Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

ĐÀN ÔNG THÍCH CHI RỨA !!!

Người đàn ông muốn gì trong hôn nhân?!
Từ Bạn ĐẶNG NGỌC (CPS L.61.Pháp) 
 
Trần Mỹ Duyệt 

Khi dừng chân lại trước một người phụ nữ, một nghĩa nào đó cũng có thể hiểu rằng người đàn ông đã bị chinh phục. Mũi tên tình ái đã xuyên thấu trái tim chàng, và đã khiến chàng gục ngã trước người yêu. Trong trường hợp ấy, người phụ nữ hầu như có toàn quyền quyết định hạnh phúc của mình và của người đang yêu mình. Nhưng vẫn có những điều mà người phụ nữ cần phải hiểu thêm để duy trì và phát triển tình yêu ấy. Và câu hỏi được đặt ra là: “Người đàn ông muốn gì trong hôn nhân?”



Muốn gì trong hôn nhân:
 
Những ham muốn của đàn ông thường được biểu lộ một cách rõ ràng và dựa vào lý trí. Nó ngược lại với những ham muốn thầm kín của phụ nữ thường âm ỷ trong lòng và quyện lẫn với những xúc động của tình cảm. Theo tâm lý gia Dale Carnegie, trong đời sống tình cảm và hôn nhân, người đàn ông có ít nhất 6 điều ham muốn sau:
1.   Thích ăn ngon.
2.   Thích được âu yếm, vỗ về và mơn trớn.
3.   Thích được khen thưởng.
4.   Thích chinh phục.
5.   Thích được hơn vợ.
6.   Thích vợ mình đẹp.


Ăn ngon, được âu yếm chiều chuộng, và khen thưởng là những ước muốn tự nhiên của con người. Ðàn ông cũng như đàn bà, nam cũng như nữ ai cũng thích những điều này. Tuy nhiên, liên qua đến đời sống hôn nhân gia đình, những ước muốn này phù hợp với bản tính tự nhiên của nam giới trong vai trò người tình.

Thích chinh phục, được hơn vợ, và có vợ đẹp là những ham muốn biểu lộ nam tính, trong vai trò làm chồng. Người đàn ông nào trong bất cứ nền văn hóa nào cũng có những ham muốn tương tự để chứng tỏ khả năng làm chồng này.


Bản năng tự nhiên:

Như vừa trình bày trên, bản năng tự nhiên của người đàn ông trong đời sống hôn nhân được biểu lộ qua 3 ham muốn: Thích ăn ngon, thích được chiều chuộng, và thích được khen thưởng.

- Ăn ngon: Ăn ngon thì ai cũng thích, nhưng điều này được thể hiện rõ ràng nhất đối với nam giới. “Nam thực như hổ, nữ thực như miêu”. Ham ăn, ăn nhiều, và thích ăn ngon. Nếu 2 hoặc 3 người phụ nữ họp lại với nhau là có tiếng xì xèo, to nhỏ, thì nếu 2 hoặc 3 người đàn ông tụ lại với nhau là nghe tiếng đũa bát khua vang. Do đó, ăn nhậu luôn gắn liền với sinh hoạt xã hội của nam giới. Những câu truyện lớn nhỏ hầu như được bàn định trên bàn ăn, hoặc sau những bữa nhậu. Có lẽ vì đặc tính này mà người phụ nữ phù hợp trong vai trò nội trợ, và khả năng “công, dung, ngôn, hạnh” của nàng chính là để giữ gìn hạnh phúc của gia đình. Công trong đời sống hôn nhân ngoài tài may vá, dĩ nhiên, còn là tài nấu nướng đem lại cho chồng con những bữa ăn ngon miệng và bổ dưỡng. Phụ nữ nào chỉ “gạo chợ, nước sông”, chồng muốn ăn gì ra chợ mà mua, hoặc mua cho mà ăn là người dễ mất chồng nhất, vì ăn quà rất dễ đưa đến “ăn vụng”.

- Chiều chuộng, âu yếm: Bề ngoài nếu nhìn thoáng, ta sẽ thấy đàn ông phần đông mang bộ mặt nghiêm nghị, đôi khi có những nét bướng bỉnh và lỳ lợm. Ðó là phong cách lộ diện của nam tính. Nhưng trong tâm hồn, thì cũng như đàn bà, họ cũng chỉ là những đứa trẻ con rất muốn được yêu thương và chiều chuộng. Mà chiều chuộng là nghề của phụ nữ. Các nàng được thiên phú cho một trái tim nhậy cảm, chịu đựng và sự săn sóc tỷ mỷ rất thích hợp và cần thiết để xoa dịu, hóa giải những tính tình lỳ lợm, bướng bỉnh, và cao ngạo của người chồng, người yêu, và sau này là con cái. Ðây là điểm yếu và điểm mạnh khác nhau giữa đàn ông và đàn bà.
 
Nước mắt và nụ cười của phụ nữ là khí giới cực mạnh để khắc phục khối óc và bắp thịt của người đàn ông. Napoleon đã có kinh nghiệm này, theo ông, ngoài chiến trường người đàn ông có thể xông pha tên đạn chiến thắng kẻ thù, nhưng khi ở nhà thì lại không chiến thắng nổi một người đàn bà. Hay theo Ralph Waldo Emerson, thì: “Sức mạnh của người đàn bà là cái hấp lực khó cưỡng của sự yếu đuối.”
 

Thích được yêu đương, vỗ về, người đàn ông cũng thích được thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình nữa. Theo Freud thì đây cũng là một thế yếu của phái nam, vì nhu cầu này nếu không được thỏa mãn có thể đem đến những xáo trộn cả về tâm lý lẫn thể lý. Câu nói trong văn chương bình dân của Việt Nam: “Ðêm bẩy, ngày ba, vào ra không kể”, chính là một kinh nghiệm sống trực tiếp liên quan đến hạnh phúc hôn nhân, gia đình. Rất nhiều cặp vợ chồng đã bỏ nhau cũng vì không hiểu, hoặc không muốn áp dụng nguyên tắc yêu thương, chiều chuộng này.


- Thích được khen: Theo tâm lý xã hội, cái làm cho người chồng bị mặc cảm nhất, gây bối rối nhất là bị vợ chê mình trước mặt đám đông, hoặc trước mặt bạn bè. Việt Nam cũng có câu: “Miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp”. Thực tế đã chứng minh quan niệm này vì có nhiều người không màng hy sinh tất cả, kể cả mạng sống, danh dự hầu mua cho mình một địa vị trong xã hội.

Nếu ngoài xã hội tiếng khen quan trọng như vậy, thì trong gia đình, nó cũng đóng một vai trò hết sức cần thiết. Vẫn theo Dale, tất cả những gì người đàn ông làm trong gia đình là chỉ có một mục đích để đem lại hạnh phúc cho vợ con. Bù lại, họ rất mong muốn được vợ con đón nhận và khen thưởng.

Theo Pascal thì lời khen tặng của vợ là chiếc thang cho chồng bước lên cao. Ngược lại, những lời cằn nhằn, chê bai là những hố sâu chôn vùi nghị lực và sự cố gắng của chồng.

Xét về mặt tâm lý, những lời nói nhẹ nhàng, khéo léo còn là cách thức sửa sai những khuyết điểm cho chồng nữa: “Không lúc nào đàn ông yếu cho bằng lúc họ được đàn bà khen là mạnh” (Anon).

Tóm lại, những lời khen và những cử chỉ đón nhận của vợ rất cần thiết cho người chồng. Nó tăng cường sức sống, phấn chấn nghị lực, và củng cố niềm tin của chồng. Người chồng sẽ hy sinh hơn, xả thân hơn, và tha thiết với trách nhiệm làm chồng hơn nếu những hy sinh của họ được vợ đón nhận và khen thưởng đúng nơi, đúng lúc.


Bản năng nam giới:

Tiếp đến là ba điều phản ảnh bản năng nam giới của chồng đó là: Thích chinh phục, thích được hơn vợ, và thích vợ mình đẹp.

- Thích chinh phục: Ðây là bản năng của giống đực, của nam giới. Trong thế giới loài vật, bản năng này được diễn tả bằng những cuộc hỗn chiến một mất, một còn. Chỉ sau khi chiến thắng mới được trở thành thủ lãnh, và dĩ nhiên có quyền trên mọi con cái trong đàn của mình. Bản năng chinh phục này cũng không bị loại bỏ trong sinh hoạt của người đàn ông trong lãnh vực tình cảm, đặc biệt, khi cần phải chinh phục trái tim của một người đẹp. Câu nói “tình địch” là câu nói diễn tả tranh chấp ăn thua giữa một chàng và một nàng, hoặc giữa nhiều chàng và một nàng. Trong tình trường, đôi khi khả năng chinh phục này đòi hỏi sự lỳ lợm, và gan dạ. Câu nói: “đẹp trai không bằng chai mặt”, hoặc những hình thức “khổ nhục kế” là những cách thức thường được các chàng áp dụng hầu làm rung động trái tim người đẹp.

Tuy nhiên, phụ nữ cũng cần phải lưu ý trước những hình thức chinh phục như vậy. Lỳ lợm, bị nhục nhã, và đau đớn là phần của những kẻ theo và chinh phục mình. Trong nhiều trường hợp, người phụ nữ không cần phải đáp lại bằng những xót xa hay bằng cử chỉ hoặc thái độ thương hại. Vì đã có nhiều cuộc tình đổ vỡ vì người phụ nữ tỏ ra thương hại người kia, nhưng thực chất đó chỉ là một trò chơi ái tình nhằm chứng tỏ khả năng chinh phục của phái nam. Người đàn ông trong những trường hợp này không hề yêu thương những phụ nữ mà họ đã chinh phục được.

Ngoài ra, một hình thức chinh phục nữa cũng cần phải đề cập tới trong liên hệ vợ chồng, đó là sự chinh phục về sinh lý. Ðây là một nhu cầu thuộc bản năng và lòng ham muốn. Người chồng và người đàn ông nào tỏ ra thua yếu trong lãnh vực này thường rất mặc cảm và thiếu tự tin. “Trong nền văn minh hiện đại, đàn ông sợ mình không đủ tư cách là đàn ông” (Theodor Reik). Và trong những thiếu thốn ấy cũng bao gồm sự thiếu khả năng về sinh lý. Những hội chứng suy nhược, rối loạn, và mất khả năng sinh lý đang là một đề tài nóng bỏng liên quan đến hạnh phúc gia đình của nhiều cặp vợ chồng hiện nay.

- Thích hơn vợ: Ðây là tâm lý hiển nhiên và rõ ràng trong ham muốn chinh phục. Hành động chinh phục của người đàn ông tự nó nói lên tính chất hơn thua, mặc dù cả hai không ai nhận mình là thua. Quan niệm cho rằng “người chồng thành công luôn luôn phía sau lưng có người vợ đẩy tới” tuy trong thực tế rất đúng, nhưng ít người đàn ông nào muốn nhận sự thật này.

Tuy quan niệm chồng chúa vợ tôi đang từ từ bị loại bỏ bởi sự tiến bộ về quan niệm sống và những đổi mới về mặt xã hội. Nhưng trong thực hành ít có người đàn ông nào lại chấp nhận thua vợ mình. Do đó, hiện tượng độc thân, đồng tính hiện nay phải chăng là một đáp ứng trước sự thành công của nữ giới về nhiều mặt. Nhiều phụ nữ thà ở vậy hơn phải sống với một người chồng kém hơn mình về học thức, hiểu biết, nghề nghiệp và địa vị xã hội. Một cách tương tự, trong nhiều trường hợp, người đàn ông dù có muốn, nhưng vẫn không dám tiến tới vì biết mình là ai và như thế nào.

Truyện kể một hôm nữ hoàng Victoria và chồng bà có những tranh chấp và đưa đến giận hờn. Ðêm hôm đó, hoàng tế ôm mền qua phòng bên ngủ. Nửa đêm bỗng có tiếng gõ cửa:

- Ai? Tiếng nói từ trong phòng vọng ra.
- Nữ hoàng Victoria.
Một sự yên lặng nặng nề bao trùm. Không có một động tĩnh nào. Tức bực hay vì tự ái, một lần nữa nữ hoàng qua gõ cửa:
- Ai? Tiếng nói lại từ trong phòng vọng ra.
- Nữ hoàng Victoria.
Cũng một không gian yên lặng. Và phải đợi đến lần gõ cửa thứ ba:
- Ai? Ai gõ cửa?
- Em! Victoria của anh.

Và lần này có tiếng chân bước nhẹ, và cửa phòng rộng mở...

Tóm lại, dù là nữ hoàng hay bất cứ một phụ nữ nào, thì “chiến thắng giá trị nhất trong tình trường và hôn nhân vẫn là luôn tỏ ra mình thua kém chồng”.

- Thích vợ đẹp: Ðàn bà, phái nữ được gọi là “phái đẹp”, là những “bông hoa”. Dĩ nhiên, nét đẹp ở đây gồm cả thể xác lẫn tinh thần. Một nét đẹp toàn diện. “Không có đàn bà xấu, mà chỉ có đàn bà lười” (Helen Rubenstein).

Vợ đẹp cũng là một hãnh diện của chồng, cho khả năng chinh phục của chồng. Ca dao Việt Nam cũng có câu: “Gái tham tài, trai thăm sắc”.

Thanh sắc. Ðây là hai khí giới từng hạ sát nhiều anh hùng và danh nhân thế giới. Tiếng nói, giọng nói, lời nói êm ái sẽ làm thỏa mãn nhu cầu được yêu, được chiều chuộng, và được hơn vợ đối với phần đông đàn ông, con trai: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Nhưng cái sắc mới là điều cần được lưu ý. Nó là sự thu hút tự nhiên cần thiết để tạo nên ấn tưởng chinh phục của người đàn ông. Từ đó khiến chàng say đắm, và tìm mọi cách để chiếm đoạt nàng.

Như vậy, nếu có người vợ nào thấy chồng mình tỏ ra chán ngán, hoặc lơ là, thì cần phải nhìn lại không những cái đẹp tâm linh của mình, mà còn cái đẹp trời ban cho nữa. Hãy tự hỏi mình, tại sao???

Kết luận:
 
Những điều vừa trình bày trên đã tổng quát nói lên những ham muốn của người đàn ông trong đời sống hôn nhân. Nó cũng có thể coi là một sự ham muốn “ích kỷ” của phái nam, nhưng lại là một sự ham muốn cần thiết hầu tăng thêm những hấp dẫn và mới lạ trong cuộc tình. Biết được những điều này sẽ giúp phụ nữ, những người vợ biết hòa nhập để đem lại hạnh phúc cho chồng, và cho mình. Trong hôn nhân không có thứ hạnh phúc “riêng lẻ”, hạnh phúc của tôi hay hạnh phúc của anh, mà là hạnh phúc của chúng ta. “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Một chiến thắng của tình yêu, ngọt nào và êm ái

TÌNH BẠN MUÔN NĂM !!!

VIVE NOTRE AMITIÉ !!!
PPS về Tình Bạn.
TOMMY NGUYỄN (Còn có Tên là VẺ,CPS Lớp 62.Lớp Tr Thanh Thiện,Thuận,Hàm...) GỮI TỪ MỸ

Xin Mở ATTACHMENT để xem (cùng ôn tập tiếng Tây nha !)!

vive notre Amitié.pps

PHỤ NỮ MUỐN GÌ....!!!???

PHỤ NỮ MUỐN GÌ Ở NGƯỜI CHỒNG CỦA MÌNH...
 
  
 
Trần Mỹ Duyệt 
(ĐẶNG NGỌC,CPS Pháp gữi qua EMail )

Bài viết “Người đàn ông muốn gì trong hôn nhân”đã gây được nhiều chú ý, đặc biệt, về phía nữ giới. Nhiều câu hỏi được đặt ra từ phía các chị em là, còn phần chúng tôi thì sao? Chúng tôi muốn gì trong hôn nhân? Ðể “có đi, có lại” cho toại lòng nhau, bài viết này nhằm phản ảnh một số những điều mong ước từ phía phụ nữ đối với người chồng của mình.


 
Nhân loại đang sống trong những năm đầu thế kỷ 21, thế kỷ của những tiến bộ vượt bực về mọi phương diện. Nhờ đó, vai trò người phụ nữ càng trở nên có giá trị và được biết đến. Tại nhiều quốc gia tiên tiến, phụ nữ đang chen vai, sát cánh với nam giới trong mọi lãnh vực, văn hóa, xã hội, chính trị và tôn giáo. Quan niệm trọng nam khinh nữ, do đó, đang từ từ bị loại bỏ khỏi những nền văn hóa của các nước này. Ðời sống gia đình vì thế cần phải đặt lại vai trò của người phụ nữ; nhất là phải quan tâm đến những nhu cầu và quyền lợi của họ. Vậy, phụ nữ ngày nay đang mong muốn gì ở người chồng của mình?
 
Qua kinh nghiệm nghề nghiệp, và qua những khảo cứu đó đây, ta có thể tóm gọn một số ước muốn mà người phụ nữ muốn có ở chồng mình:
Biết lắng nghe.
Biết tôn trọng.
Biết săn sóc và bảo vệ.
Có trách nhiệm.
Có đức tính chung thủy.
Có tư cách đáng nể.
 
Trong đời sống hôn nhân, ba điều mà người phụ nữ muốn chồng mình phải “biết”: Ðó là biết lắng nghe vợ, biết tôn trọng vợ, và biết săn sóc và bao bọc vợ.
 
Song song với ba điều cần biết đó, người phụ nữ cũng muốn chồng họ “có” được những điều sau: Có tinh thần trách nhiệm, có đức tính chung thủy, và có được tư cách đáng nể như lúc ban đầu.
 
 
3 “BIẾT” CỦA CHỒNG:

Ðời sống hôn nhân là một hành trình đi tìm hạnh phúc. Ngày cưới mới chỉ là bước khởi đầu. Nếu người chồng không “biết” vợ mình muốn gì thì rất khó để cùng đồng hành với nhau trên hành trình này.
 
 
Biết số 1: Lắng nghe vợ
 
Ðây là điều mà đa số phụ nữ thường phàn nàn về đàn ông, đặc biệt là các bà vợ phàn nàn về chồng của mình. Họ cho rằng đàn ông thường hay lơ là, không lắng nghe, và nhiều khi còn coi những câu chuyện vợ kể là nhỏ mọn không đáng quan tâm.
 
Trong những trao đổi hàng ngày, người đàn ông còn thêm một khuyết điểm rất lớn, đó là hay cắt ngang câu truyện bằng những lời cộc cằn, và ngang bướng theo kiểu “cả vú lấp miệng em”. Họ quên rằng nói là nghề của nàng, còn hay hỏi lại là nghề của chàng. Một bên muốn có người nghe, còn một bên muốn có người trả lời những câu hỏi, và vì thế, nhiều lần trong những câu truyện giữa hai vợ chồng tưởng chừng như cãi lộn. Sự thiếu chú ý và lắng nghe không chỉ là điều làm cho các bà vợ bực mình, mà nó còn là một lỗi lầm đáng trách của phía đàn ông, nhất là lúc họ đang để tâm suy nghĩ một việc gì.
 
Theo tâm lý phụ nữ, nói là một cách diễn đạt những ước muốn của mình. Nói còn là một hình thức làm vơi bớt những bực dọc, tức tối trong người. Chúng ta vẫn thường nghe các bà, các cô nói: “Tôi mà không nói ra được, thì ấm ức trong lòng không ăn ngon, ngủ yên được.”
 
Có hai hình thức diễn tả điều mình muốn, hoặc giao tiếp, đó là thứ ngôn ngữ “thầm lặng” (body language) và ngôn ngữ tiếng nói ngoài miệng. Ngôn ngữ thầm lặng được diễn tả bằng ánh mắt, làn môi, nụ cười, hoặc nét mặt. Ðây là thứ ngôn ngữ mà hiểu được sẽ làm cho người nói cảm thấy hạnh phúc và sung sướng. Nó khác với ngôn ngữ bình thường mà ta vẫn hằng nghe ngoài miệng.
 
Trong tình yêu, ngôn ngữ thầm lặng mang tính lãng mạn và hấp dẫn hơn ngôn ngữ tiếng nói ngoài miệng. Thí dụ, khi hai người yêu ngồi bên nhau thì một nụ cười, một ánh mắt, một cử chỉ vuốt ve chiều chuộng đã đủ nói lên nhiều thay cho những tiếng “anh yêu em”, hoặc “em yêu anh”.
 
Nhưng nếu ngôn ngữ không thành tiếng ấy người chồng không nghe, hoặc không hiểu được, thì ít nhất ngôn ngữ tiếng nói là ngôn ngữ người chồng nên và phải lắng nghe.
 
Do đó, nhu cầu nói cần phải có nhu cầu nghe. Và nghe chính là một hình thức làm vui vợ mình, khiến nàng tin tưởng và chia sẻ hơn với mình.
 
 
Biết số 2: Tôn trọng vợ
 
Không phải chỉ trong các quốc gia có những nền văn hóa coi nhẹ phụ nữ, mà ngay tại các quốc gia tiên tiến như Hoa Kỳ, thái độ coi thường vợ cũng vẫn thường xảy ra trong nhiều gia đình. Ðặc biệt những trường hợp người chồng vì một lý do nào đó thua kém vợ trong những khả năng chuyên môn, học vấn, nghề nghiệp, địa vị, và tài chánh.
 
Thái độ thiếu tôn trọng thường được biểu lộ bằng những lời lẽ và hành vi như tự ty, mặc cảm, và ghen tị. Không khen vợ, không khuyến khích vợ, ngược lại hay phê bình, chỉ trích, hoặc hờn dỗi. Nếu thái độ thiếu tôn trọng này trở thành trầm trọng lúc đó sẽ dẫn đến bạo hành trong gia đình. Những hình thức bạo hành thường thấy xảy ra gồm: xúc phạm, hành hạ thể xác. Xúc phạm, hành hạ tâm lý. Xúc phạm, hành hạ tâm linh.
 
Những hình thức xúc phạm, hành hạ thể xác bao gồm thiếu tôn trọng thể xác của vợ, coi thường đánh đập. Riêng về mặt thể xác còn thêm sự thiếu tôn trọng, xúc phạm tiết hạnh của vợ, dùng vợ như phương tiện giải quyết nhu cầu sinh lý, hoặc thỏa mãn dục vọng. Về mặt tâm lý gồm những hình thức mạ lỵ, mạt sát, chửi bới, khinh bỉ. Và về tâm linh là coi thường hoặc chỉ trích, phê bình niềm tin, tôn giáo của vợ.
 
Người vợ cũng như người chồng, tất cả đều là con người. Ðều có những nhân cách, phẩm giá, và giá trị cần được tôn trọng. Ðặc biệt, hành động tôn trọng còn nói lên cái ý nghĩa cao đẹp của việc săn tìm, chinh phục mà người chồng đã có khi chọn lựa và yêu nàng.
 
Người vợ trong hôn nhân là một món quà đặc biệt và vô giá mà Thiên Chúa đã ban cho người chồng. Chính họ đã tìm kiếm và yêu thích món quà này ngay từ lần đầu gặp gỡ. Do đó, không chỉ người vợ có quyền mong mỏi sự tôn trọng ấy, mà ngay cả người chồng cũng thấy mình có bổn phận phải tôn trọng. Vì tôn trọng vợ cũng là tôn trọng mình. Tôn trọng sự lựa chọn của mình. Và tôn trọng món quà mà Thiên Chúa đã ban cho mình.
 
 
Biết số 3: Bao bọc và che chở vợ

Khi ta có được một vật gì đẹp, quí, và hiếm ta thường có tâm lý bao bọc, che chở, cất dấu và chỉ để một mình thưởng thức. Tuy việc làm này có chút ích kỷ, nhưng là điều cần thiết phải làm vì nếu không sẽ bị tính ích kỷ và tham lam của người khác chiếm đoạt mất.
 
Việc người chồng bao bọc và che chở cho vợ còn là một trong những đòi hỏi của tình yêu phát xuất từ thái độ tôn trọng lẫn nhau. Nó cũng nói lên đặc tính thủ lãnh, trách nhiệm của người chồng, người làm đầu trong gia đình.
 
Bảo vệ, che chở là việc làm vừa có tính cách hiện tại vừa tiên đoán. Hiện tại là những biến cố đang xảy ra trước mặt, đòi người chồng phải giải quyết. Thí dụ, vợ vừa gặp tai nạn lưu thông trên đường, hành động trước tiên của người chồng lúc đó là lo cho sự an toàn và sức khỏe của vợ. Tiếp đến là giúp vợ liên lạc với các văn phòng bác sĩ, luật sư, bảo hiểm...
 
Tiên đoán là dự phòng trước những gì có thể xảy ra trong tương lai. Thí dụ, trong những ngày gần đây sức khỏe vợ yếu kém vì sự căng thẳng của công ăn việc làm, của nghề nghiệp. Trong trường hợp này, ngoài việc an ủi, chia sẻ những vất vả trong gia đình, người chồng nếu có thể giúp vợ tìm kiếm những việc làm mới thích hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của vợ.
 
Trong hôn nhân, người chồng nên dùng hành động bảo vệ và che chở để diễn tả quyền hạn và vai trò của mình hơn bằng những cử chỉ, lời nói, và hành động mang tính vũ phu, hoặc cưỡng bức. Những cử chỉ, lời nói, và hành động tiêu cực chỉ tạo sự cay đắng và coi thường, hơn là được sự kính trọng và thương mến của vợ.
 
Là người chồng để tâm săn sóc và lo lắng cho vợ, bạn còn tiếp tục để ý làm vui lòng vợ bằng những cử chỉ đẹp, âu yếm và lãng mạn không? Ðây cũng là những gì bạn đang mong muốn vợ bạn làm cho bạn. Thí dụ, ngày sinh nhật của vợ, kỷ niệm ngày hai đứa mới quen nhau, hoặc kỷ niệm ngày cưới là những kỷ niệm mà một người chồng yêu thương vợ không bao giờ được phép quên sót. Không cần phải quà cáp, tặng vật đắt tiền, nhưng chỉ cần một nụ hôn, một bông hoa, một bữa tối giữa hai vợ chồng tại một nhà hàng quen thuộc cũng đủ để người vợ cảm thấy mình được quan tâm và nghĩ tới trong những dịp đặc biệt như thế.
 
 
 
3 “CÓ” CỦA CHỒNG:
 
Ngoài những mong ước có tính cách cá nhân, người vợ còn muốn nhìn thấy những gì chồng mình phải “có” liên quan đến trách nhiệm làm chồng:
 
 
Có số 1: Trách nhiệm
 
Trách nhiệm chính của chồng là yêu thương, bao bọc, che chở và lo lắng cho hạnh phúc của vợ. Nhiều người chồng vẫn hiểu một cách quá đơn sơ và cho rằng mình đi kiếm tiền về nuôi vợ, nuôi con là xong trách nhiệm. Ðó là hình ảnh mà tôi thường gặp trong lãnh vực nghề nghiệp. Nhiều người chồng còn tệ hơn, không những không lo được cơm áo cho vợ mà còn trở thành gánh nặng của vợ. Không chỉ vợ, mà cả con cái cũng nheo nhóc, khổ sở với thái độ và lối sống vô trách nhiệm ấy. Ðó là những người chồng bê tha rượu chè, nghiện hút, cờ bạc, và trai gái...
 
Một người chồng bỏ bê không lo tìm việc làm, nhưng sống bám vào đồng lương của vợ là người chồng vô trách nhiệm.
 
Một người chồng không quan tâm đến sự an nguy của vợ con, không biết chia sẻ những trách nhiệm giáo dục con cái với vợ là người chồng, người cha vô trách nhiệm.
 
Một người chồng không lo lắng cho vợ con, tối ngày chỉ lăng xăng chuyện ngoài đường với lý do bác ái, tông đồ, hoặc xã hội là một người chồng đặt sai trách nhiệm.
 
Và nhiều, nhiều hình thức vô trách nhiệm mà trong môi trường sống thường ngày chúng ta vẫn hằng phải đối diện.
 
Tóm lại, để làm đầu, làm cột trụ trong gia đình, và nhất là để làm người chồng có trách nhiệm, thì trách nhiệm đầu tiên, gần gũi nhất là những bổn phận cần phải có đối với vợ, với con và gia đình: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
 
 
Có số 2: Chung thủy
 
Hiện tượng ly dị, ly thân ngày nay đang là một cơn bệnh dịch hiểm nghèo của thời đại. Nó hoành hành mọi nơi và đang phá đổ hạnh phúc gia đình của rất nhiều người.
 
Mặc dù thống kê cho biết, thông thường người vợ là người có ý định và có hành động ly dị trước, nhưng lý do ly dị lại phần lớn là do người chồng gây ra. Gian dối, vụng trộm tình cảm là những lý do khiến người chồng mang tội phản bội, và cũng là một trong những lý do chính đưa đến ly dị.
 
Bản năng chinh phục và thích chinh phục. Nhu cầu sinh lý và những thỏa mãn sinh lý. Cộng thêm sự thiếu tế nhị, ngọt ngào của vợ là những yếu tố khiến người chồng dễ đi đến vụng trộm. Tuy nhiên, đó cũng là những cám dỗ cực kỳ khó tránh mà một người chồng chung thủy cần phải ý thức và thắng vượt.
 
Trong thực tế, nhiều ông chồng mắc phải những lỗi lầm đáng trách trên, nhưng người vợ ở nhà vẫn nhẫn nại, chịu đựng và sẵn sàng tha thứ. Một mặt vì không muốn con cái phải khổ. Mặt khác vì sợ rằng một mình không cáng đáng nổi gia đình.
 
Nhưng theo tâm lý, người phụ nữ một khi đã ngoại tình thì cũng là lúc tình yêu họ lịm chết. Và đó là lời cảnh báo cho những người chồng không chung thủy. Không một phụ nữ nào muốn chia sẻ tình yêu của mình cho một phụ nữ khác.
 
 
Có số 3: Tư cách đáng nể

Nếu sắc đẹp của phụ nữ làm mê mẩn nam giới, thì dáng dấp hào hùng, hành động tự tin, quả quyết, pha chút lãng mạn cũng là những gì hấp dẫn giới phụ nữ. Ðiều này được chứng minh qua những mối tình mà mới nghe qua tưởng như vô nghĩa. Ðó là những cuộc tình, những hôn nhân giữa một phụ nữ với một tội phạm bị giam trong tù. Hoặc những trẻ gái vị thành niên bỏ học, bỏ nhà đi theo những chàng trai băng đảng. Một chút ngang tàng, một chút bướng bỉnh, lỳ lợm, và “bụi” một chút là những sức mạnh tâm lý của phái nam có sức thu hút phái nữ.
 
Rộng lượng, quảng đại, và bình tĩnh. Ðây là những đức tính mà người vợ muốn có nơi chồng mình. Một người chồng hẹp hòi, tính toán với vợ: “Ðo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”. Một người chồng kiêm quản gia phát tiền chợ cho vợ là người chồng hẹp hòi, bủn xỉn.
 
Không đòi hỏi chồng mình phải là những thánh nhân, đức độ, nhưng trong thực tế người vợ nào cũng thán phục những đức tính hòa nhã, bình tĩnh khi phải ứng xử với những khó khăn của cuộc sống nơi chồng mình. Một người chồng lúc nào cũng đôi co, tranh cãi hơn thua với vợ, nóng nẩy và lỗ mãng là một người chồng hết xài.
 
Ðàn ông không cần nói nhiều, nhưng làm nhiều. Ðàn ông cần cương quyết, mạnh dạn nhưng không nóng nảy, hấp tấp. Hành động nóng nảy, hấp tấp của chồng thường chỉ làm cho vợ thêm hốt hoảng và lo lắng. Những lúc gặp khó khăn, nàng cần được dựa vào người chồng bình tĩnh, nhưng quả quyết.
 
“Good in bed”. Sau cùng khả năng tình dục cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống vợ chồng. Nó tạo tự tin cho người chồng, và đem lại hạnh phúc cho vợ. Một người chồng tốt không chỉ ở tư cách, đạo đức, khả năng mà còn phải tốt cả ở “trên giường” nữa.
 
Tóm lại, người vợ dù là ai, nắm giữ bất cứ trách vụ nào ngoài xã hội hay trong giáo hội, ở nhà họ vẫn luôn luôn muốn nhìn lên chồng mình bằng ánh mắt nể phục.


KẾT LUẬN:
 
Trong đời sống hôn nhân, liên hệ vợ chồng được xây dựng trên tình yêu, chung thủy, và lòng đạo hạnh. Tuy nhiên, bằng một cái nhìn tự nhiên, và qua những tâm lý khác biệt giữa nam nữ, người vợ lúc nào cũng muốn chồng mình là người dễ thương, dễ mến, và dễ yêu. Một người chồng biết lắng nghe, tôn trọng, và săn sóc che chở cho vợ. Một người chồng có trách nhiệm, chung thủy, và không bao giờ đánh mất vẻ đẹp thần tượng của mình.

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010

THƯ QUA,TIN LẠI !!! (MỚI)


THƯ MỚI NHẬN TỪ AC NGỌC-KHÁNH (PHÁP)

Phien men
Lau roi khong co tin.Minh van hay coi site CPS.
Hom no thay co tin Simon Do van Hoa to chuc dam cuoi,muon hoi Phien la Hoa nao?Hinh nhu Hoa lop 59 phai khong?Va co o trai CT Xuyen Moc?Neu dung vay,thi cho minh gui loi tham.Hinh nhu lop 59 co ngoui nao ten la Nhiem?Hom thu 7 vua qua,vo minh co du le mec ao cua mot Soeur dong Daminh,nghe noi la con cua 1 CPS,nam nay co 63 tuoi,ten Niem,hay Nhiem,khong biet co phai la Nhiem lop 59 hay khong.
Minh nho hinh nhu lop minh co nguoi nao ten la Thiet,phai khong?
Cach day may tuan,co noi chuyen voi Cha Hieu qua DT sau may chuc nam xa cach.
Phien da ve huu chua?Minh con rang lam viec them vai nam nua.
Chuc Phien vui,manh,va cho gui loi tham cac ban.
NGOC Than,
Rat vui khi nhan Mail nay .
A.HOA là Simone Hoa ,lop 60 tren minh mot lop.Nguoi Hue,co ba con voi Cha Do LONG BO,co o trai XM hay khong thi de minh hoi lai.
Dung la lop 59 co anh ten NHIEM,nhung lau lam khong co tin tuc.Neu NGOC biet tin thi cho AE biet voi.
NGOC nhac minh moi nho:lop minh co nguoi ten THIET,nhung da lau cung khong thay tin tuc.
Minh da ve huu hon mot nam nay (o VN,60 tuoi la nghi huu)
Minh van doc Mail cua DANGNGOC thuong xuyen,va chon bai dua len trang CPS.Cac bai DANGNGOC gui anh em rat khen.Cam on NGOC nhieu.Cho gui loi tham Ba Xa Ngoc .
Than men,Phien.
Anh Phiên mến,

Cám ơn anh đã nhanh chóng trả lời thư Ngọc, Khánh (Chị Khánh là Vợ A.Ngọc) mạn phép trả lời anh và sẽ in mail của anh cho Ngọc xem vì hiện tại ở nhà đừơng dây DT bị hư và không có internet.
Hôm 20/8 Ngoc với bạn đi làm week end đó nên Khánh đã đi xuống miền nam nước Pháp tên là Monteils là dòng các sr Dominicaine vì nhà dòng giờ không có ơn gọi ở Pháp nên về VN kiếm ơn gọi Khánh quen với con của anh Nhiệm(CPS L.59) tên là Marie Nguyễn thi Thúy Duyên vi ba mẹ không qua Pháp dự lễ khấn nên
Khánh mới đi đe ủng hộ tinh thần của em.
Theo em nói thì ba me hiện ở Thu Duc anh là cps tên là Giuse  Nhiệm, Thuy Duyen biết cha Ban (hiện ở Sông Bé)  ở Cầu Muối, cha Lệ ( em cha Long ) Thuy Duyen nói cha Lệ hay e lệ trước phụ trách giáo xứ (Thánh Tâm) nơi Thuy Duyen ở.

Cám ơn anh rất nhiều đã cho tin tức, nhờ anh các anh em CPS có dịp trao đổi tin tức cho nhau hy vọng nay mai nếu có về VN sẽ đến thăm anh và gia đình, cho Ngọc Khánh gữi lời thăm chị và các cháu


Anh Da than men
Em ra khoi chung vien hoi som,nhung em van nho rat nhieu ky niem,va cac anh,cac ban trong chung vien.Em nho anh,da banh,hoc gioi,lop anh co Ai,thuong duoc goi la Luc si,Thuyet (Phat ba),Dat (dong vai con gai trong vo kich Hoa da),co nguoi duoc goi la Tao thao,thi em khong nho ten that,Nhiem thi an mac rat chai chuot,Luan co em la Chanh hoc o DCCT,Bo la em cua Thomas Lang...Em o trai CT chung voi Luong Dzu.
Em van hay doc Thuat ngu Cong giao cua anh tren Vietcatholic.
Vo em di du le khan cua So Duyen,dong Daminh,biet la con cua 1 CPS,nay hoi ro lai thi moi biet Ba co ay ten la Niem (chu khong phai la Nhiem)ma em khong nho co ai ten Niem.
Em rat vui mung nhan duoc thu anh,em van nho hinh anh cua anh,va khi thay hinh anh phong van co ca si Bonjour VN,em nhan ra ngay,vi qua that anh khong khac xua.
O ben nay,em van thuong hay len lac voi anh Uyen(mot lop voi anh Tam danh bong ban).Vo em la Henriette Truong vinh Khanh, em gai cua Alexis Guy Truong vinh Khanh,mot lop voi Cha Ban,Cha Sy(anh Guy da mat nam 1995).
Rat tiec la da khong tim duoc anh Nhiem,nhung biet dau,day lai la dau cua nhung co duyen khac.
Rat mong van duoc tiep tuc lien lac voi anh,va chuc anh vui,khoe de phung su giao hoi.
Ngoc





HÀM dưới (L.62)

http://hamduoi.multiply.com/
Hd dân Dakao,hiện cư trú ở Mỹ !Lớp Trần Thanh Thiện,Bạch,Đam,Trọng,Vẻ.....

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

LỚP 71 TÌM NHAU NÈ !!!



(Click để coi hình lớn !)
Danh sách các bạn CPS lớp 71

(Cùng lớp Cha Bề Trên CV Phanxico Nguyễn Tiến Dũng)


Nguyễn Tiến Dũng,LM OFM, Thủ Đức, VN

Trần Phú Vinh, LM .VN.
Trần Thế Mừng, Thầy Dòng OFMThủ Đức, VN
Vũ Văn Cao, Hố Nai, VN
Cương, Hố Nai, VN (GV Thể dục thể thao)
Chu Xuân Báu, Hố Nai, VN
Trương Cao Bình, Hố Nai, VN
Chương, Thủ Đức, VN (Thợ giày khéo tay)
Hào, Đà Lạt, VN (Di linh)
Cung, Sàigon, VN (Dược sĩ)
Hai, Thủ Đức, VN (Đàn ca là số một!Nhiều tài !)
Ấn, Đông Hòa, VN (GV Đường sắt VN)
Vinh, Sàigon, VN  (Bác sĩ BV Nhi đồng 2)
Hiền, Bình Gỉa, VN (Giáo viên)
Nguyễn Thế Kỷ, Strasboug, Pháp
Cao Trọng Nghĩa, Paris, Pháp
Nguyễn Tiến, Dallas, Texas, USA
Chu Tuấn Khanh, Dallas, Texas, USA
Ngô Kim Khánh, Portland, Oregon, USA
Trần Tuyến, San Jose, USA
Phan Minh Lý, Maryland, USA



Cầu nguyện cho các bạn đã về chầu Chúa: Dũng(heo), Dũng(Ba Tàu), Linh(chột).

Các bạn nào lớp CPS 71 biết thông tin các bạn khác làm ơn giúp để chúng ta liên lạc để thắt chặt tình Phan Sinh.

Thân ái,

Tiến Nguyễn
Dallas, Texas, USA

817) 881-1777 

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

THÁNH LỄ TIỄN ĐƯA BÀ CỐ ANNA-MARIA (Mẹ Cha LUẬN)


Cha LUẬN

9g ngày 25/8/2010 ,Tại GX Nghĩa yên,Thánh Lễ được tổ chức long trọng :Có Đưc Cha GP Ba Rịa Chủ Lễ , đoàn đồng tế đông (phần nhiều là các Cha xứ GP GP Bà rịa).PHANXICÔ có Cha MINH (L.61),Cha HUÂN (L.66),Cha THANH (L.59 hiện là LM Triều )...CPS có các A.PHIÊN,THỐNG,HOÀNG (L.61),HUÂN (L.61),KHANH(L.Sơn Thạch). GX này có các CPS khác như A.THÁI (L.59),HỒNG (Em Cha LUẬN),KHANH (L.62,hiện ở Mỹ )
Xin mời xem quang cảnh cuộc Lễ :

PHÉP LẠ TỪ LỜI TRẺ THƠ !!!

LÁ THƯ KỲ DIỆU !

Cách đây ít năm, một thành phố nước Anh có thanh niên tên là Fred Armstrong. Chàng làm ở bưu điện và người ta gọi chàng là trưởng ban thư chết vì chàng có nhiệm vụ giải quyết những lá thư đề sai địa chỉ hoặc thiếu sót hay khó đọc. Chàng sống trong một ngôi nhà cũ với cô vợ nhỏ nhắn. Một đứa con gái nhỏ và một cậu con trai còn bú sữa. Sau cơm tối, chàng thích phì phèo tẩu xì gà rồi kể cho cả nhà nghe những kỹ thuật mới nhất trong việc khám phá địa chỉ của những cánh thư lạc. Chàng tự coi mình như một người thám tử. Trong khung trời hiền hòa của chàng chẳng có gợn mây mù nào.
Cho đến một sáng kia, cậu con trai của chàng ngã bệnh. Thoạt nhìn thấy đứa bé, bác sĩ có vẻ suy tư. Và chỉ trong vòng bốn mươi tám tiếng đồng hồ là cục cưng của chàng không còn nữa.
Fred Armstrong buồn bã, tâm hồn chàng tan nát điếng nghẹn. Bà mẹ và cô bé Maria cũng khổ sầu không kém, nhưng họ quyết tự kiềm chế và vui sống với những gì còn lại. Nhưng ông bố thì không vậy. Cuộc đời của chàng bây giờ quả là một cánh thư chết không định hướng. Mỗi sáng đi làm việc như một người mộng du, ai hỏi chàng mới nói, mà nói rất ít. Chàng làm việc trong yên lặng, ăn một mình, ngồi như tượng đá ở bàn cơm, và đi ngủ thật sớm. Nhưng người vợ biết là chàng thức gần trắng đêm, mắt mở thao láo ngó lên trần nhà. Ngày lại ngày, tháng năm qua, tháng chạp đến, chàng càng tỏ ra thờ ơ suy nhược hơn nữa.
Bà vợ cố gắng thuyết phục chồng. Nàng bảo: "Tuyệt vọng như vậy là bất công đối với kẻ chết cũng như với người sống." Nàng sợ thái độ lầm lì đó sẽ đưa chàng tới bệnh viện tâm thần.
Giáng Sinh đã gần tới. Một buổi chiều xám ngắt. Fred đang phân loại thư từ thì thấy có một lá thư dứt khoát là không thể chuyển được. Địa chỉ của người nhận nguệch ngoạc bằng bút chì như sau:
"Kính gởi Ông già Noel Bắc Cực."
Armstrong định xé vất nó vào sọt rác nhưng có một thúc đẩy nào đó khiến chàng mở thư và đọc:
"Ông già Noel thân mến,
Năm nay nhà cháu buồn lắm. Vậy ông khỏi mang quà tới cho cháu nữa. Mùa xuân vừa rồi, thằng cu nhà cháu về trời. Cháu chỉ xin mỗi điều là khi ông tới nhà cháu, ông mang dùm đồ chơi về trời cho em cháu. Cháu để đồ chơi của nó ở gần lò sưởi góc bếp: con ngựa gỗ, cỗ xe lửa và hết mọi thứ khác. Em cháu thích phi ngựa ghê lắm, ông mang hết về cho nó và đừng để gì cho cháu cả, Nhưng xin ông cho ba cháu cái gì để ba cháu giống như hồi trước. Xin ông làm cho ba cháu lại hút xì gà và tiếp tục kể chuyện cho cháu. Cháu nghe ba nói với má là chỉ có "đời đời" mới làm cho ba cháu lành được thôi. Vậy xin ông gởi cho ba cháu một ít cái "đời đời" nhé. Cháu hứa sẽ rất ngoan ngoãn.
Ký tên
Marian.
Tối hôm đó, trên những con đường phố sáng rực đèn. Fred Armstrong rảo bước thoăn thoắt. Vào đến sân nhà chàng bật quẹt châm xì gà. Khi vừa mở cửa, chàng xả một hơi thuốc dài. Làn khói giống như một vòng hào quang quanh đầu hai mẹ con Marian đang trố mắt ngạc nhiên. Chàng lại tươi cười như trước.

Thiên Phúc

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

PHÂN ƯU VỚI CHA NGUYỄN ĐÌNH LUẬN

Thành Kính Phân Ưu - Bà Cố Cha Jbt Nguyễn Đình Luận Vừa Qua Đời

Phân Ưu

Nhận được tin

Bà Cố Gioan Baotixita Nguyễn Đình Nhàn

Nhủ Danh Anna-Maria Nguyễn Thị Phong

(14.2.1908 – 23.8.2010)

là thân mẫu của Linh Mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Luận
(CPS Lớp Cha BAN,Cha QUÝ,Cha THỊNH ?)

Hiện là Chính Xứ Ngãi Giao, Giáo Phận Bà Rịa, Việt Nam

vừa được Chúa gọi về lúc 0 giờ 15 sáng

ngày 23 tháng 8 năm 2010 - Hưởng Thọ 102 tuổi

Tại Giáo Xứ Nghĩa Yên, Xã Vĩnh Thanh, Huyện Nhơn Trạch,

Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Thánh Lễ An Táng sẽ được cử hành vào 09g sáng Thứ Tư 25 tháng 8 năm 2010

tại Nhà Thờ Giáo Xứ Nghĩa Yên, Xã Vĩnh Thanh, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai.

Nguyện xin Thiên Chúa là Cha đầy lòng thương xót ban cho

linh hồn Bà Cố Anna-Maria được nghỉ yên trong Nhà Chúa muôn đời.

GĐ.CPS.VN

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010

CỬA TRỜI CÓ HẸP !!!???

KHUNG CỬA HẸP

Bạn ĐẶNG NGỌC Gữi từ Pháp

Cuộc sống của con người trên dương thế này phải đối diện với nhiều trạng thái và hoàn cảnh khác nhau. Những trạng thái và hoàn cảnh đó được ví như những cánh cửa cuộc đời. Có những cánh cửa rất lớn; rất rộng, nhưng cũng có nhiều cánh cửa rất hẹp: Cửa hẹp khi học sinh thi vào đại học. Cửa hẹp khi người công nhân đi xin việc làm. Cửa hẹp của bệnh nhân đang chiến đấu tranh giành giữa sự sống và cái chết. Cửa hẹp trong cảnh mất mát chia lìa của người thân yêu trong gia đình..v..v.. 

***

Bạn thân mến! Sống là phải phấn đấu để bước qua cửa hẹp. Cửa càng hẹp, càng phải cố gắng nỗ lực thật nhiều. Nếu thiên đàng có cửa, thì chắc hẳn vào được cửa thiên đàng cũng phải phấn đấu với rất nhiều cố gắng và quyết tâm nỗ lực… Cửa hẹp mà vào được thì mới quý, mới hãnh diện.


Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay nhắc nhở ta: “Hãy chiến đấu để vào qua cửa hẹp”(Lc 13,24), vì “cửa hẹp dẫn đến sự sống đời đời”(Mt 7,14). Chiến đấu ở đây là chiến đấu với chính mình, với cái tôi cồng kềnh của mình, cái tôi nặng nề vì những thu tích cá nhân, cái tôi phình to vì tự hào và kiêu căng đầy tham vọng.
Thật ra cửa vào Nước Trời rộng thênh thang, không phải là cửa hẹp, nhưng hẹp vì “cái tôi” của ta quá to lớn cồng kềnh . Cửa hẹp không phải vì Nước Trời chật hẹp. Nước Trời rộng mênh mông, có thể đón tiếp tất cả mọi người. Nhưng không phải tất cả mọi người có thể vào được, vì vào Nước Trời cần phải có những điều kiện cần thiết. Cửa hẹp chính là để tuyển lựa những người có phẩm chất thích hợp với Nước Trời. Ai muốn vào Nước Trời phải phấn đấu. Cần nỗ lực liên tục để cắt xén “cái tôi” của ta, để giữ cho “cái tôi” của ta trở nên bé nhỏ; khiêm hạ trước Thiên Chúa và cởi mở trước anh em.
Cái tôi của ta luôn có khuynh hướng phình to vì những thu tích cho chính mình: tri thức, tiền bạc, khả năng..v..v.. Cả những kinh nghiệm, tuổi tác, đạo đức, chức vụ… cũng có thể làm cho “cái tôi” của ta trở nên xơ cứng và phình to.
Phải trở nên nhỏ bé như trẻ thơ thì mới được vào Nước Trời (Mt 18,3). Cần phải biến đổi và tự hạ để có thể vào được Nước Thiên Chúa (Mt 18,3-4). Quả thật, đời sống người Kitô là một cuộc chiến đấu không ngưng nghỉ, một cuộc chiến đấu liên lỉ với chính mình. Khi ta cắt xén “cái tôi” của mình, khi ta tự hủy thân phận của mình, ta sẽ dễ dàng đi qua cửa hẹp, để bước vào cuộc sống hạnh phúc đời đời trong Nước Thiên Chúa.
Đức Giêsu cũng chính là “Cửa” để ta bước vào Nước Trời.  Cửa vào Nước Trời hẹp vì được làm theo kích thước của Chúa Giêsu:
Cửa này thấp vì Chúa Giêsu đã hạ mình sâu thẳm: Là Thiên Chúa, Người đã tự nguyện trở nên người phàm. Từ trời cao, Người đã tự nguyện xuống nơi đất thấp. Là Thầy, nhưng Người đã tự nguyện trở nên người phục vụ. Vô cùng thánh thiện nhưng Người đã tự nguyện để bị đối xử như một tội nhân.
Cửa này bé vì Chúa Giêsu đã trở nên bé nhỏ: Người đã sinh ra nghèo, sống nghèo và chết nghèo. Trong cuộc tử nạn, Người đã bị bóc lột hết, không phải chỉ quần áo mà cả uy tín và danh dự.
Chúa Giêsu đã khai mở con đường về Nước Trời. Muốn vào Nước Trời chẳng có con đường nào khác ngoài con đường Chúa Giêsu đã đi. Chẳng có cửa nào khác ngoài khung cửa hẹp mà Chúa Giêsu đã bước qua. Ai muốn qua đó cũng phải noi gương Người, phải phấn đấu để khiêm tốn hạ mình, phải từ bỏ cái tôi cồng kềnh ích kỷ mới qua được khung cửa hẹp mà vào Nước Thiên Chúa.

***

Lạy Chúa Giêsu! Xin ban ơn giúp sức cho con để con không ngừng nỗ lực phấn đấu với chính mình, biết “bỏ mình, vác thập giá mình” mỗi ngày mà bước đi theo Chúa. Amen.

Tổng hợp từ R. Veritas
(BĐ1: Isaiah 66:18-21 – BĐ2: Do Thái 12:5-7,11-13 – PÂ:Luca 13:22-30)

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010

CỬA HẸP !!!!!

   CỬA VÀO THIÊN ĐÀNG...
******
Xin ăn từ TRAN SITE ! Xin Cám ơn Khổ Chủ !

Con người là một thụ tạo được Thiên Chúa sáng tạo; có linh hồn và thể xác. Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa cho con người "làm bá chủ cá biển, chim trời và mọi giống vật bò trên mặt đất" (Stk 1,28). Tại vườn Eden; Thiên Chúa "đặt vào đó con người do chính mình tạo ra"
... Nhưng vì con người đã phạm tội bất tuân; vì thế Thiên Chúa đã trục xuất "con người ra khỏi vườn Eden". Thảm hại hơn ; vì con người "đã được lấy ra từ đất" vì thế sẽ phải "trở về bụi đất".(Stk 3,...19). Sự chết xuất hiện và đó là án phạt đời đời trên dòng dõi con người.
Thế nhưng; Thiên Chúa luôn là Thiên Chúa "chậm giận và giàu tình thương".  Trải qua bao thế hệ; tình yêu thương đó đã được biểu lộ qua việc Thiên Chúa đã "Ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời" (Ga 3,16). Người Con đó chính là Đức Giêsu "đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta".
Ba mươi ba năm cư ngụ giữa con người. Và sau ba mươi năm sống ẩn dật ở Nazaret.  Đức Giêsu bắt đầu "đi khắp Galile giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời" (Mt 4,23).
"Tin Mừng Nước Trời" chính là Tin Mừng của tình yêu thương; của lòng bao dung và của sự tha thứ mà Thiên Chúa - qua Đức Giêsu - Người muốn loan báo đến khắp muôn dân...
"Tin Mừng Nước Trời" còn là một tin vui. Vui vì "Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ". (Ga 3, 17).
Tin Mừng Nước Trời hay cũng gọi là Tin Mừng Nước Thiên Chúa; không chỉ được loan báo; rao giảng và dành riêng cho Galile... cho Caphanaum hay cho Gierusalem. Cũng không phải là "chỉ-dành-cho-một-ít-người" như nhận định của một cư dân nơi ngôi làng mà Đức Giêsu đi ngang qua nhân cuộc hành trình lên Gierusalem.
Chuyện được kể lại rằng : Nhân dịp "Đức Giêsu đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy. Có kẻ hỏi Người : Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không ?"(Lc 13,23)...
Một câu hỏi thật kỳ lạ ! Đối với Đức Giêsu; vấn đề không phải là "số lượng" nhưng là "chất lượng". Là lời mời gọi thiết tha : "Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần". Là sự kêu gọi khẩn thiết : "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng" (Mc 1, 15).
Nước-Thiên-Chúa không dành riêng cho một ai. Tất cả mọi người - theo lời Đức Giêsu nói : "từ đông tây nam bắc (đều có thể) đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa" (Lc 13,29). 
Vấn đề là phải nổ lực : "Chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào" (Lc 13, 24).


một chút tâm tình...
 
