CHÚA BỊ HÀNH HÌNH
Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013
Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013
BẠN THÍCH CÂU NÀO NHẤT?
BẠN
THÍCH CÂU NÀO NHẤT?
CPS.Nguyễn Trọng Đa gửi
"Đừng bao giờ trách móc bất kỳ ai trong
cuộc sống của bạn cả!
Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh
Phúc...
Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm...
Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm...
Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài
Học...
Và... người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm."
Và... người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm."
“Đừng hứa khi đang... vui
!
“Đừng trả lời khi đang... nóng giận !
“Đừng trả lời khi đang... nóng giận !
“Đừng quyết đinh khi đang... buồn
!
“Đừng cười khi người khác... không vui !”
“Đừng cười khi người khác... không vui !”
”Cái gì mua được bằng tiền, cái đó
rẻ.”
”Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe”.
”Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng 1 bước đi”.
THƯA CHA, CON XIN NOI GƯƠNG CHA
CPS.Lê Đình Hiền gửi
Cha mới lên ngôi giáo hoàng mấy ngày mà
chúng con nhột quá, báo đài càng khen cha nhiều chừng nào, chúng con càng
nhột chừng đó, chúng con không thể nào bịt miệng được báo đài, chúng vớ được
đức tính lạ, chúng ra rả suốt và dù một người có đui điếc thế nào, cứ nghe,
cứ đọc bài vở về cha thì họ không thể nào không so sánh chúng con. Này
nhé:
Cha đi xe buýt, chúng con đi xe hơi xịn, quận lỵ chúng con không có đường xá tốt để đi, chỉ cần đi xe hai bánh là được rồi, nhưng chúng con cũng thượng lên xe 4 bánh, lại còn thích mua xe Đức, chưa mua được xe Đức lòng còn ấm ức. Khi xuống xe, lại có người chạy nhanh xuống mở cửa. Chúng con chẳng mắc cở gì cha ạ, kệ, giáo dân cày bừa thì đó là việc của họ, chúng con lo việc trên trời!
Cha ở nhà tầm thường, chúng con ở nhà cao cửa rộng. Khi mới chịu chức, mới đi xứ, việc đầu tiên là chúng con xây nhà thờ, nhà xứ. Của đáng tội, giáo dân thương chúng con lắm, chúng con chỉ cần đăng đàn khơi lên niềm tự hào có một giáo xứ đẹp là bổn đạo người giúp công, người giúp của, chúng con có cơ ngơi tốt đẹp. Kệ, có thực mới vực được đạo. Chúng con khổ cực lâu rồi.
Cha tự nấu ăn, chắc cha có nhiều nữ tính, đàn ông chúng con không ai vào nhà bếp. Bà bếp phải thay đổi món thường xuyên mà cha ơi, không nói, các bà giáo hữu cũng tự động đến nấu, đồ ăn chúng con ăn không hết. Chúng con chưa có văn hóa từ chối. Cha trốn các bữa tiệc linh đình, dùng thì giờ đó để đi thăm giáo dân nghèo. Còn chúng con… quên mời là khốn cho họ!
Cha ngồi ở hàng cuối, khi nào đi họp chúng con cũng ngồi theo phẩm trật, quen rồi cha ạ. Thói quen làm nên cá tính, con đứng hạng nhất trong giáo xứ thì phản xạ tự nhiên của con là lên ghế nhất. Xuống ngồi hàng dưới là phải đổi cả một phong cách sống… khó quá cha ơi, ngựa theo đường cũ, với lại thói quen này không có trong bản chất, bây giờ mà con giả bộ xuống ngồi hàng cuối, chính con cũng cảm thấy lúng túng.
Cha tự làm lấy hết các công việc, tự điện thoại (không nhờ thư ký) đến văn phòng cha giám tỉnh để chào cha giám tỉnh. Chúng con có thư ký làm hết, với lại nhiều khi chúng con cũng không nghĩ đến chuyện chào thuộc cấp, họ phải đến chào mình trước.
Không phí phạm, cha dặn em ruột của cha ở nhà, đừng qua Rome dự lễ lên ngôi của cha, cha dặn các giáo hữu Á Căn Đinh đừng qua Rome,để dànhtiền đó cho người nghèo. Chúng con gởi giấy mời khắp xứ, khắp tỉnh hết cha ơi, ai không đi dự là chúng con vô sổ đen. Chờ đó… Rồi thì thuộc hạ chúng con làm việc rất sáng tạo, họ nghĩ đủ cách làm vui lòng khách đến, làm vừa lòng khách coi, lắm lúc chúng con cũng bắt chước vua Tàu, mình ngồi trên ngai chễm chệ xem bọn con nít múa. 10 năm, 25 năm, 50 năm… một đời một lần, không làm thì còn dịp nào để làm! Tốn kém là chuyện nhỏ cha ạ. Chúa Giêsu cũng có nói người nghèo thì lúc nào cũng còn đó… Còn vuột dịp 25 năm uổng lắm cha ạ.., giáo xứ kia còn làm
hoành tráng hơn con nữa đó, với lại con cũng không biết có sống them 25 năm nữa để làm 50 năm không, cha thông cảm nhé.
Cha tự trả tiền phòng.. Chuyện lạ với chúng con, các đại gia trong
giáo xứ dành làm hết mấy chuyện này, không có đại gia thì trung gia,không trung gia cũng tiểu gia, chúng con quen rồi, gần như không baogiờ xuất tiền riêng để chi vào một việc gì hết, chuyện này không cótrong văn hóa tiêu pha của chúng con. Đi ăn, đổ xăng, mua thuốc lá,mua rượu, mua đồ lặt vặt… trừ khi chúng con đi một mình; một khi chúngcon đi chung với người thứ hai thì không bao giờ chúng con móc ví hết.Tụi chúng con tối thiểu một người cũng có vài điện thoại cầm tay, vàiiPod…, không nhận giáo dân cũng dí vào tay, cái này đời mới hơn này,cái này nhiều chức năng hơn nè…, con mà dùng quà của ai thì người đóhân hạnh, mừng lắm lắm, từ chối sao đành, chúng con lại nghĩ từ chốilà chạm đến đức ái.
Cha có óc hài hước…, hài hước là đặc nét của người có óc thông minhcao độ, không dễ cha ơi, con không được thông minh, con không dám cười trước người khác, lâu dần không cười thì thành nghiêm, đừng ai giỡntrước mặt con. Cha ơi, chúng con có những người không nhếch được một nụ cười, đến mức giáo dân thầm thì sau lưng, ai bắt cha đó đi tu mà trông khổ ải thế. Chẳng ai hết nhưng chúng con không vượt lên được số phận, bởi vì chúng con nghĩ số phận bắt mình đi tu!
Có một chuyện con chưa hiểu cha ạ, khi vào y khoa, phải thi tuyển rất khó, phải là những người rất giỏi mới đậu; nhưng khi ra hành nghề, tìm một bác sĩ giỏi rất khó cha ạ. Muốn vào chủng viện cũng phải có một trình độ thông minh, thánh thiện trên trung bình nào đó nhưng khi ra làm cha, tìm một cha giỏi và thánh thiện thì cũng khó như Diogène đốt đuốc ban ngày đi tìm người. Vì sao cha vẫn giữ thông minh và thánh thiện lâu như vậy, đó là câu hỏi mà khi có dịp con sẽ hỏi cha. Con biết cha sẽ trả lời cha dùng thông minh thánh thiện của quả tim nhưng chúng con, cũng có những người có quả tim tốt vậy mà sao giáo dân than phiền họ không có được một mục tử thánh thiện.
Cha đơn giản, chúng con rắc rối cầu kỳ, chúng con vừa chịu chức là bốmẹ chúng con dù còn trẻ đã vội lên chức ông cố, bà cố và họ thích lắm,được vị vọng, được nhiều bỗng lộc. Chính chúng con cũng chưa hiểu vì sao có văn hóa lên chức cố như vậy. Cha là linh mục chứ cha có phải là cha gia đình đâu mà cha mẹ lên chức ông bà cố có cháu, có chắt.
Cứ mỗi lần cha đi ra ngoài, gặp gỡ ai đó là mỗi lần cha tạo một sự
kiện mới, hôm nay thứ bảy 16-03, cha đi gặp 3000 ký giả, ngay lập tức họ khen cha là bậc thầy của truyền thông. Được ký giả Tây phương khen không phải dễ, họ không có văn hóa nhận phong bì. Họ là những người bỏ lên bàn cân cân từng chữ trước khi hạ bút và họ khen ngay «cha đã tìm đúng chữ để nói chuyện với ký giả.»
- Từ khi đức giáo hoàng Bờnoa từ chức, các bạn có nhiều việc để làm hơn, tôi cám ơn các bạn đã làm việc rất chuyên nghiệp.
Xong! Thu được cảm tình rồi (biết nghĩ đến người khác trước…)! Sau 15phút nói chuyện, cha được 3000 ký giả vỗ tay « Đức giáo hoàng muôn năm! Viva il papa !» đúng kiểu các buổi hòa nhạc rock!Được con cái thương rồi, cha như người cha nhắn nhủ con: «Nhớ nhé, chú ý đến sự thật, đến cái thiện, đến cái đẹp nhé!»
Chính lúc đó, lúc con cái đã lắng nghe, cha mới kể chuyện mật viện và lựa chọn tên Phanxicô: «Khi tình thế trở nên nguy hiểm vì số phiếu sắp đến bờ. Đến khi nguy hiểm thật sự, bạn thân của tôi là hồng y người Brésil, cha Hummes, ngài ngồi bên cạnh ôm tôi thật lâu để nâng đỡ tôi:« Đừng quên người nghèo nghe », tôi nghĩ ngay đến Phanxicô Assisi, đến chiến tranh, Phanxicô là nghệ nhân của hòa bình và cái tên Phanxicô đến ngay trong quả tim tôi.» Và thế là cả phòng xúc động ngay lập tức.
Có hơn 3000 ký giả nhưng chỉ có hơn một trăm ký giả bốc thăm trúng để lên chào cha, ai như muốn quỳ gối là cha đỡ lên ngay, và cũng tỏ ra không muốn để bị hôn nhẫn.
Trọng kính cha, chúng con biết chúng con để cả đời cũng không học xong gương của cha, xin cha ôm chúng con vào lòng, cầu nguyện cho chúng con.
De Mateo
Cha đi xe buýt, chúng con đi xe hơi xịn, quận lỵ chúng con không có đường xá tốt để đi, chỉ cần đi xe hai bánh là được rồi, nhưng chúng con cũng thượng lên xe 4 bánh, lại còn thích mua xe Đức, chưa mua được xe Đức lòng còn ấm ức. Khi xuống xe, lại có người chạy nhanh xuống mở cửa. Chúng con chẳng mắc cở gì cha ạ, kệ, giáo dân cày bừa thì đó là việc của họ, chúng con lo việc trên trời!
Cha ở nhà tầm thường, chúng con ở nhà cao cửa rộng. Khi mới chịu chức, mới đi xứ, việc đầu tiên là chúng con xây nhà thờ, nhà xứ. Của đáng tội, giáo dân thương chúng con lắm, chúng con chỉ cần đăng đàn khơi lên niềm tự hào có một giáo xứ đẹp là bổn đạo người giúp công, người giúp của, chúng con có cơ ngơi tốt đẹp. Kệ, có thực mới vực được đạo. Chúng con khổ cực lâu rồi.
Cha tự nấu ăn, chắc cha có nhiều nữ tính, đàn ông chúng con không ai vào nhà bếp. Bà bếp phải thay đổi món thường xuyên mà cha ơi, không nói, các bà giáo hữu cũng tự động đến nấu, đồ ăn chúng con ăn không hết. Chúng con chưa có văn hóa từ chối. Cha trốn các bữa tiệc linh đình, dùng thì giờ đó để đi thăm giáo dân nghèo. Còn chúng con… quên mời là khốn cho họ!
Cha ngồi ở hàng cuối, khi nào đi họp chúng con cũng ngồi theo phẩm trật, quen rồi cha ạ. Thói quen làm nên cá tính, con đứng hạng nhất trong giáo xứ thì phản xạ tự nhiên của con là lên ghế nhất. Xuống ngồi hàng dưới là phải đổi cả một phong cách sống… khó quá cha ơi, ngựa theo đường cũ, với lại thói quen này không có trong bản chất, bây giờ mà con giả bộ xuống ngồi hàng cuối, chính con cũng cảm thấy lúng túng.
Cha tự làm lấy hết các công việc, tự điện thoại (không nhờ thư ký) đến văn phòng cha giám tỉnh để chào cha giám tỉnh. Chúng con có thư ký làm hết, với lại nhiều khi chúng con cũng không nghĩ đến chuyện chào thuộc cấp, họ phải đến chào mình trước.
Không phí phạm, cha dặn em ruột của cha ở nhà, đừng qua Rome dự lễ lên ngôi của cha, cha dặn các giáo hữu Á Căn Đinh đừng qua Rome,để dànhtiền đó cho người nghèo. Chúng con gởi giấy mời khắp xứ, khắp tỉnh hết cha ơi, ai không đi dự là chúng con vô sổ đen. Chờ đó… Rồi thì thuộc hạ chúng con làm việc rất sáng tạo, họ nghĩ đủ cách làm vui lòng khách đến, làm vừa lòng khách coi, lắm lúc chúng con cũng bắt chước vua Tàu, mình ngồi trên ngai chễm chệ xem bọn con nít múa. 10 năm, 25 năm, 50 năm… một đời một lần, không làm thì còn dịp nào để làm! Tốn kém là chuyện nhỏ cha ạ. Chúa Giêsu cũng có nói người nghèo thì lúc nào cũng còn đó… Còn vuột dịp 25 năm uổng lắm cha ạ.., giáo xứ kia còn làm
hoành tráng hơn con nữa đó, với lại con cũng không biết có sống them 25 năm nữa để làm 50 năm không, cha thông cảm nhé.
Cha tự trả tiền phòng.. Chuyện lạ với chúng con, các đại gia trong
giáo xứ dành làm hết mấy chuyện này, không có đại gia thì trung gia,không trung gia cũng tiểu gia, chúng con quen rồi, gần như không baogiờ xuất tiền riêng để chi vào một việc gì hết, chuyện này không cótrong văn hóa tiêu pha của chúng con. Đi ăn, đổ xăng, mua thuốc lá,mua rượu, mua đồ lặt vặt… trừ khi chúng con đi một mình; một khi chúngcon đi chung với người thứ hai thì không bao giờ chúng con móc ví hết.Tụi chúng con tối thiểu một người cũng có vài điện thoại cầm tay, vàiiPod…, không nhận giáo dân cũng dí vào tay, cái này đời mới hơn này,cái này nhiều chức năng hơn nè…, con mà dùng quà của ai thì người đóhân hạnh, mừng lắm lắm, từ chối sao đành, chúng con lại nghĩ từ chốilà chạm đến đức ái.
Cha có óc hài hước…, hài hước là đặc nét của người có óc thông minhcao độ, không dễ cha ơi, con không được thông minh, con không dám cười trước người khác, lâu dần không cười thì thành nghiêm, đừng ai giỡntrước mặt con. Cha ơi, chúng con có những người không nhếch được một nụ cười, đến mức giáo dân thầm thì sau lưng, ai bắt cha đó đi tu mà trông khổ ải thế. Chẳng ai hết nhưng chúng con không vượt lên được số phận, bởi vì chúng con nghĩ số phận bắt mình đi tu!
Có một chuyện con chưa hiểu cha ạ, khi vào y khoa, phải thi tuyển rất khó, phải là những người rất giỏi mới đậu; nhưng khi ra hành nghề, tìm một bác sĩ giỏi rất khó cha ạ. Muốn vào chủng viện cũng phải có một trình độ thông minh, thánh thiện trên trung bình nào đó nhưng khi ra làm cha, tìm một cha giỏi và thánh thiện thì cũng khó như Diogène đốt đuốc ban ngày đi tìm người. Vì sao cha vẫn giữ thông minh và thánh thiện lâu như vậy, đó là câu hỏi mà khi có dịp con sẽ hỏi cha. Con biết cha sẽ trả lời cha dùng thông minh thánh thiện của quả tim nhưng chúng con, cũng có những người có quả tim tốt vậy mà sao giáo dân than phiền họ không có được một mục tử thánh thiện.
Cha đơn giản, chúng con rắc rối cầu kỳ, chúng con vừa chịu chức là bốmẹ chúng con dù còn trẻ đã vội lên chức ông cố, bà cố và họ thích lắm,được vị vọng, được nhiều bỗng lộc. Chính chúng con cũng chưa hiểu vì sao có văn hóa lên chức cố như vậy. Cha là linh mục chứ cha có phải là cha gia đình đâu mà cha mẹ lên chức ông bà cố có cháu, có chắt.
Cứ mỗi lần cha đi ra ngoài, gặp gỡ ai đó là mỗi lần cha tạo một sự
kiện mới, hôm nay thứ bảy 16-03, cha đi gặp 3000 ký giả, ngay lập tức họ khen cha là bậc thầy của truyền thông. Được ký giả Tây phương khen không phải dễ, họ không có văn hóa nhận phong bì. Họ là những người bỏ lên bàn cân cân từng chữ trước khi hạ bút và họ khen ngay «cha đã tìm đúng chữ để nói chuyện với ký giả.»
- Từ khi đức giáo hoàng Bờnoa từ chức, các bạn có nhiều việc để làm hơn, tôi cám ơn các bạn đã làm việc rất chuyên nghiệp.
Xong! Thu được cảm tình rồi (biết nghĩ đến người khác trước…)! Sau 15phút nói chuyện, cha được 3000 ký giả vỗ tay « Đức giáo hoàng muôn năm! Viva il papa !» đúng kiểu các buổi hòa nhạc rock!Được con cái thương rồi, cha như người cha nhắn nhủ con: «Nhớ nhé, chú ý đến sự thật, đến cái thiện, đến cái đẹp nhé!»
Chính lúc đó, lúc con cái đã lắng nghe, cha mới kể chuyện mật viện và lựa chọn tên Phanxicô: «Khi tình thế trở nên nguy hiểm vì số phiếu sắp đến bờ. Đến khi nguy hiểm thật sự, bạn thân của tôi là hồng y người Brésil, cha Hummes, ngài ngồi bên cạnh ôm tôi thật lâu để nâng đỡ tôi:« Đừng quên người nghèo nghe », tôi nghĩ ngay đến Phanxicô Assisi, đến chiến tranh, Phanxicô là nghệ nhân của hòa bình và cái tên Phanxicô đến ngay trong quả tim tôi.» Và thế là cả phòng xúc động ngay lập tức.
Có hơn 3000 ký giả nhưng chỉ có hơn một trăm ký giả bốc thăm trúng để lên chào cha, ai như muốn quỳ gối là cha đỡ lên ngay, và cũng tỏ ra không muốn để bị hôn nhẫn.
Trọng kính cha, chúng con biết chúng con để cả đời cũng không học xong gương của cha, xin cha ôm chúng con vào lòng, cầu nguyện cho chúng con.
De Mateo
Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013
Đức Phanxicô và GM Myriel của Victor Hugo
Đức Phanxicô và GM Myriel của Victor Hugo: hư thực gặp
nhau
Vũ Văn An3/28/2013 9vietcatholic) | |
Cuốn phim phỏng theo Les Misérables của Victor Hugo, dù rất có
giá trị về phương diện giải trí, nhưng vì nội dung của nó chỉ vỏn vẹn tóm gọn
trong hai tiếng đồng hồ, nên không thể nói hết được những gì văn hào vĩ đại của
Pháp muốn nói, như trong cuốn tiểu thuyết cùng tên không bị giản lược. Và bị
phim giản lược hơn cả là phần nói về Đức Cha Myriel, giám mục một giáo phận vô
danh (Hugo gọi là giáo phận “D----“).
Trong cảnh then chốt khi vị giám mục đồng ý với câu truyện Jean Valjean “bịa” ra để cho rằng anh ta không đánh cắp hai đế nến mà là được người ta tặng, do đó đã biến dối trá thành sự thật và kẻ phạm tội thành người công chính, cuốn sách và cuốn phim giản lược cố tình biến tình tiết ấy thành một ngạc nhiên. Quả tình, đó là một ngạc nhiên đối với Valjean, nhưng đối với người đọc cuốn tiểu thuyết không bị giản lược, thì tác phong của vị giám mục chẳng có chi đáng ngạc nhiên cả, bởi trước đó, đã có tới 14 chương nói về tác phong đầy ngạc nhiên của vị giám mục này rồi. Thiển nghĩ, các vị giám mục mới thụ phong nên dùng 14 chương này làm “sách thiêng liêng”, để biết làm giám mục phải nên như thế nào. Người ta có cảm tưởng dường như đó là điều Giám Mục Jorge Mario Bergoglio đã làm khi mới thụ phong! Kiệt tác của Hugo bắt đầu như sau: “Năm 1815, M. Charles-Francois-Bienvenu Myriel là giám mục giáo phận D---- Ngài là một ông già khoảng 75 tuổi; và đã giữ toà D---- từ năm 1806”. Ai cũng biết, năm 2013, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio trở thành giáo hoàng. Ngài là một ông già 76 tuổi, từng là hồng y từ năm 2001. Các con số trên ít nhiều có tính sóng đôi. Dĩ nhiên những tương tự bên ngoài ấy không quan trọng bằng những tương tự bên trong giữa “Đức Cha Nghinh Đón” và vị tân giáo hoàng thân thương của chúng ta, những tương tự trong phong thái mục vụ, trong phong thái giảng dạy, trong cách ngài được tiếp nhận và trong tập chú của ngài đối với lòng cảm thương. 1. Phong thái mục vụ Chương ba của Les Misérables có tựa đề là “Một Tòa Giám Mục Khó Khăn cho Một Vị Giám Mục Tốt Lành”. Điều này thật đúng đối với cả Buenos Aires, lẫn Rôma, và nói chung với cả thế giới ngày nay nữa. Ấy thế nhưng Đức Cha Myriel vẫn cương quyết đi thăm hết. Trong tương lai, người ta sẽ thấy Đức Phanxicô đi thăm mọi giáo xứ trong giáo phận Rôma của ngài. Thánh Lễ Chúa Nhật đầu tiên trong đời giáo hoàng của ngài đã được cử hành tại giáo xứ Thánh Anna, nơi sau Thánh Lễ, ngài đã tiếp đón các tín hữu như một cha xứ khiêm nhu như thế nào, khiến nhân viên an ninh phải ngỡ ngàng và lo lắng xiết bao. Ta hãy nghe mẩu đối thoại sau đây trong Les Misérables: -Thưa Đức Cha, Đức Cha đừng có đi. Nhân danh Chúa đấy! Đức Cha liều mình nguy đến tính mạng đấy! - Thưa Ông Thị Trưởng, chỉ có thế thôi sao? Tôi ở trên thế gian này đâu phải để giữ mạng sống mình, mà là để giữ các linh hồn. Đức Cha Myriel dùng tòa giám mục làm bệnh viện, và sống khiêm nhường với bà chị ruột cao niên và một bà bếp, người mà ngài không nỡ cho thôi việc. Đức Hồng Y Bergoglio cũng đã không dùng Toà Giám Mục Buenos Aires làm nơi cư trú mà sống trong một căn hộ nhỏ, với một vị giám mục cao niên đã về hưu. Chính ngài nấu nướng lấy. Vị giám mục của Hugo bán cỗ xe của ngài để du hành trên lưng lừa, kiểu đi lại của người nghèo. Ở Buenos Aires, vị giáo hoàng tương lai của chúng ta thích sử dụng phương tiện đi lại của người nghèo: cỡi xe buýt! Trong ngân sách và trong kế hoạch mục vụ của giáo phận D----, người nghèo được xếp hàng đầu. Vị giáo hoàng của chúng ta, lấy tên theo Người Nghèo Assisi, xưa nay vốn cho thấy: người nghèo và người bị bỏ rơi luôn là ưu tiên số một. Thánh Lễ Thứ Năm Tuần Thánh của ngài sẽ được cử hành tại một trại tù thiếu niên. Đức Phanxicô sẽ không chiếm trọn phủ giáo hoàng. Nơi ở của ngài sẽ đơn giản và khắc khổ. Các phòng ốc của Vatican sẽ làm ngài khó mà ganh đua với Đức Cha Myriel về sự khắc khổ, nhưng chắc chắn sự đơn giản sẽ trổi vượt. Còn nhiều điển hình khác mà bạn đọc có thể đọc tiếp trong tác phẩm trọn vẹn của Hugo. 2. Phong thái giảng dạy Nhiều người đã viết về phong thái thích nói tự phát của Đức Phanxicô. Ngài thích giảng giải một cách trực tiếp, trích dẫn Tin Mừng và các giáo phụ đã đành, mà còn dùng các thí dụ đơn giản, rất quen thuộc như người cha nói với con cái mình. Đức Cha Muriel của Hugo đi thăm khắp giáo phận của mình, và trong các dịp thăm viếng này, ngài rất nhân từ và dễ dãi, nói chuyện chứ không giảng thuyết. Ngài không bao giờ phải đi xa để kiếm luận chứng hay điển hình. Ngài trích dẫn cho cư dân ở một nơi nghe điển hình của một nơi kế cận . Nói chuyện chứ không giảng thuyết. Điều này rõ ràng là sở trường của đức tân giáo hoàng. Trong sự đơn giản, người ta thấy cả một sức mạnh lớn lao. Những vị như Thánh Phanxicô, trong giảng thuyết, cũng dùng lời lẽ. Nhưng lời lẽ của ngài hết sức đơn giản, trực tiếp và mạnh mẽ. Nhờ thế, ngài ăn nói trịnh trọng nhưng như một người cha; không có thí dụ, ngài tạo ra dụ ngôn, đi thẳng vào trọng điểm, bằng một ít câu nhưng nhiều hình ảnh, là những đặc điểm từng tạo nên sự hùng biện thực sự của Chúa Giêsu Kitô. Và vì ngài tự xác tín bên trong, nên ngài thuyết phục được người ta. Tính thuyết phục của Đức Phanxicô cũng thế, cũng đã phát xuất từ chính xác tín trong tâm hồn ngài. Và ngài quen ký các sứ điệp mục vụ của ngài bằng chữ paternalmente (trong tình cha con). Lối giảng của ngài nghiêm chỉnh y như trong Hugo, vì Đức Cha Myriel cũng nghiêm chỉnh, nhưng không theo nghĩa ảm đạm. Có người đã nhận xét như sau về Đức Phanxicô: “khi ngài cười, đó là cái cười của một cậu học trò”. Tiếng Ý của Đức Phanxicô có giọng Tây Ban Nha, nhưng tiếng Tây Ban Nha của ngài lại có giọng Argentina, một giọng đặc porteño, vùng Buenos Aires. Đức Cha Myriel nói giọng Provençal, và rất thoải mái khi ở vùng cao nguyên. Điều này làm dân chúng cực kỳ thích thú, và góp phần không nhỏ vào việc giúp ngài đi vào lòng mọi người. Ngài hoàn toàn thoải mái ở vùng thôn dã và ở vùng cao nguyên. Ngài biết cách nói những điều trang trọng nhất bằng những thành ngữ thông thường nhất. Vì ngài nói được mọi thứ tiếng nên ngài vào được mọi cõi lòng. Đàng khác, đối với các vị vọng của thế giới hay đối với giai cấp cùng đinh, ngài vẫn chỉ là một. Ngài không vội vã kết án bất cứ điều gì mà không xét đến các hoàn cảnh khác nhau. Ngài hay nói: hãy khảo sát con đường mà lỗi lầm đã bước qua. Nếu sự đơn giản trong ngôn từ và giọng nói của Đức Phanxicô chưa được chú ý nhiều, thì nay mai nó sẽ được nhiều người nhận định. Điều được nhiều người chú ý hơn là ngài không ngừng nhắc đến lòng thương xót. Ngài nhắc đến nó trước mặt tín hữu nói chung và cả trước mặt các nhà cầm quyền trên thế giới nữa. Chỉ có điều, với những nhà cầm quyền, ngài nghiêm nghị hơn khi khiến họ ý thức được trách nhiệm lớn lao của họ. Họ tiếp nhận ngài ra sao, lại là chuyện khác. 3. Ngài được tiếp nhận ra sao Cả Đức Phanxicô lẫn vị giám mục giả tưởng của ta đều được người nghèo và người đơn sơ trong tâm hồn tiếp đón hân hoan và cởi mở, nhưng bị người kiêu căng và quyền thế tiếp đón nghi ngờ và phê phán. Bất cứ ngài xuất hiện ở đâu thì đó là ngày hội tuyệt hảo. Người ta dám nói: sự hiện diện của ngài có điều gì đó rất ấm áp và sáng láng. Trẻ em và bô lão tuôn ra khỏi cửa để đón Đức Giám Mục như đón ánh mặt trời. Ngài ban phép lành, và họ chúc tụng ngài. Họ chỉ nhà ngài cho bất cứ ai cần bất cứ điều gì. Ngài ngừng hết chỗ này tới chỗ kia, tới sát các bé trai bé gái và mỉm cười với các bà mẹ. Ngài tới thăm người nghèo bất cứ khi nào có chút tiền; khi không có đồng nào, ngài tới viếng người giầu. Hẳn ai cũng đã thấy Đức Phanxicô xuất hiện trên bancông Nhà Thờ Thánh Phêrô tối ngày 13 tháng 3 và không thể không nghe người ta bình luận: “Ngài ban phép lành và người ta cầu nguyện cho ngài”. Mưa vừa mới ngưng, và khi tân giáo hoàng xuất hiện, họ có cảm giác mặt trời như mới mọc lại vào lúc 8 giờ tối. Có một tình tiết hết sức cảm động ở Chương IV trong đó Đức Giám Mục giúp một tội nhân cứng lòng trở lại trước khi bị hành hình vì tội sát nhân. Ngài tháp tùng anh ta tới đoạn đầu đài. Vì những điều cao cả nhất thường là những điều ít được hiểu biết nhất, nên có những người trong thành, khi bình luận về tác phong của vị giám mục, đã nói rằng: mầu mè chi rứa! Tuy nhiên, đây hẳn chỉ là nhận xét của những người giam mình trong các phòng khách. Chứ quảng đại quần chúng, những người không đùa bỡn với những việc làm thánh thiện, thẩy đều xúc động và ca ngợi ngài. Ngày nay, những nhận xét như trên không còn bị giới hạn trong các phòng khách nữa, mà xuất hiện công khai tại các phòng tin tức, trên các blog to nhỏ và trong nhận định của rất nhiều người không bao giờ hiểu được Giáo Hội vì họ không bao giờ biết tôn trọng sự thánh thiện, và cả của những người trong Giáo Hội không biết trân quí những gì là nhân bản. Hậu cảnh của Đức Phanxicô vốn từng bị phê phán. Một số người mưu toan kéo ngài vào những tai tiếng mà ngài chưa bao giờ mắc phải, từ chủ trương về “hôn nhân đồng tính” và việc họ nhận con nuôi (một chủ trương mà ngài thừa hưởng từ hơn 250 vị tiền nhiệm và từ giáo huấn Công Giáo 2 ngàn năm nay), tới tác phong “đồng lõa” trong Cuộc Chiến Bẩn Thỉu trước đây tại Argentina. Người duy thế tục than phiền rằng ngài không chịu bán mọi bức tranh của Vatican. Người duy truyền thống thì than van việc ngài mang giầy đen, thay vì mang giầy đỏ, sẽ phá bỏ nghi lễ và là dấu báo hiệu sắp nổ ra ly giáo. Nhưng người đơn giản sẽ tôn trọng ý định của các nghệ sĩ khi họ hiến tặng nghệ phẩm cho Giáo Hội, và người nghèo thì không bao giờ mua giầy mới khi giầy cũ vẫn còn tốt và vừa vặn. Cám ơn Chúa vẫn còn những người “không đùa bỡn với những việc làm thánh thiện”. Họ chính là người hiểu được Đức Phanxicô nhiều hơn cả. 4. Tập chú của ngài đối với lòng cảm thương Đoàn chiên của Đức Phanxicô, trên hết, là những người bị đẩy ra bên lề, những người nghèo về vật chất và cả những người nghèo về tinh thần đo điều được Đức Bênêđíctô gọi là “nền độc tài của chủ nghĩa duy tương đối” gây ra. Thái độ của ngài đối với họ là thái độ cảm thương sâu sắc. Chương X trong Les Misérables kể lại câu truyện rất cảm động về việc Đức Cha Myriel tới thăm một người đàn ông hấp hối, được Hugo mô tả là “thành viên của Nghị Hội G---,” có thể là một lãnh tụ thời Cách Mạng Pháp. Hai người tranh luận sôi nổi về cách mạng, các ý tưởng và các thảm họa của nó. Điều đáng nói ở đây là khi cái chết tới gần và theo như cuốn phim hồi thập niên 1950 diễn lại, thì người đàn ông này ăn năn trở lại và xin được xưng tội. Đây là lời “thú tội” của ông ta: “Con đã cứu giúp người bị áp bức, con đã an ủi người đau khổ. Con đã xé nát khăn bàn thờ, đúng như vậy; nhưng là để băng bó các vết thương của đất nước con. Con luôn luôn ủng hộ bước tiến lên của loài người, bước tiến lên ánh sáng của họ, nhưng cũng có lúc cưỡng lại tiến bộ một cách không thương tiếc. Khi có dịp, con đã che chở thù địch của con, những người theo nghề của cha. (…) Con đã làm nhiệm vụ theo quyền lực của mình, và mọi điều thiện theo khả năng. Để đáp lại, con đã bị săn đuổi, lùng bắt, bách hại, bầm dập, chế nhạo, mắng nhiếc, nguyền rủa, đặt vòng ngoài pháp luật. Trong nhiều năm qua, với mớ tóc bạc này, con biết rõ rất nhiều người nghĩ rằng họ có quyền khinh bỉ con; đối với quần chúng ngu dại đáng thương, con biểu tượng cho khuôn mặt của một người bị nguyền rủa. Và con chấp nhận sự cô lập đầy hận thù này mà không hề ghét chính mình. Bây giờ con đã 86 tuổi; con đã gần chết. Vậy cha tới đây để yêu cầu con điều gì?. Vị giám mục đáp lại: ‘sự chúc lành của con’ và ngài qùy gối xuống. Khi ngài ngửng đầu lên, thì khuôn mặt của nghị hội viên đã trở thành uy nghi. Ông vừa trút hơi thở cuối cùng. Vị giám mục trở về nhà, trầm ngâm suy nghĩ những gì ta không thể biết. Ngài cầu nguyện suốt đêm đó. Sáng hôm sau, một số người mạnh bạo và tò mò cố gắng nói với ngài về người thành viên của Nghị Hội G---; ngài chỉ lặng lẽ chỉ tay lên trời. Thời gian sẽ cho ta biết thái độ của Đức Phanxicô đối với một lãnh tụ thời nay, một người vốn tranh đấu, nhưng tranh đấu ở phía bên kia và chống lại Giáo Hội. Loại người mà ta thường dễ dãi gọi là tội lỗi. Và nhiều người trong Giáo Hội sẽ xé áo mình vì đức giáo hoàng dám cúi đầu xin sự chúc lành của người này, vì tôn trọng phẩm giá làm người của anh ta và vì dù sao đây cũng là một linh hồn mà Chúa Kitô đã chết cho. Magdi Cristiano Allam, người được Đức Bênêđíctô đích thân rửa tội, nhưng vừa từ bỏ đức tin Công Giáo, coi việc bầu Đức Phanxicô là một lầm lẫn, có thể là một trong những người này. Ước mong sao, lòng nhân từ ấy không là gương mù đối với ta và ta đừng là người con cả trong dụ ngôn. Đức Cha Myriel của Victor Hugo đã có lời suy niệm hết sức ý nghĩa như sau: Sách Giảng Viên gọi Ngài là Đấng Toàn Năng; Sách Macabê gọi Ngài là Đấng Tạo Hóa; Thư Êphêsô gọi Ngài là Tự Do; Sách Barúc gọi Ngài là Mênh Mông; Thánh Vịnh gọi Ngài là Khôn Ngoan và Chân Lý; Tin Mừng Gioan gọi Ngài là Ánh Sáng; Sách Các Vua gọi Ngài là Chúa; Sách Xuất Hành gọi Ngài là Quan Phòng; Sách Lêvi gọi Ngài là Thánh Thiện; Sách Esdra gọi Ngài là Công Lý; tạo vật gọi Ngài là Thiên Chúa; con người gọi Ngài là Cha; nhưng Salômôn gọi Ngài là Cảm Thương, và tên này quả là tên đẹp nhất trong mọi tên của Ngài (1). Đức Phanxicô quả là hiện thân của vị giám mục tưởng tượng trong Les Misérables vì cả hai vị, một vị có thực một vị giả tưởng, đều đặt trọng tâm tâm hồn mình nơi Đấng Thiên Chúa xót thương và đầy cảm thương. Ta sẽ không lấy làm lạ nếu một ngày nào đó ngài cho cả đế nến của mình. Viết theo Edward Mulholland, http://www.ncregister.com/blog/edward-mulholland/pope-francis-and-les-mis-fiction-meets-fact. _____________________________________________________________________ (1) Các đoạn viết nghiêng được trích từ Les Misérables. |
Lớp giáo lý đặc biệt “Tại Sao Lại Là Người Công Giáo?” tại Giáo xứ Thánh Phanxicô Đakao Saigòn
Lớp giáo lý đặc biệt “Tại Sao Lại Là Người Công Giáo?” tại
Giáo xứ Thánh Phanxicô Đakao Saigòn
Gx Đakao3/28/2013 (Vietcatholic) | ||
Ngày 05/4/2013 sắp tới giáo xứ Thánh Phanxicô Đakao có khai
giảng lớp giáo lý có cái tên khá đặc biệt “Tại Sao Lại Là Người Công Giáo?”.
Đây là một lớp giáo lý xuất phát từ suy nghĩ: Là người Kitô hữu, chúng ta có sứ mạng và được mời gọi làm người truyền bá Tin Mừng. Sứ mạng này chỉ được chu toàn khi chúng ta hiểu biết đức tin của mình sâu sắc hơn. Vì thế Nhóm Renew International đã dùng bốn phần của Sách Giáo Lý (Tuyên Xưng Đức Tin, Cử Hành Mầu Nhiệm Kitô Giáo, Đời Sống Trong Đức Kitô, Kinh Nguyện Kitô Giáo) để khai triển thành một chương trình chia sẻ niềm tin mang tên là Tại Sao lại Là Người Công Giáo? Đây là một Cuộc Hành Trình Với Giáo Lý của Hội Thánh. Chương trình bao gồm bốn phần: - Điều chúng ta tin (Tuyên xưng đức tin) - Các bí tích (Cử hành mầu nhiệm Kitô giáo) - Cùng đi với Chúa (Đời sống trong Đức Kitô) - Đào sâu hơn cảm nhận của tôi về Thiên Chúa (Kinh nguyện Kitô giáo) Từ đây, hướng các tham dự viên đến một đức tin trưởng thành bằng cách nuôi dưỡng, củng cố họ sống ơn gọi và căn tính của mình là cộng đoàn những kẻ tin và loan báo Tin Mừng theo mẫu gương của Đức Giêsu. Các tham dự viên gặp gỡ bằng một buổi họp, trong đó: cầu nguyện bằng Lời Chúa và thánh ca, học hỏi giáo lý, chia sẻ kinh nghiệm đức tin của nhau và tìm tòi cách sống Tin Mừng. Trong mỗi buổi họp đều có câu hỏi Chia Sẻ và gợi ý để sống Tin Mừng. Thí dụ, trong buổi họp thứ 3, câu hỏi chia sẻ là: “Trong ngày sống của bạn, bạn có thể làm những gì để diễn tả đức tin của mình?” hoặc câu gợi ý sống Tin Mừng của buổi họp thứ 1 là; “Tôi sẽ làm gì để luôn nhắc nhở mình rằng có Chúa hiện diện trong cuộc sống của tôi?”. Sau buổi họp thứ 12, có tổng kết, các nhóm rút ra được “Những bài học tâm đắc”. Sau đó là “Những chuyến hành hương đến cùng Chúa qua Đức Mẹ Maria”, cụ thể là chuyến đi Tàpao, anh chị em đã tìm được: tinh thần nhường nhịn và phục vụ cao độ; tinh thần liên đới và bác ái; tinh thần vui tươi và công tác. Khóa đầu tiên đã được tổ chức ngày 19/10/2012 Có 150 giáo dân, thuộc nhiều lứa tuổi, của 47 giáo xứ trong giáo phận và kết thúc vào ngày 25/01/2013. Đây là khóa học đầu tiên mà cha chánh xứ Giuse Phạm Văn Bình OFM rất tâm đắc và cha hy vọng khóa học tiếp theo mang lại kết quả tốt hơn như thế. Giáo dân các giáo xứ muốn tham dự hay tìm hiểu qua tài liệu xin liên hệ văn phòng giáo xứ. |
Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013
Nhạc mẫu anh Hai (L.71) qua đời
Nhạc mẫu anh Hai (L.71) qua đời
|
Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013
Cuộc gặp gỡ lịch sử chưa từng có giữa hai vị Giáo Hoàng
Cuộc gặp gỡ lịch sử chưa từng có giữa hai vị Giáo
Hoàng
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn3/23/2013 (Vietcatholic) | |||||
| |||||
Đức Giáo Hoàng
Phanxicô đã hạ cánh máy bay trực thăng xuống Castel Gondolfo vào trưa trưa thứ
bẩy, 23.3.2013, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Rôma 25 km về phía Nam. Ở đó, Ngài
gặp người tiền nhiệm của mình, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI để thăm viếng, ăn
trưa đồng thời thảo luận về tương lai của Giáo Hội.
Chiếc trực thăng màu trắng của Đức Giáo Hoàng đã đảo vòng quanh hai lần ở độ cao thấp trên trung tâm của Castel Gandolfo và hồ Albano bên cạnh, như các phương tiện truyền thông Italia vừa đưa tin. Từ chỗ đáp trực thăng vào khoảng 12g15 hai vị Giáo Hoàng được đưa bằng xe hơi đến tòa nhà nghỉ hè, nơi ĐTC Bênêđictô XVI đang tạm sống kể từ lúc từ nhiệm Giáo hoàng vào ngày 28.02.2013 vừa qua. Trong xe được hộ tống bởi Đức Giám Mục Marcello Semeraro của GP Albano và Giám đốc Saverio Petrillo của nhà nghỉ hè giáo hoàng. Trước khi gặp mặt hôm nay thì Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hai lần nói chuyện điện thoại trực tiếp với ĐTC Bênêđictô XVI ngay sau cuộc bầu cử của Ngài vào ngày 13.03 và dịp mừng Quan Thày Giuse của ĐTC Bênêđictô XVI 19.3.2013, ngày này ĐGH Phanxicô chính thức khai mạc ngôi vị Giáo Hoàng thứ 266 của Giáo Hội. Một điều tò mò rất hiếu kỳ cho giới quan sát: không biết ai hôn nhẫn của ai trước? Nhưng chắc chắn hai vị Giáo Hoàng mặc cùng áo trắng để đón tiếp nhau. Cuộc gặp mặt được ghi nhận trong phạm vi cá nhân cũng như nói lên một sự tôn kính đối người tiền nhiệm, GH Bênêđictô XVI. Cuộc gặp gỡ của hai vị Giáo Hoàng tại thư viện như chương trình đã được thông báo kéo dài từ 40 đến 45 phút và sau đó hai vị dùng bữa ăn trưa với nhau. Phỏng đoán ĐTC Bênêđictô XVI sẽ đãi người kế nhiệm bằng món ăn thuần túy từ quê hương Bavaria của miền Nam nước Đức. Ngồi cùng bàn ăn có hai vị thư ký riêng của ĐGH là TGM Georg Gänswein và Đức Ông Georg Xuereb. Tờ báo La Repubblica vừa đưa tin cho biết trước khi nói chuyện: "Hai Giáo Hoàng Phanxicô va Bênêđictô XVI cùng qùy chung một ghế quỳ trong nhà nguyện để cầu nguyện". Cha Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh còn cho biết ĐGH Phanxicô nói với ĐTC Bênêđictô XVI rằng: "Chúng ta là anh em". Cũng theo La Repubblica thì ĐGH Phanxicô đã trao tặng người tiền nhiệm một bức ảnh Đức Mẹ vẽ theo nghệ thuật Đông Phương Ikon "Madonna dell'umiltà" – "Đức Mẹ của sự khiêm tốn" và Ngài nói với ĐTC Bênêđictô XVI: "Con lập tức nghĩ đến Cha về nhiều ví dụ của sự khiêm tốn trong triều đại giáo hoàng của Cha". ĐTC Bênêđictô XVI rất cảm động đón nhận về món quà bất ngờ này. Cũng theo giới quan sát truyền thông báo chí thì cuộc gặp gỡ sẽ nói về những quyết định bổ nhiệm nhân viên trong Giáo Triều Vatican và nhất là hồ sơ đã bị lấy cắp gọi là "Vatileaks" đang còn tồn đọng để triều đại ĐGH Phanxicô giải quyết. ĐTC Bênêđictô XVI đã tỏ bày rõ ràng khi còn trách nhiệm cai quản Giáo Hội là từ ngày 28.2.2013 Ngài hoàn toàn rút lui vào cuộc sống thầm lặng trong tu viện với đời sống cầu nguyện và hứa vâng phục hoàn toàn của mình đối với người kế vị của mình. Ngược lại từ phía ĐGH Phanxicô trong những ngày vừa qua luôn công khai nhớ đến ĐTC Bênêđictô XVI và cám ơn Ngài về sự phục vụ tận tụy Giáo Hội. Dịp lịch sử này nhiều người hành hương và các nhà báo đã tụ tập trước tòa nhà nghỉ hè Giáo Hoàng tại Castel Gandolfo. Một số tín hữu đã mặc áo thun với hình ảnh của ĐTC Bênêđictô XVI. Một số người vẫy cờ in hình của ĐGH Phanxicô trên tay. Họ hô to tên của hai Giáo Hoàng Bênêđictô và Phanxicô khi thấy trực thăng của ĐGH Phanxicô lượn trên không trung. Mọi người ngóng chờ một cơ hội có thể hai vị Giáo Hoàng cùng hiện diện trước công chúng tại bao lơn của nhà nghỉ hè. Nếu có thì không phải là tấm hình của thế kỷ mà là của thiên niên kỷ thì đúng hơn. Tuy nhiên theo thông báo từ từ Văn phòng báo chí của Tòa Thánh sẽ không có ghi hình ảnh trực tiếp cũng như chẳng có cơ hội cho báo chí chụp hình về cuộc gặp gỡ lịch sử này. ĐGH Phanxicô sau đó đã bay trở lại Vatican vào buổi chiều cùng ngày. |
Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013
THÁNH GANDHI
Mahatma Gandhi, người có tâm thức tôn giáo chân chính và sâu
xa
Lm. Nguyễn Hữu Thy3/21/2013(VietCatholic) | |||
| |||
Mahatma Gandhi,
người có tâm thức tôn giáo chân chính và sâu xa
Khi nhắc đến tên ông Mahatma Gandhi, vị cha già khả kính của dân tộc Ấn độ mà người Việt Nam chúng ta đã cung kính gọi là „Thánh Cam Địa“, người ta thường tự hỏi ông Gandhi thật sự là ai: Một nhà chính trị? một vị tiên tri? hay một lữ khách luôn tìm kiếm chân lý? Câu trả lời khẳng định dừng lại nơi mỗi câu hỏi đều đúng, nhưng đồng thời cũng đều chưa đầy đủ, vì người ta có thể nói được rằng nơi Mahatma Gandhi hội tụ cả ba sứ vụ ấy: Ông vừa là một chính trị gia, một vị tiên tri và cũng vừa là một lữ khách luôn đi tìm kiếm chân lý. Nhưng trên hết, Mahatma Gandhi là một vĩ nhân của nhân loại, nhất là một con người có tâm thức tôn giáo chân chính và sâu xa. Vào lúc 17 giờ 10, ngày 30 tháng 1 năm 1948, đúng bốn tháng sau khi ông Mahatma Gandhi đã giành lại được quyền độc lập cho Ấn Độ khỏi tay đế quốc Anh bằng phương pháp tranh đấu bất bạo động và được toàn thể dân tộc ông vô cùng biết ơn, kính yêu và tôn xưng ông là „Bapu“, cha già dân tộc, thì ông đã bị một thanh niên thuộc Ấn giáo quá khích ám sát khi ông đang trên đường đi tới đền thờ để cầu nguyện như mọi ngày. Cả thế giới, kể cả các kẻ thù của ông, đều thương khóc ông và khâm phục tâm hồn, tư tưởng cũng như tư cách sống cao thượng của ông. Liên Hiệp Quốc đã treo cờ rũ để tang cho ông. Cho đến nay, dù đã 65 năm trôi qua nhưng cả nhân loại nói chung và nhất là những con người thiện tâm trên khắp thế giới nói riêng chẳng những không quên tên ông mà luôn vẫn một lòng tôn kính ông. Nhiều hãng phim nổi danh trên thế giới đã không ngại bỏ ra hàng trăm triệu US-Dollar để quay lại cuộc đời hào hùng và đầy đức hạnh của ông. Đây hẳn là điều khiến chúng ta phải tìm hiểu đâu là lý do chính yếu đã tạo nên được sự ngưỡng mộ đối với nhân thân ông Mahatma Gandhi trên khắp thế giới như thế. Một sức mạnh tinh thần vô song trong một thể xác mảnh khảnh Tại thủ đô đế quốc Anh, một đế quốc đang đô hộ quê hương Ấn độ của ông với một chính sách bóc lột và hà khắc, ông đã bắt đầu thay đổi cuộc sống. Ông đã hoàn toàn sống kiêng khem và chay tịnh như một đạo sĩ Ấn Độ: Không hút thuốc, không uống rượu, không ăn cá thịt, hằng ngày chỉ sống bằng hoa quả và các thức ăn thảo mộc. Dù là tín đồ Ấn giáo, nhưng ông cũng đã từng nghe theo lời khuyên của các bạn hữu và đã đọc và nghiên cứu Kinh Thánh Kitô giáo. Phần Kinh Thánh Cựu Ước đã không gây được nhiều ấn tượng nơi ông, chỉ có phần Kinh Thánh Tân Ước và nhất là Bài Giảng Trên Núi, tức Tám Mối Phúc Thật, đã tạo ra nơi tâm hồn và cả cuộc đời ông một ảnh hưởng vô cùng sâu xa và cụ thể, đến nỗi ông đã từng phát biểu: „Tôi không cần biết có một Đức Giêsu trong lịch sử hay không, nhưng những gì Người dạy trong Bài Giảng Trên Núi là sự thật.“ Bởi vậy, trong khi nhiều Kitô hữu cho rằng những điều Đức Giêsu dạy trong Bài Giảng Trên Núi là những sự thật bất khả thi, ông Gandhi lại lấy những lời dạy ấy làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động và cho cả đời sống của ông. Mục sư Martin Luther King, vị lãnh tụ người Mỹ da đen đã áp dụng phương pháp tranh đấu bất bạo động của Gandhi để đòi hỏi các quyền lợi chính đáng cho sắc dân của ông, đã từng tuyên bố: „Ông Gandhi là người đầu tiên đã đem đạo lý tình yêu Đức Giêsu ra khỏi phạm vi tương quan hạn hẹp giữa các cá nhân và tạo nên một sức mạnh xã hội vô song và hiệu quả trong một chiều kích rộng lớn!“ Trong suốt một phần tư thế kỷ sống ở Luân Đôn và ở Nam Phi, nơi ông thực hành nghề luật sư để bênh vực cho những kiều dân Ấn Độ sinh sống tại đó, đã có nhiều bạn bè khuyên ông trở lại Kitô giáo và ông cũng đã từng có tư tưởng muốn theo Kitô giáo. Nhưng sau hai năm trọ ở Luân Đôn ông đã có dịp đọc được cuốn sách „Bhagavadgita“, một cuốn sách thánh quan trọng của Ấn Giáo được viết theo thể thơ, tương tự như cuốn Thánh Vịnh trong Kinh Thánh, và dạy rằng tất cả mọi bản ngã khác nhau chỉ là một bản ngã duy nhất trong Thiên Chúa, và chính cuốn sách ấy đã làm biến đổi cuộc sống của ông và đưa ông trở về lại với Ấn giáo truyền thống. Những điều khi ông còn nhỏ đã lãnh nhận được một cách vô thức từ cha mẹ và khi lớn lên đã từng chê bai bác bỏ, thì nay ông đã hiểu và nhận chân được rằng đó là những chân lý thực sự có thể hướng dẫn cuộc sống của ông. Là một thanh niên luôn muốn tìm kiếm sự thiện hảo và chân lý, ông đã dày công nghiên cứu các trào lưu triết học và tôn giáo Á Châu. Ông từng khẳng định: „Đối với tôi, Thiên Chúa là sự thật và tình yêu. Thiên Chúa là nguồn mọi đạo đức luân lý. Thiên Chúa không phải là Đấng làm ta phải sợ hãi. Thiên Chúa là nguồn ánh sáng và sự sống, nhưng Người vượt lên trên tất cả những điều ấy và ở bên ngoài những điều ấy. (…) Người là một Thiên Chúa có bản vị (persönlicher Gott) cho những ai cần đến sự hiện diện bản vị của Người. Người đã nhận lấy hình thể để cho những ai đang đau khổ có thể chạm tới Người được. Người là hữu thể thuần túy. Người thì đơn sơ và giản dị cho những ai tin kính Người. Người là tất cả mọi sự cho tất cả mọi người. Người ở trong ta, tuy nhiên Người lại ở trên ta và ở bên ngoài ta.“ Sau này Gandhi đã viết: „Kitô giáo và Hồi giáo đối với tôi cũng chân thật như tôn giáo riêng của tôi. Nhưng chỉ tôn giáo của tôi mới làm thoả mãn được những khao khát nội tâm của tôi. Tôn giáo ấy ban cho tôi tất cả những gì tôi cần có để phát triển nội tâm của tôi. Tôn giáo ấy dạy cho tôi biết cầu nguyện. Trong khi đó những người khác lại mong muốn phát huy mình để vươn tới sự hoàn thiện con người mình trong tôn giáo của mình, chứ họ không muốn tin điều chính tôi tin. Bởi vậy, tôi cầu nguyện cho người Kitô hữu để anh ta trở nên một Kitô hữu tốt hơn và cho một tín đồ Hồi giáo để anh ta trở nên một tín đồ Hồi giáo tốt hơn.“ Tìm kiếm sự hòa hợp giữa cảm giác, tư tưởng, lời nói và hành động Niềm khao khát cơ bản và sâu thẳm nhất của cuộc sống ông Gandhi là đi tìm kiếm một sự hòa hợp hoàn toàn giữa cảm giác, tư tưởng, lời nói và hành động. Ông trình bày tôn giáo như là „một bản tính bẩm sinh tự nhiên của linh hồn. Tôn giáo tạo điều kiện cho chúng ta với tính cách là con người nhận thức được các trách nhiệm của mình trong cuộc sống và xây dựng một tương quan chân chính với đồng loại của mình. Nhưng trước hết chúng ta phải nhận thức được chính bản chất thực sự của mình. Vì thế, tôn giáo trước hết là phương tiện giúp chúng ta hiện thực được chính mình, hay nói cách khác, hiện thực được bản chất thực sự của con người mình.“ Ông Gandhi đã suốt đời không chút mỏi mệt tranh đấu cho sự tôn trọng lẫn nhau, sự khoan dung giữa các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau và chống lại một tôn giáo thống nhất. Ông viết: „Tất cả những toan tính tìm cách bóp chết những truyền thống xuất phát từ gia sản chung (của mỗi tôn giáo), vốn do khí hậu và môi trường sống tác động nên, thì không chỉ chuốc lấy thất bại mà còn là một tội phạm thánh.“ Khi những nhà truyền giáo Kitô giáo hỏi ông là họ phải làm thế nào để người Ấn Độ tin nhận Tin Mừng Kitô giáo, ông đã trả lời: "các ngài hãy trở nên những bông hồng!" Vì một bông hồng xinh tươi và thơm hương thì không cần phải mời mọc, vẫn thu hút được sự ngưỡng mộ và mê say của mọi người. Trong thế kỷ XX, khi thấy nhiều người Kitô hữu đã mày mò tìm sang Ấn Độ để tầm đạo, ông Gandhi đã nói: „Nếu như có một người Kitô hữu đến với tôi và nói rằng anh ta rất thích thú khi đọc sách thánh Bhagavadgita và nay muốn trở thành tín hữu Ấn giáo, thì tôi sẽ trả lời ngay với anh ta: „Không được. Những gì được mặc khải trong sách Bhagavadgita cũng đều được mặc khải trong Kinh Thánh. Anh chỉ chưa khám phá ra được đấy thôi. Vậy, anh cố gắng khám phá ra điều ấy và anh hãy cố gắng trở nên một Kitô hữu tốt.“ Khi chưa đầy ba mươi tuổi đời và trong khi hành nghề luật sư cốt để tranh đấu cho những người công nhân Ấn Độ bị bóc lột tại Nam Phi, Gandhi đã nhận ra được sứ vụ thiêng liêng của ông. Vốn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của văn hào người Nga Leo Tolstois mà ông xưng tụng là sư phụ và của văn hào người Anh John Ruskins, Gandhi đã bắt đầu biên soạn cuốn tự thuật với tựa đề „The Story of my Experiments with Truth“ (Lịch sử những cảm nghiệm của tôi về chân lý), xuất bản năm 1924. Cũng như với tính cách là một luật gia, ông đã nghiên cứu và theo đuổi phân khoa luật, để từ những kinh nghiệm đã tích lũy được khi nghiên cứu luật pháp, ông sẽ thẳng tay phê bình chỉ trích chúng khi chúng đi ngược lại sự công bằng xã hội, cũng tương tự như thế, ông luôn tôn trọng truyền thống tôn giáo, nhưng ông sẽ không ngại lên tiếng chỉ trích truyền thống ấy khi người ta nhân danh nó để xúc phạm đến phẩm giá con người. Đặc biệt nhất là ông đã suốt đời tranh đấu chống lại sự kỳ thị đối với những người vô giai cấp ở Ấn Độ, mà ông gọi là „Harijan“, là con cái Thiên Chúa, cũng như bênh vực cho phẩm giá nữ giới. Ông không bao giờ chấp nhận hòa hoãn với sự bất công. Vì thế, khi nhìn thấy chính trong tôn giáo của ông có những thái độ hay hành động sai trái, bất công và tiêu cực, ông không hề nhắm mắt làm ngơ; còn khi nhìn thấy các tôn giáo khác bị kỳ thị và bị chèn ép, ông liền mạnh mẽ lên tiếng bênh vực. Nói cách khác, Mahatma Gandhi là con người luôn đi tìm kiếm sự thật và sự công bình. Bởi vậy, ông đã nhận chân được rằng Kitô giáo không hề là lý do hay nguyên nhân gây nên những áp bức và bóc lột của chế độ bảo hộ thực dân Anh ở Ấn Độ như nhiều người đồng hương khác của ông lầm tưởng, nhưng những quyền lực khác đã lợi dụng tôn giáo làm bình phong cho những mục đích đen tối của họ. Năm 1909, ông viết cho một chính trị gia người Anh: Nền văn minh tân tiến là „một sự chối từ niềm tin Kitô giáo.“ Mahatma Gandhi đã gọi hình thức cuộc tranh đấu do ông đề xướng để chống lại sự kỳ thị và sự áp bức ở Nam Phi là „Satyagraha“ và có nghĩa là „sức mạnh của chân lý và của tình yêu, tức sự bất bạo động.“ Ông luôn nhấn mạnh rằng trong cuộc chiến chống lại sự bất công và kỳ thị, ông đã không bày đặt ra bất cứ điều gì mới mẻ khác ngoài „ahimsa", ngoài sự bất bạo động và ngoài „satyagraha“, ngoài sự mặc khải của Thiên Chúa như là sức mạnh của tình yêu và của chân lý. Những gì ông công bố cũng „cũ kỹ như ngọn núi Hy-mã-lạp-sơn vậy.“ Satyagraha còn hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa hơn nữa, chứ không chỉ có nghĩa là một sự chống đối thụ động hay một sự tẩy chay dân sự đối với những luật lệ bất công. Đó là sức mạnh của những người yếu đuối biết tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa. Ý thức được sức mạnh tinh thần của mình, những người theo phương pháp Satyagraha, một đàng đã khước từ hoàn toàn mọi hình thức bạo động, một đàng khác lại không hề lùi bước trước bất công, dù bị đánh đập, bị tù tội hay phải hy sinh tính mạng. Gandhi dạy: „Không phải qua gươm giáo, nhưng qua thái độ chịu đau khổ sẽ giúp cho người ta đánh giá được bản lãnh và nhân đức của một conngười.“ Chính thái độ sẵn sàng chấp nhận chịu đau khổ vì chân lý sẽ làm cho đối phương có dịp hồi tâm để không còn nhìn người khác là kẻ thù, nhưng là người cùng đồng hành đi tìm kiếm chân lý. Sau 20 năm trường tranh đấu cho những người công nhân gốc Ấn Độ ở Nam Phi, năm 1914 Mahatma Gandhi đã quay trở về Ấn Độ. Ở đây, ông đã được toàn thể tầng lớp dân chúng nghèo tôn kính, nhưng đồng thời lại bị tầng lớp giàu có nghi ngờ đố kỵ, nhất là giai cấp thống trị luôn lo sợ và canh phòng ông. Không chút quan tâm tới phản ứng tiêu cực của các giai cấp giàu có và giai cấp thống trị, Mahatma Gandhi vẫn can đảm tiếp tục cuộc tranh đấu bất bạo động của ông cho dân tộc Ấn Độ như ông vẫn làm từ trước cho tới nay, chỉ khác là nay ông mở rộng cuộc tranh đấu một cách rộng rãi trên khắp toàn nước. Chính sách thực dân: Chia để trị Trong khi đó, chế độ đô hộ của thực dân Anh, để duy trì quyền lực của mình, họ luôn tìm cách chia rẽ các cộng đồng tôn giáo khác nhau và làm các cộng đồng ấy kình địch, gây hấn và chống đối lẫn nhau. Chẳng hạn họ đề cao một số tín đồ Hồi giáo khô khan và tầm thường là „những doanh nhân siêng năng cần mẫn“, ngược lại họ lại chê bai những người Ấn giáo „kiêu kỳ và lười biếng“. Mục đích của chính quyền đô hộ Anh là gây ra sự bất mãn và hận thù giữa các tín đồ của hai tôn giáo bằng những thiên kiến và đố kỵ lẫn nhau. Trên thực tế, để đạt được mục đích „chia để trị“, chính quyền thực dân Anh đã cổ vũ các tín đồ Hồi giáo rời bỏ quốc hội Ấn Độ để thành lập một chính quyền riêng chỉ gồm những người theo Hồi giáo mà thôi. Đó chính là nguyên nhân làm nảy sinh quốc gia Hồi giáo Pakistan, tức quốc gia của những người ngay chính và trong sạch. Để thực hiện được mục đích đó, họ cũng đã nhiều lần bỏ tù Mahatma Gandhi, vị lãnh tụ của cuộc tranh đấu bất bạo động và luôn tìm cách hợp nhất những người Ấn giáo và Hồi giáo lại với nhau. Tất cả thời gian bị giam ở Nam Phi và Ấn Độ, ông Gandhi đã phải ngồi tù đế quốc Anh gần bảy năm trường. Người vợ hiền và đồng thời cũng là người đồng chí trung tín của ông là bà Kasturba đã qua đời năm 1944 khi bà cùng vào tù với ông trong lần bị giam cuối cùng. Dù thân hình thể lý của ông mảnh khảnh, yếu đuối, nhưng ý chí và tinh thần của ông luôn mạnh mẽ và cương quyết vô song. Vì thế, khi xảy ra những cuộc tranh chấp và xung đột giữa các tín đồ Hồi giáo và Ấn Độ giáo, ông luôn sẵn sàng xả thân để đôi bên biết thông cảm và sống hòa bình với nhau. Ông nói với họ: „Tôi không hề kết án anh em, nhưng tôi kết án những hành động của anh em, vì chúng xúc phạm đến chân lý.“ Còn với các Kitô hữu ông nói: „Tốt nhất là chúng ta hãy thể hiện cuộc sống của mình bằng hành động cụ thể hơn là bằng lời nói suông. Thiên Chúa không chỉ đã bị đóng đinh vào thập giá cách đây 1900 năm, chính hôm nay Người vẫn còn bị đóng đinh. Ngày lại ngày, Người vẫn tiếp tục chết và rồi Người lại phục sinh. Chỉ là một sự an ủi mỏng manh nhỏ bé cho nhân loại, nếu như sự an ủi ấy chỉ đặt vào nơi một vị Thiên Chúa lịch sử, Đấng đã chịu chết cách đây hai ngàn năm. Vậy, anh em đừng tôn thờ vị Thiên Chúa lịch sử, nhưng hãy tỏ cho nhân loại thấy được Người đang sống trong anh em hôm nay như thế nào.“ Điều cao thượng và đáng kính nể nơi con người ông Mahatma Gandhi đã được thể hiện một cách rõ nét nhất không ở nơi nào khác hơn là qua những thất bại của ông. Sau khi dành lại được nền độc lập cho đất nước qua phương pháp kiên trì đấu tranh bất bạo động, các thành phần đối lập nhau trong xã hội Ấn Độ từng đã bị chế độ đô hộ của thực dân Anh đàn áp, thì nay quay lại thù địch với nhau và chống đối nhau kịch liệt, đến nỗi đã gây nên cuộc nội chiến đẫm máu giữa các tín đồ Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Cuối cùng các tín đồ Hồi giáo đã cùng nhau lập riêng một nước mới tách ra khỏi Ấn Độ và lấy tên là Pakistan. Từ đó tạo nên một cuộc di dân vĩ đại trong lịch sử Ấn Độ: Khoảng sáu triệu tín đồ Ấn Độ giáo sống trong phần đất thuộc Pakistan di dời sang phần đất Ấn Độ và ngược lại cũng có khoảng sáu triệu tín đồ Hồi giáo ở phần đất Ấn Độ di dời sang phần đất Pakistan. Sau cuộc di dời dân vĩ đại này, vẫn còn khoảng bốn mươi triệu tín đồ Hồi giáo tiếp tục ở lại trong phần đất Ấn Độ. Trong khi đó, ở Pakistan chỉ có khoảng bảy phần trăm dân chúng không theo Hồi giáo, và thiểu số này đã triền miên bị đại đa số dân chúng theo Hồi giáo kỳ thị, đàn áp một cách dã man. Nếu cuộc cách mạng bất bạo động của Mahatma Gandhi đã được cả thế giới vinh danh và giá trị tinh thần của nó đã vượt ra khỏi biên giới chủng tộc và tôn giáo, vì đã dành lại được quyền độc lập cho dân tộc Ấn Độ mà không cần phải chiến tranh, không cần phải đổ máu và chết chóc, thì nay đã bị một bọn chính trị gia xôi thịt và đầy tham vọng nhấn sâu vào trong biển máu và nước mắt. Họ đã ác tâm lợi dụng tôn giáo để gây hận thù hầu để đạt được mục đích đen tối của họ. Trước tình hình đất nước rối ren, bất an và các tầng lớp dân chúng thù địch với nhau như thế, Mahatma Gandhi đã dùng uy tín thiên phú của cá nhân ông – Mahatma Gandhi đã luôn dứt khoát từ chối không nắm giữ bất cứ chức vụ nào trong các cơ quan nhà nước – để đứng lên phản đối những phe nhóm do báo chí kích động nổi lên khắp nơi. Ông đã không mỏi mệt rảo khắp đất nước rộng lớn để rao giảng hòa bình, để bênh vực những người bị đàn áp và để giúp những kẻ đàn áp biết sống và hành động đúng với lý trí và lương tâm của mình. Còn chính ông, ông đã hằng ngày ăn chay, cầu nguyện, trao đổi và nói tất cả mọi lý lẽ hợp tình hợp lý với quần chúng. Và ông đã thành công mỹ mãn ngoài mong ước. Phó vương người Anh đang làm toàn quyền ở Ấn Độ lúc bấy giờ là Lord Mountbatton đã gọi ông Mahatma Gandhi là một „đạo-quân-một-người“, nghĩa là một mình ông Gandhi đã đạt được một cuộc chiến thắng mà một đạo quân với hàng chục ngàn người khó lòng đạt được: Thiết lập lại nền hòa bình cho đất nước. Trong khi đó, những người tín đồ Ấn giáo lại nhục mạ ông vì ông đã bênh vực những tín đồ Hồi giáo bị đàn áp bằng cách gọi ông là „tên hồi giáo Gandhi“ và „tên đầy tớ của những kẻ thù của dân tộc Ấn Độ.“ Những lời chửi bới nhục mạ ấy đã không mảy may hề hấn gì đến ông. Trái lại, ông đã vui vẻ nói: „Thiên hạ đã gọi tôi bằng tước hiệu của một Mahatma (Mahatma có nghĩa là một tâm hồn vĩ đại), còn những „tước hiệu“ họ mới đặt cho tôi cũng là những món quà cả. Tôi xin vui mừng đón nhận tất cả.“ Nếu khi còn sống, ông Gandhi luôn lấy việc cầu nguyện làm trọng tâm đời mình, thì bây giờ chính cuộc đời ông đã trở thành một lời cầu nguyện. Mỗi buổi chiều tà ông đều đi đến đền thờ cầu nguyện với các tín đồ khác và trong những giờ cầu nguyện ấy ông luôn trích đọc những đoạn trong sách thánh Ấn giáo, trong sách Co-ran của Hồi giáo hay trong sách Kinh Thánh Kitô giáo và ông đã cắt nghĩa các bài đọc ấy cho dân chúng nghe. Mỗi ngày có đến hàng ngàn người lũ lượt kéo nhau đến để tham dự những buổi cầu nguyện ấy và để nghe ông Gandhi cắt nghĩa các Sách Thánh của các tôn giáo. Những buổi cầu nguyện này đều được phát sóng trên các đài Radio của nhà nước. Không lâu trước khi ông bị ám sát dã man, Mahatma Gandhi đã viết trên nguyệt san „Harijan“ trong số xuất bản ngày 7.12.1947: „Âu châu đã cắt nghĩa sai cuộc tranh đấu đầy khôn ngoan, bình tĩnh và can đảm của Đức Giêsu Na-da-rét và cho đó chỉ là một cuộc tranh đấu thụ động của một kẻ yếu đuối nhát đảm. Nhưng ngay khi tôi lần đầu tiên đọc cuốn Kinh Thánh Tân Ước, tôi không hề tìm thấy chỗ nào trong bốn Phúc Âm trình bày về sự yếu đuối hay nhát đảm của Đức Giêsu cả.“ Kết luận Mahatma Gandhi không phải là một Kitô hữu, không phải là một Gu-ru, tức một thầy Sãi của Ấn giáo, cũng không phải là một ông thầy dạy giáo lý. Ông là một nhà chính trị luôn tranh đầu cho cuộc sống đầy nhân phẩm của con người. Ông luôn khắc khoải tìm kiếm chân lý trong và cho các hoạt động chính trị và đồng thời luôn tìm cách thanh luyện tâm hồn mình trong các buổi cầu kinh để luôn có được những tư duy chân thành, trong sáng và ngay chính trước Thượng Đế. Cuộc sống của ông là một sứ điệp cao cả. Có lần ông đã cười và nói: „Nhiều người đã bảo tôi là một vị thánh nhân luôn tìm cách làm một chính trị gia, nhưng trong thực tế lại hành động ngược lại.“ Nếu Đức Kitô đã khẳng định: „Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở“(Ga 14,2), thì chắc chắn một trong các chỗ ấy sẽ được dành cho Mahatma Gandhi, vì ông không thuộc những kẻ chỉ thưa „Lạy Chúa, lạy Chúa“, nhưng thuộc hàng ngũ những người „Thực hiện thánh ý Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời“ (Mt 7,21). Tuy ông không mang danh Kitô hữu, nhưng ông đã sống đúng tinh thần bác ái và công bằng của Phúc Âm. Tuy ông đã không được „tắm“ trong nước giếng rửa tội Kitô giáo, nhưng tâm hồn ông trong trắng, ngay thẳng và công chính trước tòa Đức Kitô Người Ấn Độ tân tiến ngày nay luôn xưng tụng Mahatma Gandhi là một vị thánh nhân, đã tạc tượng và xây đền thờ để thờ kính ông, nhưng họ lại bỏ quên các sứ điệp quan trọng của ông. Còn tại các nước Âu Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới, đa số dân chúng coi ông là một kẻ xa lạ. Nhưng cuộc sống, tư cách và những tư tưởng cao cả của Mahatma Gandhi là một sứ điệp quan trọng và cần thiết cho thế giới ngày nay hơn bao giờ hết. |
Lá thư Tổng Phục vụ Dòng Anh Em Hèn Mọn gởi Đức Giáo hoàng Phanxicô
Lá thư Tổng Phục vụ Dòng Anh Em Hèn Mọn
gởi Đức Giáo hoàng
Phanxicô
José Rodríguez Carballo, ofm3/20/2013 | |
Kính thưa Đức Thánh Cha, “Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa” đó là tiếng hoan hô vui mừng của những ai đang chờ đợi và cầu xin Chúa ban cho Giáo hội một vị Mục tử mới. Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng con nói rằng: “Lạy Chúa, Ngài thật đáng chúc tụng.” Đó là lời tạ ơn mà chúng con, con cái của thánh Phanxicô trên khắp thế giới đang thốt lên trong niềm vui sau khi được tin ngài được tuyển chọn làm Giám mục Rôma và Đấng kế vị thánh Phêrô. Lạy Đức Thánh Cha, ngay cả trước khi biết tin Chúa đã chọn ngài và danh hiệu của ngài, chúng con đã yêu mến và cầu nguyện cho Ngài. Sau đó, khi nghe tên ngài, vì nhiều người đã biết ngài, chúng con nhảy lên vui sướng. Niềm vui chúng con càng được nhân lên khi chúng con được biết ngài chọn danh hiệu Đức Giáo hoàng Phanxicô. Thưa Đức Thánh Cha, nhân danh toàn thể các anh em hèn mọn, con xin nói “chúc mừng!” Chúa đã để mắt nhìn ngài và các hồng y đã nhận ra cái nhìn của Đấng Tối cao và chọn ngài. Thưa Đức Thánh Cha, cám ơn ngài đã chọn danh hiệu Phanxicô, một danh hiệu nhiều ý nghĩa cho thế giới, giáo hội và chắc chắn cho anh chị em phan sinh. Thưa Đức Thánh Cha, với lòng hiếu thảo và tôn kính, nhân danh mọi người đã ôm ấp lối sống mà thánh Phanxicô đã để lại cho chúng con hôm nay, trong sự xúc động sâu xa, con hứa vâng phục và tôn kính Đức Thánh Cha (x. Luật có sắc chỉ 2). Thưa Đức Thánh Cha, ngài có thể tin cậy chúng con, tình yêu của chúng con như những con thảo. Ngài cũng có thể tin cậy vào sự vâng phục chân thành, lời cầu nguyện liên lỉ, và sự cộng tác chân thành của chúng con. Ngài cũng có thể cậy dựa vào các chị em sống đời chiêm ngưỡng phan sinh, cả các chị em thánh Clara và các chị em phan sinh Vô Nhiễm, các chị em này thốt lên từ các đan viện lời cầu nguyện với Chúa Cha giàu lòng thương xót cho sứ vụ phục vụ giáo hội toàn cầu của ngài. Trong khi cầu xin thánh Phanxicô chuyển cầu cho cá nhân ngài, con xin ngài ban phép lành toà thánh cho con, cho anh em phan sinh, các chị em Clara và các chị em Vô Nhiễm phan sinh. Từ người con rất sốt sắng của ngài trong Chúa và thánh Phanxicô. Rôma, 13, tháng 3 năm 2013 Tổng Phục vụ |
Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013
Ván cờ… sinh tử.
Ván cờ… sinh tử.
Nguồn: Tri thiên
mệnh.
CPS.Lê Đình Hiền gửi
Vào thời võ sĩ Đạo tại Nhật, có một
kiếm khách nổi tiếng với đường kiếm tuyệt luân của mình. Ngoài ra, Ông còn có
tài đánh cờ thuộc hàng thượng thặng.
Sau một quãng đời tung hoành ngang dọc
trong chốn giang hồ, vị kiếm khách này đã ngộ ra lý Thiền nên đã “rửa tay gác
kiếm”, khoác áo tu hành.Qua nhiều năm dài tu hành tinh tấn, Ông đã trở thành một
Thiền Sư được nhiều người biết đến về đạo hạnh.
Trong suốt thời gian đó, Ông cũng đã
đem hết tâm huyết ra để nâng khả năng về Kiếm và Cờ của Ông lên hàng Kiếm Đạo và
Kỳ Đạo.
Vì vậy, tên tuổi của Ông ngày càng
thêm lừng lẫy.
Nhiều người đã đến xin học đạo với Ông và do đó Ông đã có nhiều môn đệ.
Nhiều người đã đến xin học đạo với Ông và do đó Ông đã có nhiều môn đệ.
Một ngày kia, có một chàng thanh niên
đến ra mắt Ông để xin theo học Đạo. Vị Thiền Sư đã nhìn kỹ chàng thanh niên và
nói :
- Ta chỉ nhận làm đệ tử những ai có đạo hạnh cao hoặc có khả năng khá về Kiếm hoặc Cờ. Ngươi tự xét thấy có khả năng nào trong các thứ ấy để có thể được ta thu nhận đây?
- Ta chỉ nhận làm đệ tử những ai có đạo hạnh cao hoặc có khả năng khá về Kiếm hoặc Cờ. Ngươi tự xét thấy có khả năng nào trong các thứ ấy để có thể được ta thu nhận đây?
Sau một thoáng suy nghĩ, chàng thanh
niên vội đáp :
- Con có khả năng chơi Cờ; mặc dù không phải là hạng cao thủ nhưng con cũng đã từng hạ nhiều tay chơi Cờ giỏi có hạng.
- Con có khả năng chơi Cờ; mặc dù không phải là hạng cao thủ nhưng con cũng đã từng hạ nhiều tay chơi Cờ giỏi có hạng.
Liền đấy vị Thiền Sư lại hỏi :
- Vậy, bây giờ ngươi có muốn thi đấu về Cờ không?
- Dạ, thưa ! Con muốn thử. – Chàng thanh niên đáp.
- Vậy, bây giờ ngươi có muốn thi đấu về Cờ không?
- Dạ, thưa ! Con muốn thử. – Chàng thanh niên đáp.
Nghe vậy, vị Thiền sư vội đi vào phía
sau Thiền viện và trong khoảnh khắc lại trở ra với một thiền
sinh.
Đó là một nhà sư đã có tuổi vẻ mặt
hiền lành, phúc hậu và là một trong những thiền sinh rất giỏi về Cờ trong Thiền
viện.
Sau khi giới thiệu thiền sinh này với chàng thanh niên để thi đấu với nhau, ông đã nghiêm nghị nói:
- Trước khi bắt đầu cuộc đấu, Ta cần phải nói rõ: đây sẽ là một ván cờ “sinh tử”, người thua cuộc sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của ta. Các ngươi có đồng ý nguyên tắc này không?
Sau khi giới thiệu thiền sinh này với chàng thanh niên để thi đấu với nhau, ông đã nghiêm nghị nói:
- Trước khi bắt đầu cuộc đấu, Ta cần phải nói rõ: đây sẽ là một ván cờ “sinh tử”, người thua cuộc sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của ta. Các ngươi có đồng ý nguyên tắc này không?
Cả hai đều tỏ vẻ đồng ý và ngồi xuống
chiếc bàn có đặt sẵn bàn cờ để bắt đầu thi đấu, trong khi vị Thiền sư đặt thanh
kiếm trên chiếc bàn nhỏ trước mặt rồi ngồi xuống chiếc ghế cạnh bên để giám sát
cuộc đấu.
Thoạt tiên, khi bắt đầu cuộc đấu cả hai đều rất thận trọng khi đi cờ như để dò ý và tìm hiểu về khả năng cũng như lối chơi cờ của đối phương.
Thoạt tiên, khi bắt đầu cuộc đấu cả hai đều rất thận trọng khi đi cờ như để dò ý và tìm hiểu về khả năng cũng như lối chơi cờ của đối phương.
Khoảng một lúc sau, với những bước
vững chắc về thủ và linh động về công, vị thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào
trạng thái bị động, phải lui về thế thủ.
Chàng thanh niên đã tỏ ra bối rối trước sự tiến công dũng mãnh của đối phương.
Chàng thanh niên đã tỏ ra bối rối trước sự tiến công dũng mãnh của đối phương.
Chàng bỗng đâm ra lo ngại là không
những sẽ bị thua cuộc và mất dịp được theo học Đạo mà còn bị mất mạng nữa. Do
đó, chàng ta cố vận dụng trí óc để moi ra từ ký ức những thế cờ đã từng đánh và
từng học được trước đây để mong chận bớt những nước cờ tấn công rất hiệu lực của
đối phương.
Nhưng chàng ta chẳng nhớ ra được điều
gì có thể xử dụng để thay đổi tình thế.
Trong cơn lo lắng miên man, bất chợt chàng có ý nghĩ: hay là xử dụng những nước cờ “liều”, biết đâu sẽ chẳng có kết quả tốt. Nghĩ xong chàng liền áp dụng ngay.
Trong cơn lo lắng miên man, bất chợt chàng có ý nghĩ: hay là xử dụng những nước cờ “liều”, biết đâu sẽ chẳng có kết quả tốt. Nghĩ xong chàng liền áp dụng ngay.
Đang ở trong thế thủ, bỗng bất thình
lình chàng vùng lên tấn công quyết liệt. Những nước cờ “liều mạng” của chàng vừa
đánh ra chẳng có một quy tắc căn bản nào cả, chỉ toàn là những nước cờ “thí”
không ai dám sử dụng hay nghĩ đến trong khi chơi Cờ, nhất là trong một ván cờ
sinh tử như thế này. Chỉ trong vài nước, thế cờ liều đột nhiên có kết quả. Nước
cờ đang ở vào thế thủ bỗng chuyển sang thành thế công, bắt buộc đối thủ phải lui
về chống đỡ.
Người thiền sinh cao cờ giờ đây bị đưa vào thế bị động vì những bước đi cờ lạ lùng, kỳ dị không thể tiên đoán được của chàng thanh niên liều mạng này.
Người thiền sinh cao cờ giờ đây bị đưa vào thế bị động vì những bước đi cờ lạ lùng, kỳ dị không thể tiên đoán được của chàng thanh niên liều mạng này.
Chàng thanh niên đang ở vào thế
“thượng phong”, chàng tấn công tới tấp để mong chiến thắng. Trong lúc hăng say
để đạt chiến thắng đó, từ trong nội tâm của chàng bỗng nổi lên ý nghĩ:
“Hôm nay, đến nơi này để xin học Đạo, phải đánh ván Cờ “sinh tử” để được nhập môn, rồi trong lúc nguy khốn vì bị tấn công dồn dập đã phải dùng thế cờ “liều mạng” để chuyển bại thành thắng, đưa đối phương vào thế thúc thủ. Trong chốc lát đây ván cờ sẽ kết thúc, người thiền sinh phúc hậu kia sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của Thầy. Người Thiền sinh đã mất gần suốt cuộc đời để học Đạo, tu hành tinh tấn, có được đạo hạnh cao; nay lại phải trở thành “cây thước” để đo tài người đến xin học Đạo, để rồi phải bỏ mạng vì kết quả của ván cờ. Thật là oan uổng… Trong khi những ý niệm đó hiện ra và đưa chàng thanh niên vào suy tư thì nước cờ của chàng đang đi bỗng nhiên có vẻ chậm lại và mất phần kiến hiệu.
“Hôm nay, đến nơi này để xin học Đạo, phải đánh ván Cờ “sinh tử” để được nhập môn, rồi trong lúc nguy khốn vì bị tấn công dồn dập đã phải dùng thế cờ “liều mạng” để chuyển bại thành thắng, đưa đối phương vào thế thúc thủ. Trong chốc lát đây ván cờ sẽ kết thúc, người thiền sinh phúc hậu kia sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của Thầy. Người Thiền sinh đã mất gần suốt cuộc đời để học Đạo, tu hành tinh tấn, có được đạo hạnh cao; nay lại phải trở thành “cây thước” để đo tài người đến xin học Đạo, để rồi phải bỏ mạng vì kết quả của ván cờ. Thật là oan uổng… Trong khi những ý niệm đó hiện ra và đưa chàng thanh niên vào suy tư thì nước cờ của chàng đang đi bỗng nhiên có vẻ chậm lại và mất phần kiến hiệu.
Và vì vậy, chỉ trong năm, ba nước cờ
nguời thiền sinh đã tiến dần đến thế quân bình, rồi trong khoảnh khắc đã nắm lại
được thế chủ động.
Bây giờ đến lượt chàng thanh niên mất thế “thượng phong”.
Chỉ thêm vài nước, người thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào thế gần như không có lối thoát.
Bây giờ đến lượt chàng thanh niên mất thế “thượng phong”.
Chỉ thêm vài nước, người thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào thế gần như không có lối thoát.
Nhưng bất chợt, đột nhiên thế cờ của
người thiền sinh bỗng như chậm lại và có vẻ hòa hoãn, ngập ngừng trong khi thế
cờ của chàng thanh niên lại có phần chần chừ, bất định.
Do đó, ván cờ đang ở vào giai đoạn sắp
kết thúc bỗng nhiên như dừng hẳn lại.
Nhưng cuối cùng, dù muốn dù không, ván Cờ cũng phải đi đến chỗ kết thúc. Vì vậy, người thiền sinh nhân hậu kia bắt buộc phải ra tay hạ thủ để kết thúc ván Cờ. Thế thắng, bại đã hiện ra trước mắt.
Nhưng cuối cùng, dù muốn dù không, ván Cờ cũng phải đi đến chỗ kết thúc. Vì vậy, người thiền sinh nhân hậu kia bắt buộc phải ra tay hạ thủ để kết thúc ván Cờ. Thế thắng, bại đã hiện ra trước mắt.
Đột nhiên, vị Thiền Sư bỗng vụt đứng
phắt dậy, hét lên một tiếng thật to và rút kiếm ra khỏi vỏ.
Mũi kiếm được chĩa ngay vào đỉnh đầu của chàng thanh niên. Nghe tiếng hét của Sư phụ, người thiền sinh vội cúi đầu, chấp tay niệm Phật.
Với một đường kiếm tuyệt luân và thần tốc không thể ngờ được, thoáng một cái lưỡi kiếm của vị Thiền sư đã cạo nhẵn mái tóc trên đỉnh đầu của chàng thanh niên.
Giờ đây, trông chàng thanh niên chẳng khác nào một người vừa được “thí phát” để “quy y”.
Và vị Thiền sư đã cất tiếng nói với chàng thanh niên:
- Hôm nay, ta chính thức nhận con làm môn đệ.
Mũi kiếm được chĩa ngay vào đỉnh đầu của chàng thanh niên. Nghe tiếng hét của Sư phụ, người thiền sinh vội cúi đầu, chấp tay niệm Phật.
Với một đường kiếm tuyệt luân và thần tốc không thể ngờ được, thoáng một cái lưỡi kiếm của vị Thiền sư đã cạo nhẵn mái tóc trên đỉnh đầu của chàng thanh niên.
Giờ đây, trông chàng thanh niên chẳng khác nào một người vừa được “thí phát” để “quy y”.
Và vị Thiền sư đã cất tiếng nói với chàng thanh niên:
- Hôm nay, ta chính thức nhận con làm môn đệ.
Ván Cờ đã kết thúc trước khi nước cờ
cuối cùng được đánh ra để quyết định việc thắng bại mà chiến thắng đang nằm
trong tay của vị Thiền sinh nhân hậu.
Là một bậc Thầy về Kiếm và Cờ, vị Thiền sư trong khi ngồi giám sát cuộc thi đấu đã thấy và hiểu rõ khả năng và lối chơi Cờ của đôi bên.
Là một bậc Thầy về Kiếm và Cờ, vị Thiền sư trong khi ngồi giám sát cuộc thi đấu đã thấy và hiểu rõ khả năng và lối chơi Cờ của đôi bên.
Ngoài ra, là một Thiền sư đắc đạo, Ông
đã đọc được từng tâm niệm khởi nghĩ của hai kẻ ngồi trước mặt, nên hiểu được
tánh ý, đức hạnh của người môn đệ của mình và thấy rõ tâm hạnh của người thanh
niên xa lạ kia; sau cùng Ông đã đi đến quyết định. Dưới mắt vị Thiền sư: ván cờ
đang sắp sửa được kết thúc mà phần thắng lợi đang nghiêng về phía người thiền
sinh, môn đệ của Ông, nhưng chàng thanh niên lại là kẻ chiến
thắng.
Chàng trở thành kẻ chiến thắng vì đã đánh bại được cái ước vọng nhiều tham muốn và lòng háo thắng của chính mình, dẹp bỏ được cái “ngã” riêng tư để nghĩ đến người mà không màng đến sự an nguy của chính bản thân.
Chàng đã tự chiến thắng mình bằng lòng nhân ái.
Chàng thực sự là một kẻ chiến thắng
trong một chiến công vô cùng oanh liệt và quả cảm đúng như lời dạy của Đức Phật:
“Chiến thắng oanh liệt và dũng cảm nhất mà không gây đổ máu và thù hận là tự
chiến thắng bản thân mình”.Chàng thanh niên thật vô cùng xứng đáng được thu nhận
để bái sư học Đạo và có cơ duyên để trở thành huynh đệ với người thiền sinh nhân
hậu kia.đệ với người thiền sinh nhân hậu kia
.
--
Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013
Hôm nay, lần đầu tiên thế giới có "Ngày Hạnh phúc"
Thứ Tư, 20/03/2013 - 10:38 (Báo Dân tri
Ngày Hạnh phúc Thế giới được Liên hợp quốc thông qua từ tháng 6/2012 với lời cam kết rằng đây sẽ không chỉ là một ngày mang ý nghĩa biểu trưng đơn thuần. 193 nước thành viên cùng hứa sẽ ủng hộ cho ngày này bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân.
Trong cuộc họp phát động ngày Hạnh phúc Thế giới, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon phát biểu: “Chúng ta cần một mô hình kinh tế mới nhận diện được tầm quan trọng của ba yếu tố tối cần thiết cho sự phát triển bền vững. Ba yếu tố đó gồm: Xã hội - Kinh tế - Môi trường. Nếu làm được cả 3 điều này, chúng ta sẽ có một thế giới hạnh phúc.”
Hôm nay, lần đầu tiên thế giới có "Ngày Hạnh phúc"
(Dân trí)- 20/3, lần đầu tiên nhân loại tổ chức Ngày Hạnh phúc Thế giới- ngày để tất cả chúng ta quan tâm đến vấn đề cốt lõi nhất trong sự tồn tại của mình: Làm sao để tìm được thật nhiều niềm vui trong cuộc sống?
Năm nay là năm đầu tiên Ngày Hạnh phúc Thế giới được tổ chức bởi Liên hợp quốc. Mục đích của ngày này là thúc đẩy những điều tích cực được lan tỏa trên khắp hành tinh.
Theo điều tra phỏng vấn, hàng ngàn người trên khắp hành tinh trong ngày hôm nay – thứ Tư, 20/3/2013, sẽ dành thời gian để tạo ra niềm vui cho những người xung quanh.
Khẩu hiệu ngắn của năm nay - “ACT” (Hãy hành động) được tao ra từ 3 chiến lược nhỏ: “Affirm the happiness pledge” (Hãy hứa rằng sẽ luôn vui vẻ), “Cheer Happy Heroes” (Cùng vui lên, những con người vui vẻ), và “Take part on the day” (Hãy tham gia vào ngày này nhé).
Hàng loạt hoạt động đã được các tổ chức xã hội trên khắp thế giới phát động. Đáng chú ý là chương trình “Happy Heroes” (Những anh hùng vui vẻ) được triển khai trên mạng Internet.
Tại các trang web, diễn đàn và mạng xã hội, người ta tôn vinh những người mang lại hạnh phúc cho mình. Đó có thể là những người cả đời tận tụy vì họ như cha mẹ, vợ chồng hay chỉ đơn giản là người phục vụ mang đồ uống đến với một nụ cười thân thiện.
Hoạt động này nhằm khuyến khích mọi người hãy quan tâm tới niềm vui mỗi ngày của mình, dù là nhỏ nhất.
Trong ngày 20/3 hôm nay, bữa trưa hạnh phúc sẽ được tổ chức ở thủ đô Brussels của Bỉ, nền kinh tế hạnh phúc được phát động ở Úc, những chiếc ôm miễn phí được trao đi ở thủ đô Washington của Mỹ, thông điệp hạnh phúc được truyền tải ở các ga tàu điện tại thành phố London của Anh… Đó là một số hoạt động diễn ra trên thế giới trong ngày hôm nay.
Hạnh phúc không phải là đích đến, nó là một quá trình. Con người ngày càng ý thức được điều này và hiểu mình cần mang lại niềm vui cho bản thân và cho những người xung quanh trong cả những ngày bình thường.
Trong cuộc họp phát động ngày Hạnh phúc Thế giới, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon phát biểu: “Chúng ta cần một mô hình kinh tế mới nhận diện được tầm quan trọng của ba yếu tố tối cần thiết cho sự phát triển bền vững. Ba yếu tố đó gồm: Xã hội - Kinh tế - Môi trường. Nếu làm được cả 3 điều này, chúng ta sẽ có một thế giới hạnh phúc.”
Pi Uy
Theo UrbanTimes
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)