Roma – Khi triệu tập một ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Assisi, ngày 27-10 tới đây, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày diễn ra cuộc gặp gỡ được triệu tập bởi ĐTC Gioan Phaolô II vào năm 1986, ĐTC Biển Đức XVI muốn gây nhận thức về "các lý do cấp bách cho một cam kết nhất trí về đối thoại và tình huynh đệ cho hòa bình".
Đó là điều khẳng định của Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, Đức Hồng Y Peter Turkson, và vị Tổng thư ký của Hội đồng này, Đức Giám Mục Mario Toso, trong lời nói đầu của cuốn sách mang tên "Hành hương sự thật, hành hương hòa bình. Hướng tới ngày suy tư, đối thoại, và cầu nguyện cho hòa bình và công lý", vốn thu thập nhiều bài viết được nhật báo L'Osservatore Romano công bố vào đầu tháng Bảy, nhằm cho cuộc gặp gỡ tại Assisi.
Người ta có thể đọc trong lời nói đầu : “Mong muốn của ĐTC Biển Đức XVI khi làm sống lại kỷ niệm 25 năm ngày diễn ra cuộc gặp gỡ lịch sử tại Assisi 1986 không chỉ đáp ứng cho một kiểu thức mừng lễ, và không có ý định tìm kiếm một tôn giáo toàn cầu, kết quả của cuộc đàm phán hòa giải nhiều lần, hoặc chủ nghĩa hỗ lốn nguy hiểm. Các lý do thì sâu sắc hơn, ít xa vời và ít định kiến. Ngày nay, có các lý do cấp bách của một cam kết nhất trí về đối thoại và tình huynh đệ cho hòa bình, rất cần thiết và không thể tránh khỏi cho nhân loại, vì tương lai của thế giới".
Lời nói đầu nhấn mạnh: “Ngoài các cuộc xung đột, nơi mà các quân đội đụng độ, bằng cách gây ra nhiều cái chết và sự tàn phá vô nhân đạo, còn có các cuộc tranh chấp và tranh đấu, có lẽ không phải là rõ ràng nhưng không kém phần có hại cho phẩm giá con người và các dân tộc. Chỉ cần nghĩ đến cuộc khủng hoảng tài chính mới đây, các vụ phá sản, các vụ tự tử", và các vấn đề chung có ảnh hưởng đến các quốc gia, các nền kinh tế, và gia đình.
"Vì các lý do rõ ràng này và các lý do khác nữa – mà người ta biết - ĐTC Biển Đức XVI mong muốn triệu tập một ngày gặp gỡ mới để suy tư, đối thoại, và cầu nguyện tại Assisi, cho công lý và hòa bình trên thế giới, mời mọi người thực hiện một cử chỉ tượng trưng của lòng thiện chí, bằng cách qui tụ về thành phố của Thánh Phanxicô, nhưng nhất là nhìn vào thẳm sâu của lòng mình, trong ý thức của chính mình, để nhìn thấy sự tương quan bất khả phân ly giữa công tác chăm chỉ cho hòa bình và ước muốn không thể dập tắt về sự thật nơi mỗi con người”.
ĐTC Biển Đức XVI, khi mời gọi suy tư về chủ đề "hành hương sự thật, hành hương hòa bình", cũng yêu cầu "một nền văn hóa đương đại hướng về chủ nghĩa hư vô hãy khắc phục sự thiếu niềm tin nơi con người, trong lý trí và thuyết tương đối đạo đức, vốn làm suy yếu tận căn mọi đề xuất sự thiện, (...) có các trụ cột là tình yêu, tự do, và công lý".
Ngày Assisi năm 2011, trong một "sự tiếp nối tinh thần" với các ngày được khuyến khích bởi Chân phước Gioan Phaolô II, "có đặc tính là sự đóng góp đặc biệt về phía vị Giáo hoàng hiện tại. Thật vậy, trong thông điệp xã hội của Ngài, Ngài nhắc lại rằng hòa bình là kết quả của một cam kết được duy trì bởi một tình yêu đầy sự thật. Tên gọi mới của hòa bình có thể được định nghĩa đúng là caritas in veritate" (bác ái trong sự thật)”, người ta đọc thấy như thế trong lời nói đầu cuốn sách.
"Hòa bình là có thể được, bởi vì tất cả mọi người, được tạo dựng trong nội tại có khả năng biết chân và thiện, là các người hành hương không mệt mỏi của sự thật, và cuối cùng sự tuyệt đối”.
Assisi 2011 sẽ là "nơi mà người ta sẽ nhận thức rõ ràng rằng trong sự đặc thù của kinh nghiệm tôn giáo của mỗi người – kể cả sự nghiên cứu của những người tự xưng là người vô thần – có các nền tảng của một con đường và một cam kết chung cho hòa bình”.
"Các tín hữu và người không tín ngưỡng cần phải lớn lên trong nhận thức rằng trong tâm trí chúng ta, mặc dầu có các vết thương của tội lỗi làm suy yếu xu hướng về sự chân và sự thiện, có các mầm mống vô hình của tình anh em, của công lý và hòa bình, mà chỉ có Thiên Chúa và lương tâm ngay chính là các đảm bảo an toàn mà thôi".
Lời nói đầu kết luận: “Khả năng phổ quát để biết sự chân, sự thiện và Thiên Chúa làm cho tất cả mọi người, tín hữu và không tín hữu, thành thành viên của một việc tìm kiếm chung, và thành viên của một di sản các giá trị đạo đức được chia sẻ, để nó có thể được dùng để hợp tác với việc khẳng định công lý và hòa bình trên thế giới". (Zenit.org 16-9-2011)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét