(VTC News) - Cứ tưởng lũ rút dần, đê bao được va cố sẽ bảo vệ được những cánh đồng nhưng lại có gần 2.000ha lúa tiếp tục bị nhấn chìm ở Đồng Tháp.
Trao đổi với phóng viên sáng 4/10, ông Mai Văn Xuyên - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp cho biết huyện giáp ranh biên giới Campuchia này đã không ngăn được lũ dữ phá vỡ đê ở xã Thông Bình.
Nước đổ như thác vào ruộng nhấn chìm khoảng 800ha lúa 40 ngày tuổi cùng nhiều hoa màu. Hai tuyến đê bao bảo vệ thị trấn Sa Rài cũng đang có nguy cơ vỡ tiếp nên ngành nông nghiệp huyện Tân Hồng đang huy động lực lượng cùng cơ giới tham gia bảo vệ tuyến đê quan trọng này. Lũ dữ ở Đồng Tháp đã nhấn chìm gần 2.000ha lúa ở Đồng Tháp. Ảnh: Diễm Hằng Theo ông Nguyễn Văn Dương - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, hiện toàn tỉnh còn hơn 20.000ha lúa nằm trong đê, bằng mọi giá phải bảo vệ cho bằng được diện tích lúa quan trọng này. Đến ngày 4/10 số nhà bị ngập lũ tăng từ 5.555 căn lên có trên 8.300 căn, 1.885ha lúa mất trắng, 1.100ha cây ăn thiệt hại hoàn toàn.
Ngành giáo dục tỉnh Đồng Tháp đã cho 7.761 lớp tại 443 điểm trường nghỉ học tránh lũ khoảng hai tuần. Bên phía An Giang, đến nay lũ đã làm ngập trên 200 km đường giao thông, sạt lở 14.000m2 đất bờ sông, 21 cụm tuyến dân cư bị sạt lở cùng với các tuyến đê bị vỡ đã làm 14.176 căn nhà bị ngập, xiêu vẹo do nước lũ, trên 1.600 hộ cần hỗ trợ lương thực khẩn cấp.
Diện tích lúa thu đông bị ngập 160 ha, mất trắng 3.883 ha, gặt ép 25 ha; diện tích lúa bị đe dọa 66.000 ha; hoa màu ngập 21 ha, mất trắng 186 ha, gặt ép 6 ha. Làm việc với hai địa phương vùng lũ vào ngày 3/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải lưu ý địa phương phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác trước diễn biến khó lường do mưa lũ, đặc biệt là khi cơn bão số 6 đang đổ bộ vào Việt Nam.
Phó Thủ tướng đề nghị An Giang tiếp tục di dời các hộ dân có nhà bị ngập, chuyển dân vùng ven sông, kênh rạch có nguy cơ sạt lở; duy trì điểm giữ trẻ bởi đây là mô hình tốt cần nhân rộng. Cùng với việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, địa phương cần tiếp tục bơm rút nước, cứu diện tích lúa bị ngập có thể khôi phục, Phó Thủ tướng yêu cầu địa phương nắm chắc tình hình dự báo thời tiết, thủy văn để theo sát diễn biến; đối với 2 đập Tha La, Trà Sư khi đóng mở phải kiểm tra cẩn thận. Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tiếp tục hỗ trợ An Giang bảo vệ vững chắc các tuyến đê bao trên địa bàn toàn tỉnh.
Mất trắng hàng chục ngàn ha lúa!!! Thật đau lòng!!! Nhìn nước đục ngầu những con sông trên Tây nguyên đang dâng cao mà chạnh nghĩ đến mực nước vùng ĐBSCL sẽ còn phải dâng cao hơn trong những ngày sắp tới!!!
VN ngập tràn khốn khó điêu linh khi bước vào mùa mưa lũ, đa số dân nghèo khổ gánh chịu nặng nhất! Thật quá đau lòng!
Trả lờiXóaVậy là vỡ đê bao rồi !!!
Trả lờiXóa(VTC News) - Cứ tưởng lũ rút dần, đê bao được va cố sẽ bảo vệ được những cánh đồng nhưng lại có gần 2.000ha lúa tiếp tục bị nhấn chìm ở Đồng Tháp.
Trao đổi với phóng viên sáng 4/10, ông Mai Văn Xuyên - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp cho biết huyện giáp ranh biên giới Campuchia này đã không ngăn được lũ dữ phá vỡ đê ở xã Thông Bình.
Nước đổ như thác vào ruộng nhấn chìm khoảng 800ha lúa 40 ngày tuổi cùng nhiều hoa màu. Hai tuyến đê bao bảo vệ thị trấn Sa Rài cũng đang có nguy cơ vỡ tiếp nên ngành nông nghiệp huyện Tân Hồng đang huy động lực lượng cùng cơ giới tham gia bảo vệ tuyến đê quan trọng này.
Lũ dữ ở Đồng Tháp đã nhấn chìm gần 2.000ha lúa ở Đồng Tháp. Ảnh: Diễm Hằng
Theo ông Nguyễn Văn Dương - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, hiện toàn tỉnh còn hơn 20.000ha lúa nằm trong đê, bằng mọi giá phải bảo vệ cho bằng được diện tích lúa quan trọng này. Đến ngày 4/10 số nhà bị ngập lũ tăng từ 5.555 căn lên có trên 8.300 căn, 1.885ha lúa mất trắng, 1.100ha cây ăn thiệt hại hoàn toàn.
Ngành giáo dục tỉnh Đồng Tháp đã cho 7.761 lớp tại 443 điểm trường nghỉ học tránh lũ khoảng hai tuần. Bên phía An Giang, đến nay lũ đã làm ngập trên 200 km đường giao thông, sạt lở 14.000m2 đất bờ sông, 21 cụm tuyến dân cư bị sạt lở cùng với các tuyến đê bị vỡ đã làm 14.176 căn nhà bị ngập, xiêu vẹo do nước lũ, trên 1.600 hộ cần hỗ trợ lương thực khẩn cấp.
Diện tích lúa thu đông bị ngập 160 ha, mất trắng 3.883 ha, gặt ép 25 ha; diện tích lúa bị đe dọa 66.000 ha; hoa màu ngập 21 ha, mất trắng 186 ha, gặt ép 6 ha. Làm việc với hai địa phương vùng lũ vào ngày 3/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải lưu ý địa phương phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác trước diễn biến khó lường do mưa lũ, đặc biệt là khi cơn bão số 6 đang đổ bộ vào Việt Nam.
Phó Thủ tướng đề nghị An Giang tiếp tục di dời các hộ dân có nhà bị ngập, chuyển dân vùng ven sông, kênh rạch có nguy cơ sạt lở; duy trì điểm giữ trẻ bởi đây là mô hình tốt cần nhân rộng. Cùng với việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, địa phương cần tiếp tục bơm rút nước, cứu diện tích lúa bị ngập có thể khôi phục, Phó Thủ tướng yêu cầu địa phương nắm chắc tình hình dự báo thời tiết, thủy văn để theo sát diễn biến; đối với 2 đập Tha La, Trà Sư khi đóng mở phải kiểm tra cẩn thận. Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tiếp tục hỗ trợ An Giang bảo vệ vững chắc các tuyến đê bao trên địa bàn toàn tỉnh.
Diễm Hằng
Mất trắng hàng chục ngàn ha lúa!!! Thật đau lòng!!!
Trả lờiXóaNhìn nước đục ngầu những con sông trên Tây nguyên đang dâng cao mà chạnh nghĩ đến mực nước vùng ĐBSCL sẽ còn phải dâng cao hơn trong những ngày sắp tới!!!