Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Xuân Giáo hội : tượng đức Mẹ lớn nhất thế giới tại Bolivia


Khai trương tượng Đức Mẹ lớn nhất thế giới ...
Trần Mạnh Trác2/4/2013(VietCatholic)




Thành phố Oruro, Bolivia vừa khai trương một bức tượng đức Mẹ lớn nhất thế giới vào tối thứ Sáu ngày 1 tháng 2 vừa qua để vừa đánh dấu ngày đầu cuả muà lễ hội Carnaval de Oruro, là một lễ hội được UNESCO xếp vào hàng di sản cuả nhân loại từ năm 2001, và đồng thời cũng trùng hợp với lễ tôn vinh 'Đức Trinh Nữ cuả hầm mỏ' (Virgen del Socavon (Virgin of the Mineshaft)) vào ngày thứ bảy sau đó.

Dựng trên đỉnh núi cao 12.000 foot (3.657km), bức tượng là một tác phẩm điêu khắc cao hơn tượng Chúa Kitô nổi tiếng ở Rio de Janeiro 22 feet (6.7m), do điêu khắc gia Rolando Rocha thực hiện, chi phí xây dựng lên đến 1.2 triệu USD. Trong dịp này ông Rocha đã cho biết bức tượng không chỉ là "một di tích của kỹ thuật và nghệ thuật," mà còn "là một hành động của đức tin làm tăng cường truyền thống của chúng tôi."

Oruro là một thành phố khai thác quặng mỏ với 250 ngàn cư dân, nằm sâu trong dẫy núi Andean cuả Nam Mỹ. Trong nhiều thế kỷ nó đã từng cạnh tranh ráo riết về mầu sắc văn hoá và tầm cỡ lễ hội với đối thủ Rio de Janeiro của Brazil. Bây giờ Oruro muốn làm bàn với một bức tượng Đức Mẹ khổng lồ cao hơn cả bức tượng nổi tiếng Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc.


Bức tượng được tạc theo kiểu mẫu cuả một bức tượng gốc lưu giữ tại nhà thờ chính toà cuả giáo phận ở thành phố Oruro.

Trong không khí nhộn nhịp cuả muà lễ hội Carnaval de Oruro, người ta cũng không quên thực hiện một điệu muá để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria. Hơn 30.000 người với trang phục lộng lẫy đã nhảy muá với đoàn rước kiệu qua các đường phố, dưới tiếng đồng loa inh ỏi cuả nhiều ban nhạc tranh tài với nhau.

Tổng thống Evo Morales, từng là một một nhạc sĩ ở Oruro trong lúc còn trẻ, cũng đến tham dự và Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cũng gửi một thông điệp ban phước lành toà 


 Một đền thờ Công giáo phá kỷ lục số người viếng thăm trong năm 2012

Đền Đức Mẹ Aparecida gần Sao Paulo, Brazil vốn dĩ đã là một trong các đền thờ bên ngoài Vatican được nhiều người viếng thăm nhất. Tuy nhiên, số người đến thăm đền thờ đã đạt đến một kỷ lục chưa từng thấy trong năm 2012.

Theo Hội đồng Giám Mục Brazil, 11,114,639 người đã đến thăm Đền Thánh Đức Mẹ trong năm 2012, vượt hơn số lượt người của năm trước gần 215,000 người.

Ngoài Rôma, chỉ có Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe ở Mexico City vượt qua con số trên, với khoảng 20 triệu người đến viếng. Trong khi đó, Đền thờ Đức Mẹ Lộ Đức có khoảng 6 triệu người đến viếng mỗi năm.


 Gần 9 triệu người Phi Luật Tân tham gia cuộc rước kiệu tượng Chúa Vác Thánh Giá

Chính quyền địa phương của thủ đô Manila nói rằng cuộc rước kiệu tượng Chúa vác thánh giá hôm 9 tháng Giêng đã diễn tiến tốt đẹp mà không có bất kỳ chuyện đáng tiếc nào. 9 triệu người đã tham dự vào biến cố này, tức là vượt qua số người tham dự cuộc lễ năm ngoái gần 1 triệu người.

Hàng triệu người đã đổ xô đến các đường phố Manila để tham gia cuộc rước kiệu tượng Chúa Nadarét Đen, một bức tượng gỗ xám mô tả Chúa Giêsu đang vác cây thánh giá.

Trong cuộc rước kiệu, đông đảo anh chị em tín hữu đã tìm cách để hôn hoặc sờ tay vào bức tượng.

Theo lịch sử tượng này, một linh mục đã mua bức tượng Chúa Nadarét ở Mexico vào thế kỷ 17. Trên chuyến tàu về Phi Luật Tân, tượng bị cháy, nhưng thay vì bị thiêu cháy vụn, tượng chỉ đổi qua màu xám tối hơn mà thôi.

Tượng Chúa Nadarét Đen, được người mộ đạo gọi bằng tiếng Tây Ban Nha là Nuestro Padre Jesús Nazareno. Tiếng Tagalog ở Phi Luật Tân gọi là “Poong itim na Nazareno” là một tượng gỗ màu tối xám, lớn bằng người thật, của Chúa Giêsu Kitô vác thập giá trong cuộc khổ nạn và đau khổ của Chúa. Nhiều người Phi Luật Tân cho hay là đã nhận được phép lạ từ tượng này.

Nguyên thủy bức tượng có màu sáng hơn, nhưng tương truyền rằng tượng đã được đổi qua màu tối xám, sau khi bức tượng sống sót từ một vụ cháy thuyền buồm khi đang trên đường từ thành Acapulco thuộc Mexico đến Phi Luật Tân. Bức tượng hiện đang được lưu giữ trong Tiểu Vương Cung Thánh Đường Chúa Kitô Thành Nadarét ở quận Quiapo, Manila, Phi Luật Tân, nơi tượng được tôn kính mỗi ngày thứ Sáu với một tuần cửu nhật và các Thánh Lễ.

Việc tôn kính tượng Chúa Nadarét Đen được bắt nguồn từ người Phi Luật Tân là dân tộc tự đồng hóa mình với cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu Kitô. Nhiều người sùng kính tượng Chúa Nadarét Đen cho rằng, sự nghèo đói và những vật lộn kiếm miếng ăn hàng ngày của họ liên hệ đến Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, được bức tượng diễn tả. Vị thánh bổn mạng của Tiểu Vương Cung Thánh Đường là thánh Gioan Tẩy Giả, nhưng tượng Chúa Nadarét xem ra nổi tiếng hơn. Các tín hữu tỏ lòng tôn kính với bức tượng ở phần cuối của mỗi Thánh lễ trong đền thờ, bằng cách vỗ tay của họ.

Đức Thánh Cha Innôcentê 10 đã phê duyệt việc tôn kính bức tượng vào năm 1650 và cho thành lập Huynh đoàn Chúa Giêsu Nadarét Chí Thánh. Đức Thánh Cha Piô Đệ Thất đã ban phép lành Tòa Thánh cho tượng vào năm 1880, và ban ơn toàn xá cho những người cầu nguyện đạo đức trước bức tượng.

Tượng Chúa Nadarét Đen được rước kiệu công khai vào ba dịp trong năm: Ngày đầu năm mới, Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, và ngày 9 tháng Giêng, khi tuần cửu nhật đầu tiên được bắt đầu tượng được cung hiến tại Vương Cung Thánh Đường. Sự kiện lôi cuốn hàng triệu tín hữu đứng đông đảo dọc các con đường rước kiệu ở Trung Tâm Manila.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét