. Mến Thánh Giá, (10- 33):
[Giáo Tỉnh Hà Nội] Bùi Chu: Đt: 0350 874946
Hà Nội: 04 8287061  Hưng Hóa:
Vinh: 038 861238
Phát Diệm: 030 862321
Thanh Hóa: 037 855610.
 [Giáo Tỉnh Huế]
Quy Nhơn: 056 823120 / 817330
Huế:  054824594
mtgsh@dng.vnn.vn , Nha Trang: 058 863020

([Giáo Tỉnh Sài Gòn] Cái Nhum: 075 873139
Thủ Thiêm: 08 7400455 / 740029
Cái Mơn: 075 875146
Chợ Quán : 08 9234482 / 9231484
Gò Vấp: 08 8941492
Đà Lạt: 063 864730 (ĐL) ; 08 9316236 (HCM)
mtgdl@hcm.vnn.vn  + Khiết Tâm: 08 8960623
Tân Lập: 08 7431125
Tân Việt: 08 8426307
Thủ Đức: 08 8964001
Cần Thơ: 079 820484
Tân An: 072 826819
Bắc Hải: 061 881148
Phan Thiết: 062 870660
11.Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ
34.Nữ Tu La San

12. Phaolô Thành Chartres
35.Nữ Tì Chú Giêsu Linh Mục

14. Phaolô Thiện Bản
36. Nữ Vương Hòa Bình

15. Tiểu Muội Chúa Giêsu
37. Thừa Sai Bác Ái

16. Xitô Nữ
38. Thừa Sai Trinh Vương Bùi Chu

Tu Đoàn Đời Sống Tông Đồ
39. Thừa Sai Trinh Vương Bùi Môn

Q. Giáo Hoàng


1. Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn


Q. Giáo Phận


1.Ảnh Phép Lạ


2. Nhập Thể-Tận Hiến-Truyền Giáo


16 + 1 + 2
1 +10 (10-33) + 6
2 + 3
19
30
5
Tổng Cộng: 54 Tổ Chức Tu Trì Công Giáo Cho Giới Nữ Việt Nam

Con số ước lượng 212.870 người chuyển hướng đời sống tu trì ra ngoài đời sống trần thế bình thường chỉ là một con số xác xuất, và trong thực tế có thể đông hơn
Trong thực tế trước 30 tháng 04 năm 1975, tổ chức các dòng tu Công giáo còn phức tạp hơn do các tiểu chủng viện (triều, giáo phận) và các đệ tử viện hay kinh viện (dòng tu). Tiếu chủng viện hay để tử viện có thể nhiều ít tùy theo sự phát triển của các cơ sở ở mỗi dòng tu và giáo phận và tỷ lệ những người làm linh mục thường rất cao so vói những người bỏ đời tu hành một cách tự nhiên
Từ đó những người bỏ đời tu ra ngoài đời cũng có những tâm trạng khác nhau tùy theo các ứng xử và trình độ của mổi chủng tu viện đào tạo. Có thể nhìn vào đó để thấy hệ thống nhưng người đi ra không luôn luôn đơn giản cho mỗi giới.
Những chủng tu viện đào tạo ra các linh mục, nhưng nhiều dòng tu chỉ đào tạo ra các tu sĩ không làm linh muc.
Thành kiến tâm lý đó trở thành một thứ tâm lý bệnh hoạn, kiềm chế nhiều người gần như bó buộc phải âm thầm chấp nhận đời tu, dù tính tính của mình rõ ràng là phù hợp với cuộc sống ngoải thế gian thay vì tu hành. Nhưng người như thế đã phải kéo lê đời tu mà không bao giờ thấy mình hạnh phúc khi chọn đi con đường miễn cưỡng trái với bản tính tự nhiên của mình.
Tâm trạng của những người chuyển hướng đời tu ra sống đời binh thường thật phức tạp đa đoan. Thật khó tiêu chuẩn hóa tâm lý của mỗi người, phương chi người chuyển hướng đời tu. Tùy theo hoàn cảnh và tính tình mỗi người khi chuyển hướng đới tu, mà tâm trạng cũng thay đổi khác nhau.
Nói chung đó là một loại người không bình thường như một tín hữu trung bình, vì những người “từng ăn cơm Nhà Đức Chúa Trời” chuyển hướng ra đời cũng mang dấu ấn tu trì trong cách ăn nói xử sự với người đời. Càng sống lâu trong đời tu thì càng mang nhiều dấu ấn giáo dục làm biến đổi nhân phẩm con người đó.

Có những người làm linh mục rồi ra khỏi đời sống tu trì. Có những người được đào tạo ở một chủng viện cấp trung học. Thực ra có nhiều nguyên nhân cho một người phải bỏ đời tu.
Một cách linh thánh câu nói của Chúa Giêsu trong Phúc Âm thật rõ ràng: Trong dụ ngôn về nước trời giống như một vườn nho, Nhiều người rốt nhất sẽ nên người nhất “Chúa gọi thì nhiều mà chọn thí ít” (Mt XX, 16). Người ta hay nêu ra đoạn này trong Tin Mừng để nói đến nhiều loại on gọi, trong đó có ơn gọi di tu làm linh mục hay không làm linh mục.
Giáo Hội Nên Ứng Xử Thế Nào Với Những Thành Phần Này?
Đây là một vấn đề có thể chưa ai trong giáo hội đặt ra như một chính sách trưởng thành ổn định nhất quán có trách nhiệm của Giáo Hội đối với những người đã chuyển hướng sang đời thường. Tôi nói như thế, vì những người này vẫn là thành viên của cộng đồng dân Chúa. Thế mà trong thực tế họ đã bị phó mặc cho định mệnh cuộc đời của mỗi trường hợp, mà Giáo Hội không có trách nhiệm đặc biệt nếu xét về tính nhân bản và quá trình giáo dục liên tục môt con người.
Trách nhiệm đó thể hiện bằng nhiều hình thức:
Ví dụ: bảy tỏ một thái độ yêu mền và trân trọng những mầm non giáo dục ấy theo chiều hướng thích hợp với người đó để giúp người đó thích ứng hội nhập với cuộc đời nơi dương thể.
Nói chung những người càng trẻ tuổi mà chuyển hướng đời tu sớm thì dễ thích ứng với đời hơn, nhưng đều có những khó khăn đối với cuộc sống và cần được những nhà giáo dục quan tâm đặc biệt. Có bao giờ những nơi đào tạo giúp đỡ những chủng tu sinh khi phải đối phó vời bào nghịch cảnh cuộc đời: họ bị khủng hoảng, bơ vơ giữa chợ đời và thiếu nơi ăn, chốn ở, họ thiếu người hướng dẫn và hầu như phải bươn chải với cuộc sống rất vất vả, nhất là ở trong một môi trường gia đình hay xã hội có định kiến đối với nggười đã được gia đình cho đi tu và nay không có điều kiện đáp ứng những mong ước của gia đình và xã hội.
Dĩ nhiên đối với từng đối tượng, giáo hội nên có một tiểu ban chuyên trách về những người chuyển hướng ơn gọi. Tại sao đó là một vấn đề thường xuyên có khi còn nhiều hơn những người được tuyển chọn làm linh mục tu sĩ. Tại sao, Giáo Hội làm được công tác từ thiện đối với xã hội, như đối với thành phần hủ hóa của xã hội, thì đối với những loại người này lại không có một trách nhiệm riêng biệt vì đã có một quan hệ đặc biệt, nhất là những người đã thành danh lâu năm trong đời sống linh mục mà chuyển hướng ơn gọi giữa chừng.
Có thể nên qui tụ và thường xuyên liên lạc được với họ, cổ vũ khuyến khích họ và yên ủi họ. Có những trường hợp chuyển hướng ơn gọi đã phải kéo lê đời sống hơn cả những hạng cùng đinh trong xã hội và bất mãn một cách bệnh hoạn với giáo hội hay có mặc cảm xa tránh giáo hội hay môi trường tôn giáo.
Đừng sợ một cách lệch lạc và hẹp hòi là làm như thế là khuyến khích các chủng sinh chuyển hướng ơn gọi làm linh mục. Như thế là chính những nhà đào tạo trong giáo hội không có tinh thần quảng đại và con mắt tiên tri, vì chính các nơi đảo tạo nào cũng thấy đương nhiên số người đạt mục tiêu đào tạo như mục đích ban đầu là chiếm tỉ lệ rất nhỏ, nhưng tại sao lại khép kín và có thành kiến với đa số kia
Chỉ cần nêu một trường hợp để thấy trách nhiệm của người đào tạo trong chủng viện
Tâm Tình Ngổn Ngang Ngày Hội Ngộ của Một Chủng Viện
Một chủng sinh tham dự "Hội Ngộ Làng Sông-Qui Nhơn 2006" ghi lại cảm tưởng như sau:
Cuộc hôi ngộ lịch sử của chúng ta đã qua với dư âm bất tận. Không bút mực nào có thể diễn tả hết tình cảm và sự xúc động của những người con của mẹ Làng Sông gặp nhau sau một thời gian dài xa cách. Thật là một cuộc hội ngộ tuyệt vời!...”
Những tháng ngày xưa cùng nhau chung dưới một mái trường chủng viện, những tháng ngày xuất ra giữa dòng đời rồi tiếp đến là những đổi thay phận người trôi theo cùng vận nước, thấm thoát thế mà đã là bốn năm chục năm... Nhìn lại tất cả tựa một giấc nam kha...”
Ngày hội “Về Làng Sông “hôm nay bạn bè gặp lại nhau với bao buồn vui lẫn lộn, những nỗi bùi ngùi của ngày hội ngộ khiến tâm hồn chợt trào dâng một tình cảm gần như là thiêng liêng khi một lần nữa lại được bên nhau ăn ngủ, đùa chơi được đấu láo chuyện xưa , được xem lễ, được cất giọng chung hát lên bài Salve Regina dưới mái trường củ . Những giây phút sum vầy làm sống lại bao kỷ niệm ….”
Ôi nơi này ngày xưa tâm hồn chúng ta trong vắt với những lời nguyện cầu sớm tối. Nhớ làm sao những buổi sáng thức dậy theo tiếng chuông, thinh lặng nguyện gẩm, thinh lặng xếp hàng vào nguyện đường dâng lễ, thinh lặng ôn bài và thinh lặng ăn sáng. Rồi 4 giờ lên lớp buổi sáng, ba giờ lên lớp buổi chiều thật nghiêm túc với các cha giáo, những người thầy luôn rút hết ruột của mình ra mà gieo trồng tri thức cho đàn em. Khi nghĩ lại việc học hành thuở ấy chúng ta đều tự hào vì những kiến thức mà mình đã tiếp nhận: hễ thi tú tài thì bao giờ cũng là “một trăm em ơi…!”.
Mà không phải chỉ tự hào chuyện học, cuối mỗi chiều khi mà tiếng chuông báo giờ chơi đến là tất cả các lớp đều oà lên như ong vở tổ để nhào ra sân chơi. Suốt một giờ trên khắp các mặt sân bóng rổ, bóng chuyền… luôn vang lên những tiếng banh lẫn tiếng đùa vui. Chính nhờ vậy mà mỗi khi đi thi đấu với các trường bạn it khi chúng ta phải về không. Giờ chơi hết là đến giờ cơm với ba tầng cà mèn cùng những món truyền thống như rau muống nguyên cây chấm mắm cái, cá ngừ nguyên con kho lạt, cá ngừ mắm khúc bự, đậu phụng rang đậu phụng hộp, trứng bột đầy cà mèn …cùng các hàng chưng bày kinh điển như bình nước mắm hai vòi, song cơm đầy vun, ấm nước lạnh …”

Quá Trình Chuyển Hướng Đời Tu Cụ Thể

Dọc đường tu trì sĩ số chủng sinh cứ lần lượt rụng bớt, đứa thì bị đuổi vì đạo đức, đứa vì học lực kém, đứa thì thấy không thích hợp nên tự xin được lui binh. Năm đầu khoảng 10 bạn, năm sau khoảng 5 bạn …. Từ khoảng năm chục người ở đệ thất thì đến lớp đệ nhất còn lại khoảng hơn chục mạng
Rồi thêm 7 năm đại chủng viện sàng lọc thêm và số người bước tới lý tưởng linh mục chỉ mong là còn ở số nhiều, mà được như thế thì việc giáo dục cũng coi như đã đạt yêu cầu! Ôi công việc chọn chủ chăn cho nước trời quả là một kỳ công của chủng viện. …
Và cũng vì thế nếu lấy số đông làm chổ dựa thì khi nói chuyện với mấy “thằng tu xuất các đấng thầy cả” cũng đừng buồn lòng làm chi nếu bọn “ta ru” kia cứ khăng khăng bảo chúng nó có lý hơn: vì lẽ phải là phải thuộc về số đông kia mà …
Nhưng dù sao khi nghĩ về chủng viện thì bao giờ trong hồn ta cũng:
”Muốn hôn từng nắm đất
Muốn kéo hết hương trời
Để nghe gì đã mất
Để thấy những đùa chơi
Ôi! Những ngày xưa thân ái ...
Ta-Ru
Tu xuất
tu không thành ta đành thành tu xuất
bon chen vào cuộc được mất trần gian
ngơ ngáo như mán xuống khỏi đại ngàn
hành xuất xử hệt còn đang mộng tưởng
mở miệng bay hương kinh cầu
tối sớm những pater deus cum tuo
giữa cõi gian mà vẫn thật ngây ngô
một chốn để dung thân tìm đỏ mắt
nẻo hắc bạch tâm đà phân định sẵn
mười là do năm cộng lại với năm
có biết đâu có thể tới mười lăm
và có thể là dăm ba chục vạn !
ngàn giáo huấn thuở xưa nên lẽ sống
chuyện được thua coi cứ nhẹ như không
dẫu trắng tay vẫn chẳng mấy bận lòng
giàu sang cũng coi như tuồng huyễn hoặc
mang dấu ấn đời tu nên kệ mặc
dòng đời trôi ta cứ mãi là ta
đã tu ra mà cứ ngỡ như là…
ta vẫn còn đang tu ta chưa xuất …
Ta-Ru”
Lê Mến (Ta-Ru)


DVD Ghi Lại Hình Ảnh Đáng Nhớ cuộc Hội Ngộ Cựu Chúng Sinh Đạo Đời

Nguyễn Mậu Thích viết:"......BẠN nói đúng. Sáng rất nhiệt tình, coi việc chung như việc nhà.
Và tiện đây xin có lời tán dương khen ngợi nhóm thức hiện CD “Về Làng Sông Ta Hát”. Hay lắm, từ Monterey County xuống Orange County hơn năm tiếng lái xe, nghe liên tục 5 lần vẫn còn thấy hay và cảm động. Và nhiều người cũng đồng ý. Một phu nhân sau khi xem DVD và nghe CD phát biểu rằng, sau khi nghe CD và xem DVD rất hãnh diện là người thân của mình, xuất thân từ Làng Sông Qui Nhơn.Có thể nào thực hiện “Về Làng Sông Ta Hát” số 2 không?
DVD ghi lại những hình ảnh đáng ghi nhớ. Anh em bỏ qua công việc hằng ngày, các cha bỏ giáo dân, giáo xứ về Qui Nhơn Làng Sông sống lại những ngày xưa thân mến. Cha Quản lý Địa Phận (Cha Đề), các cha chính xứ Tân Định (Cha Tân), Gò Thị (Cha Kính) đã cùng cung cấp những bữa ăn tuyệt vời. Cha Bân (Giám Đốc Chủng viện làm MC cùng với Ban Tổ Chức, giữ chương trình linh động. Cha Hạt Trưởng Quảng Ngài cỡi Honda đường trường 200 cây số về họp mặt… Anh em từ Miền Tây, Sàigòn, Cam ranh, Tuy hòa, Đà Nẵng. Quảng Ngãi, hải ngoại, kéo nhau về… vui lắm.
HẸN NHAU LẦN TỚI, nếu được.
Và cũng tiện đây xin đưa tin: Cha Trần Kim Thượng (An Ngãi, Đà Nẵng), người cùng Cha Tước hướng dẫn buổi chia xẻ tâm tình Làng Sông, sau ngày hội ngộ về đã bị tai nạn gãy xương vai. Cha đi Honda với người đệ tử, dọc đường huyết áp (tension) cao thấp gì đó, khiến cha ngất xỉu và té xuống đường bị gãy xương vai. Cha OK và ngày tiễn đưa cha Huỳnh Nhẫn, cha có lên nghĩa trang nói lời good bye với cha Nhẫn.
XIN CÁM ƠN"

Tâm Sự Hội Ngộ Làng Sông, Quy Nhơn Lai Láng

Điều mang nhiều ý nghĩa chính là cuộc hội ngộ tất cả mọi nguồn cựu chủng sinh Làng Sông, dù thành công làm Linh mục hay đã chuyển hướng đời tu, nhưng cùng một dòng chảy Làng Sông. Điều ánh vừa bày tỏ tình đoàn kết vừa làm vơi đi những cám cảnh của những anh em đã không trên cùng một con thuyền đời tu.

Nguyễn Ngọc Thể viết:
"Bạn Thích mến,
Chẳng lẽ bạn khen những bài CD, giờ tôi lại khen nữa. Tôi vẫn mở CD này nghe hoài mỗi khi lái xe và cả khi ở nhà. Bài tôi thích nhất là bài “Xin cảm tạ hạt lúa mì”. Phải, hạt lúa mì có mục nát đi thì mới sinh hoa kết trái.Bài hát CVLS hành khúc đưa ta đi về một khung trời Làng Sông đầy nhung nhớ. Làng Sông, đối với mỗi người chúng ta ai nấy cũng đều mang một dấu ấn không thể nào phai mờ. Làng Sông ngày trước nơi ghi dấu nhiều vết chân vào ra của bao sĩ tử một thời muốn sống cuộc đời hiến dầng cho Chúa và cho tha nhân.
Nhưng Làng Sông bây giờ, hôm nay đã trở thành hoang vắng khác thường. Nếu chúng ta về đó một mình, chúng ta chỉ còn nghe thấy những tiếng chim hót từ nơi cao vút của những cây sao. Nếu chúng ta về đó một mình, chúng ta chỉ thấy canh cánh một nỗi buồn gì đó và gợi cho chúng ta một nỗi nhớ về dĩ vãng xa xăm. Bao câu chuyện buồn, vui lẫn lộn vẫn còn mãi nơi mỗi người sĩ tử chúng ta.
Nếu xem DVD Hội Ngộ, chúng ta thấy gì nơi chủng viện LS? Thế nhưng, ngày ghé về Làng Sông, ngày 20/7 vừa qua, dịp Hội ngộ vừa rồi, anh em chúng ta vẫn còn có dịp quay quần bên Thánh Thể Chúa để tâm sự, để trút đi phần nào gánh nặng của cuộc sống trần gian, của những bước chân nặng chĩu đang lê bước trên cõi trần gian và thử thách. Chúa vẫn ở và đồng hành với chúng ta, nơi mỗi anh em chúng ta đang bước đi những nẻo đường khác nhau.
Cha Huỳnh Kim Lang, nay không còn đi được nữa, phải ngồi xe lăn. Cha Bình Kim Lang, nay không còn đii được nữa, phải ngồi xe lăn. Cha Binh, còn đó nơi nhà hưu dưỡng vẫn có thể đi lại gặp gỡ anh em. Cám ơn Chúa cha Trương Đắc Cần còn khỏe mạnh mà dịp Hội ngộ vừa rồi, vẫn hiện diện với anh em. Cha Nguyễn Xuân Báu, vẫn ở Làng Sông, nhưng nay Ngài đã còng lưng. Cha Đoàn Kim Hiền (Ghềng Ráng), cũng tháp tùng với anh em về Làng Sông dịp này. Cha Hoàng Tiến Nam từ Vạn Giả (Nha Trang) về để được gặp vài người bạn cùng lớp như anh Đỗ Thanh Minh (tức Ty, Úc Châu), anh Lê Minh Hương (Long Khánh), anh Truyền, từ Tân Bình Sài gòn về.
Riêng anh Phùng Hoành Anh (tức Cường, gốc Nam Bình (từ Pháp) về, nhưng khi anh đến nơi thì anh em đã chia tay nhau ra về từ buổi sáng 21/7. Anh vô cùng hối tiếc vì đã bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ. Anh Nguyễn Đình Túc (trước sống ở Đức, nay đã về Việt Nam), ngưởi trưởng tràng dịp này (87 tuổi), cũng hiện diện và nhìn anh thật cảm động khi anh quì xuống hôn đất me Làng Sông một cách trìu mến. Anh Nguyễn Hữu Liên (trước ở Houston, TX, nay cũng về sống ở Việt Nam cũng có mặt, … Nhiều nhiều anh em khác nữa, không kể hết được. Phải có mặt mới thấy được nỗi vui mừng và cảm động này khi gặp nhau.
Xin cám ơn tất cả những người anh em đã góp phần, qua mọi hình thức, cho biến cố hội ngộ vừa qua.” T. Nguyễn

Simon Ngọc (VN) viết:
Từ 18-21/7/2006, chúng tôi đã về Làng Sông, nơi chúng ta đã từ
đó ra đi và còn mãi ra đi. Nhưng, có điều vô cùng hạnh phúc mà tôi muốn chia sẻ với các bạn là chúng tôi đã được gặp nhau, đã nắm tay nhau, đã ôm nhau tha thiết như chưa từng bao giờ được ôm. Riêng lớp chúng tôi (niên khóa 58-59) có lẽ là lớp về dự đông nhất trong các lớp "tiền chiến". Sau đây là danh sách những anh em đã về dự trong kỳ về nguồn vừa rồi:
1. Đặng Công Anh, LM QN
2. Phạm Văn Ánh, Đà Nẵng
3. Trần Ân, Đà Nẵng
4. Nguyễn Đình Chương, Đồng Nai
5. Lưu Đình Dương, LM USA
6. Mrs Võ Thành Đào, SG
7. Nguyễn Hiến, USA
8. Lê Quý Long, SG
9. Huỳnh Kim Ngọc, SG
10. Phạm Văn Phúc, USA
11. Nguyễn Đình Sứ, Đồng Nai
12. Phan Thanh Thế, Phan Rang...

Như thế đó, một thời đi tu, một đời mãi nhớ... Trong dịp này, LM Đặng Công Anh và LM Lưu Đình Dương đã cùng với LM đàn anh Trần Kim Thượng và LM đàn em Lê Hưng dâng thánh lễ đồng tế tại nhà thờ Quy Hiệp của cha Anh để cầu nguyện cho hương hồn các bạn đã qua đời gần đây như cha Phaolô Lê Đình Chiến, anh Antôn Bùi Minh Đức, anh FX Võ Thành Đào, anh Phêrô Lê Văn Hùng v.v... cùng với sự tham dự của số anh em trên và thân nhân gia đình...
Xin thông báo và kính chào tạm biệt.
Gửi anh em 59-60-61
Kính gửi Quý Cha và quý Anh (thuộc niên khóa 1959-60-1961).
Xin cảm tạ Hồng Ân của Thánh Giuse đã cho tất cả cựu chủng sinh Làng Sông Quy nhơn về bên mái trường xưa được thành công tốt đẹp và bình an trong mọi nghĩa.
Dưới đây là danh sách và địa chỉ của những anh em đã gặp nhau trong cuộc Hội Ngộ về nguồn:

1 Thái HOÀNG phone # 08990789 Đc 39/2 Nguyễn Trọng Tuyễn PN, HCM VN
2 Lê HƯNG (LM) email: pethungs@yahoo.com  Giáo xứ Nhượng nghĩa, Đà nẵng, VN
3 Nguyễn văn HƯỜNG dungnguyentri@yahoo.com  Giáo xứ Hà Dừa, Nha trang, VN
4 Vỏ Tá KHÁNH (LM) juanpesocd@yahoo.com
5 Nguyễn Hửu KHIẾT khiet94@yahoo.com  New Jersey, USA
6 Huỳnh Kim LONG (Sư) lg_huynh@yahoo.com  WA USA
7 Huỳnh Thanh PHONG Phone #(02) 9610 8813 NSW Australia
8 Nguyễn Đình SANG dsangsanjose@yahoo.com  CA USA
9 Nguyễn Công SANH (LM) petcsanh@pmail.vnn.vn  nguyencongsanh@gawab.com Giáo xứ Đồng Tiến, Quy nhơn VN
10 Đặng SON ( LM ) peterson@dng.vnn.vn  Hạt Quãng ngãi VN
11 Hoàng TÝ tyhaong@yahoo.com  .Phone # 058 863 332 Cam ranh VN
XIN CHÚA BAN MUÔN HỒNG PHÚC CHO NHỮNG VỊ ĐÃ GIÚP CHÚNG CON CÓ ĐƯỢC CUỘC HỘI NGỘ LỊCH SỬ NÀY.
Hoàng Tý
Chút Tâm tinh sau Hội ngộ
Nhìn chung đoàn xe tiến vào chủng viện, lòng tôi thật rộn ràng và sung sướng! Cho đến 12 giờ đêm vẫn còn vài chiếc từ xa chạy về. Ôi! thật là vui và cảm động biết bao khi anh em bắt tay nhau với nụ cười và nước mắt sau nhiều năm xa cách. Những cụ già chống gậy cũng đã tìm lại được những người bạn xưa, và tôi không cầm đươc nước mắt khi nhìn thấy những bàn tay đang run run siết tay nhau với nụ cười trong nước mắt. Sau một buổi chiều gặp gỡ đầy xúc động, ngày hôm sau, tại Làng Sông, bạn thử tưởng tưọng sẽ ra sao khi nhìn thấy một cụ cựu chủng sinh đang nằm sấp trước cổ trường hơn nhiều lần trên mảnh đất xưa thân yêu! Từng góc kỷ niệm đã đến với từng người trong sụt sùi, kể lại cho người thân đi kèm
Ôi! Làng Sông, người mẹ hiền thân thương nhất của chúng ta, vẫn hiên ngang với hàng sao cao vút. Gần 250 đưa con từ khắp bốn phương trời đã trở về với kỷ niệm xưa và trong vòng tay của Mẹ Làng Sông dấu yêu!
Xin cám ơn Chúa và Mẹ Maria cùng Thánh Quan Thày Giuse đã cho cuộc hội ngộ 2006 được thành công ngoài sức tưởng tượng! Xin Quí Cha và anh em mở trang nhà www.cclsqn.com  để xem một số hình ảnh hội ngộ. BCH/CCSLSQN/HN

Chia sẻ...
Paul Tân:
Em chắc là đĩa thịt cay và rượu đế mặn nồng tinh quê. Vừa nhậu vừa có các anh em chung quanh, thì vui lắm. Nhưng em chỉ ước ao được ăn bánh bèo chén và húp nước mặn. Lâu lắm rồi chưa được ăn. Bên Mỹ này, không có bánh bèo nào giống bên đó mặc dù nhiều quán cứ quảng cáo là chính gốc.
Em chúc các anh trên đường về bình an.
Tân…………………………
K.Long (WA) viết: "Chi tiếc là không có tân trong dịp hy hữu có một không hai ! Cha sở nhà thờ Tân Định (Cha Tân) cho an hem bữa ăn mặn nồng tình quê này. Ngày kế tiếp, đi Gò Thị, cha kính đãi anh em một bữa thật thịnh soạn. Không biết Tân có tưởng tượng nổi không, 40 năm nay tìm lại đĩa thịt cầy với rượu dê. Thật là một bữa ăn nhớ đời ! Thân ái trong tình anh em CCSLSQN.
FX Long (hiên khóa 1960-1961). «……………..

NH.KHIẾT viết: "Anh Tân,
Thay mặt các anh em, mình tin cho anh Tân hay là ngày này ban tổ chức đang tiếp đón và ghi danh các anh em đang tựu về. Tuy ĐC đang dưỡng bịnh ở SG và sẽ không góp mặt, nhưng đầy đủ các cha và các anh em CCS đang về tham dự ngày họp mặt. Nhìn những nụ cười, ánh mắt của mỗi người, mình nghĩ kỳ họp mặt này sẽ đầy hứa hẹn một niềm vui  dĩ vãng xa xưa.
Chúc anh Tân và gia đình yên vui. Tôi sẽ chuyển lời lại cho anh Thế và các anh em hải ngoại.
Mến,
Khiết.
".............................. ......................................................................
BÀI THƠ VIẾT THAY TÂM TÌNH (ANH QUANG, CH HOÀNG, VÀ NHỮNG ANH EM KHÔNG VỀ DỰ HỘI NGỘ ĐƯỢC)
Em gọi anh
Em gọi anh từ trong góc núi
Góc núi xa, góc núi bôn ba
Giọt trăng cô đơn rụng vỡ lập loà
Nghe vẳng tiếng ca " Về Làng Sông Ta Hát"
Anh đã về với hương tình bát ngát
Hàng cây sao rung nhịp hát mừng vui
Vòng tay ôm, Mẹ ấp úng...nghẹn lời
Các con ơi, Mẹ mừng mừng tủi tủi
Em gọi anh, và gởi lời tạ tội
Với Mẹ Yêu và tất cả tôn huynh
Mỗi phận đời có một chút linh đinh
Ấy mới biết thế nào yêu và nhớ
Em muốn nghe tiếng chim reo về tổ
Em muốn nhìn những giọt lệ rưng rưng
Em muốn bên anh, bên Mẹ nỗi mừng
Và em muốn đắm mình trong mầu nhiệm
Xa rất xa nơi góc đời định mệnh
Vẫn rất gần trong nhịp thở yêu đương
Em gọi anh, gọi anh giữa đêm trường
Và em tin Ta chung giường hạnh phúc
Bởi trong Ta, Làng Sông là cốt nhục
Tình Đệ Huynh mãi mãi đến vô cùng...
CHH

Thay Lời Kết Luận

Đây chỉ là những tổng hợp bước đầu, có thể chủ quan và phiến diện. Nhưng dù sao cũng phản ảnh ý nghĩ, xao xuyến và ước vọng của một thành viên, từng có một thời gian đi tu trải qua một phần kinh nghiệm học tập và tu đức cuộc sống một tu sinh Dòng Tên, và một chủng sinh Chủng Viện tại Giáo Phận.
Những cảm nhận đó chỉ là một ước nguyện tiến đến cuộc sống thánh thiện dù ở cương vị nào và mong muốn Giới Hữu Trách trong Dòng Tu Hay Giáo Phận chú ý tạo điều kiện sử dụng và kết nãp nâng đỡ mỗi khi có thể những người mà các cơ sở đào tạo tưởng chứng như mình không hẳn có trách nhiệm với những thành phần chuyển hướng đời tu
Nhưng người ta ít gặp những mẫu tình huynh đệ chan hòa này với đủ mặt anh em Cựu Chủng sinh Làng Sông thuộc Giáo phận Qui Nhơn – dù là linh mục hay không còn là linh mục. Đã một thời mối tình đó đã vô tình hay hữu ý bị một Bề Trên chủng viện cùng với một số người nào đó làm hoen ố theo một cung cách nào đó, khi đang còn trách nhiệm đào tạo chính thức giữa những người có lúc cùng chung một con thuyền đời tu!
Tiếp tục đời tu đúng nghĩa hay không, từ bỏ Công giáo hay vẫn là tín hữu Công giáo, những thành phần chuyển hướng đời tu, vì bất cứ lý do nào, vẫn cần được Giáo Hội ứng xử một cách nhân bản và có ý nghĩa nhất theo tinh thần nhân ái tôn trọng nhân vị quảng đại.

Oakland, CA, ĐHN 19/12/2006.3, 26/5/2008.3 – 20/8/2008.4

From Chu Vuong <auguschu@yahoo.com>
reply-to auguschu@yahoo.com

to Nghiem Do <nghiemdohuu@gmail.com>

date Sun, Aug 24, 2008 at 5:02 PM
subject Re: Tu Xuat
mailed-by yahoo.com
signed-by yahoo.com

hide details 5:02 PM (23 minutes ago) Reply


Hom nay moi co gio doc qua bai viet cua anh Nghiem.
Co nhieu chuyen  muon ban them, khi co dieu kien.
Truoc mat, chi xin luu y hai chi tiet :
- Cau " RARO UNUS, NUMQUAM DUO, SEMPER TRES" ( it khi mot minh, khong bao gio cap doi, luon luon ba nguoi), ngoai viec phong ngua "dong tinh", co the con la mot  phuong the co y nghia  tu duc nao do chang ?
 Men chuc moi su lanh.
Chu

From Chu Vuong <auguschu@yahoo.com>
reply-to auguschu@yahoo.com

to Nghiem Do <nghiemdohuu@gmail.com>

date Sun, Aug 24, 2008 at 9:52 PM
subject Re: Tu Xuat
mailed-by yahoo.com
signed-by yahoo.com

hide details 9:52 PM (13 minutes ago) Reply


Cau day du phai co them ve " RARO UNUS, NUMQUAM ( KHONG PHAI NUNQUAM) DUO, SEMPER TRES".
 Than men, Chu

Oakland, CA 24/8/2008.X – 16/12/2008.3. Đỗ Hữu Nghiêm.