Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

MỜI NGHE NHẠC CPS :"GIÁ ĐỪNG ĐẾN TÌM NHAU " !!!

" Giá đừng đến tìm nhau"

Từ CPS HUE NGO (Mỹ) :


"Chào anh Hoà

Cám ơn anh !
Gửi PPS bản nhạc " Gia đùng đến tìm nhau"  nhạc và lòi của Trần văn Lương . Trần văn Lương là anh em CPS , lớp vời cha Phaolo Dình huỳnh Hoa vừa mới mất đấy , hiẹn anh Lương đang cư ngụ tai Nam California .

Than kính. HUENGO"
(Copy nguyên xi EMAIL 10/11/2010 HUENGO gửi SIMONE HÒA )

Anh LƯƠNG ơi, xuất hiện với ANH EM CPS đi thôi !!!
Anh trốn ANH EM quá lâu rồi !
Nghe đâu ANH còn có cả bằng TIẾN SĨ TOÁN HỌC CỦA MỸ ! BÁI PHỤC !!!

Phiên,CPS

XIN MỞ ATTACHMENT dưới đây:NHAC-GIÁ ĐỪNG.pps

ĐÀN BÀ !!!

ĐÀN BÀ ???
Tác Giả : Tu Zai


Chúa Nhật, 24 Tháng 10 Năm 2010 
CPS Đỗ Hòa (SG) gửi
Đàn bà là thứ mà đàn ông không thể thiếu được. Anh có thể thiếu rượu, thiếu thuốc lá, thậm chí có thể thiếu cả áo mặc nhưng không thể thiếu đàn bà.
 Đàn ông tiếng là mạnh mẽ thế, cứng cỏi thế nhưng thiếu đàn bà là cô đơn.
Bận rộn như hoàng đế Napoleon, xông pha trận mạc khắp các chiến trường châu Âu mà vẫn không thể thiếu đàn bà. Chiến tranh quyết liệt, căng thẳng như ở lòng chảo Điện Biên năm 1954 mà tướng Đờcattri vẫn cần một cô nhà báo xinh đẹp làm thư ký riêng. “Giai nhân tự cổ như danh tướng”. Người Trung Quốc xưa đã nói như vậy.
Đàn bà là một nửa cuộc đời của đàn ông. Đàn ông càng làm việc nhiều, càng kiếm tiền giỏi càng cần có đàn bà, nếu không họ sẽ bị stress. Người Nhật Bản nói: “Vắng đàn bà nhà hóa mồ côi”. Đàn bà là thiên thần hay quỷ dữ? Thưa rằng trong mỗi người đàn bà có cả hai thứ đó, họ vừa là thiên thần, lại vừa là quỷ dữ. Đàn bà còn đẹp hơn tất cả các loài hoa. Lực hấp dẫn của đàn bà rất mạnh mẽ. Phái đẹp là thỏi nam châm mà giới mày râu là đám mạt sắt nhỏ nhoi.
Hễ người đẹp xuất hiện là những đôi mắt của cánh đàn ông sáng bừng lên, ham muốn, thèm khát và chỉ cần một cái vẫy tay, một cái liếc mắt là đàn ông có thể đổ ngay. Tất cả các hoàng đế mạnh nhất từ xưa tới nay đều thử sức với đàn bà và đều đã thất bại. Chính đàn ông làm cho đàn bà thành thiên thần, cũng chính đàn ông khiến đàn bà thành quỷ dữ. Nguy hiểm nhất cũng là đàn bà.
Trong 36 kế hiểm của người Trung Hoa Đàn Bà Là Gì (?)thì mỹ nhân kế là hiểm nhất. Đổng Trác hùng mạnh thế mà phải chết vì Điêu Thuyền, Từ Hải anh hùng thế mà phải chết đứng vì Thúy Kiều, Phù Sai quyền lực thế mà phải chết vì Tây Thi…
Đại văn hào Victo Hugo đã viết rằng: “Ai cũng có thể tin, cái gì cũng có thể tin, trừ đàn bà”. Khi đàn bà là thiên thần thì họ là người tuyệt vời nhất, hấp dẫn nhất. Nhưng khi đàn bà là quỷ dữ thì họ trở nên nguy hiểm nhất. Song cũng vì tính chất hai mặt này của đàn bà mà họ trở nên có sức hút mạnh mẽ hơn đối với đàn ông, vì đàn ông ham chơi mà trò chơi nếu thiếu tính mạo hiểm thì không hấp dẫn. Đàn bà ma lực như thương trường, bất trắc như thương trường, nhiều rủi ro như thương trường. Vì tôn thờ tình yêu nên cuối đời đàn bà không biết ai yêu mình.
Vì chạy theo đàn bà nên cuối đời người đàn ông không biết là mình yêu ai. Đàn bà là gì? Đàn bà là ai? Những câu hỏi đó suốt đời đàn ông không thể trả lời được một cách trọn vẹn. Song cũng vì thế mà suốt đời đàn ông cứ si mê đàn bà. Nếu đàn bà như chiếc bánh, bóc lá ra là thấy được hết cả nhân lẫn bột thì đàn ông sẽ chán ngay và sự nhàm chán là kẻ tử thù của tình yêu còn sự bí ẩn là chất xúc tác của tình yêu.
Nếu không thèm khát đàn bà thì không phải là đàn ông. Nhưng nếu đánh mất sự nghiệp vì đàn bà thì cũng không phải là đàn ông. Người đàn ông thông minh xem đàn bà như bông hoa tươi trong phòng khách, là người bạn tâm giao trong phòng ngủ và là người cộng sự trong sự nghiệp.

HÍT THỞ CHỮA BỆNH !!!

HAI LỖ MŨI CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH KHÁC NHAU ,LẠ THẬT !!!

Mời Bạn thử xem !!!

Tài liệu do ĐẶNG NGỌC (Pháp) cung cấp .

XIN MỞ ATTACHMENT:
Attachment: HITTHO.pps.pps

TRUYỆN KIỀU HỢP XƯỚNG !!! QUÁ HAY !!!

Mời nghe truyện Kiều hợp xướng của nhạc sĩ Vũ Đình Ân
(Anh NGUYỄN TRỌNG ĐA cung cấp)
NHẮP CHUỘT VÀO CÁC LINKS SAU ĐÂY ĐỂ THƯỞNG THỨC:


Chương 1: A. Giới thiệu gia thế và tài sắc nàng Kiều

http://www.youtube.com/watch?v=YoH48aTx88I&feature=channel
Chương 1: B. Nàng Kiều gặp Kim Trọng
http://www.youtube.com/watch?v=RNFhUYRKh00&feature=channel
Chương 1: C. Nàng Kiều đính ước cùng Kim Trọng
http://www.youtube.com/watch?v=Wr5OSTNpiiU&feature=channel
Chương 2: A. Nàng Kiều bán mình chuộc cha
http://www.youtube.com/watch?v=UhgbYZYYWz4&feature=channel
Chương 2: B1. Nàng Kiều gặp Mã Giám Sinh
http://www.youtube.com/watch?v=EFSsQFDZsio&feature=channel
Chương 2: B2. bị Sở Khanh lừa, C. gặp Thúc Loan, bị Hoạn Thư đày đọa
http://www.youtube.com/watch?v=U4gijJtjqKk&feature=channel

Chương 2: D. Nàng Kiều gặp Giác Duyên sư trưởng
http://www.youtube.com/watch?v=JK-I0hDb_j4&feature=channel
Chương 2: E (1) Nàng Kiều vào lầu xanh lần thứ hai
http://www.youtube.com/watch?v=SJeT_ZtnYOc&feature=channel
Chương 2: E (2) Nàng Kiều gặp Từ Hải
http://www.youtube.com/watch?v=WZLw4SV2yi0&feature=channel

Chương 2: F.Nàng Kiều gặp quan Hồ Tôn Hiến
http://www.youtube.com/watch?v=Ig6PfTKQm4w&feature=channel
Chương 2: G. Nàng Kiều nương nhờ cửa Phật
http://www.youtube.com/watch?v=XFUD64GB908&feature=channel
Chương 3: Tình chị duyên em ---- (hết)
http://www.youtube.com/watch?v=WR5IqXlD314&feature=channel


Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

ĐI TÌM MỘT Ý NGHĨA CHO MÙA VỌNG (TRÍCH) !!!

ĐI TÌM MỘT Ý NGHĨA
CHO MÙA VỌNG


(TRíCH PHẦN KẾT) !
TG:TRẦN MỸ DUYỆT

CPS NGỌC ĐẶNG gửi từ Pháp

Ðất trời đã đổi mùa. Ngoài kia tuyết bắt đầu rơi, và trong nhà đã phải mở sưởi. Quanh đây tiếng nhạc Giáng Sinh đang vang vọng thánh thót. Tại các khu buôn bán, những món hàng chuẩn bị cho Noel đã được bày bán. Bầu khí Noel đang về, và người ta sẽ phải tốn hằng tỷ Mỹ kim cho những chuẩn bị quà cáp.


Nhưng có mấy ai biết chuẩn bị tâm hồn mình, và liệu Chúa Giêsu có phải sinh ra một lần nữa cô đơn, âm thầm, và nghèo hàn tại một chuồng bò hôi tanh giữa một thế giới sa hoa, lộng lẫy, thơm lừng mùi nước hoa, chan hòa ánh sáng, và ngập tràn quà cáp không!?


Mùa Vọng đã đến,

chúng ta hãy chuẩn bị cho Chúa một

chỗ xứng đáng trong tâm hồn mình


....bằng việc suy ngắm và sống Mầu

Nhiệm Nhập Thể và Giáng Trần của

Ngài.

....Bằng hành động chia cơm, xẻ áo cho

những kẻ nghèo nàn, bần cùng và bệnh

tật.

....Và bằng kết hợp với Chúa trong kinh

nguyện


....để Chúa tìm thấy nơi ta một tâm

hồn biết chia sẻ và cảm thông với nỗi cô

đơn, hất hủi mà người đời đang dành

cho Ngài.


Và rồi chúng ta sẽ được nhìn

xem Ðấng Cứu Thế trong tâm hồn, trong

cuộc đời, và trong đêm kỷ niệm ngày

Ngài Giáng Trần.

ĐÁNG ĐỜI ...MÊ GÁI !!!

A,PETER HỒ Gửi từ Mỹ :

(Nhấn chuột vào LINK dưới đây!!! Trước khi nhắp chuột nhớ thắt lưng buộc bụng...!!!)
http://www.youtube.com/watch?v=pX6MtWRGW3M

Ai hổng cười,xin vui lòng cho biết !!!
Có chửi ,xin chửi ANH PETER HỒ !!! HA HA HA !!!

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

ĐI BÀ RỊA DỰ ĐÁM CƯỚI CON GÁI ANH KHÔI (PERU)!!!




27/11/2010,AC KHÔI (Pé ru ) tổ chức đám vu quy cho con gái tại Bà rịa !
Xin chúc mừng AC KHÔI và Chúc mừng đôi Tân hôn !
-H.1 : AC KHÔI bây giờ !Tình tứ chưa ?
H.2:Ghé Long Khánh đón Bạn SÔNG
H.3-5 :Đường đến Bà rịa (từ ngã ba Tân Phong ) rất đẹp !!!
H.6 :THỊNH-PHONG-TÌNH-CƯƠNG và ĐẬU LỆ (Hố nai) trên xe ...ngóng cảnh !

H7-9 :Bàn tiệc dành cho CPS ( Hình 9: Vợ Chồng con cả KHÔI-giống KHÔI ngày xưa như đúc- vui mừng gặp HIỀN là Thầy dạy cũ !)-SG,Hố nai,Long khánh nhập với BÌNH GIẢ....nên tha hồ tưng bừng !!!
Đến đây,máy chụp hình bị trục trặc,tiếc ơi là tiếc !!!

LỚP 71 HỌP MẶT ĐẦY Ý NGHĨA !!!




Ngày Chủ nhật 28/11/2010 (Tuần cuối của Tháng Các LINH HỒN) , Lớp 71 tụ về .tổ chức Thánh Lễ cầu nguyện cho Linh hồn Anh Em trong Lớp (và Thân nhân của tất cả AAnh Chị Em ) đã "về nhà Cha".Người sống và người đã ra đi thật chan chứa tình ANH EM !!!
-H.1:AE lớp 71 ngày xưa (Hình cũ chụp lại) ;đông ghê chưa !
-H.2-8 :Gặp nhau tay bắt mặt mừng !!! Bố Già GENTIL có mặt !!!
H.9 : Ngày xưa Cha 'dắt" con đi ! Nay con dìu Cha vậy !
H.10-12: Quang cảnh Thánh Lễ ! Cảm động !!!
H.13 : Bửa ăn gia đình ! Rất thân tình (Có nhiều Cha,nhiều Thầy đến chia sẻ )
H.14-17 : Chia sẻ bao tâm tình !!!
H.18-20 : Thế hệ con cháu nối tiếp ; làm quen,chia sẻ như cha mẹ đang chia sẻ và..."Bác cho con lên mạng với !"

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

VỀ VIỆC PHÂN ƯU, CHIA BUỒN !!!

VỀ VIỆC PHÂN ƯU, CHIA BUỒN
(PT GB Nguyễn văn Định là Ba ruột của CPS Nguyễn văn TRUNG -Chủ quán THIẾT MỘC LAN )
Bài do A. NGUYỄN TRỌNG ĐA cung cấp

Ngày chết là Ngày Sinh Nhật - Đời trần gian là thời thai nghén

-----*****-----

Ngày nay, nhiều Tín hữu đã biết rõ Lời Chúa dạy: Ngày chết là Ngày trở về Nhà Cha, Ngày Sinh Nhật; nhưng các cáo phó và phân ưu chia buồn vẫn dùng những cụm từ như: “Chúng tôi Vô cùng đau đớn”, thật là mất mát to lớn, thật bàng hoàng xúc động” báo tin, khi hay tin ông, bà… được Chúa gọi về Nhà Cha.!!! ??

1- Khi tôi nói: “thật là mất mát to lớn” hay “vô cùng đau đớn” đã làm đảo ngược Lời Chúa, và rất mâu thuẫn với niềm tin của Tín hữu về giáo huấn của Giáo hội…Sau mấy chục năm chia sẻ tại gia đình và nhà quàn, tôi thấy nhiều Tín hữu không muốn nghe kiểu nói này, mà chỉ xin Chúa ban thêm ơn hay bù đắp những ơn lành khác.

2- Đã nhiều lần tôi nghe và đọc là: “Bao lâu sống trong thân xác này là tôi lưu lạc xa Chúa. Vì chưng nhờ Đức tin chứ không phải vì tôi thấy mà tiến bước. Vì thế nên tôi vững lòng và đành lìa bỏ thân xác này để được ở cùng Chúa.” (x. 2 Cor 5, 6-8)

3- Nhưng khi được Chúa gọi về lại rất đau đớn và buồn phiền, nên không hợp với Lời Chúa và cách sống đạo của mình chút nào. Đành rằng theo bản tính tình cảm tự nhiên con người ai củng phải đau xót, nhớ thương khi người thân ra đi; nhưng tôi không nên quên Lời Chúa dạy, nói những lời làm mình giảm niềm tin và hy vọng.! 4- Khi viếng xác bạn hát rất to với niềm chan chứa vui mừng:

Khi Chúa thương gọi tôi về, - hồn tôi hân hoan như trong một giấc mơ. Miệng tôi nức vui tiếng cười, - lưỡi tôi vâng lời ca hát. - Toàn dân tung hô tôi thật vĩnh phúc.! Nhưng tôi lại làm khác, không sống và thực hành theo lời ca của mình !!!

5- Do đó, tôi không nói: “Thật là mất mát vô cùng to lớn cho (gia đình, ông bà, anh chi…) tôi nghĩ chia sẻ như vậy làm Tín hữu đã sống đức tin, hiểu Lời Chúa và Giáo hội dạy, chắc sẽ không hài lòng mấy. Nên tôi nói: Chúng tôi xin chia sẻ niềm bùi ngùi, thương nhớ ông, bà… Nguyện xin Chúa là…sớm đón nhận linh hồn…về hưởng nhan thánh Chúa trên Thiên đàng. Như vậy cỏ vẻ hợp với Lời Chúa và đức tin hơn. Vì được Chúa gọi về là ngày bước vào cõi sống, được biến đổi, để hưởng niềm vui với Ngài. Thí dụ niềm vui mừng của gia đình có người được xuất ngoại, dù có bùi ngùi lưu luyến; nhưng chỉ là tạm biệt, sau này sẽ gặp nhau trong trạng thái vui vẻ và hạnh phúc hơn, khi một thời gian nữa mình cũng sẽ được sang đoàn tụ…

6- Các mẫu cáo phó xin viết như sau: Trong niềm cậy trông/ hy vọng vào lòng nhân từ của Chúa, đình chúng tôi xin được kính báo: Ông, bà….sau 50, 75 năm, vừa hoàn tất cuộc hành trình đức tin, nay đã được về Nhà Cha trên trời lúc:…Kính xin…cầu nguyện cho…mau hưởng nhan thánh Chúa trên Thiên đàng. (hoặc tương tự)

Các mẫu Phân ưu nên viết như sau: Chúng tôi vừa nhận được tin: ông, bà được Chúa gọi về lúc….Xin được chia sẻ nỗi niềm bùi ngùi, thương nhớ ông, bà…Nguyện xin Chúa sớm đón nhận linh hồn…về hưởng nhan thánh Chúa trên Thiên đàng..v..v…

7- Vậy chết không phải là mất mát, mà gồm 9 điều căn bản theo như Lời Chúa và Giáo hội dạy khi phân ưu như sau:

a/ Ngày trở về Nhà Cha: Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha ban cho con cũng ở đó với con (Ga 17,24) Căn nhà dưới đất bị hủy, có căn nhà Vĩnh cửu trên Trời.(2Cor 5,1-5) Theo tinh thần Á Đông: Sống gởi thác về (Sinh ký tử quy).

b/ Ngày được biến đổi: “Không phải tất cả chúng ta sẽ chết; nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến đổi. Quả vậy, cái thân hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt,…chỗi dậy thì bất tử. (1Cor 15,42-42;51-52)

c/ Ngày Sinh Nhật: Hội thánh xem cuộc đời Tín hữu như là thời thai nghén và gọi ngày mỗi người ra đi là Ngày Sinh Nhật. “Tôi được nên đồng hình đồng dạng với người…”. (Phil 3, 10-12)

d/ Ngày Sống trong Chúa: “Bây giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã qua đi, không còn sự chết…(Kh 21, 1-4)

e/ Ngày lên Thiên đàng: “Ông Giêsu ơi! Khi nào về nước ông, xin nhớ đến tôi…Ngay hôm nay… ở Thiên đàng với tôi>” (Lc 23,42-43)

g/ Ngày được giải phóng: “Bây giờ anh đã được giải phóng khỏi tội mà trở thành nô lệ của Thiên Chúa.” (Rom 6, 22-23)

h/ Ngày được sống lại: ”Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ được sống.” (Ga 11,24-25)

i/ Ngày được vui mừng: “Chúng tôi luôn mạnh dạn. và điều chúng tôi thích hơn đó là lìa bỏ thân xác để được ở bên Chúa.” (2Cor5,6-8)

k/ Ngày hạnh phúc nhất: “Sống là sống cho Chúa, chết là chết cho Chúa. Vậy sống hay chết tôi đều thuộc về Chúa.” (Rom 14,8)

Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com

Phó tế: JB Nguyễn văn Định

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

KỲ CÔNG CỦA TẠO HÓA : CHIM TRỜI !!!

FANTASTIQUES OISEAUX !!!
SIMON HÒA (SG) GỬI:
RẤT ĐẸP,RẤT CÔNG PHU !!!!

XIN MỞ ATTACHMENT
:

KỲ CÔNG CỦA TẠO HÓA : CÁ BIỂN !!!

Best Underwater Photographs Of 2010
Đặng Ngọc gửi từ Pháp

 



The world's best underwater photographs of 2010: 

Our World Underwater and Deep Indonesia

'Underwater Sadness' by Ramon Dominguez - a sea turtle caught in a net in the Sea of Cortez, Mexico
This picture gallery showcases some of the year's best underwater photography as chosen by the judges of two major competitions - the Our World Under Water competition and the fourth annual Deep Indonesia International underwater photo competition.�Prizes for the events were worth over $120,000 (�74,000). The two competitions attracted over 5,000 entries and winners were picked from 20 countries across the world.
"Underwater Sadness" by Ramon Dominguez - a sea turtle caught in a net in the Sea of Cortez, Mexico


Magnus Lundgren's lonely diver traversing a cavernous underwater crack in Iceland scooped Best in Show in the 2010 Deep Indonesia competition
A lonely diver traversing a cavernous underwater crack scooped the 2010 Deep Indonesia photography competition.�The picture was taken by 45-year-old professional photographer Magnus Lundgren from Sweden as he was guided though the fissure in Thingvellir Lake, Iceland.





A mantis shrimp with eggs in Anilao, Philippines, by Stephen Holinski
Stephen Holinski of Canada took Gold in the compact cameras category for his picture of a mantis shrimp with eggs





Brit John Hill took Silver in the compact cameras category for his action-packed image taken from the heart of a school of silver coated jackfish
Briton, John Hill, took the Silver award in the compact cameras category for his action-packed image taken from the heart of a school of silver coated jackfish. An amateur underwater photographer, he was diving off Sipadan Island in East Borneo, Malaysia during September 2009 as part of a year he spent travelling south-east Asia with his girlfriend, Jenny. Luckily for John his prize was a week eco-diving in Monado, Indonesia, so he will be heading back to south-east Asia in May 2011.





'Hungry' by Bartosz Strozynski - a leopard seal in Antarctica
Other award winning pictures included a dramatic picture of a leopard seal snapping its jaws directly at the lens of Bartosz Strozynski, landing him the gold award for animal behaviour.�"I was playing with the seal," said 35 year-old Bartosz from Poznan in Poland. "They are curious and they do try to test you in the water. This one saw his reflection in my lens and must have thought I was another leopard seal. So she displayed her teeth as a warning."





David Barrio, 37, took the Best in Show prize in the Our World Under Water competition for this  image of his girlfriend slowly rising through a cabin of a deep sea wreck off southern Gran Canaria
David Barrio, 37, from Spain won Best in Show in the Our World Underwater competition for this haunting image of his girlfriend slowly rising through a cabin of a deep sea wreck off the coast of southern Gran Canaria.







'Froggy and Shrimpfish' by Luc Eeckhaut - a frogfish [bottom] and shrimpfish in Indonesia
Luc Eeckhaut of Belgium won Gold in the Macro Unrestricted category for his image, "Froggy and Shrimpfish", showing a frogfish and some shrimpfish in Indonesia





'The First Born - Seahorse Baby' by Lazaro Ruda - a seahorse in Singer Island, Florida
The competitions threw up other gems such as this picture by Lazaro Ruda of the United States, showing a male sea horse moments after he gave birth to his first born





'Inner Glow' by Ross Gudgeon - a jellyfish in Ningaloo Reef, Australia.
"Inner Glow" by Ross Gudgeon - a jellyfish in Ningaloo Reef, Australia.




'Thanks to Keri' by Michele Davino - a juvenile flying fish in Raja Ampat, Indonesia
"Thanks to Keri" by Michele Davino - a juvenile flying fish in Raja Ampat, Indonesia




'Struggle for freedom' by Karel Bernard -  herring inside a net in the Baltic Sea
"Struggle for freedom" by Karel Bernard - herring inside a net in the Baltic Sea




'Leopard on ice' by Jonas Thormar  - a leopard seal in Antarctic Peninsula
"Leopard on ice" by Jonas Thormar - a leopard seal in Antarctic Peninsula





A stargazer in Blue Heron Bridge, Florida, by Keri Wilk
A stargazer in Blue Heron Bridge, Florida, by Keri Wilk




'Hitting Sailfish' by Alexander Safonov - a sailfish attacking schooling fish in Port St Johns, South Africa
"Hitting Sailfish" by Alexander Safonov - a sailfish attacking schooling fish in Port St Johns, South Africa




'Multitude' by Acevedo Eduardo - schooling catfish in Indonesia
"Multitude" by Acevedo Eduardo - schooling catfish in Indonesia




Sand Tiger shark in a school of fish in North Carolina, by Jeremy Kozman
Sand Tiger shark in a school of fish in North Carolina, by Jeremy Kozman




Lion fish with schooling glassfish in Red Sea, Egypt, by Amir Stern
Lion fish with schooling glassfish in Red Sea, Egypt, by Amir Stern




'Reflection' by Yigal Aharoni - lion fish in Red Sea, Egypt
"Reflection" by Yigal Aharoni - lion fish in Red Sea, Egypt




Harlequin shrimp (Hymenocera elegans) in Tulamben, Bali, Indonesia, by Francesco De Marchi
Harlequin shrimp (Hymenocera elegans) in Tulamben, Bali, Indonesia, by Francesco De Marchi




'Women profile' by Adriano Morettin - soft coral and schooling bait fish under a pier in Raja Ampat, Indonesia
"Women profile" by Adriano Morettin - soft coral and schooling bait fish under a pier in Raja Ampat, Indonesia




'The boss and the gang' by Tamas Szabo - a lemon shark with pilot fish in Red Sea, Egypt
"The boss and the gang" by Tamas Szabo - a lemon shark with pilot fish in Red Sea, Egypt




'Schooling Jacks' by Maria Rivarola - a diver and schooling jackfish in Indonesia
"Schooling Jacks" by Maria Rivarola - a diver and schooling jackfish in Indonesia




'Blue Eyes' by Michael McEvoy - a moray eel in Indonesia
"Blue Eyes" by Michael McEvoy - a moray eel in Indonesia




A cowshark in Cape Town, South Africa, by Dennis Vandermeersch
A cowshark in Cape Town, South Africa, by Dennis Vandermeersch




'Untitled' by Jose Alejandro Alvarez - sweetlips in unspecified location
"Untitled" by Jose Alejandro Alvarez - sweetlips in unspecified location

Sứ điệp của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010

Sứ điệp của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010
BÀI và HÌNH do A.NGUYỄN TRỌNG ĐA gửi

1. Trong Năm Thánh 2010 nhân kỷ niệm 350 năm thiết lập hai địa phận tông tòa đầu tiên và 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã triệu tập Đại hội Dân Chúa, từ ngày 21 đến 25 tháng 11 năm 2010, tại Trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Tp. HCM. Hiện diện tại đại hội, có 32 giám mục, 300 đại biểu linh mục, tu sĩ, giáo dân thuộc 26 giáo phận và các dòng tu trên cả nước. Đại hội hân hạnh đón tiếp các vị đại diện đến từ các Giáo hội Canada, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Thái Lan, và đại diện các cộng đoàn công giáo Việt Nam hải ngoại.
Từ khắp mọi miền đất nước quy tụ về đây như anh chị em dưới một mái nhà, đây chính là thời điểm của ân sủng và kinh nghiệm quý báu Chúa ban cho Hội Thánh tại Việt Nam. Xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân cao quý này. Đồng thời, ý thức rằng trong suốt thời gian đại hội, được anh chị em tín hữu công giáo tại Việt Nam cũng như hải ngoại luôn đồng hành trong lời cầu nguyện và qua những ý kiến đóng góp cho đại hội, xin gửi đến mọi người lời cảm ơn chân thành nhất.
2. Đại hội Dân Chúa được khai mạc trọng thể vào ngày lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, 21-11-2010, tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sàigòn với sự tham dự đông đảo của anh chị em tín hữu. Cử hành lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ để khai mạc đại hội giúp chúng tôi xác tín hơn vào sứ mạng của Hội Thánh. Chúa Kitô đã thiết lập Nước Thiên Chúa là “vương quốc của sự thật và sự sống, vương quốc thánh thiện và toàn phúc, vương quốc công chính, yêu thương và an bình” . Hội Thánh Chúa Kitô có mặt trong lịch sử nhân loại với sứ mạng loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa trong quyền năng của Thánh Thần. Cũng thế, Hội Thánh Chúa Kitô tại Việt Nam có sứ mạng loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa, tiếp nối sứ mạng yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô, góp phần kiến tạo nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương trên quê hương đất nước này.
3. Sứ mạng đó đòi hỏi Hội Thánh phải đổi mới không ngừng để thực sự là Hội Thánh Chúa Kitô giữa lòng quê hương Việt Nam. Chúng tôi xác tín rằng Hội Thánh tại Việt Nam không phát xuất từ sáng kiến và nỗ lực của con người nhưng hoàn toàn phát xuất từ Thiên Chúa, sống nhờ Ngài và hướng tới Ngài . Vì thế, trong mọi hoàn cảnh, điều quan trọng nhất vẫn là củng cố, canh tân, đào sâu mối hiệp thông của mỗi người tín hữu cũng như của mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn với Thiên Chúa qua đời sống cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa và cử hành Thánh Thể. Cử hành Thánh Thể phải thực sự trở thành tâm điểm trong đời sống Hội Thánh tại Việt Nam. Để được như thế, cử hành Thánh Thể cần được nối dài bằng cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, đào sâu chân lý đức tin. Ước mong rằng trong những năm sắp tới, Hội Thánh tại Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc phổ biến và học hỏi Lời Chúa bằng những phương thế khác nhau, để Lời Chúa thực sự trở thành của ăn nuôi dưỡng tâm hồn, kim chỉ nam và ánh sáng soi dẫn mọi quyết định và chọn lựa của các tín hữu.
4. Đại hội cũng xác tín rằng để thực sự là Hội Thánh của Chúa Kitô nhập thể và nhập thế, Hội Thánh tại Việt Nam phải nhập thể vào văn hóa và lịch sử của dân tộc mình. Trong hơn 4 thế kỷ hiện diện tại Việt Nam, Hội Thánh đã góp phần không nhỏ vào đời sống và sự phát triển của đất nước. Chính những người công giáo đầu tiên đã tạo ra chữ quốc ngữ mà mọi người Việt Nam hiện đang sử dụng. Các trường công giáo đã đào tạo biết bao nhân tài cho đất nước. Cũng chính người công giáo đã đem những giá trị nhân văn thấm vào đời sống xã hội như tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, sự bình đẳng, tình bác ái, tinh thần phục vụ, hi sinh. Tiếp nối công trình của cha ông, Hội Thánh ngày nay cũng phải dấn thân vào việc xây dựng đất nước về mọi mặt : văn hóa xã hội, cũng như kinh tế chính trị, vì ý thức rằng : “ Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đối với người Công giáo, không những là một tình cảm tự nhiên phải có, mà còn là một đòi hỏi của Phúc âm” . Khi dấn thân xây dựng xã hội trần thế, Hội thánh “ không hề muốn thay thế Chính Quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng lẫn nhau, Hội thánh có thể góp phần mình vào đời sống của Đất nước,nhằm phục vụ tất cả mọi người dân ” . Đó cũng là lời chứng cho mọi người thấy vẻ đẹp đích thực của Tin Mừng như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắn nhủ tất cả chúng ta, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân : “ Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em phải chứng tỏ rằng người công giáo tốt cũng là người công dân tốt” .
5. Hội Thánh tại Việt Nam còn phải canh tân chính mình qua nỗ lực xây dựng Hội Thánh như một gia đình, trong đó mọi người hiệp thông với nhau như anh chị em một nhà, bình đẳng với nhau trên nền tảng ơn gọi làm người và làm con Chúa, chia sẻ cùng một sứ mạng và trách nhiệm dù được thể hiện trong những bậc sống và nhiệm vụ khác nhau. Sự hiệp thông này vừa là đòi hỏi vừa là lời chứng cần thiết mà Hội Thánh phải bày tỏ trước mặt mọi người như Chúa Giêsu đã thiết tha cầu nguyện : ”Xin cho họ nên một như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha để họ cũng ở trong Chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17,21). Trong những ngày đại hội, chúng tôi cảm nghiệm được bầu khí hiệp thông huynh đệ này khi mọi thành phần Dân Chúa sống chung với nhau như anh chị em trong một gia đình, cùng lắng nghe tiếng Chúa qua cầu nguyện, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm và suy tư về Hội Thánh qua các bài thuyết trình, tham luận và hội thảo, với thao thức xây dựng Hội Thánh như lòng Chúa mong muốn. Sự hiện diện của đại diện các Giáo Hội chị em lại mở rộng hơn nữa chân trời hiệp thông trong Hội Thánh Chúa Kitô. Ước mong bầu khí huynh đệ này được trải rộng và thấm sâu vào đời sống Hội Thánh tại Việt Nam ở mọi cấp độ, trong mỗi gia đình, mỗi giáo xứ, mỗi dòng tu, mỗi giáo phận.
Để bày tỏ khuôn mặt Hội Thánh như một gia đình, đại hội kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa hợp tác chặt chẽ với nhau trong tình hiệp nhất yêu thương. Xin anh chị em giáo dân tích cực tham gia vào đời sống và sứ mạng của Hội Thánh bằng những khả năng chuyên môn Chúa ban cho mình. Các gia đình công giáo được mời gọi giữ vững và củng cố ơn gọi hôn nhân Kitô giáo, xây dựng gia đình như Hội Thánh tại gia, cái nôi của sự sống, mái ấm của tình thương và ngôi trường đầu tiên đào tạo con người toàn diện. Đối với các bạn trẻ, xin các bạn nhiệt thành tham gia vào những sinh hoạt của Hội Thánh để đem sức sống và sự tươi trẻ cho đời sống Hội Thánh. Gia đình và giáo xứ phải quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục các đức tính nhân bản cho thiếu nhi, để sau này trở nên những con người hữu ích cho xã hội và Hội Thánh. Ước mong các tu sĩ thực sự trở nên dấu chỉ và chứng nhân sống động của tình yêu vô điều kiện mà Thiên Chúa dành cho con người, nhất là những người bé mọn trong xã hội. Đại hội nhấn mạnh vai trò của các giám mục và linh mục trong Hội Thánh. Công cuộc canh tân Hội Thánh cần được bắt đầu từ hàng linh mục, vì thế ước mong các giám mục và linh mục Việt Nam không chỉ là người quản trị giỏi nhưng trước hết là người của Chúa và là những mục tử nhân lành, biết gắn bó với Chúa Giêsu trong cầu nguyện để có thể phục vụ cộng đoàn theo gương Thầy chí thánh, biết tôn trọng và phát huy vai trò người giáo dân trong tinh thần đối thoại và cộng tác.
6. Để thi hành sứ mạng yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô trong hoàn cảnh ngày nay, Hội Thánh phải là chất xúc tác của nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương trên đất nước Việt Nam. Trong hai thập niên vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế, có nhiều điều đáng lo ngại cho tiền đồ của dân tộc. Nạn phá thai, ly dị, ma túy, mãi dâm, sự gia tăng cách biệt giầu nghèo, tình trạng bất công, bóc lột, tham nhũng, tàn phá môi sinh… tất cả đang có chiều hướng gia tăng và là những dấu hiệu cụ thể của “nền văn hóa sự chết”. Xác tín rằng Tin Mừng là “men của tự do và tiến bộ, nguồn của tình huynh đệ, của khoan dung và hòa bình” , nên hơn ai hết, người công giáo Việt Nam có sứ mạng kiến tạo nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương trên đất nước này, đồng thời sẵn sàng đối thoại chân thành và cộng tác lành mạnh với mọi người thiện chí, không phân biệt tôn giáo hay chính kiến, nhằm phục vụ sự phát triển toàn diện của mọi người trong xã hội , nhất là những người nghèo khổ và bị bỏ rơi. Trong tinh thần đó, chúng tôi đề nghị Chính quyền Việt Nam mở rộng cánh cửa cho các tôn giáo tham gia vào việc giáo dục học đường và y tế cộng đồng, vì ích lợi của người dân và của cả dân tộc.
7. Đối chiếu với sứ mạng cao cả đã lãnh nhận từ Chúa Giêsu : “Anh em phải là muối cho đời, ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,13.14), chúng tôi nhìn nhận mình còn nhiều lỗi lầm thiếu sót, vì thế khiêm tốn xin Chúa và anh chị em trong cũng như ngoài Hội Thánh tha thứ cho. Hội Thánh cũng nhớ đến biết bao khổ đau, bất công, bách hại đã phải chịu trong suốt chiều dài lịch sử của mình, không phải để nuôi dưỡng oán thù nhưng để tha thứ và cầu nguyện cho những người đã bách hại Hội Thánh, theo gương Chúa Kitô là Đấng đã hoàn tất công trình cứu chuộc trong sự khó nghèo và bị bách hại . Các thánh tử đạo Việt Nam vừa là gương mẫu vừa là động lực thúc đẩy Hội Thánh thi hành sứ mạng yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô trên quê hương đất nước mình.
8. Đại hội Dân Chúa Việt Nam kết thúc nhưng lại mở ra cho những bước chân hi vọng, niềm hi vọng được khơi nguồn và hoàn tất nơi Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Tất cả những ý kiến của đại hội sẽ được đúc kết thành những đề nghị, là chất liệu chính của văn kiện hậu đại hội, nhằm đưa ra những định hướng và kế hoạch mục vụ của Hội Thánh Việt Nam trong những năm sắp tới. Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến (Kh 22,20). Đây vừa là lời cầu xin vừa diễn tả niềm khao khát và hi vọng của đại hội. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin Chúa ngự đến trong tâm hồn mỗi người chúng con và biến đổi chúng con thành môn đệ đích thực của Chúa. Xin Chúa ngự đến trong mỗi gia đình công giáo, để gia đình trở thành cộng đoàn thờ phượng Chúa, hiệp nhất yêu thương nhau và cùng nhau làm chứng cho Tin Mừng Nước Trời. Xin Chúa ngự đến và hiệp nhất tất cả chúng con trong cùng một sứ mạng yêu thương và phục vụ, quyết tâm xây dựng nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương, để dung nhan Chúa bừng sáng trên quê hương Việt Nam chúng con. Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến.
Làm tại Trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Tp. HCM.,
Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 2010
Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010

CPS SƠN THẠCH ĐỌC THAM LUẬN TẠI ĐẠI HỘI DÂN CHÚA !

Góp ý của các ca đoàn

ngày 22-11-2010
DỊP ĐẠI HỘI DÂN CHÚA (21-25/11/2010)
Do Phêrô Nguyễn Sơn Thạch (CPS)
Tổng Giáo phận TP. HCM
Trình bày.


(Bài và Hình do A.NGUYỄN TRỌNG ĐA cung cấp )


ng Phr Nguyễn Sơn Thạch, TGP. Tp. HCM, trnh by tham luận - 4
I. NHẬN ĐỊNH
Ca đoàn là một trong những thành phần cần thiết và có vai trò đặc biệt trong các cử hành Phụng vụ của Giáo Hội, nhất là trong các Thánh Lễ, như Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma, số 103 đã viết: “Trong hàng tín hữu, Ca đoàn có phần vụ của họ trong Phụng vụ, họ phải lo chu toàn các phần vụ riêng của mình, tuỳ theo các loại bài hát khác nhau; họ phải giúp cho các tín hữu tham dự cách linh động vào việc ca hát.”
Trong nhiều năm qua, các ca đoàn đã cố gắng thể hiện vai trò của mình rất tốt. Tuy nhiên còn nhiều ca đoàn vì thiếu hiểu biết về phụng vụ và thánh nhạc, nên chưa thi hành đúng chức năng của mình trong Phụng vụ, khiến cho nhiều người quan tâm lo lắng Vì thế chúng con đề nghị một số điểm cụ thể để kính mong Hội Đồng Giám Mục xem xét.
II. ĐỀ NGHỊ MỤC VỤ:    
1. Mong UBTN toàn quốc sớm có một tài liệu hướng dẫn chung về mục vụ Thánh Nhạc, (như một cẩm nang chi tiết về thánh nhạc) để chỉ dẫn cho các linh mục phụ trách giáo xứ, các nhạc sĩ, các ca trưởng, các ca đoàn phải hát những gì và hát cách nào cho đúng ý Hội Thánh
2. Mong có một nơi xuất bản (hay phát hành) các tài liệu thánh ca được phê chuẩn chính thức, không nên vì lợi nhuận mà tự ý in ấn đại trà.
3. Mong được giới thiệu một trang Web chính thức về thánh nhạc để phổ biến và cập nhật các hướng dẫn của Giáo Hội về Thánh nhac, và giới thiệu các bài thánh ca nổi bật hai đặc tính thánh thiện, hình thức nghệ thuật cao.
4. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn cao, quán triệt đường hướng và tinh thần chung của giáo Hội. Đào tạo và phổ cập thường xuyên về chuyên môn, lĩnh hội những tinh hoa của thế giới và phát huy thế mạnh bản sắc của nền Thánh nhạc Việt Nam đặc thù.
5. Chính quy hóa vai trò và sứ vụ của người làm công tác chuyên môn (vd: chứng chỉ, chứng nhận, thẻ ca trưởng…), Xây dựng Thư viện Thánh nhạc phục vụ cho việc tra cứu, nghiên cứu liên quan đến chuyên môn.
6. Cần tổ chức những hoạt động Bác Ái Xã Hội cho các ca đoàn để giúp các ca viên tinh thần sống bác ái, nâng cao nhận thức và đạo đức của các ca viên.
7. Khuyến khích sáng tác và sử dụng các bài thánh ca có âm hưởng dân tộc, phù hợp với từng địa phương và các bài theo thể loại bình ca.
III. KẾT LUẬN:
Ca đoàn là một trong những thành phần của cộng đoàn phụng vụ, góp phần không nhỏ xây dựng một Giáo Hội: Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ vụ. Vì thế lời ca tiếng đàn của ca đoàn phải nhằm khơi dậy lòng tin cậy mến của cộng đoàn với những tâm tình cảm mến, tạ ơn, tôn vinh, cầu khẩn. Muốn vậy, các giáo xứ phải quan tâm xây dựng các ca đoàn “biết cầu nguyện” bằng chính lời ca tiếng hát của mình. Ước mong cần đến sự quan tâm của UBTN toàn quốc và các Ban Thánh Nhạc giáo phận và sự giúp sức của các linh mục chính xứ.
                                                                                                            
Phêrô Nguyễn Sơn Thạch
Tổng Giáo phận TP. HCM   

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

NHỚ VỀ HÀN MẠC TỬ !!!

NHỚ VỀ HÀN MẠC TỬ !

Ngày 11/11 (1940-2010 ) đã qua đi nhưng những tâm tư của HMT Tiên sinh vẫn cháy bỏng giữa dòng đời ! Xin thắp một nén nhang lòng tưởng nhớ HƯƠNG HỒN CỐ THI SĨ !


Xin mở Attachment !

GẶP CHÚA TRÊN QUÊ HƯƠNG !!!

GẶP CHÚA TRÊN QUÊ HƯƠNG !!!
ĐẶNG NGỌC gửi từ PHÁP

CHÚNG TA CÙNG CẦU NGUYỆN VỚI CHÚA
QUA BÀI CA THỐNG THIẾT VÀ NHỮNG HÌNH ẢNH QUÊ HƯƠNG NÀY !!!


XIN MỞ ATTACHMENT !
Attachment: GapChuaTrenQH.pps

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

KHẮC TRÊN ĐÁ ("TUYỆT CÚ MÈO!!!")

KHẮC TRÊN ĐÁ ("Tuyệt cú mèo!!!")
Đặng Ngọc gửi từ Pháp

XIN MỞ ATTACHMENT...kẻo uổng ...

49 CÁCH SỐNG KHỎE

49 CÁCH SỐNG KHỎE
Simon HÒA gửi
(Rất đẹp ! Rất hay! Mời Bạn thưởng thức !)
Xin mở ATTACHMENT

TRÁI TIM HOÀN HẢO

TRÁI TIM HOÀN HẢO
 Đặng Ngọc gửi từ Pháp
Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy.
Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: "Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!". Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế.
Chàng trai cười nói: Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
Cụ già nói: Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè...
Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.
Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh... [Sưu tầm]

Tốt lành là điều tốt lành, nhưng tốt lành phải được kiểm chứng bằng thực tế.
Tình yêu là điều hoàn hảo, tuyệt vời, nhưng tình yêu phải được kiểm chứng bằng thực tế.
Giá trị cuộc đời không được tính bằng thời gian dài hay ngắn, nhưng ở chỗ bạn đã sử dụng cuộc đời như thế nào.
Bản chất của tình yêu là cho đi, là trao ban và dâng hiến, nếu nó chưa được đem ra sử dụng để phục vụ cuộc sống con người, thì tình yêu đó chưa thật.
Sự giàu sang của con người không phải ở chỗ thu tích thật nhiều cho mình, mà ở chỗ biết hào phóng cho đi.
Sự giàu sang của tâm hồn càng không thể thiếu hy sinh. Bởi chính hy sinh mới làm nổi bật giá trị tình yêu, và làm rõ nét tình yêu.
Hy sinh là dấu chứng xác thực nhất của con người để biểu lộ lòng yêu thương của mình đối với tha nhân.
Hình ảnh cụ già trong câu truyện trên thật đẹp. Trái tim của cụ đẹp không phải bởi hình dạng, màu sắc, nhịp đập, nhưng là trái tim này đã đưa dòng máu tình yêu đến cho người khác. Đưa càng nhiều thì tim càng mệt, càng dễ bị tổn thương. Nhưng nhờ trái tim luôn đập lên tiếng nói của yêu yêu thương và tha thứ, của chân lý và sự sống, của sẻ chia và đỡ nâng, của thương cảm và khích lệ, của bao dung và từ bi, của hăng say và cộng tác, của trung thành và nhẫn nại, mà nhiều người được hưởng sự ấm áp, ngọt ngào, hạnh phúc, bình an từ từng nhịp đập của trái tim, từn gtiếng gõ của tâm hồn.
Chúa Giêsu chính là khuôn mẫu của tình yêu chân thật, hoàn hảo và tuyệt đối. Nhưng cái hoàn hảo của Ngài đã được mang ra phục vụ con người. Hy sinh của Ngài là bằng chứng tình yêu thật. Ngài không tìm kiếm vinh quang lợi lộc cho mình, mà tất cả chỉ để dành cho việc sinh ích lợi và cứu vớt con người.
Cái chết của Ngài vì nhân loài là điều không thể phủ nhận về một tình yêu tròn đầy. Ngài đã hiến trọn thân xác, trái tim, sự sống để lôi kéo, cứu chuộc nhân loại.
Cuộc sống sẽ chẳng có giá trị, nếu ai cũng chỉ biết tích góp cho mình mà không biết chia sẻ cho người khác.
Cuộc đời sẽ mất hết ý nghĩa, nếu ai cũng lo bảo vệ trái tim của mình cho tròn, cho sáng, cho mạnh, cho bóng, nhưng lại không đưa sự sống, sức mạnh và niềm vui được đến người khác.
Trái tim đẹp khi biết ngày đêm làm việc liên lỉ, không ngừng đập từng tiếng đập của hy vọng, của tin yêu và phó thác, để toàn thân được lan tỏa bằng từ tốn, nhân hậu, nhẫn nại, yêu thương và sẵn sàng hy sinh để phục vụ tha nhân, mang lại ý nghĩa cho cuộc sống.
THANH THANH

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN (MỪNG ĐẠI HỘI DÂN CHÚA !!!)

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆTNAMNov 22, '10 7:35 PM
by Bao-Nguyet for everyone

Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam


Thánh An-rê Dũng Lạc, và 116 vị thánh Việt Nam, tử đạo tại Việt Nam trong các thế kỷ 18 và 19, được Ðức Thánh Cha Giaon Phaolô II phong thánh ngày 19 tháng 6, năm 1988.

 
Ngay sau khi cac nhà truyền giáo Bồ Ðào Nha khám phá ra Việt Nam, đạo Công Giáo được đưa vào Việt Nam bởi một giáo sĩ tên I-nhã năm 1533, có lẽ là một giáo sĩ Âu Tây trên đường đi Trung Hoa, và ghé lại Việt Nam hai năm. Các nhà truyền giáo khác cũng hoạt động vất vả tại miền đất ít người lui tới này trong mấy chục năm. Các linh mục Dòng Tên mở cơ sở truyền giáo đầu tiên năm 1615 tại Ðà Nẵng với cha Francesco Buzomi người Ý và cha Dieogo Carvalho người Bồ. Họ chăm sóc cho các giáo dân người Nhật, cũng như họ, đã bị đuổi ra khỏi nước Nhật vì bị đàn áp.

 

A Lịch Sơn Ðắc Lộ, dòng Tên (1591-1660), vị "tông đồ của Việt Nam" tới năm 1624, và năm 1627 đi Hà Nội. Ngài thành công lạ thường. Năm đầu, ngài rửa tội cho em gái của Nhà Vua và 1200 người lớn, trong hai năm sau 5.500 người. Năm 1630, người bị trục xuất, và một giáo dân đầu tiên (không rõ tên) bị sử trảm vì đức tin. LM Ðắc lộ trở lại Việt Nam nơi ngài báo cáo có 100.000 nguời công giáo năm 1639. Năm 1645, ngài bị đuổi một lần nữa, ngài trở về Pháp và thành lập Hội Truyền Giáo Ba Lê cho việc truyền giáo ngoại quốc. Con số đông đảo các nhà truyền giáo mới của Dòng Truyền Giáo Ngoại Quốc này khiến cho có một giai đoạn bành trướng nhanh chóng; năm 1658, riêng Bắc Việt có 300.000 người công giáo. Chủng viện đầu tiên được mở năm 1666, và hai linh mục bản xứ đầu tiên được chịu chức năm 1668. Một dòng nữ bản xứ được thành lập, đó là Dòng Mến Thánh Giá năm 1670.

