Thí nghiệm tâm lý bộc lộ sự xấu xa của con người
CPS.SIMONE HÒA gửi
Lời giải cho việc tại sao chúng ta trở nên vô cảm và làm điều ác...
Người xưa từng nói “nhân chi sơ, tính bản thiện”, tức ai sinh ra cũng đều
là người tốt. Tuy nhiên trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp những câu chuyện
thương tâm về sự vô cảm hay hành động mất nhân tính.
Để hiều hơn về vấn đề này, các nhà tâm lý học đã thực hiện những thí nghiệm để biết được trong điều kiện nào, con người dễ bộc lộ những điều xấu ở chính mình.
Để hiều hơn về vấn đề này, các nhà tâm lý học đã thực hiện những thí nghiệm để biết được trong điều kiện nào, con người dễ bộc lộ những điều xấu ở chính mình.
1. Tâm lý đám đông
Tâm lý đám đông là hiện tượng con người nói theo hoặc bắt chước hành động
của những người xung quanh. Vào thập niên 1950, nhà tâm lý học Solomon Asch đã
tiến hành một thí nghiệm thú vị về hiện tượng này.
Câu trả lời
của người tình nguyện viên bị ảnh hưởng bởi các "diễn viên" ngồi bên
cạnh.
Ông yêu cầu một nam sinh viên cùng những người bạn của anh ta bước vào một
căn phòng và trả lời các câu hỏi đơn giản. Người tham gia thử nghiệm không hề
biết rằng, Asch sẽ ra hiệu cho tất cả những sinh viên khác thỉnh thoảng cùng đưa
ra các đáp án sai cho một câu hỏi tưởng chừng rất dễ.
Kết quả thật bất ngờ, những người sinh viên tham gia thí nghiệm đã trả lời
sai 1/3 số câu hỏi, trong khi cùng bộ câu hỏi ấy, những người không ở trong “căn
phòng diễn viên” chỉ làm sai với tỉ lệ 1/35.
2. Thờ ơ với bất hạnh
Ngày nay, nhiều người cho rằng, “Lòng tốt trở thành thứ xa xỉ khi cuộc sống
trở nên quá gấp gáp”. Để chứng minh câu nói này, hai nhà khoa học John Darley và
C. Daniel Batson đã dàn dựng một thí nghiệm thú vị.
Thí nghiệm còn có tên gọi "Người
Samaritan tốt bụng", dựa theo một câu chuyện trong Kinh Thánh.
Họ tuyển hai nhóm sinh viên tham gia một bài trắc nghiệm rồi yêu cầu họ đi
bộ sang khu nhà khác để làm tiếp phần hai. Trên đường đi, một diễn viên sẽ đóng
vai người ốm nặng nằm trên phố.
Những thành viên của nhóm 1 được yêu cầu sang ngay toà nhà kia vì đã bị muộn giờ, còn nhóm 2 được nói rằng, họ vẫn còn thời gian.
Những thành viên của nhóm 1 được yêu cầu sang ngay toà nhà kia vì đã bị muộn giờ, còn nhóm 2 được nói rằng, họ vẫn còn thời gian.
Khi vội vã, chúng ta ít giúp đỡ người
khác hơn.
Kết quả là chỉ có 10% những người ở nhóm 1 dừng lại và giúp đỡ “người bệnh”
còn nhóm 2 thì tỉ lệ này là 40%.
3. Hiệu ứng người ngoài
cuộc
Năm 1968, hai nhà khoa học John Darley và Bibb Latané yêu cầu một nữ diễn
viên thể hiện sự đau đớn trong một căn phòng với các tình nguyện viên tham gia
thí nghiệm.
Họ nhận thấy một sự điều kì lạ: phòng càng đông người thì số lần người phụ nữ nhận được sự giúp đỡ càng ít đi.
Họ nhận thấy một sự điều kì lạ: phòng càng đông người thì số lần người phụ nữ nhận được sự giúp đỡ càng ít đi.
Sự thờ ơ với một người vô gia cư trên
phố.
Hiện tượng trên được biết đến với tên gọi “hiệu ứng người ngoài cuộc” trong
tâm lý học. Khi có người bị nạn, những người chứng kiến có ý nghĩ “ai đó sẽ giúp
chứ không phải tôi”.
"Hiệu ứng người ngoài cuộc" được ghi
nhận ở tại khắp nơi trên thế giới.
4. Thí nghiệm nhà tù
Năm 1971, 24 nam sinh viên của ĐH Stanford (Mỹ) tham gia một cuộc thử
nghiệm mà trong đó họ đóng vai những tù nhân và người cai ngục. Mục đích của thí
nghiệm nhằm tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý những vụ lộn xộn trong nhà giam.
Một hình ảnh mô phỏng về thí nghiệm
"Nhà tù Stanford".
Trong thí nghiệm này, 12 tình nguyện viên đóng vai cai ngục được phép sử
dụng những biện pháp ngược đãi tinh thần của các “tù nhân”. Sự việc đi quá xa
đến mức 2 sinh viên đã phải bỏ cuộc sớm và thí nghiệm phải dừng lại sau 6 ngày.
Kết quả thật kinh ngạc, 1/3 số cai tù xuất hiện hội chứng “buồn chán”, một người mắc bệnh thần kinh nói năng lảm nhảm và hầu hết những người trong cuộc cảm thấy bị bệnh tâm thần quá nặng. Họ có cảm giác như mình giống binh lính của Hitler.
Kết quả thật kinh ngạc, 1/3 số cai tù xuất hiện hội chứng “buồn chán”, một người mắc bệnh thần kinh nói năng lảm nhảm và hầu hết những người trong cuộc cảm thấy bị bệnh tâm thần quá nặng. Họ có cảm giác như mình giống binh lính của Hitler.
5. Thí nghiệm tra tấn sốc điện
Stanley Milgram là một trong những nhà tâm lý học hàng đầu người Mỹ và nổi
tiếng với thí nghiệm “sốc điện” của ông.
Người bị sốc điện trong thí nghiệm nổi
tiếng của Milgram.
Trong cuộc thử nghiệm, các tính nguyện viên đóng vai một “giáo viên” đặt ra
những câu hỏi cho “sinh viên”. Nếu sinh viên này trả lời sai, người giám sát thí
nghiệm yêu cầu “giáo viên” phải phạt anh ta bằng cách nhấn các nút gây sốc điện
với cường độ lớn dần, cao nhất lên đến 450 volt.
Những “giáo viên” tham gia thử nghiệm được yêu cầu không được ngừng tra tấn, mặc dù họ thấy người "sinh viên" phải chịu sự khổ sở cùng cực.
Những “giáo viên” tham gia thử nghiệm được yêu cầu không được ngừng tra tấn, mặc dù họ thấy người "sinh viên" phải chịu sự khổ sở cùng cực.
Đa số những tình nguyện viên đã chọn
mức sốc điện cao nhất khi bị yêu cầu.
Thí nghiệm của Milgram đã hứng chịu không ít chỉ trích và phê phán. Thực
ra, người “sinh viên” bị giật điện chỉ là một diễn viên giả vờ đau đớn mà
thôi.
Trước khi thực hiện thí nghiệm, người ta dự đoán sẽ dưới 3% các tình nguyện
viên dám bấm nút 450 volt khi người giám sát ra lệnh. Nhưng thực tế, đã có 26
trên tổng số 40 người bấm nút tra tấn cực đại (tỉ lệ lên đến 65%).
Milgram giải thích, nếu con người bị
đặt vào những tình huống phải chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, họ có thể làm
những điều đi ngược lại niềm tin đạo đức của chính họ dù không hề
muốn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét