Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

THƯ CPS CANADA !

Anh chị em CPS Canada xin gởi lời mừng lễ Cha Thánh Phanxicô đến tất cả Anh Chị Em CPS và gia đình ở Quê nhà.
Mừng lễ Thánh phụ Phan Sinh,
Mừng Anh Em CPS đoàn kết, thân ái và mạnh tiến,
Mừng CPS là thành viên chính thức trong Đại Gia Đình Phan Sinh Việt Nam.
Thân ái chúc Bình an vàThiện hảo.
Trình Giảo Kim, Trần Xuân Hồng, Huỳnh công Luận, Nguyễn Đình Nam, Ngô Bảo Tín, Nguyễn Phước, Nguyễn Hồng Hoà, Vũ Đình Hoà, Nguyễn Quốc Tuấn và "Còn"Phan Sinh - cha Aimé Đỗ Văn Thông ofm.

CPS CANADA CHÚC MỪNG LỄ THÁNH PHAN XI CÔ !

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Màn cầu hôn siêu lãng mạn của sinh viên Việt tại Mỹ

Màn cầu hôn siêu lãng mạn của sinh viên Việt tại Mỹ




(VTC News) - Màn cầu hôn siêu lãng mạn của hai sinh viên Việt Nam tại Mỹ đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong cộng đồng cư dân mạng.



Màn cầu hôn bằng flash mob

Theo Asian man, hai nhân vật chính trong clip cầu hôn là hai sinh viên Việt Nam đang học tập tại trường ĐH Califorina, màn cầu hôn được thực hiện ngay trong khuôn viên trường với sự tham gia của rất đông người, sinh viên, người dân bản địa và cả trẻ nhỏ.

Người con trai trong clip tên Nam, còn bạn gái tên Trang, màn cầu hôn của hai người đã khiến nhiều người có mặt ở đó và cả những người xem clip trên Youtube phải rơi nước mắt vì xúc động. Được biết Nam đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian để có được một màn nhảy flash mob tập thể trên nền nhạc Can’t Take My Eyes Off You.

Ngay khi xuất hiện trên Youtube, clip màn cầu hôn lãng mạn đã nhận được rất nhiều lời bình luận đầy xúc động, có một bạn còn dịch nguyên văn lời cầu hôn của chàng trai. Chàng trai đã nắm tay và ngỏ lời cầu hôn với cô gái: "Em nhớ nơi mình gặp lần đầu không? Sảnh đó ở phía trên kia, nhưng không đủ chỗ để nhảy. Anh muốn em biết rằng anh muốn sống bên em trọn đời, cùng làm mọi việc với nhau. Anh rất yêu em, và nếu em cho phép, anh muốn làm em được hạnh phúc. Anh hứa những ngày tới của chúng ta sẽ tràn đầy niềm vui, tiếng cười, sự phiêu lưu và cả những điệu nhảy kinh khủng. Em là cô gái đẹp nhất anh từng thấy, và em đã sở hữu trái tim anh. Em sẽ cưới anh chứ?"

Cô gái đã tỏ ra rất bối rối và ngại ngùng, nhưng với màn cầu hôn siêu lãng mạn như thế này chắc chắn không có chỗ cho hai chữ "từ chối", và cô đã đồng ý. Sau khi chàng trai trao nhẫn, hai người hôn nhau trong tiếng hò reo của đám đông xung quanh.
Mời coi CLIP ở phần comment
Tháng Giêng
http://vn.news.yahoo.com/m%C3%A0n-c%E1%BA%A7u-h%C3%B4n-si%C3%AAu-l%C3%A3ng-m%E1%BA%A1n-c%E1%BB%A7a-sinh-vi%C3%AAn-vi%E1%BB%87t-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9.html

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

THƯƠNG QUÁ : CHÁU BÉ 600 gr !!!

http://dantri.com.vn/c7/s7-522168/ky-tich-cua-be-so-sinh-nang-6-lang.htm

- Lọt lòng mẹ khi mới hơn 27 tuần tuổi, bé Phan Thị Uyên chỉ nặng vỏn vẹn… 600gr. Không ai nghĩ cháu có thể sống sót, nhưng như một phép màu, giữa chằng chịt thiết bị y tế, cháu bé vẫn sống mạnh mẽ trong sự kinh ngạc của các bác sĩ. - bệnh nhân bé nhất được cứu sống tại Bệnh viên Nhi Nghệ An

Tôi gọi đây là kỳ tích bởi lần đầu tiên ở Nghệ An, các bác sĩ đã cứu thành công và duy trì sự sống cho một cháu bé sinh non chỉ có trọng lượng 600gr. Không ai dám tin là cháu bé có thể sống sót vì cơ thể chưa kịp hoàn thiện khi chào đời. Nhưng cơ thể nhỏ bé ấy vẫn tồn tại và phát triển trong sự nỗ lực của các y, bác sĩ, sự thương yêu của người thân và cao hơn hết là khát vọng sống mãnh liệt của cháu bé sớm chịu thiệt thòi.
Ngày 8/9, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiếp nhận sản phụ Nguyễn Thị Lương (SN 1980, xóm Thọ Vinh, xã Nhân Thành, Yên Thành, Nghệ An) trong tình trạng vỡ ối khi cái thai trong bụng mới được hơn 27 tuần tuổi. Các biện pháp cấp cứu cần thiết được triển khai. Đến đêm 10/9 chị Lương sinh hạ một bé gái. Lúc vừa chào đời, bé chỉ cân nặng 6 lạng và được cho vào lồng kính để theo dõi. Cháu bé được đặt tên Phan Thị Uyên, là con thứ 2 của vợ chồng chị Lương.

Lúc mới sinh, bé Uyên chỉ nặng 600gr
Đến ngày 15/9, bé Phan Thị Uyên được chuyển sang khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Nghệ An - nơi có điều kiện về thiết bị y tế tốt hơn. Lúc đó cân nặng của cháu bé là 700gr.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Khôi - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Nghệ An, người trực tiếp theo dõi và điều trị cho bé Uyên - cho biết: “Bé Phan Thị Uyên là trẻ sơ sinh cực non yếu. Tại thời điểm sinh ra cháu mới hơn 27 tuần tuổi, bởi vậy não, hệ thần kinh, hệ hô hấp chưa hoàn thiện. Cháu có thể ngừng thở bất kỳ lúc nào. Lúc nhập viện cơ thể của cháu đã bị tím tái.
Mặt khác phổi của bé dễ bị xẹp do thiếu chất tăng sức căng bề mặt để giúp phổi giãn nở. Bệnh nhân dễ bị hạ nhiệt độ cơ thể và dễ bị nhiễm trùng, suy hô hấp nặng nên chúng tôi quyết định mở nội khí quản và thở máy”.
Sau 12 ngày điều trị tích cực với những thiết bị y tế tốt nhất của bệnh viện, tình hình sức khỏe của bé Uyên đã có những tiến triển tốt. Hiện tại bé đã có cân nặng 1.200gr và đã có thể tự thở qua máy, nhịp tim đo được ổn định ở mức 140-150 lần/phút, nồng độ oxy 94%. Tuy nhiên thỉnh thoảng cô bé cũng “làm nũng” khiến các bác sĩ, y tá của Khoa hồi sức cấp cứu chạy bở hơi tai vì những lần ngừng thở đột ngột.

Sau 18 ngày điều trị tích cực, cháu bé đã có cân nặng 1.200gr

Bác sĩ Khôi cho biết thêm: “Duy trì sự sống cho một trẻ sinh non chỉ có trọng lượng 600gr đến hôm nay (18 ngày) là một kỳ tích rồi. Đây là trường họp trẻ sơ sinh cực non yếu có trọng lượng nhỏ nhất đầu tiên duy trì được sự sống trong lịch sử của Bệnh viện Nhi Nghệ An. Nếu mức độ tiến triển của cháu tốt như hiện nay thì khoảng 10 ngày nữa chúng tôi sẽ cho cháu thở oxy, cháu sẽ có nhiều hy vọng hơn. Hiện tại chưa thể nói được gì nhiều nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức”.
Được biết, khi mang thai cháu Uyên, chị Nguyễn Thị Lương bị rau bám trước tử cung. Các bác sĩ khuyến cáo phải hết sức cẩn thận bởi cái thai rất dễ gặp rủi ro, nếu người mẹ cử động mạnh. Trong suốt quá trình mang thai chị Lương phải nằm bất động trên giường, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ đến người thân.

Bé Uyên đã có nhiều hy vọng sống hơn
Trên chiếc giường nhỏ xíu, bé Phan Thị Uyên nằm lọt thỏm giữa đống khăn và giây nhợ chằng chịt quanh mình. Thỉnh thoảng tiếng o ọe lại vang lên rồi chìm giữa những tiếng kêu tít tít của máy móc. Đôi tay bé xíu cố gắng cựa quậy như để chứng minh sự tồn tại của mình. Khuôn mặt cũng bé xíu, nhăn nhúm, con mắt bên trái thỉnh thoảng hé ra rồi nhắm lại ngay.
18 ngày tuổi nhưng bé chưa được hưởng chút hơi ấm từ mẹ, chưa một lần được ngậm bầu sữa ngọt ngào. Cứ đều đặn 3 tiếng đồng hồ người nhà lại thay phiên nhau chạy từ khu nhà dành cho các bà mẹ đưa sữa lên khoa hồi sức để các bác sỹ cho Uyên ăn qua đường xông. Sức khỏe quá yếu lại phải tiếp máu cho con nên chị Lương không thể tự đi lại được. Từ hôm sinh con đến giờ chị mới chỉ nhìn thấy con 3 lần.
Bà Bùi Thị Liên, bà nội bé Phan Thị Uyên, cho biết: “Lúc chuyển sang Khoa hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Nhi các bác sỹ khuyên nên đưa cháu ra Hà Nội nhưng gia đình khó khăn quá, với lại cháu quá yếu sợ không thể chịu nổi hành trình dài như thế nên gia đình xin cho cháu được ở lại. Nói thật còn nước còn tát chứ chúng tôi cũng không dám hy vọng nhiều.

Đối với các bác sĩ điều trị và người nhà của bé thì đây là một kỳ tích
Giờ cháu có da có thịt một chút chứ lúc sinh ra chỉ bé như quả dưa chuột, chân tay bé xíu, da mỏng tưởng như có thể nhìn xuyên thấu. Vừa thấy con là bố nó khóc rưng rức vì nghĩ chắc con không sống nổi. Nghe các bác sĩ nói thì cháu đã có nhiều hy vọng hơn, gia đình tôi mừng không kể mô cho hết”.
Được biết vợ chồng chị Nguyễn Thị Lương, anh Phan Huy Túc là nông dân, cuộc sống chỉ trông chờ vào 3 sào ruộng và ngày công làm phụ hồ của anh Túc. Để có thêm tiền trang trải, hai anh chị nhận thêm 5 sào ruộng của hàng xóm để cày cấy. Từ hồi chị Lương có thai cháu Uyên, anh Túc phải nghỉ phụ hồ ở nhà chăm vợ. Hiện nay chi phí điều trị cho bé Uyên mỗi ngày hơn 1 triệu đồng đang do bệnh viện chi trả (đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi) nhưng tiền thuê giường nằm, tiền ăn, nước uống của vợ chồng anh Túc và bà Liên mỗi ngày cũng gần 400 nghìn là gánh nặng lớn đối với vợ chồng anh lúc này.
Hoàng Lam

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

NGƯỜI PHỤ NỮ ĐÍCH THỰC !

CPS.SIMONE HOA Gửi :

4/10 : THÁNH PHANXICÔ ASSISI, SỐNG HÒA BÌNH & BẢO VỆ MÔI SINH

THÁNH PHANXICÔ ASSISI: ANH HÙNG BẢO VỆ MÔI SINH

Choir
 


Claudia Herrera Hudson (Giáo sư đại học ở Mỹ, Nhóm chủ biên "Dự án anh hùng của tôi" bình chọn các anh hùng của nhân loại từ xưa đến nay)
"Anh hùng của tôi là thánh Phanxicô Átxidi, bởi vì ngài hiểu được mối quan hệ giữa đường thiêng liêng và môi trường. Ngài hiểu được cách thức Chúa giao tiếp một cách sinh động với chúng ta qua chim trời cá biển và thực vật; đúng là có tội khi tiêu diệt chúng" (Robert F. Kennedy, Jr., công giáo, cựu bộ trưởng Bộ tư pháp Mỹ, em trai của cố tổng thống Mỹ John Kennedy)
"Nếu anh em có những người loại trừ thọ tạo của Chúa ra khỏi lòng cảm mến và xót thương, anh em cũng sẽ có những người đối xử y như vậy với đồng loại của mình" (Thánh Phanxicô Átxidi)
"Tôi không thánh thiện chút nào. Nếu Chúa có thể hành động qua tôi, Người có thể hành động qua mọi người" (Thánh Phanxicô Átxidi)
 

 
Trong khi người ta thường biết rằng thánh Phanxicô Átxidi là một con người yêu thương thọ tạo và Đấng Tạo hóa, vai trò của ngài với tư cách là một thường dân bảo vệ môi trường lại thường bị đánh giá thấp trong các sách tiểu sử của ngài, bởi vì các sách này tập trung chủ yếu vào con đường đức tin sâu xa của ngài. Được tuyên bố là thánh bổn mạng của Môi trường/Môi sinh và Động vật, cuộc đời của thánh Phanxicô không chỉ là một mẫu gương thật tốt của sự sùng đạo, mà còn là mẫu mực của cuộc sống hài hòa trên Trái đất này. Ngài là người bạn của con người và con vật, một người thán phục Mặt trời và thiên nhiên, và là một con người xây dựng hòa bình đúng nghĩa.
Thánh Phanxicô không chỉ sống hòa bình với các người khác, ngài còn sống hòa bình với mọi sinh vật, mọi thứ xinh đẹp trong con mắt của ngài. Ngài viết các bài ca chúc tụng Chúa vì Chúa đã dựng nên mọi loài được chúc phúc, ngài viết bài thơ cho Anh Mặt trời, Chị Mặt trăng. Ngài cũng liên lỉ ca ngợi Chị Chết trên giường bệnh - vì ngài cảm nhận được trở nên một với mọi loài đến nỗi ngài xem Mặt trời là anh của mình, Mặt trăng là chị của mình và mọi người là anh chị em của mình.
Ngài cảm thấy mình cần phải đến với những người bị loại trừ, người nghèo khổ, người yếu đuối và người không có quyền ăn nói. Ngài ôm lấy và giúp đỡ người phong, vì đó là những người bị loại ra khỏi xã hội thời đó và làm kẻ khác sợ vì làn da bất thường và xấu xí của họ. Ngài đến các bệnh viện chăm sóc người bệnh. Ngài gửi thức ăn cho các tên trộm. Ngài trở nên bạn của các phụ nữ và nhìn nhận tài năng và trí thông minh của nữ giới, vốn là một khái niệm xa lạ của thời đại đó.
Lòng trung thành của ngài không chỉ nhắm đến loài người. Ngài thật sự quan tâm đến hạnh phúc của môi trường và của mọi tạo vật theo một cách thức chưa hề có. Ngài sống với các loài vật. Ngài vui vẻ giữa cảnh thiên nhiên. Ngài giảng cho chim để nhắc nhở chúng phải ca ngợi Chúa vì bao ơn lành Chúa ban cho chúng. Ngài cảm hóa một con chó sói và biến nó thành một trong các vật nuôi cưng của ngài. Lẽ tất nhiên ngài hiểu nỗi thống khổ của thiên nhiên và cuộc sống ở đời, đôi khi thật là tàn nhẫn. Tuy vậy, ngài biết rằng Đấng tạo Hóa không tạo ra sự dữ, do đó ngài cho rằng mọi loài chung quanh ngài là tốt lành và nên được đối xử một cách thật lịch sự, trong yêu thương và lòng độ lượng, từ con sâu đến con chiên, từ con dế đến con chó sói. Có lẽ bởi vì chúng nhận ra sự chân tình của ngài đối với đời chúng mà chúng cảm thấy được thu hút đến bên ngài.


