Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

TRUYỆN KIỀU HỢP XƯỚNG !!! QUÁ HAY !!!

Mời nghe truyện Kiều hợp xướng của nhạc sĩ Vũ Đình Ân
(Anh NGUYỄN TRỌNG ĐA cung cấp)
NHẮP CHUỘT VÀO CÁC LINKS SAU ĐÂY ĐỂ THƯỞNG THỨC:


Chương 1: A. Giới thiệu gia thế và tài sắc nàng Kiều

http://www.youtube.com/watch?v=YoH48aTx88I&feature=channel
Chương 1: B. Nàng Kiều gặp Kim Trọng
http://www.youtube.com/watch?v=RNFhUYRKh00&feature=channel
Chương 1: C. Nàng Kiều đính ước cùng Kim Trọng
http://www.youtube.com/watch?v=Wr5OSTNpiiU&feature=channel
Chương 2: A. Nàng Kiều bán mình chuộc cha
http://www.youtube.com/watch?v=UhgbYZYYWz4&feature=channel
Chương 2: B1. Nàng Kiều gặp Mã Giám Sinh
http://www.youtube.com/watch?v=EFSsQFDZsio&feature=channel
Chương 2: B2. bị Sở Khanh lừa, C. gặp Thúc Loan, bị Hoạn Thư đày đọa
http://www.youtube.com/watch?v=U4gijJtjqKk&feature=channel

Chương 2: D. Nàng Kiều gặp Giác Duyên sư trưởng
http://www.youtube.com/watch?v=JK-I0hDb_j4&feature=channel
Chương 2: E (1) Nàng Kiều vào lầu xanh lần thứ hai
http://www.youtube.com/watch?v=SJeT_ZtnYOc&feature=channel
Chương 2: E (2) Nàng Kiều gặp Từ Hải
http://www.youtube.com/watch?v=WZLw4SV2yi0&feature=channel

Chương 2: F.Nàng Kiều gặp quan Hồ Tôn Hiến
http://www.youtube.com/watch?v=Ig6PfTKQm4w&feature=channel
Chương 2: G. Nàng Kiều nương nhờ cửa Phật
http://www.youtube.com/watch?v=XFUD64GB908&feature=channel
Chương 3: Tình chị duyên em ---- (hết)
http://www.youtube.com/watch?v=WR5IqXlD314&feature=channel


10 nhận xét:

  1. Hay quá, cám ơn CPS đã giới thiệu. Chắc là ở nước ngoài thực hiện CPS há?

    Trả lờiXóa
  2. Đáng để xem và lưu làm tài liệu !!!

    Trả lờiXóa
  3. Có mấy ca sĩ trong nước CPS ơi, chẳng hạn Nhất Sinh và cô nữ ca sĩ. BT đã post trực tiếp lên blog rồi, không để link.

    Trả lờiXóa
  4. Rất công phu, hoành tráng, đậm đà bản sắc dân tộc VN.
    Cách giàn dựng thì mình nghĩ là ở nước ngoài, nhưng lại thấy có nghệ sĩ ưu tú trong nước XHCNVN, chứ ở nước ngoài chưa ai có thể đạt được danh hiệu ƯU TÚ cả! Cám ơn CPS!

    Trả lờiXóa







  5. Nhạc sĩ Vũ Đình Ân

    --------------------------------------------------------------------------------



    Nhạc sĩ Vũ Đình Ân sinh ngày 15.2.1956 tại Nha Trang.
    Hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam
    Hội viên Hội nhạc sĩ Thành phố Hồ Chí Minh.
    Bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của mình từ phong trào văn nghệ quần chúng tại Quận Tân Bình.
    - Chủ nhiệm CLB Hợp Xướng từ năm 1990
    - Giải thưởng của Hội nhạc sĩ Việt Nam viết cho thể loại Hợp Xướng năm 1999
    - Giải thưởng của Hội nhạc sĩ TP.HCM viết cho thể loại Hợp Xướng kỷ niệm 300 năm Sài gòn TP. Hồ Chí Minh 1998
    - Giải nhất cho thể loại hợp xướng viết về tỉnh Kiên Giang năm 2000
    - CD Đất Nước Hôm Nay. Chương trình Hợp Xướng đầu tien của TP. HCM do trung tâm băng nhạc trẻ phát hành năm 1999
    - Tham gia biểu diễn, dàn dựng nhiều chương trình Hợp Xướng phục vụ cho lễ hội, liên hoan hợp xướng của thành phố thu hình và thu thanh, đã được phát sóng trên đài truyền hình và đài phát thanh thành phố Hồ Chí Minh.
    - Ngày 29.8.1998 Bộ Văn Hóa Thông Tin tặng Huy Chương Vì Sự Nghiệp Văn Hóa Người đưa thơ Truyện Kiều vào Bản Hợp Xướng.

    Từ nhỏ nhạc sĩ Vũ Đình Ân đã được tiếp thu những làn điệu chèo cổ, dân ca đầy âm hưởng của miền đồng bằng Bắc bộ nơi người cha, một nghệ sĩ nghiệp dư có thời đã theo nghiệp cầm ca với nón chóp, áo the, thổi sáo, kéo nhị trong đoàn Bát âm ở một xứ đạo, nhờ hấp thụ và ảnh hưởng tinh thần của người cha, nhạc sĩ Vũ Đình Ân đã tìm tòi học hỏi để đi vào thế giới âm nhạc và từ lâu anh đã có mặt hầu hết trong tất cả các hoạt động Hợp Xướng tại thành phố Hồ Chí Minh.

    Bản Hợp Xướng Truyện Kiều. Nhạc sĩ Vũ Đình Ân đã ấp ủ qua nhiều năm, bắt đầu bằng việc mua tất cả các sách nói về Truyện Kiều, sau nhiều thời gian nghiên cứu, đọc và viết liên tục trong 22 tháng, để tóm kết 3254 câu thơ lục bát của thi hào Nguyễn Du thành một tác phẩm gồm 3 chương: Mối tình đầu - Hồng nhan bạc phận - Tình chị duyên em. Trong 175 trang viết với phần đệm Piano, quá trình biên soạn, nhạc sĩ Vũ Đình Ân được 2 người thầy tận tình giúp đỡ và góp ý cho bản Hợp Xướng Truyện Kiều là giáo sư nhạc sĩ Thế Bảo và nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn.

    Tác phẩm Hợp Xướng Truyện Kiều được đánh dấu như một vết son trong quá trình hoạt động nghệ thuật của nhạc sĩ Vũ Đình Ân


    Trả lờiXóa
  6. Hoàn toàn made in Vietnam, thực hiện tại Sài Gòn. Mời đọc phần dưới dây sẽ rõ.
    Cám ơn quý vị thật nhiều.

    Hợp xướng truyện Kiều

    Thơ: Đại Thi Hào NGUYỄN DU
    Âm Nhạc: VŨ ĐÌNH ÂN
    Cố vấn nghệ thuật: Giáo sư Nhạc sĩ CA LÊ THUẦN


    Biểu diễn: Ban hợp xướng Thạch Đà và Suối Việt, Nghệ sĩ ưu tú Nhất Sinh, Ca sĩ Hoài Phương, Nhóm Mặt trời mới, và Vũ Đoàn Phương Việt
    Điều khiển chương I & III: Nhạc sĩ Nguyễn Bách
    Điều khiển chương II: Tác giả, Nhạc sĩ Vũ Đình Ân

    Trả lờiXóa
  7. Chương trình biểu diễn Hợp xướng Truyện Kiều diễn ra vào tối ngày 8-9-2008, lúc 19 giờ 30 tại Nhà hát Bến Thành (TPHCM). Với độ dài 75 phút, chương trình này được Trung tâm Sách kỷ lục VN trao kỷ lục Hợp xướng Truyện Kiều dài nhất VN ngay trong đêm diễn
    Sát đến giờ diễn, nhạc sĩ Vũ Đình Ân vẫn tỏ ra tất bật. Trao đổi với chúng tôi về buổi diễn, ông thổ lộ: “Vẫn lo dù tập cả năm nay rồi”.

    . Phóng viên: Ông có thể cho biết đôi nét về chương trình Hợp xướng Truyện Kiều?

    - Nhạc sĩ Vũ Đình Ân: Dựa trên tác phẩm bất hủ của đại thi hào Nguyễn Du, Hợp xướng Truyện Kiều gồm 3 chương: Mối tình đầu, nói đến gia thế và tài sắc của nàng Kiều và Kim Trọng; Hồng nhan bạc phận với các trích đoạn nàng Kiều bán mình chuộc cha, sau đó, cuộc đời cô gian truân tưởng chừng bất tận khi gặp Mã Giám Sinh, Thúc Sinh, Từ Hải rồi Hồ Tôn Hiến,... và cuối cùng là chương Tình chị duyên em, nói đến việc nàng Kiều xe duyên cho Thúy Vân, em mình, với chàng Kim Trọng. Thật ra, chương trình Hợp xướng Truyện Kiều đã một lần ra mắt khán giả yêu nhạc vào năm 2001 tại Trung tâm Văn hóa Phú Nhuận. Tuy nhiên, năm đó chương trình được chơi trên nền nhạc giao hưởng. Điều đó khiến cho Truyện Kiều có vẻ Tây và hiện đại hơn. Chính vì vậy, tôi quyết định ra mắt chương trình Hợp xướng Truyện Kiều lần thứ 2. Lần này, Truyện Kiều sẽ được chơi trên nền nhạc dân tộc. Có khoảng 100 diễn viên của hai ban hợp xướng Suối Việt và Thạch Đà. Lĩnh xướng và đệm đàn dân tộc là NSƯT Nhất Sinh và ban nhạc Mặt Trời Mới.

    . Có sự khác nhau nào giữa hai chương trình hợp xướng của năm 2001 và 2008?

    - Như tôi đã nói, tác phẩm thể hiện trên hai nền nhạc khác nhau chắc chắn sẽ khác nhau. Tôi không nói chương trình Hợp xướng Truyện Kiều 2001 chơi trên nền nhạc giao hưởng dở hơn hay chương trình Hợp xướng Truyện Kiều 2008 chơi trên nền nhạc dân tộc hay hơn. Nhưng, theo quan điểm cá nhân, tôi vẫn thích nghe tiếng đàn tranh, sáo, bầu,... Tôi thích chương trình của năm nay hơn vì nó dễ dàng tạo cảm xúc cho tôi.

    . Trong thời buổi khó khăn, một chương trình ca nhạc của ngôi sao còn khó kiếm tài trợ nói chi một chương trình hàn lâm như hợp xướng?

    - Tôi có tìm được tài trợ cho chương trình của mình đâu. Tôi tự bỏ tiền túi ra làm đấy chứ. 300 triệu đồng không phải là số tiền lớn nhưng với tôi nó không nhỏ. Chương trình lần này lại không bán vé. Nói điều đó để thấy rằng tôi thực sự tâm huyết với hợp xướng nên cứ làm. Hơn 100 diễn viên tham gia đều là học trò của tôi. Và quan trọng hơn, họ có cùng tâm huyết như tôi. Thế nên, họ đến tham dự với tinh thần vui là chính thôi.

    . Nhưng không phải cứ bày tiệc là có người đến dự?

    - Tôi biết chứ. Nên ngoài ý nghĩa thỏa mãn niềm đam mê của chính mình, chương trình còn mang tâm huyết quảng bá rộng rãi hơn thể loại hợp xướng với khán giả. Bàn tiệc của tôi khó ăn nhưng là những món lạ, tôi tin chắc chắn sẽ có người muốn thưởng thức để xem hương vị của nó thế nào.

    . Nhưng liệu ông có đủ tiền để tiếp tục theo đuổi việc giới thiệu món lạ hợp xướng này đến với khán giả không?

    - Chắc chắn tôi không có nhiều tiền như vậy. Lần này, tôi làm chương trình miễn phí nhưng năm tới, khi tôi tổ chức chương trình Hợp xướng Lục Vân Tiên, chắc chắn tôi sẽ bán vé. Bán bao nhiêu cũng được nhưng phải bán vé để có thể biết được hợp xướng đã được khán giả yêu nhạc VN đón nhận nó như thế nào.

    . Vậy chắc hẳn ông đã biết cách để thu hút khán giả đến với chương trình hợp xướng?

    - Tựu trung thì sự lo lắng của mọi người cũng nằm ở chỗ hợp xướng khó nuốt hay quá hàn lâm mà thôi. Nó không hợp thời và cũng chẳng có những gương mặt thần tượng. Thế nên, tôi chọn những tác phẩm văn học bất hủ như Lục Vân Tiên, Chinh phụ ngâm để viết hợp xướng. Dù không biết tí gì về nhạc thì những tác phẩm văn học bất hủ này cũng đã có giá trị riêng, đủ sức kéo khán giả đến rạp.

    Trả lờiXóa
  8. Còn ở ngoài tiệm , tối về nhà mới có thì giờ xem . Cảm ơn Akéla

    Trả lờiXóa