"Cửa hẹp" mà Đức Giêsu nói ở đây không phải là cánh-cửa-làm-bằng-vật-chất. "Cửa hẹp" mà Đức Giêsu muốn nói đến chính là cách sống và lối sống của một công dân Nước Trời. Bởi vì Nước Thiên Chúa không hạn hẹp ở nơi chốn, nhưng còn là một trạng-thái-sống. 
Cửa hẹp đó chính là tình yêu thương "hãy yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em"(Lc 6,27).
Cửa hẹp đó chính là sự tha thứ; tha đến "bảy mươi lần bảy" (Mt 18,22). Cửa hẹp đó còn là phong cách phục vụ "đến không phải để người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ"(Mt 20,28).
Nói tắt một lời "cửa hẹp" chính là sự "từ bỏ chính mình".  
một phút suy tư...  
"Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào". Đây là một lệnh truyền. Và phải chăng; cũng là lệnh truyền cho chúng ta hôm nay !!!  
Đúng vậy. Không có cửa nào khác. Không có cửa hông; cũng chẳng có cửa hậu. Chỉ có một cửa duy nhất mà thôi. Đó chính là "cửa hẹp". Cánh cửa mà Đức Giêsu đã nói rằng; sẽ "đưa đến sự sống"(Mt 7,...14).
Thật ra; Đức Giêsu; Ngài đã lãnh ấn tiên phong, đi qua "cửa hẹp". Đó chính là "cánh cửa Mầu Nhiệm Vượt Qua". Là cái chết nhục thân trên đồi Canvê và sự phục sinh vinh hiển của Người.
Tông đồ Phaolô đã mô tả "cánh cửa hẹp" mà Đức Giêsu đã phải đi qua thê thảm biết chừng nào : "Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa; mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa... Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự" (Pl 2, 6-8). 
Sự kết hiệp mật thiết với Đức Giêsu trong "Bàn Tiệc Thánh Thể" và thực thi những lời giảng dạy của Ngài qua phần "Phụng vụ Lời Chúa" chính là tiềm lực giúp chúng ta đủ sức "chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào".   
Thế nhưng, nếu sự kết hợp đó không tác-động-lên-nếp-sống-của-chúng-ta và không-biến-đổi-cuộc-sống-tâm-linh-của-chúng-ta...  Nói theo cách mà Đức Giêsu đã nói với ông Nicôđemo rằng : "Nếu không được tái sinh một lần nữa bởi ơn trên... Thật, tôi bảo thật : không ai có thể vào NƯỚC THIÊN CHÚA" (Ga 3,3)....
Thật vậy; nếu không tác động và không biến đổi con người chúng ta, thì hãy coi chừng ! Dẫu cho chúng ta đã là một Kitô hữu. Dẫu cho chúng ta "đã từng được ăn uống (Mình và Máu Thánh) trước mặt Ngài, và Ngài - (qua các Linh Mục) - đã từng giảng dạy (trong các nhà thờ) của chúng ta". Vâng, rất có thể chúng ta sẽ bị Thầy Giêsu xua đuổi vào ngày sau hết; rằng "cút đi cho khuất mắt ta" (Lc 13, 27). 
Vâng, phải được "tái sinh bởi nước và Thần Khí". Có như thế "Cửa Vào Thiên Đàng" mới rộng mở. Và chúng ta mới được diễm phúc đồng bàn với "Apraham, Isaac và Giacop cùng tất cả các ngôn sứ... trong Nước Thiên Chúa' (Lc 13, 28).
             petrus.tran     
                        

LỚP 1961(CPS) VÀ NHỮNG NẺO ĐƯỜNG ĐỜI !

Nhìn lại hình ảnh XƯA và NAY qua Lop-TD61.pps
để nhận ra :


- bàn tay KỲ DIỆU của THIÊN CHÚA trong cuộc đời mỗi con người !

- Những vất vả khó nhọc trong việc đào tạo một LINH MỤC !


- thành quả của ĐÀO TẠO :những đóng góp cho cuộc sống ở những môi trường khác nhau !


"Ngẫm hay muôn sự tại TRỜI,
TRỜI kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao...."

KIỀU



(PPS do A.DOMINIQUE CẢNH -CPS L.61 hiện ở Mỹ -thực hiện)

XIN VUI LÒNG MỞ ATTACHMENT :HAY LẮM !!!

(Có nhạc nền )

Attachment: Lop-TD61.pps

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

CỔ VẬT CPS (LỚP 1959) !!!




Bộ hình cũ rất hiếm A.NGUYỄN TRỌNG ĐA Lớp 59 còn giữ được !
Đã 51 năm,vật đổi sao dời!
Tình CPS vẫn còn đó !
Chúng mình sống với nhau từ nhỏ đến lớn là thế !
Làm sao không quý mến nhau cho được !
Xin xem thêm ở ALBUM THỦ Đức Xưa và ALBUM GIA ĐÌNH KTX ngày nào !
Anh Em nào còn hình cũ mau đem giao nộp cho bà con cùng chiêm ngưỡng nha !

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

VUI VỚI CHA XỨ !




Cha xứ trổ tài trượt ván ! Đem niềm vui cho mọi người !
VIDEO do A.ĐA cung cấp !
XIN TẢI LINK sau đây :

http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2010/08/3BA1F4DF/page_2.asp

DUYÊN TRỜI !!!

Ngày 16/08/2010,Dòng DON BOSCO VN có 11 Thầy Khấn trọn đời .
Lễ Khấn tổ chức tạo Dòng DON BOSCO Xuân hiệp ,Thủ đức.
Có 02 Khấn sinh(KS) là CON EM CPS :
- AN TÔN TRẦN BẢO DUY NHÂN :Cháu ruột AN TÂM (H.2)
- GIUSE NGUYỄN BẢO THÔI :Em út của AC NGUYỄN XUÂN PHONG L.69,Hố nai(H.3)
-AT được vinh dự thay mặt Phụ huynh của 11 KS nói lời "TRI ÂN"!(H.1)
XIN ANH CHỊ EM hiệp lời Tạ Ơn Chúa và cầu nguyện cho các KS được trung thành với Lời Tuyên khấn để Vinh Danh Chúa và mưu ích cho nhiều người !



LỜI TRONG ĐÁY TIM !!!


TÌNH YÊU CHÚA GIÊSU

Nếu không bao giờ bạn bị đau,
            làm sao bạn biết được Ta là Đấng Chữa lành? 


làm sao bạn biết rằng Ta là Đấng Giải thoát?

           làm sao bạn có thể tự gọi mình là người thắng   
                                      vượt  được? 

làm sao bạn có thể biết Ta là Đấng Ủi an?

 làm sao bạn biết rằng Ta là Đấng Tha thứ?

Nếu bạn biết tất cả,
làm sao bạn biết rằng Ta sẽ trả lời các câu hỏi của bạn?

Nếu bạn không bao giờ gặp rối ren,
làm sao bạn biết rằng Ta sẽ đến cứu giúp bạn?

làm sao bạn biết rằng Ta có thể hàn gắn bạn được?

làm sao bạn biết rằng Ta có thể giải quyết được?

làm sao bạn biết rằng Ta đã trải qua nó rồi?

làm sao bạn có thể trở nên tinh trong được?

Nếu Ta ban cho bạn mọi sự,
làm sao bạn có thể yêu thích chúng hết được?

làm sao bạn có thể biết rằng Ta yêu bạn?

làm sao bạn có thể học tùy thuộc vào Ta được?