Những cây mang số 6, 8, 9, 13 và 18 [tính từ trên xuống] khá độc đáo.
Những cây còn lại theo cái nhìn chủ quan của CB thì .... có lẽ chủ nhân của chúng là người thích chơi hoa hơn là ngưòi trồng Bonsai khi họ vi phạm 1 nguyên lý căn bản của nghệ thuật trồng "Bonsai".
Cây Bonsai phải để lộ "dáng với tuyệt đại đa số các nhánh , cành cong queo, cằn cỗi để lộ sự dày vò của khí hậu , thời tiết ... tượng trưng cho sự phấn đấu với ngoại cảnh của chủ nhân để trường tồn.
Nhưng thôi, phải xin lỗi Akéla, CPS Nguyễn Trọng Đa (VN) và A. HỒ XINH (Mỹ) về cái nhìn quá khắt khe và cổ lỗ xĩ của CB.
Nhận xét của Bác tốt quá ! Chơi BONSAI là cả một triết lý sống ; mỗi cây BONSAI thể hiện một tâm tư tình cảm của con người ! Tuy nhiên, chủ đề của Bài viết là BONSAI NỞ RỘ (tạm dịch) ,do vậy,tác giả bài viết lựa những cây trổ hoa xum xuê ; có lẽ cũng có triết lý sống theo ý đồ của tác giả chăng : trong gian khó vẫn đơm hoa tràn đầy (?)
Ồ! "Bonsai Nở Rộ ?" Lạ quá ! Nếu đây là 1 " trường phái " mới về Bonsai từ các xứ phồn thịnh Pháp , Mỹ thì CB mỗ không được biết. hihihi
Từ 1975 đến 1980 vì nghề sinh nhai nên CB phải đại diện vườn Lan đi dự các buổi triển lãm và thi hoa Lan, trong đó có cả triển lãm và thi "Bonsai". Não lòng vì cả hai lãnh vực bị phá sản tối đa nên CB đã quay ra kiếm sống bằng nghề khác.
Cho đến 1972 thì các cuộc thi Lan dù có bao nhiều cây dự thí thì cũng chỉ có 4 giải thưởng Xuất Sắc Ngoại Hạng [Grand Champion] , Giải Nhất [1st Place], Giải nhì [2nd Place] và Giải Ba [3rd Place] Nhưng kể từ 1976 thì ôi thôi , nếu có khoảng 1000 cây tham dự thì có trên 250 giải thưởng. Giải thưởng được phát ra như gỉai dút !
Ngoài Giải Xuất Sắc Ngoại Hạng , Giải Đẹp từ Nhắt đến Ba cho từng loại giống Lan , còn có 3 Giải từ Nhất đến Ba cho các loại cây Kỳ Khôi, Xấu và Yếu … cho tứng loại Lan... thấy quá quái đản , CB hỏi BTC thì được trả lời rằng nếu không cho giải TÙM LUM thì sẽ ít người ghi danh , đem Lan đi thi và sẽ có ít người mua vé vào xem! Thì ra nghệ thuật đã bị đồng tiền chế ngự !
Về phần Bonsai thì không còn những cây thể hiện 1 tâm tư riêng của chủ nhân nữa vì 1 cây như vậy thường đòi hỏi sự uốn nắn từ 15 đến 25 năm ! Mà CB thấy xuất hiện quá nhiều những "cây bị tra tấn" ! Chúng được trồng trong nhà kiếng thật nóng khoàng 45 độ “C” với ẩm độ từ 120 đến 140% , được cho "ăn bội thực", trong vòng 1.5 đến 2 năm, sau đó được các tay "BS thẩm mỹ cây" cưa, chặt, tỉa rồi uốn nắn bằng giây đồng , cho dưỡng từ nửa năm đến 1 năm rưỡi là đem ra thi và bán. Vết thẹo đầy mình , các giây đồng xiết quá chặt để lại các vết ngấn trên thân , cành , có giây bị gỗ mọc bao luôn rút ra không được… đã bị cắt và còn lộ đầu giây xuyên qua thân, cành ! Những cành dài bị cắt đứt ngọt sớt.
Nhìn chúng CB liên tưởng đến những phế bình từng tham gia Đệ I, Đệ I|I Thế Chiến, Chiến Tranh Triều Tiên và Chiến Tranh VN về trên mình mang đầy những vết sẹo cũ , mới, chỗ thì bị cụt cánh tay , chỗ thì mất bàn chân , chỗ thì bị thắt chặn lại rồi lòi ra 1 khúc như người bị xiết cổ, lưỡi đong đưa xuống đât !
Ôi sao khủng khiếp quá !
Mấy năm gần đây mỗi lần đi dự các lễ lớn bên Chùa hay Nhà Thờ , CB đã phải đi qua "chín tầng địa ngục" vườn cây bonsai của 1 số tu sĩ cả hai bên Phật và Chúa , trước khi vào đưọc Chánh Điện hay Nhà Thờ chính !
Không hiều những tu sĩ này tu đến độ nào rồi mà nỡ tâm hành hạ các cây quá đỗi để trưng diện cho nơi thờ phụng ! Hay họ muốn dùng chúng để đe Giáo Dân và Phật Tử ???
Nghệ thuật trống Bonsai là uốn nắn mà không gây thương tích , chứ nào phải tùng sẻo để tạo "vẻ đẹp". Vẫn biết là có lúc người ta buộc phải cắt bỏ 1 vài cành vì chúng mọc không đúng chỗ -thường là những cây đã già , sưu tầm từ vườn bán cây hay ngoài thiên nhiên. Tuy nhiên khi cắt phải dùng 1 loại kìm đặc biệt , lưỡi cong cánh cung , thật bén , để tạo 1 lỗ hoẵm vừa phải . Sau đó võ cây sẽ nổi sùi , mọc đắp lên lỗ hoẵm; đợi vỏ cây gìa cứng từ 2 đến 3 năm thì phải dũa cho chỗ đó trông thật tự nhiên, thường phải dũa đi dữa lại đôi ba lần , tổng cộng mất từ 6 đến 10 năm thì chỗ đó mới trông hoàn toàn tự nhiên.
Cây phải có dáng kiên cường , uy dũng , dù là cong qua uốn lại và ….. không quá mầu mỡ, phì nhiêu.
Nhưng đó là nghệ thuậ Bonsai, cây kiểng cổ ; chiều cao hay tàn cây không bao giờ quá 60 cm .
Bây giờ mấy đại gia VN còn đua nhau chơi những cây bonsai “đại thụ” cao từ 2 tới 4 thước ! Những cây đó là cây làm cảnh , không phải và khôn thể gọi là Bonsai hay cây Kiểng!
Quả là văn hóa ngày nay đổi nhanh quá ; CB theo theo không kịp, Akéla à.
Không dám Không dám ! Chỉ là CB muốn chia sẻ cái quan niệm cổ về Bonsai trước khi nó bị lối nhìn "triến bộ" của kinh tế thị trường "đại gia" diệt mất .
Thiệt tình Em là "người ngoại đạo" về cái dụ này ! Chỉ cảm nhận là đẹp,thế thôi ! Qua trình bày của Lão Bá ...mới biết thêm nhiều điều.Mà cũng phải công nhận phần COM của Lão Bá thât kỳ công !
Tôi tập chơi Bonsai từ thập niên 60. Khi ra đi năm 1975 , đành để lại 1 chậu tương đối ưng ý.
Sang tới đây mất công trên 15 năm mới làm được 1 chậu Lựu kiểng , gốc bằng cái đũa, cao 12 cm khá đẹp, hằng năm ra chừng 3 đến 5 quả nhỏ bằng 2/3 trái ping pong. Năm đó tôi có việc đi xa, ở nhà bị mưa đá... khi về thì đúa con tinh thần đã bị "luộc", chết vì gía lạnh ! Từ đó tới giờ chưa làm lại được cây nào ưng ý Akéla ơi.
Khi đó, cách đây khoảng 20 năm bác có chụp hình nó cạnh bàn tay của con gái! Nó thấp hơn bàn tay cô con gái lúc đó khoảng 12 tuổi! Khi nào tìm lại được tấm hình thì bác se post lên chơi.
Bác nhớ post lên nhé, con thích chiêm ngưỡng những gì được tạo ra một cách công phu và tâm huyết để hiểu biết thêm về xung quanh. Cám ơn đóa quỳnh hương của bác.
sao chả có hình j vậy chú :|
Trả lờiXóaỦa! Bên mình thấy hình mà !
Trả lờiXóaSự cố gì nữa đây !?
Trả lờiXóaBên này thấy TOÀN CHỮ THÔI !!!!!
Trả lờiXóaDạ để làm lại ! Nhưng máy của Em bị sự cố rồi :Không cho DOAWNLOAD ! Kỳ quá !
Trả lờiXóaMời coi hình !
Trả lờiXóaĐẹp quá, cứ như hoa giả.
Trả lờiXóaNhững cây mang số 6, 8, 9, 13 và 18 [tính từ trên xuống] khá độc đáo.
Trả lờiXóaNhững cây còn lại theo cái nhìn chủ quan của CB thì .... có lẽ chủ nhân của chúng là người thích chơi hoa hơn là ngưòi trồng Bonsai khi họ vi phạm 1 nguyên lý căn bản của nghệ thuật trồng "Bonsai".
Cây Bonsai phải để lộ "dáng với tuyệt đại đa số các nhánh , cành cong queo, cằn cỗi để lộ sự dày vò của khí hậu , thời tiết ... tượng trưng cho sự phấn đấu với ngoại cảnh của chủ nhân để trường tồn.
Nhưng thôi, phải xin lỗi Akéla, CPS Nguyễn Trọng Đa (VN) và A. HỒ XINH (Mỹ) về cái nhìn quá khắt khe và cổ lỗ xĩ của CB.
Nhận xét của Bác tốt quá ! Chơi BONSAI là cả một triết lý sống ; mỗi cây BONSAI thể hiện một tâm tư tình cảm của con người ! Tuy nhiên, chủ đề của Bài viết là BONSAI NỞ RỘ (tạm dịch) ,do vậy,tác giả bài viết lựa những cây trổ hoa xum xuê ; có lẽ cũng có triết lý sống theo ý đồ của tác giả chăng : trong gian khó vẫn đơm hoa tràn đầy (?)
Trả lờiXóaỒ! "Bonsai Nở Rộ ?" Lạ quá ! Nếu đây là 1 " trường phái " mới về Bonsai từ các xứ phồn thịnh Pháp , Mỹ thì CB mỗ không được biết. hihihi
Trả lờiXóaTừ 1975 đến 1980 vì nghề sinh nhai nên CB phải đại diện vườn Lan đi dự các buổi triển lãm và thi hoa Lan, trong đó có cả triển lãm và thi "Bonsai".
Não lòng vì cả hai lãnh vực bị phá sản tối đa nên CB đã quay ra kiếm sống bằng nghề khác.
Cho đến 1972 thì các cuộc thi Lan dù có bao nhiều cây dự thí thì cũng chỉ có 4 giải thưởng Xuất Sắc Ngoại Hạng [Grand Champion] , Giải Nhất [1st Place], Giải nhì [2nd Place] và Giải Ba [3rd Place] Nhưng kể từ 1976 thì ôi thôi , nếu có khoảng 1000 cây tham dự thì có trên 250 giải thưởng.
Giải thưởng được phát ra như gỉai dút !
Ngoài Giải Xuất Sắc Ngoại Hạng , Giải Đẹp từ Nhắt đến Ba cho từng loại giống Lan , còn có 3 Giải từ Nhất đến Ba cho các loại cây Kỳ Khôi, Xấu và Yếu … cho tứng loại Lan... thấy quá quái đản , CB hỏi BTC thì được trả lời rằng nếu không cho giải TÙM LUM thì sẽ ít người ghi danh , đem Lan đi thi và sẽ có ít người mua vé vào xem!
Thì ra nghệ thuật đã bị đồng tiền chế ngự !
Về phần Bonsai thì không còn những cây thể hiện 1 tâm tư riêng của chủ nhân nữa vì 1 cây như vậy thường đòi hỏi sự uốn nắn từ 15 đến 25 năm ! Mà CB thấy xuất hiện quá nhiều những "cây bị tra tấn" ! Chúng được trồng trong nhà kiếng thật nóng khoàng 45 độ “C” với ẩm độ từ 120 đến 140% , được cho "ăn bội thực", trong vòng 1.5 đến 2 năm, sau đó được các tay "BS thẩm mỹ cây" cưa, chặt, tỉa rồi uốn nắn bằng giây đồng , cho dưỡng từ nửa năm đến 1 năm rưỡi là đem ra thi và bán. Vết thẹo đầy mình , các giây đồng xiết quá chặt để lại các vết ngấn trên thân , cành , có giây bị gỗ mọc bao luôn rút ra không được… đã bị cắt và còn lộ đầu giây xuyên qua thân, cành ! Những cành dài bị cắt đứt ngọt sớt.
Nhìn chúng CB liên tưởng đến những phế bình từng tham gia Đệ I, Đệ I|I Thế Chiến, Chiến Tranh Triều Tiên và Chiến Tranh VN về trên mình mang đầy những vết sẹo cũ , mới, chỗ thì bị cụt cánh tay , chỗ thì mất bàn chân , chỗ thì bị thắt chặn lại rồi lòi ra 1 khúc như người bị xiết cổ, lưỡi đong đưa xuống đât !
Ôi sao khủng khiếp quá !
Mấy năm gần đây mỗi lần đi dự các lễ lớn bên Chùa hay Nhà Thờ , CB đã phải đi qua "chín tầng địa ngục" vườn cây bonsai của 1 số tu sĩ cả hai bên Phật và Chúa , trước khi vào đưọc Chánh Điện hay Nhà Thờ chính !
Không hiều những tu sĩ này tu đến độ nào rồi mà nỡ tâm hành hạ các cây quá đỗi để trưng diện cho nơi thờ phụng ! Hay họ muốn dùng chúng để đe Giáo Dân và Phật Tử ???
Nghệ thuật trống Bonsai là uốn nắn mà không gây thương tích , chứ nào phải tùng sẻo để tạo "vẻ đẹp". Vẫn biết là có lúc người ta buộc phải cắt bỏ 1 vài cành vì chúng mọc không đúng chỗ -thường là những cây đã già , sưu tầm từ vườn bán cây hay ngoài thiên nhiên. Tuy nhiên khi cắt phải dùng 1 loại kìm đặc biệt , lưỡi cong cánh cung , thật bén , để tạo 1 lỗ hoẵm vừa phải . Sau đó võ cây sẽ nổi sùi , mọc đắp lên lỗ hoẵm; đợi vỏ cây gìa cứng từ 2 đến 3 năm thì phải dũa cho chỗ đó trông thật tự nhiên, thường phải dũa đi dữa lại đôi ba lần , tổng cộng mất từ 6 đến 10 năm thì chỗ đó mới trông hoàn toàn tự nhiên.
Cây phải có dáng kiên cường , uy dũng , dù là cong qua uốn lại và ….. không quá mầu mỡ, phì nhiêu.
Nhưng đó là nghệ thuậ Bonsai, cây kiểng cổ ; chiều cao hay tàn cây không bao giờ quá 60 cm .
Bây giờ mấy đại gia VN còn đua nhau chơi những cây bonsai “đại thụ” cao từ 2 tới 4 thước ! Những cây đó là cây làm cảnh , không phải và khôn thể gọi là Bonsai hay cây Kiểng!
Quả là văn hóa ngày nay đổi nhanh quá ; CB theo theo không kịp, Akéla à.
Đúng là cả môt ky công mới có cây BONSAI đúng nghĩa ! Xin đa tạ lão Bá đã chỉ giáo !
Trả lờiXóaKhông dám Không dám ! Chỉ là CB muốn chia sẻ cái quan niệm cổ về Bonsai trước khi nó bị lối nhìn "triến bộ" của kinh tế thị trường "đại gia" diệt mất .
Trả lờiXóaThiệt tình Em là "người ngoại đạo" về cái dụ này ! Chỉ cảm nhận là đẹp,thế thôi ! Qua trình bày của Lão Bá ...mới biết thêm nhiều điều.Mà cũng phải công nhận phần COM của Lão Bá thât kỳ công !
Trả lờiXóaTôi tập chơi Bonsai từ thập niên 60. Khi ra đi năm 1975 , đành để lại 1 chậu tương đối ưng ý.
Trả lờiXóaSang tới đây mất công trên 15 năm mới làm được 1 chậu Lựu kiểng , gốc bằng cái đũa, cao 12 cm khá đẹp, hằng năm ra chừng 3 đến 5 quả nhỏ bằng 2/3 trái ping pong. Năm đó tôi có việc đi xa, ở nhà bị mưa đá... khi về thì đúa con tinh thần đã bị "luộc", chết vì gía lạnh ! Từ đó tới giờ chưa làm lại được cây nào ưng ý Akéla ơi.
Ôi ! tiếc quá ! Đúng là "con tinh thần " !
Trả lờiXóaTrời ơi, tiếc quá, con tính nhắn tin để bác chụp hình đưa lên cho mọi người ngắm. Nào ngờ...Cây nhỏ thế mà vẫn có trái đúng là kì công.
Trả lờiXóaTrời ! Không ngờ hoaQuỳnh đọc TẤT CÀ cmt!
Trả lờiXóaKhi đó, cách đây khoảng 20 năm bác có chụp hình nó cạnh bàn tay của con gái!
Nó thấp hơn bàn tay cô con gái lúc đó khoảng 12 tuổi!
Khi nào tìm lại được tấm hình thì bác se post lên chơi.
Bác nhớ post lên nhé, con thích chiêm ngưỡng những gì được tạo ra một cách công phu và tâm huyết để hiểu biết thêm về xung quanh. Cám ơn đóa quỳnh hương của bác.
Trả lờiXóaNếu tìm được! huhuhuhu
Trả lờiXóaWa! Hoa này chắc thơm lắm đây.
Trả lờiXóa