Nói tóm lại, thánh Phanxicô là một đồng minh cảm thông với mọi loài và mọi người chung quanh ngài. Từ con người đến con vật, từ thực vật đến khoáng vật, từ Mặt trời đến Mặt trăng thay đổi các mùa - thánh Phanxicô là người đồng cảm của tất cả. Ngài không kêu gọi phán xét con người về việc sử dụng môi trường, phán xét loài vật về thức ăn, phán xét thảo vật về nơi trú ẩn…Thay vào đó, ngài chỉ thúc giục loài người hãy tỏ sự tôn trọng, lòng khiêm nhường và tình thương đối với mọi loài trên Trái đất này, và ngài cũng mong mọi loài cũng có tinh thần như thế đối với con người. Ngài cảm thấy rằng khi ôm lấy và vui mừng với các loài xinh đẹp và tuyệt vời chung quanh mình, loài người sẽ tự nhiên được thu hút để có các hành vi yêu thương và tôn trọng, thay vì lòng giận dữ và óc thống trị.
Ngài đàm đạo với vũ trụ. Ngài nói với Anh Lửa, Chị Mặt trăng, với tinh tú trên trời và mọi loài trên Trái đất. Ngài càng sống trong bầu khí thiêng liêng bao nhiêu, ngài càng là con người bấy nhiêu. Ngài không bao giờ cố gắng trở nên một vị thần cả. Ngài không mong được thưởng công vì cuộc đời phục vụ của mình. Ngài chỉ sống cốt để phục vụ và yêu thương trong hài hòa và hòa hợp mà thôi.
Tiểu sử đời ngài càng sâu sắc hơn nhiều, nếu xét đến các hy sinh mà ngài đã tự ý làm, và lối sống mà ngài đã điều chỉnh để trở nên một với tạo vật.


Còn được gọi là Phanxicô Bernardone, hoặc Poverello (Tiểu tử thanh bần), thánh Phanxicô Átxidi ra đời với tên gọi Giovanni di Bernadone, tên do thân mẫu đặt theo thánh Gioan Tẩy giả, ngày 4-10-1181 tại Umbria, Ý. Sau đó, thân phụ của ngài, một thương gia vải vóc giàu có, đổi tên cho ngài thành Phanxicô, vì dường như ông không muốn đặt tên theo tên vị thánh. Mặc dầu sống trong gia đình giàu có và nổi tiếng, Phanxicô sống một đời thanh xuân với nhiều xáo trộn, với nhiều cuộc đấu như là anh hùng rơm trên đường phố và như một binh lính thật sự, và từng được xem là một trong các thủ lĩnh của giới trẻ chống đối ở thành Átxidi. Tuy vậy, khi bị cầm tù sau một trận chiến, Phanxicô đã có một cảm nghiệm thiêng liêng biến đổi cuộc đời, vốn làm cho ngài có sự thay đổi về tâm hồn và lối sống.
Sau khi ra tù, Phanxicô từ bỏ mọi của cải vật chất, vốn thuộc về một gia đình rất giàu có, cho nên đó là một sự hy sinh lớn lao. Sứ mạng của ngài ở phía trước là đi theo đức tin của mình, và ngài nhận ra rằng để làm được như thế, trước tiên ngài cần phải từ bỏ mọi thứ dư thừa, tính hợm hĩnh, và ích kỷ - đây là các nét tiêu biểu đang áp chế thời đại mới của chúng ta như đã từng áp chế Phanxicô.
Ăn mặc áo quần rách rưới, Phanxicô lao động như một người thợ xây, và thường đi xin ăn để sống qua ngày. Trong khi ngài đi rao giảng sự bình an và lòng thanh sạch, gia đình và bạn bè cũ của ngài nhìn ngài với nỗi buồn xót xa hoặc với sự ngại ngùng lúng túng vô cùng. Thậm chí nhiều người còn xem ngài như một "người gàn dở tôn giáo" và đối xử tẻ nhạt với ngài, không hiểu được chiều sâu ơn gọi của ngài. Chính thân phụ ngài còn cố tìm cách cho ngài ngồi tù nữa.
Phía Giáo hội cũng nhìn ngài như một nỗi đe dọa. Ngài bị xem như là người cách mạng giả hiệu. Ơn gọi sống nghèo khó, đơn sơ và tình thương chân thành của ngài bị xem như một đe dọa cho thực trạng xã hội thời đó.
Tuy nhiên, Phanxicô cứ thản nhiên tiến bước.
Khoảng năm 1209, ngài đã có một số người đi theo chí hướng của ngài, và ngài thành lập Dòng Anh em Hèn mọn. Năm 1221, ngài nêu lại đường hướng cho Dòng, sự nghiệp của ngài và Dòng vẫn tiếp tục và vững mạnh như ngày nay chúng ta đã thấy.


Vào cuối đời ngài, Phanxicô là một con người ốm yếu mảnh khảnh, ngài gần như bị mù và đau nặng. Năm 1224, hai năm trước khi từ trần, ngài nhận năm dấu thánh, các vết thương đích thực của Chúa Kitô trên thân thể ngài. Thánh Phanxicô Átxidi từ trần ngày 4-10-1226 ở tuổi 44, và được Đức Giáo hoàng Grêgôriô IX phong Hiển thánh ngày 16-7-1228.
"Trước tiên hãy làm các việc cần thiết, sau đó làm các việc có thể làm, rồi cuối cùng anh em sẽ làm được việc xem ra không thể làm" (Thánh Phanxicô Átxidi)
Người ta nói rằng thánh Phanxicô gây cảm hứng cho thời đại Phục hưng của Ý, vốn là một trong các cuộc cách mạng văn hóa lớn nhất của thế giới này. Tình yêu sâu sắc của ngài đối với vẻ đẹp thiên nhiên kích thích các họa sĩ Ý đưa chủ nghĩa tự nhiên vào lại trong sáng tác của họ. Gía trị nhân đạo của ngài cũng tạo ra một phong trào mới của thời Phục hưng hướng về chủ nghĩa nhân văn. Ngài là nguồn cảm hứng trong thời đại ngài, trong các thời tiếp theo và cho cả các phong trào văn hóa và nhiều anh hùng của thời đại hôm nay nữa.
Thánh Phanxicô đi theo ơn gọi của ngài một cách vui vẻ và không hề hối tiếc. Các hy sinh ở trần thế này không được xem là gánh nặng cho ngài, nhưng là một con đường tự nhiên để trở nên một với thiên nhiên và Đấng Tạo Hóa. Chuyện đời của ngài có lẽ là mạnh mẽ và hấp dẫn hết sức, nếu chúng ta thấy rằng ngài đã từng là một thanh niên có mọi sang trọng trần thế bên mình - gia đình giàu sang, bạn bè nhìn ngài với cặp mắt thán phục vì ngài là một binh lính bất khuất, là một thủ lĩnh của thanh niên Átxidi, và ngài đã hưởng các niềm vui cuộc đời. Tuy nhiên, ngài đã hy sinh tất cả vì niềm tin sâu xa và quyết tâm xem trọng việc chăm nom mọi tạo vật hơn hạnh phúc riêng tư của mình. Và chính khi làm như vậy, ngài lại nhận được nhiều hơn - đó là sự hài hòa sâu xa và thú vị giữa ngài với mọi tạo vật.
Nói tóm lại, ngài là một mẫu gương anh hùng của đức hy sinh, vô vị lợi, khiêm nhường, và là người nhắc nhở cho mọi người biết rằng họ có thể đạt tới trạng thái hài hòa của an bình và hiệp nhất với mọi loài mọi vật, bằng một tình yêu hân hoan.
 
Nguyễn Trọng Đa dịch

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

BÉ LÂM HÂN (3-4 TUỔI) HÁT QUÁ HAY VỀ SỰ THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊ SU !

BÉ LÂM HÂN (3-4 TUỔI) HÁT QUÁ HAY VỀ SỰ THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊ SU !
http://www.youtube.com/watch?v=Lqk1Da9BvvY


By tUyETdEn| 1 video

Watch All
CPS.NGUYỄN TRỌNG ĐA gửi.
<iframe width="420" height="315" src="http://www.youtube.com/embed/Lqk1Da9BvvY" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

WOA ! 70.000 NGƯỜI THAM DỰ THÁNH LỄ !!!

The blessing of Berlin: Pope Benedict holds open-air service at Olympic Stadium in front of a cheering crowd of 70,000

  • 70,000 cheer for the pope during his service at Berlin's Olympic Stadium
  • Head of the Roman Catholic church greeted by large protests in Berlin
  • Slogans read: 'against anti-Semitism, sexism and homophobia'
  • More demonstrations expected outside German parliament as pope talks
  • Politicians have threatened to boycott and 10,000 protesters could rise
  • More than 250,000 people are registered to attend his Masses
  • Pope Benedict XVI also called for an 'ethical renewal' in Italy
Last updated at 2:29 AM on 23rd September 2011
More than 70,000 people enthusiastically cheered for Pope Benedict XVI last night, as he drove through Berlin’s Olympic Stadium in his popemobile, greeting the faithful and kissing several babies.
“Looking into the wide expanse of the Olympic Stadium, which you are crowding in such a great number, fills me with great joy and confidence,” he told the crowd in Germany.
Built by the Nazis for the 1936 games, the pope held an open-air service at the stadium, on his first state visit to his homeland, which saw him being greeted by dozens of Roman Catholics earlier in the day.
Scroll down to see a video of Pope Benedict XVI's arrival in Berlin
Olympic service: Pope Benedict XVI arriving at the Olympic stadium in Berlin, where he gave a mass to 70,000 people on the first day of his first state visit to his native Germany
Olympic service: Pope Benedict XVI arriving at the Olympic stadium in Berlin, where he gave a mass to 70,000 people on the first day of his first state visit to his native Germany
The Popemobile: Pope Benedict XVI arrives in his white Popemobile at the Olympiastadion stadium while waving to 70,000 people before giving his Catholic mass in Berlin
The Popemobile: Pope Benedict XVI arrives in his white Popemobile at the Olympiastadion stadium while waving to 70,000 people before giving his Catholic mass in Berlin
Benedict urged the crowd not to view the church merely “as one of many organisations within a democratic society,” but as the source of their salvation.
The faithful appeared moved as they left after the service held in German and Latin.
“It was beautiful. The service surpassed all my expectations,” said Heidi Frank, 49, who had travelled 310 miles from the southern German city of Regensburg to see the pope.
“The atmosphere was impressive - the entire community praying, you don’t get that every day,” said Jaqueline Hoehns, 21, from Berlin.
After the Bavarian-born pontiff, 83, was met at at Berlin’s Tegel airport by German Chancellor Angela Merkel and President Christian Wulff earlier in the day, the pope also addressed Germany’s parliament in the historic Reichstag building.
Pope Benedict XVI issues a blessing at the end of a mass at the Olympic Stadium in Berlin on the first day of his state visit to his homeland
Pope Benedict XVI issues a blessing at the end of a mass at the Olympic Stadium in Berlin on the first day of his state visit to his homeland
Faith: Benedict urged the crowd not to view the church merely 'as one of many organisations within a democratic society,' but as the source of their salvation
Faith: Benedict urged the crowd not to view the church merely 'as one of many organisations within a democratic society,' but as the source of their salvation
Choristers wait for the start of a Holy Eucharist celebration to be held by Pope Benedict XVI at Olympic Stadium... Pope Benedict urged the faithful not to leave the Roman Catholic Church on Thursday as he began a four-day visit to Germany
Choristers wait for the start of a Holy Eucharist celebration to be held by Pope Benedict XVI at Olympic Stadium... Pope Benedict urged the faithful not to leave the Roman Catholic Church on Thursday as he began a four-day visit to Germany
He warned that politicians must not sacrifice ethics for power and evoking the Nazi excesses of his homeland as a lesson in history.
Amid scattered protests outside and a boycott by some lawmakers, Benedict began his first state visit to Germany on Thursday in a bid to stem the tide of Catholics leaving the church while acknowledging the damage caused by the clerical sex abuse scandal.
The pope spoke for 20 minutes in the Reichstag, which was torched in 1933 in an incident used by Hitler to strengthen his grip on power.
“We Germans know from our own experience” what happens when power is corrupted, Benedict said, describing Nazis as a “highly organised band of robbers, capable of threatening the whole world and driving it to the edge of the abyss.”
But he said even under the Nazi dictatorship resistance movements stuck to their beliefs at a great risk, “thereby doing a great service to justice and to humanity as a whole.”
He also urged all Germans not to ignore religion.
Pope Benedict XVI gives communion during the Eucharist at the Olympic stadium... The pope said the service filled him with great joy and confidence
Pope Benedict XVI gives communion during the Eucharist at the Olympic stadium... The pope said the service filled him with great joy and confidence
'It was beautiful. The service surpassed all my expectations' said Heidi Frank, 49, who had traveled 310 miles to attend the open-air service
'It was beautiful. The service surpassed all my expectations' said Heidi Frank, 49, who had traveled 310 miles to attend the open-air service
The 70,000 faithful crowd appeared moved as they left after the service, which was held in both in German and Latin
The 70,000 faithful crowd appeared moved as they left after the service, which was held in both in German and Latin
“Even today, there is ultimately nothing else we could wish for but a listening heart - the capacity to discern between good and evil, and thus to establish true law, to serve justice and peace,” he said.
Benedict also voiced strong support for Germany’s ecological movement, calling it “a cry for fresh air which must not be ignored or pushed aside.”
After the speech, he met with a 15-member Jewish delegation, noting that it was in Berlin that the annihilation of European Jews was organised.
“The supposedly `almighty’ Adolf Hitler was a pagan idol, who wanted to take the place of the biblical God,” Benedict said according to a prepared text.
We weather gear: Members of the Catholic clergy put on rain ponchos as they wait for the arrival of Pope Benedict XVI before the Holy Eucharist
We weather gear: Members of the Catholic clergy put on rain ponchos as they wait for the arrival of Pope Benedict XVI before the Holy Eucharist
Clergy leave the Catholic mass for 70,000 people led by Pope Benedict XVI, after he was greeted by dozens of Roman Catholics earlier in the day
Clergy leave the Catholic mass for 70,000 people led by Pope Benedict XVI, after he was greeted by dozens of Roman Catholics earlier in the day
Catholic priests celebrate the Eucharist during the service, which had been described as an 'impressive atmosphere'
Catholic priests celebrate the Eucharist during the service, which had been described as an 'impressive atmosphere'
In parliament, Speaker Norbert Lammert welcomed the pope, noting that the last time there was a pontiff of German origin Germany didn’t yet even exist as a state.
“Germany is a country that over centuries was strongly marked by religion and religious wars,” Lammert said.
“A country whose Christian traditions of belief also influence the constitution we have today.”
But flagging Christian influence in Europe was one of Benedict’s key themes.
“We are witnessing a growing indifference to religion in society,” he said at a formal welcoming ceremony at the German president’s Bellevue palace.
German-born Pope Benedict XVI is flanked by German President Christian Wulff (right) and his wife Bettina Wulff (left) as he leaves Bellevue Palace in Berlin after a welcoming ceremony earlier in the day
German-born Pope Benedict XVI is flanked by German President Christian Wulff (right) and his wife Bettina Wulff (left) as he leaves Bellevue Palace in Berlin after a welcoming ceremony earlier in the day
Pope Benedict XVI signs the guestbook while German President Christian Wulff looks on during their meeting at the Bellevue Palace
Pope Benedict XVI signs the guestbook while German President Christian Wulff looks on during their meeting at the Bellevue Palace
German policemen block a raft with protesters on Spree river during the visit of Pope Benedict XVI to Berlin
German policemen block a raft with protesters on Spree river during the visit of Pope Benedict XVI to Berlin
He called religion a foundation for a successful society and said its values were essential for freedom.
Benedict said the presidential palace, which was destroyed in World War II, was a reminder of German history.
“A clear look at the past, even at its dark pages, enables us to learn from it and to receive an impetus for the present,” the pope said.
When the pope was met on a red carpet at the start of his four-day, Howitzers fired a ceremonial salute as the pope stepped off his plane, and Eurofighter jet escorts flew overhead.
A motorcade carries the delegation of Pope Benedict XVI from Tegel airport to Bellevue Palace in Berlin
Heaven's Angels: White-clad bikers lead the motorcade for Pope Benedict XVI from Tegel airport to Bellevue Palace in Berlin
German Chancellor Angela Merkel, President Christian Wulff and his wife Bettina Wulff, front from left, wait for Pope Benedict XVI
Pope Benedict XVI walks on the red carpet upon his arrival at the Tegel airport tarmac
Arrival: From centre left, German Chancellor Angela Merkel, President Christian Wulff and his wife Bettina Wulff, wait to welcome Pope Benedict XVI. Right, he walks on the red carpet upon his arrival at the Tegel airport tarmac
Pope Benedict XVI walks with German President Christian Wulff and Chancellor Angela Merkel on his arrival at Tegel International airport
A large crown greeted the pope at the Berlin airport
Runway reception: Pope Benedict XVI walks with German President Christian Wulff, right, and Chancellor Angela Merkel, left, on his arrival at Tegel International airport. Right, a large crowd greets the pope at the Berlin airport
The pope greets children upon his arrival at Tegel airport as German President Christian Wulff and German Chancellor Angela Merkel look on
Warm welcome: The pope greets children upon his arrival at Tegel airport as German President Christian Wulff and German Chancellor Angela Merkel look on
Merkel introduced the pope to members of her Cabinet. He then greeted members of the German Catholic Church and children who stood waiting for him with small yellow-and-white Vatican flags and presented him with a bouquet of flowers.
Benedict, who was born Joseph Aloisius Ratzinger in Marktl and was appointed the head of the Roman Catholic Church in April 2005, blessed the children before moving on, accompanied by Merkel and President Wulff to his car.
A tiny group of about 20 protesters stood outside the airport, holding banners with slogans saying 'against anti-Semitism, sexism and homophobia' and 'my body, my choice'.
The pope is scheduled to speak later today in parliament, which many lawmakers have vowed to boycott in protest over what they consider a violation of Germany's separation of church and state.
Another 10,000 people are expected to demonstrate outside.
The 84-year-old addressed young well-wishers after he had landed
Well-wishers: The 84-year-old addressed children at the airport reception in Berlin after he had touched down
Pope Benedict XVI catches his headdress which was blown by the wind as he leaves his aircraft
The pope's robes, once more, are blown in the wind
Ooops! Pope Benedict XVI catches his headdress which was blown by the wind as he leaves his aircraft
German Chancellor Angela Merkel looks on as Pope Benedict XVI has his robe blown in the face
Wind assisted: German Chancellor Angela Merkel looks on as Pope Benedict XVI has his robe blown in his face
The Vatican's views on contraception, the role of women, homosexuality and its handling of the sexual abuse scandal that rocked Germany last year are seen by many in Germany as outdated and out-of-touch.
On the plane, the pope told reporters that he found demonstrations were acceptable as long as they remained civil.
'(They are) normal in a free society and in the secularised world,' he said.
A view of the welcoming ceremony with military honors for Pope Benedict XVI at the presidential Bellevue palace in Berlin
Military honours: A view of the formal welcoming ceremony for Pope Benedict XVI at the presidential Bellevue palace in Berlin
The pope speaks at Bellevue Palace, the official residence of the President of Germany
A protester wears a hat with the title 'notwelcome.de', aimed at the pope's visit
Different views: The pope speaks at Bellevue Palace, the official residence of the President of Germany, left, while a protestor, right, makes his point
Pope Benedict XVI speaks with German Chancellor Angela Merkel in the house of the German Bishops Conference in Berlin
Formal talks: Pope Benedict XVI speaks with German Chancellor Angela Merkel in the house of the German Bishops Conference in Berlin
Meanwhile, in a telegram to Italian President Giorgio Napolitano ahead of a visit to his native Germany he also called for an 'ethical renewal' in Italy, where Prime Minister Silvio Berlusconi is battling a scandal over his notorious Bunga Bunga parties, alleged to be awash with prostitutes and showgirls.   
The pope expressed his 'hope of an ever-more intense ethical renewal for the good of beloved Italy'.
The pontiff made no direct reference to the sex scandal which has engulfed the 74 year-old premier in recent days just as financial troubles have raised fears of a Greek-style debt crisis, but his comments carried a clear resonance amid a barrage of newspaper coverage of the goings-on.    
German Air Force fighters escorted the plane carrying Pope Benedict XVI enroute to Tegel International airport in Berlin
Friends in high places: German Air Force fighters escort the plane carrying Pope Benedict XVI to Tegel International airport in Berlin
The back of the motorcade carrying the pope is shown as it drives into Berlin, the German capital
In strict formation: The back of the motorcade carrying the pope is shown as it drives into Berlin, the German capital
In Germany the pope has planned meetings with leaders of Germany's Jewish and Muslim communities, three Masses, an ecumenical service with Lutheran church members and possibly meetings with victims abused by priests.
He told journalists on his journey from Italy that there needs to be an examination of why people have been leaving the church recently, and the part that the abuse scandals played in the phenomenon.
'I can understand that some people have been scandalised by the crimes that have been revealed in recent times,' he said.
More than 250,000 people are registered to attend his Masses during his visit.


Read more: http://www.dailymail.co.uk/news/article-2040488/Pope-Benedict-XVI-holds-open-air-service-Olympic-Stadium-cheering-crowd-70-000.html#ixzz1Yk6DZUJ6

KHUÔN MẶT RẠNG RỠ !!!


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjY94hMTH-PeL9Av55QKWUkPebywJqy7GU7MTKSSZtlsPeNqc70cQCdqRvytJSwI0g7f60J76ct5OqMVEB0AUUgrqanrXP0v8ZCG7nQkR9maa_7d_EZB2JOwhLAM_OAaHez9YticNg9beeG/s400/Judas+2+2.jpg



KHUÔN MẶT RẠNG RỠ

cps NGỌC ĐẶNG gửi từ Pháp

Một thầy giáo ra bài làm ở nhà cho các học sinh: "Hãy viết lại quãng thời gian trong cuộc đời mà em là "một người Samari tốt lành" đối với ai đó." Một trong các học sinh đã viết bài ấy như sau:
"Vào mùa hè trước khi tôi lên trung học, giáo xứ chúng tôi tổ chức một ngày đi thăm người già và người tàn tật ở một bệnh viện gần đó. Cả một dẫy xe lăn và bệnh nhân làm tôi choáng váng. Lúc đầu tôi chỉ nhìn thấy xe lăn.
"Sau đó tôi nhận thấy có người ngồi xe lăn nhìn chăm chăm vào đôi chân của tôi.
"Chỉ có thế. Bấy giờ tôi không chỉ nhìn đến xe lăn và tôi bắt đầu nhìn thấy người ngồi trong đó. Tôi thấy các bà tàn tật, những cựu chiến binh bị tê liệt, những ông già không ai chăm sóc, các em nhỏ thật mảnh khảnh. Tất cả đang chờ đợi xem có ai đó để ý đến họ. Tôi ngột ngạt; vội vàng bước đi.
"Tôi rảo bước quanh bệnh viện có đến một giờ đồng hồ. Tôi cảm thấy tức giận Thiên Chúa và hoàn toàn hoang mang khi thấy quá nhiều sự đau khổ trong một nơi chốn. Tôi cảm thấy cô đơn hơn bất cứ bệnh nhân nào. Tôi là người cần sự giúp đỡ, chứ không phải họ.
"Nhưng một lúc sau, vị Thiên Chúa mà tôi trút sự giận dữ lên Người bỗng dưng trở nên thực tế hơn bao giờ hết trong cuộc đời. Tôi cảm thấy Thiên Chúa đã yêu thương những người này một cách đặc biệt.
"Đó là một cảm nghiệm kỳ lạ; bỗng dưng đức tin sút giảm và bỗng dưng đức tin gia tăng--tất cả xảy ra trong khoảng khắc.
"Tôi trở lại nơi có những người già và tàn tật. Và tôi bắt đầu làm bất cứ gì có thể để làm họ vui: lấy cho họ ly nước ngọt và chỉ nói chuyện với họ. Tôi làm cho gương mặt họ sáng lên vào buổi chiều hôm ấy.
"Nhưng trong tất cả các khuôn mặt rạng rỡ hôm ấy, một khuôn mặt nổi bật hơn tất cả. Tôi không bao giờ quên được khuôn mặt ấy. Đó là khuôn mặt của chính tôi. Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình tốt lành đến thế; chưa bao giờ tôi cảm thấy vui như vậy."
***
Câu chuyện này thích hợp với bài đọc ngày hôm nay. Đặc biệt, nó thích hợp với điều mà Chúa Giêsu nói với các môn đệ sau khi họ cãi nhau xem ai là người lớn nhất. Chúa Giêsu nói, "Ai muốn là người đầu thì phải tự đặt mình chót hết và trở thành người phục vụ tất cả" (Mc 9:35).
Và vì vậy Chúa Giêsu đã dùng cơ hội này để nhấn mạnh đến một chủ đề nổi bật trong phúc âm: giúp đỡ người khác, nhất là người có nhu cầu. Chúng ta hãy xem xét chủ đề này kỹ hơn.
Hãy nhìn đến chủ đề từ hai quan điểm. Trước hết, hãy nhìn nó dưới quan điểm của người có nhu cầu. Thứ hai, hãy nhìn nó dưới quan điểm của những người giúp đỡ.
Trong cuốn sách Majority of One, tác giả Sydney Harris đã diễn tả quãng thời gian ông bị gẫy xương ở bàn chân, khiến ông phải chống gậy đi khập khiễng trong vài ngày. Về cảm nghiệm này, ông viết:
"Điều khoan khoái về cảm nghiệm này mà nếu không có nó sẽ thật đau lòng là phương cách người ta đối xử với tôi. Họ mở cửa cho tôi, giúp tôi bước lên xe taxi, nhường chỗ cho tôi trong thang máy. Tinh thần tôi phấn khởi khi được đối xử như vậy."
Nhận xét của ông Harris cho thấy sự phục vụ đã làm gì theo quan điểm của người có nhu cầu. Nó đã làm cho khuôn mặt họ rạng rỡ. Nó làm họ cảm thấy có người lo lắng đến họ. Nó làm họ cảm thấy có người thương mến họ.
Điều này đưa chúng ta đến quan điểm thứ hai: sự phục vụ làm gì cho những người giúp đỡ. Không có gì tốt hơn để minh họa bằng nhận xét của em học sinh trên, khi em nói:
"Tôi làm cho gương mặt họ sáng lên vào buổi chiều hôm ấy. Nhưng trong tất cả các khuôn mặt rạng rỡ hôm ấy, một khuôn mặt nổi bật hơn tất cả. Tôi không bao giờ quên được khuôn mặt ấy. Đó là khuôn mặt của chính tôi. Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình tốt lành đến thế; chưa bao giờ tôi cảm thấy vui như vậy."
Sự nhận xét của em minh họa điều mà sự phục vụ đã làm cho những người giúp đỡ. Nó làm cho gương mặt họ rạng rỡ hơn cả khuôn mặt của những người được sự giúp đỡ.
Và tôi nghĩ lý do của điều này thật đơn giản. Nó phát xuất từ điều mà chúng ta quên. Nó xuất phát từ điều mà chúng ta không thấy. Nó phát xuất từ điều mà chúng ta cần được nhắc nhở luôn luôn. Để tôi minh hoạ bằng một câu chuyện.
Có một bức tranh thời thế kỷ 19 vẽ một hàng dài những người nghèo trong một khu tồi tàn của thành phố, họ đang đứng đợi trước một nhà phát chẩn.
Đó là một bức tranh đáng chú ý. Nhưng điều đáng chú ý nhất trong bức tranh là một trong những người nghèo đứng xếp hàng. Ông ta có vòng hào quang trên đầu. Nhìn kỹ lại thì đó là Chúa Giêsu. Và điều này cho chúng ta thấy lý do mà khuôn mặt những người giúp đỡ lại rực rỡ hơn những người được giúp đỡ. Chính vì khi giúp đỡ người nghèo, họ khám phá ra Chúa Giêsu trong thế giới ngày nay. Người ở ngay trong những người có nhu cầu.
Đây là điều chúng ta quên. Đây là điều chúng ta không thấy. Đây là điều chúng ta cần được nhắc đi nhắc lại.
Vì không ai khác hơn là chính Chúa Giêsu đã nói: "Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han… mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy!" (Mt 25:35-36, 40).
***
Chúng ta hãy chấm dứt bằng sự thành khẩn lắng nghe lời mạnh mẽ của Albert Schweitzer, một trong những Kitô Hữu vĩ đại trong thế kỷ của chúng ta.
Vào lúc 30 tuổi, ông hy sinh sự nghiệp của một nghệ sĩ trình tấu cho những người nhà giầu ở Âu Châu và trở nên một bác sĩ đi truyền giáo và chăm sóc người nghèo ở Phi Châu. Khi về già, ông nói:
"Tôi không biết định mệnh của bạn ra sao, nhưng tôi biết chắc một điều: chỉ có người thực sự hạnh phúc là người tìm cách phục vụ người khác."
Lm Mark Link, S.J.

THIÊN NHIÊN TUYỆT DIỆU !!!

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

THÁNH PHANXICÔ VÀ HOÀ BÌNH


THÁNH PHANXICÔ VÀ HOÀ BÌNH
Lm Nguyễn Hồng Giáo ofm
Ngày nay, khi hoà bình thế giới lại bị đe dọa trầm trọng và loài người đứng trước những vấn đề to lớn hệ trọng như nạn khủng bố, chạy đua vũ trang, ô nhiễm môi trường sinh sống, bất công trong các quan hệ quốc tế và đặc biệt trong các trao đổi thương mại giữa các nước giàu và các nước nghèo v.v. thì rất nhiều người trong Giáo Hội Công Giáo và cả ngoài Giáo Hội lại hướng nhìn về Thánh Phanxicô Assisi. Tại sao? Một vị thánh sống cách đây tám thế kỷ, thử hỏi Ngài có gì để nói với chúng ta hôm nay trước những vấn đề nóng bỏng như trên? Ngài có thể dạy ta điều gì, đặc biệt trong sự nghiệp đấu tranh cho hoà bình?
Năm 1982, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 800 của vị Thánh thành Assisi, ông Kurt Waldheim lúc bấy giờ là Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đã gửi cho Dòng Phanxicô một bức thông điệp ngắn nguyên văn như sau:
“Cuộc kỷ niệm 800 năm ngày sinh của Thánh Phanxicô phải là một nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta. Qua việc làm cũng như lời dạy của Ngài, thánh Phanxicô đã trở nên biểu tượng cho Hoà bình, cho việc bảo vệ môi sinh và cho tình thương đối với người nghèo. Chúng tôi thấy sứ điệp cuả Ngài được vang vọngộai trong một số lý tưởng cao đẹp nhất của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
“Ngài đã chủ trương Hoà bình giữa các dân tộc và yêu cầu các môn sinh của ngài đừng mang vũ khí- Ngày nay Liên Hiệp Quốc hoạt động cho hoà bình và cho việc giải trừ quân bị giữa các quốc gia. Ngài đã biểu lộ tình thương và lòng tôn trọng đối với thiên nhiên và mọi sinh vật- Liên Hiệp Quốc cũng nổ lực cho công cuộc duy trì và bảo vệ môi sinh ở mọi nơi. Ngài là vị thánh của người nghèo- Liên Hiệp Quốc tìm cách chấm dứt nỗi thống khổ và tình trạng bóc lột của hàng triệu con người đang hứng chịu, và Liên Hiệp quốc dứng ra bênh vực quyền lợi người nghèo, người bất túc và nạn nhân của bất công và kỳ thị.
“Thật là đúng lúc để nhắc lại rằng bản huấn thị phổ quát đầu tiên của nhân loại là Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, đã được ký kết tại thành phố mang tên vị thánh, đó là thành phố San Francisco.
“Còn nhiều việc phải làm để thực hiện giấc mơ của Thánh Phanxicô về một thế giới hoà bình, công bằng và hoà hợp…”
Như chúng ta thấy, ông Kurt Waldheim đã nhấn mạnh tới tính hợp thời của sứ điệp Thánh Phanxicô.
Vậy để trả lời những câu hỏi trên đây, thiết tưởng không gì hơn là khai triển và minh hoạ những lời tuyên bố của ông Tổng Thư Ký.

Phanxicô, con người của hoà bình và hoà giải


Không những Phanxicô mơ về một thế giới hoà bình và hoà hợp mà hơn nữa Ngài đã dấn thân cổ võ và hoạt động cho một thế giới như thế.
Năm 1226, vào những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh, Phanxicô rất đau lòng khi nghe tin Đức Giám Mục và ông Thị trưởng Assisi kình địch nhau. Vị Giám mục thì ra vạ tuyệt thông cho ông thị trưởng, còn ông này thì cấm không ai được mua bán hoặc ký kết khế ước với Đức Cha. Phanxiô nói với anh em:
“Thật là xấu hổ cho chúng ta những người làm tôi Chúa, vị Đức giám mục và ông Thị trưởng thù ghét nhau như thế mà chẳng ai đứng ra hoà giải” (Gương trọn lành, 101).
Người ta tự hỏi: thế bản thân Ngài làm được gì khi mà đoi mắt đã gần mù và thân xác kiệt quệ phải nằm một chỗ? Phanxicô đã làm một việc bất ngờ và có thể nói “rất Phanxicô”, đó là thêm vào bài ca Vạn vật mà Ngài đã sáng tác trước đó ít lâu, một phiên khúc ca ngợi Hoà bình và Tha thứ, rồi gửi anh em đi mời ông Thị trưởng tới Toà Giám mục. Khi ông tới nơi và hai người gặp nhau, các môn đệ thánh Phanxicô nhân danh Ngài, cất tiếng hát bài ca Vạn vật cúng với phiên khúc mới. Và điều ít ai ngờ đã xảy tới: khi tiếng hát vừa dứt, ông Thị trưởng và Đức Giám mục nắm tay nhau nói lời hoà giải và ôm hôn nhau thắm thiết.
Hoà bình là một trong những giá trị cơ bản mà thánh Phanxicô ấp ủ và thực hiện suốt cả cuộc đời. Là một người sống Tin Mừng triệt để, Ngài không thể làm ngơ trước một xã hội xâu xé, đầy bất công và hận thù, bạo lực và chiến tranh. Mỗi lần bắt đầu giảng, Ngài đều nhắc tới Hoà bình với lời chào: “Xin Chúa ban bình an cho anh chị em” (1 Cel 23). Ngài quan niệm nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng như một sứ mạng hoà bình và giao cho các môn đệ sứ mạng đó. Ngài nói với họ:
“Anh em rao giảng hoà bình bằng lời nói, thì cũng phải an hoà trong lòng mình. Đừng làm dịp cho người kách tức giận và vấp ngã, nhưng chớ gì mọi người thấy thái độ hiền hoà của anh em cũng sẽ biết sống hoà bình, nhân hậu và thuận hoà, bởi vì ơn gọi của chúng ta là săn sóc người bị thương, băng bó kẻ bị dập gãy và kêu gọi kẻ lầm lạc trở về”. (Ba người bạn 58).
Bản thân Ngài nhiều lần can thiệp để hoà giải những phe nhóm kình địch và những  thành phố lâm chiến, như Pêrusia, Bologna, Arezzo, Sienna và Assisi.
Rất tiêu biểu cho thái độ của Thánh Phanxicô là chuyến đi Palestin cùng với đoàn quân Thập Tự năm 1219. Vì tinh thần tôn trọng con người và các nền văn hoá, Phanxicô cảm thấy ngỡ ngàng phần nào trước chỉ thị của Đức Giáo Hoàng Innocentio III loan báo cuộc Thập Tự chinh lần thứ 5 chống lại người Hồi Giáo nhằm chiếm lại Thánh Địa. Bởi thế, tuy Ngài cùng đi nhưng không phải như một chiến binh, mà trong tư cách một sứ giả Hoà Bình. Không vũ khí tự vệ, Ngài đến trước đạo quân Hồi giáo và xin phép được gặp vua Malik al-Kamil vua Ai Cập. Sử sách kể rằng thái độ bao dung và kính trọng của Thánh Phanxicô cũng như tinh thần yêu chuộng hoà bình của ngài đã để lại ấn tượng tốt đẹp sâu sắc và hơn nữa đã gây được lòng thiện cảm của nhà Vua. Tuy Phanxicô đã không thành công hơn, nhưng cử chỉ của Ngài đã mở đường cho một cach thức quan hệ mới với người Hồi giáo, dựa trên sự hiểu biết, thông cảm và đối thoại thay cho sức mạnh, dù là sức mạnh của vũ khí, của quyền hành, hay của con người tự biết là có chân lý và có văn hoá để ban phát cho kẻ khác. Bộ Luật Dòng của Thánh Phanxicô là bộ luật dòng đầu tiên dành nguyên cả một chương để nói về những tu sĩ đi dến giữa người Hồi giáo. Thánh Phanxicô viết rõ là ”đến giữa” (inter saracenos) chứ không phải “đi tới” (ad saracenos). Điều đó có nghĩa là người Hồi giáo tiên vàn không phải là một mục tiêu để chinh phục cho kỳ được, mà là người để các anh em cùng sống với. Bởi thế, thánh nhân vạch ra cho anh em thừa sai hai cách truyền giáo: một là sống hiền lành, hiếu hoà không tranh luận hoặc kiện tụng, sống khiêm nhường tùng phục mọi người vì Chúa, và nhận mình là người Công giáo. Hai là nếu thấy đó là thánh ý Chúa thì mới rao giảng Lời Chúa (Bản Luật II, ch.16). Qua kiểu nói của thánh Phanxicô, ta thấy rõ là cách thứ nhất là cách phổ biến và ưu tiên, cách thứ hai (tức là rao giảng) là cách đặc biệt, cần được Chúa tỏ cho biết mới dùng tới.
Bất kỳ ở đâu người môn đệ Phanxicơ phải ăn ở như những người “anh em” và những người “hèn mọn” đúng như tên gọi của họ là Anh Em Hèn Mọn. Ngài viết trong luật dòng: “Tôi khuyên anh em khi đi ra giữa đời, đừng gây sự và cãi vã với ai, cũng đừng xét đoán ai, những hãy hiền lành, hiếu hoà và từ tốn, nhân hậu và khiêm nhường, ăn nói tử tế với hết mọi người sao cho xứng hợp” (Luật I, ch.3).
Trong bản Luật Dòng Ba, tức là luật cho những người ở bậc giáo dân, sống trong gia đình nhưng theo tinh thần thánh Phanxicô, có một qui đinh rất đặc biệt là cấm tất cả các thành viên dòng ba mang vũ khí và tuyên thệ. Trong chế độ phong kiến thời ấy, người dân phải tuyên thệ trung thành với các lãnh chúa. Hậu quả là các lãnh chúa phải bảo vệ con dân của mình, song nghĩa vụ của người dân còn nặng nề gấp bội: họ phải thần phục lãnh chúa, phải nộp sưu nộp thuế, và phải mang vũ khí đánh giặc cho lãnh chúa. Mà thời đó, chiến tranh giữa các lãnh chúa là việc quá thông thường. Một qui định như qui định của luật Dòng Ba Phanxicô, có nghĩa thực tế như một sự từ chối trật tự phong kiến và phản đối chiến tranh. Và dĩ nhiên là các thành viên Dòng Ba bị các lãnh chúa bắt bơ, nhưng bằng nhiều sắc chỉ liên tục, các Đức Giáo Hoàng Hônôriô III và Grêgôriô IX đã bảo vệ họ thành công.
Quả thực thánh Phanxiô đã góp phần to lớn vào việc hoà giải trong môi trường Kitô giáo và làm dịu bớt mối quan hệ thù nghịch giữa Kitô giáo và Hồi Giáo trong thời đại Ngài, bằng những hành động cụ thể và nhất là bằng cách gợi ra một mô hình xã hội mới, dựa trên một cái nhìn mới mẻ về con người, về xã hội và về thiên nhiên tạo vật.
Thánh Phanxicô người anh em của mọi người và mọi tạo vật

Hoạt động ráo riết của thánh Phanxiô cho Hoà Bình phát xuất từ một ý thức hết sức mãnh liệt về toàn thể loài người và đến cả vạn vật như một gia đình, và về thế giới này như một mái nhà chung. Người ta phải sống với nhau như anh em. Hơn nữa con người cũng phải yêu mến và kính trọng thiên nhiên tạo vật như phát sinh cùng một nguồn gốc với mình. Phanxicô có một khả năng thông cảm và hiệp thông lạ lùng.
Đối lại với một xã hội xây dựng bằng tôn ti trật tự, và trên sự thống trị của tiền bạc, Phanxiô phác ra một mô hình xã hội hoàn toàn khác và theo cách thức riêng của mình, ngài bắt đầu xây dựng nó.
Trong Bản Di Chúc của Ngài, khi quay nhìn lại bước đường mình đã đi, thánh nhân viết: “Chúa đã ban cho tôi, tu sĩ Phanxicô, ơn bắt đầu cuộc đời sám hối như thế này. Khi tôi còn sống trong tội lỗi, trông thấy người phung đối với tôi là điều rất ghê tởm, nhưng chính Chúa đã dẫn tôi đến giữa họ và tôi đã phục vụ họ… Ít lâu sau đó tôi rời bỏ thế gian”.
Điều đáng chú ý là: đối với thánh Phanxicô, cuộc gặp gỡ với người phung là một kinh nghiệm gặp gỡ Chúa có tính quyết định. Người phung tiêu biểu cho hạng người cùng rốt trong bậc thang xã hội, và hơn nữa còn bị xã hội loại trừ.
Chúng ta biết rằng hệ thống phong kiến là một cơ cấu chặt chẽ từ trên xuống dưới, trong đó mỗi cá nhân, mỗi giai cấp có chỗ đứng rõ ràng, bất di bất dịch. Giai cấp thống trị là các lãnh chúa, các nhà quý tộc. Giai cấp bị trị, gọi chung là thứ dân, đại đa số là nông dân nghèo, lệ thuộc một lãnh chúa, khai thác ruộng đất của lãnh chúa và giao ước trung thành với lãnh chúa về mặt kinh tế và xã hội.
Vào thời thánh Phanxicô, xuất hiện một giai cấp thứ ba là giai cấp tư sản thành thị nhờ buôn bán làm giàu mà bắt đầu trở nên một lực lượng chính trị xã hội mới. Dấu hiệu giàu sang của giai cấp quý tộc phong kiến là ruộng đất và chức tước, còn dấu hiệu giàu sang của giai cấp tư sản thành thị là tiền bạc.
Giai cấp tư sản đã liên kết với những người nghèo khổ ở thành thị để lập nên Công Xã tự trị để bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng thành công rồi, xã hội công xã cũng chia thành hai giai cấp: Giai cấp thống trị gọi là “đại nhân” (majores) gồm những người giàu có, nắm quyền kinh tế và chính trị trong tay, và giai cấp bị trị, gọi là những “người hèn mọn” (minores), gồm những thợ thủ công, những người làm thuê và những nông dân bỏ trốn làng mạc và chế độ nông nô ra sinh sống ở thành thị.
Phanxicô xuất thân từ một gia đình thương gia giàu có, tức là thuộc giai cấp tư sản thành thị. Lúc đầu ngài chấp nhận cái xã hội đó và những lý tưởng của nó là: tiền tài quyền thế và danh vọng. Nhưng rồi dần dần ngài cảm thấy không thoả mãn với những lý tưởng đó. Ngài bắt đầu rút lui ra khỏi đời sống xã hội và suy nghĩ. Chính lúc đó ngài gặp người phung. Lui tới săn sóc hạng người này Phanxicô khám phá ra khía cạnh nhân bản của nỗi cùng khổ của họ và giá trị của họ. Ngài bắt đầu thấy rằng đời sống xã hội ở Assisi là không công bằng. Ngài không thích ứng với thực tại bởi vì còn biết bao kẻ bị loại trừ.
Vậy gặp gỡ người phung đối với Phanxicô là đoạn tuyệt với xã hội hiện có. Ngài viết: “Ít lâu sau khi gặp người phung, tôi từ bỏ thế gian”. Thế gian đây có nghĩa là đời sống tội lỗi , nhưng đồng thời cũng là cái thế giới của xã hội Assisi. Cuộc trở lại của ngài cũng là một sự thay đổi giai cấp.
Bây giờ ngài đến ở giữa người nghèo khổ, lúc đầu cốt để phục vụ họ, rồi đần dần đồng hóa mình với họ. Người đương thời gọi ngài với cái tên rất đúng là “Anh Nghèo” (poverello). Còn ngày nay người ta quen gọi ngài là Vị Thánh Nghèo.
Phanxicô đã nghiệm ra rằng muốn trở thành người anh em của mọi người và muốn được mọi người nhìn nhận điều đó, cần phải trở nên người hèn mọn, người cùng rốt, không còn gì làm cho ai bị đe dọa, chỉ còn duy nhất một trái tim mở rộng và đôi tay sẵn sàng phục vụ mà thôi.
Chính vì thế mà đặt tên cho Hội Dòng của mình là Dòng Anh Em Hèn Mọn (Fratres Minores). Tên gọi này rõ ràng có ý nghĩa xã hội. Phanxicô muốn thực sự xác định vị trí của mình và anh em mình giữa hạng thứ dân thành thị. Và Ngài bắt dầu xây dựng cộng đoàn các môn đệ của Ngài theo mô hình xã hội mới mà Ngài mơ tưởng: Ở đây tất cả mọi người đều là anh em, hoàn toàn bình đẳng, không phân cấp, không quyền hành chức tước, không tiền bạc của cải. Phanxicô viết trong luật dòng: “Vì Đức Ai, anh em hãy tự nguyện phục vụ nhau và vâng lời nhau” (Luật I, ch.6).
Cộng đoàn huynh đệ phải mở rộng ra với hết thảy mọi người. Truyện cổ viết rằng, ngày kia Bà Chúa Nghèo đền thăm viếng nơi anh em ở, Bà hỏi Tu viện anh em ở đâu, thì anh em đã dẫn Bà lên một ngọn đồi, đưa tay chỉ về tứ phía chân trời mênh mông và nói: “Đấy là Tu viện của chúng tôi”. Ở đâu anh em cũng phải tỏ ra là anh em với nhau mà hơn nữa, còn là anh em của mọi người trong thái độ thân ái, kính trọng, hiền hòa và tùng phục. Nhất là anh em phải vui mừng khi được ở giữa những người nghèo khó, hèn mọn và bệnh tật.
“Phanxicô có một cái nhìn về con người rất lạc quan trong cơ bản. Không được đẩy ai ra bên lề xã hội, dù là người tội lỗi. Mỗi người, trong tư cách là ngưòi, đều là hình ảnh của Đức Kitô và một phản chiếu của Chúa Cha. Quan hệ của Ngài với tha nhân làm bằng một lòng kính trọng vô điều kiện (…) Ngài mang tới trong Giáo Hội một sự nhạy cảm đối với con người và các vấn đề của con người” (Thư khai mạc NămThánh Phanxicô 1981-1982, của các Bề trên Cả Gia đình Phan sinh, phần I, số2).
Tình huynh đệ của Phanxicô không dừng lại nơi loài người, nhưng còn nới rộng ra tới mọi tạo vật, sống động cũng như vô tri vô giác trong vũ trụ. Ngài không coi tạo vật là xấu xa, nguy hiểm phải đề phòng. Ngài cũng không có thái độ chủ nhân ông, nhìn tạo vật chỉ là đối tượng cho mình khai thác tùy thích. Nhưng ngài thiết lập một mối quan hệ thân ái, hài hòa với mọi vật. Ngài đã sáng tác Bài ca Vạn Vật để ca ngợi mọi công trình tạo dựng của Thiên Chúa: mặt trời, mặt trăng, tinh tú, gió, nước, lửa, trái đất với ngàn hoa, cây cỏ và trái trăng. Ngài gọi tạo vật là anh, chị : anh Cá, anh Chim, chị Trăng, chị Nước vv…, không chỉ theo nghĩa thi phú, mà theo một cảm nghiệm sâu xa rằng tất cả đều là công trình của Cha trên trời và mang dấu ấn của tình thương.
Phanxicô muồn người ta quí chuộng thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên; ngài dạy các môn đệ mình khi đốn cây sử dụng theo nhu cầu, thì đừng chặt tận gốc, để cây còn có thể đâm chồi mới. Con người thời đại chúng ta có thể học biết bao nhiêu điều nơi thái độ của thánh nhân. Chắc chắn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nghĩ như thế khi ban Tông Thư ngày 29-9-1979 công bố thánh Phanxicô là bổn mạng các nhà môi sinh học.
Kết nghĩa anh em với vạn vật, phải chăng là chọn một vũ trụ quan trong đó đối thoại phải loại trừ đối đầu và chung cuộc đoàn kết hiệp nhất phải thắng vượt xâu xé, chia lìa? Phanxicô luôn quan niệm sống là sống với, sống chung chan hòa.
Kết luận

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô trong thư gửi Dòng Phanxicô nhân dịp lễ sinh nhật lần thứ 800 của vị Thánh Nghèo đã viết rằng trong suốt giòng lịch sử”thiên hạ vẫn luôn luôn ngưỡng mộ và yêu mến thánh nhân vì họ thấy thực hiện nơi ngài một cách lạ lùng, điều mà họ ao ước cho mình, trên hết mọi sự trong đời: đó là niềm vui, sự tự do, hòa bình, hòa thuận và hòa hợp giữa loài người và giữa các dân tộc”.
Thời đại thánh Phanxicô không phải là thời đại của chúng ta. Các cuộc chiến giữa các đô thị thời đại ngài không có gì so sánh được với các cuộc chiến tranh của thời đại nguyên tử chúng ta.
Và tất nhiên là chúng ta cũng không thể nào lặp lại các giải pháp của ngài cho các vấn đề của chúng ta. Tuy nhiên cách nhìn của ngài và các thái độ của ngài là một nguồn cảm hứng và động viên mạnh mẽ cho con người hôm nay, để ra sức xây dựng một thế giới tự do hơn, huynh đệ, công bằng, hòa bình và hòa hợp hơn.