 

Các sự đàn áp lẻ tẻ xẩy ra cho tới năm 1698 thì các cuộc đàn áp dữ dội bùng nổ. Các cuộc đàn áp khác theo sau (đáng ghi là 1712, 1723, và 1750) trong giai đoạn này ít ra cũng có 100.000 người công giáo, kể cả người đầu tiên được phong thánh (Gil và Lenziniana, 1745), chịu tử đạo. Một thời kỳ bình yên tạm thời tiếp theo nhờ sự dàn xếp của vị thừa sai qua một hiệp ước năm 1787 giữa Pháp và vị vua sắp lên ngôi là Nguyễn-Ánh, được viện trợ quân sự của Pháp để trở thành Hoàng Ðế Gia Long (1806). Hai vua kế vị (Minh Mang và Tự-Ðức) gia tăng sự tàn khốc của các cuộc đàn áp vào các năm 1820-41. Vua Minh Mạng trục xuất tất cả các giáo sĩ ngoại quốc và ra sắc chỉ cho tất cả người công giáo Việt Nam phải bỏ đạo bằng cách bước qua thập giá. Sau khi ngơi được một thời gian, năm 1847, việc đàn áp đạo Công Giáo lại tái diễn khi nhà vua nghi ngờ các giáo sĩ ngoại quốc và giáo dân Việt Nam trợ giúp sự nổi loạn của một thái tử. Người Công Giáo bị khắc trên mặt hai chữ tà đạo; chồng vợ bị ly tán, con cái bị tách rời khỏi cha mẹ. trong thế kỷ 19, từ 100.000 đến 300.000 người chịu bách hại, kể cả đa số những người được phong thánh. Sự chống lại của người công giáo đáng ghi nhận qua việc che dấu các linh mục thật là quả cảm. Trong năm năm từ 1857 đến 1862, có khoảng trên 5.000 tín đồ chịu tử đạo, cộng với 215 linh mục và nữ tu bản xứ, và có khoảng 40.000 người công giáo bị tước hết quyền sở hữu, và bị đầy ra khỏi nơi họ sinh sống. Năm 1917 hơn 2.078 trường hợp trong nhóm này được mang ra trình bày; và một con số trượng trưng 25 người được phong Á Thánh năm 1951.

 

Mặc dầu hồ sơ của đa số những người chịu bách hại đã bị tiêu hủy, tất cả có 117 vị, trong đó có 96 người Việt, 11 cha Ða Minh người Tây Ban Nha, và 10 giáo sĩ người Pháp thuộc Hội Thừa Sai Ba Lê đã được phong thánh. Trong số đó có 8 Giám Mục, 50 linh mục (15 cha Ða Minh, 8 cha Hội Thừa Sai Ba Lê, 27 cha triều), 1 chủng sinh, và 58 giáo sĩ (9 người Dòng Ba Ða Minh, và 17 thầy giảng) tử đạo tại Bắc Hà, Trung Phần và Nam Phần. Ða số bị sử trảm (chặt đầu) (76), nhưng 21 nguời bị xử giảo (thắt cổ) chết, 9 chết vì bị tra tấn, 6 bị thiêu sống, và 5 bị lăng trì (phân thây). Tên của các vị thánh tử đạo này được liệt kê sau đây. Các vị thánh này được phong Á thánh trong bốn kỳ khác nhau: 64 vị năm 1900 bời Ðức Giáo Hoàng Lêo XIII; 8 vị năm 1906 bởi Ðức Giáo Hoàng Piô X (tất cả đều là Ða Minh); 20 năm 1909 cũng bởi Ðức Giáo Hoàng Piô X; và 25 năm 1951 bởi Ðức Giáo Hoàng Piô XII.



Theo: http://www.vncatholic.org/thanhtudaovn/

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

HỌC GƯƠNG BÉ XA DIỄM !!!

     Cô bé  mang  tên  Xa Diễm
 SIMON HÒA L.60 gửi
Đây là một câu chuyện đẹp, cực kì cảm động và tràn đầy tình người. Hãy đọc nó để thấy rằng cuộc đời thật đẹp và có nhiều điều nên làm, đọc nó để xét lại mình liệu có bằng một cô bé 8 tuổi ?

Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan! "Đấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em.
Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: "Con đã từng được sống! Và con rất ngoan!". Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.

Em tự nguyện bỏ điều trị, và dùng toàn bộ 540 nghìn Nhân dân tệ (gần 1,1 tỷ đồng tiền VN) để chia thành 7 phần, mang sinh mệnh chính mình chia ra thành những phần bánh hy vọng tặng cho bảy người bạn nhỏ đang chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống và cái chết khác.

"Tôi tình nguyện từ bỏ điều trị"

Xa Diễm không biết ai là cha đẻ của mình, em chỉ có "cha" là người thu nhận em về nuôi nấng.

Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), "cha" Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt "20 tháng 10, 12 giờ đêm".

Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng báo giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: "Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!".

Xa Sĩ Hữu đặt tên cho đứa bé là Xa Diễm, vì bé sinh ra vào mùa thu, đúng mùa thu hoạch mùa màng hoa trái đủ đầy. Đàn ông một mình làm bố, không có sữa mẹ, cũng không có tiền mua sữa bột, đành bón con những thìa cháo hoa. Vì thế, Xa Diễm từ nhỏ đã còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh, nhưng là một đứa trẻ vô cùng ngoan và hiểu biết. Xuân đi xuân lại, Xa Diễm như bông hoa nhỏ trên dây Khổ Đằng, lớn khôn dần, vô cùng thông minh và ngoan ngoãn.

Hàng xóm đều nói, những đứa trẻ bị bỏ rơi được nhặt về nuôi, bao giờ trí óc cũng khôn ngoan thông minh hơn người. Và mọi người đều yêu Xa Diễm. Dù em từ nhỏ đã hay bệnh tật liên miên, nhưng trong sự nâng niu xót thương của cha, em cũng lớn lên dần.

Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo. Em biết thân phận mình không được như những đứa trẻ con nhà người khác, trẻ con hàng xóm có bố có mẹ, nhà mình chỉ có cha. Gia đình nhỏ này do hai bố con lụi hụi chống đỡ xây đắp, em cần phải thật ngoan thật ngoan, không để cha lo lắng thêm chút nào, hoặc giận em một lần nào.

Vào học lớp Một, Xa Diệm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Em chưa bao giờ để cha phải thất vọng. Em hát cho cha nghe, kể những chuyện vui vẻ ở trường cho cha nghe, những phiếu bé ngoan hay hoa điểm tốt em đều dán lên vách tường. Đôi khi em bướng bỉnh ra những đề bài khó để bắt cha phải giải được... Mỗi lúc nhìn thấy cha cười, em đều vui sướng.

Dù con không có mẹ, nhưng con có thể sống vui vẻ cùng cha, đó là hạnh phúc!

Lần đầu tiên trong đời được uống sữa, ảnh chụp sau khi Xa Diễm quay lại bệnh viện với số tiền được quyên góp giúp đỡ.

Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Không còn cách nào khác, Xa Sĩ Hữu mang con đi tiêm ở bệnh xá địa phương, nhưng không ngờ, một vết mũi tiêm bé tí xíu cũng chảy máu mãi không ngừng. Trên đùi Xa Diễm cũng xuất hiện nhiều "Vết châm kim đỏ". Bác sĩ nói, "Mau lên bệnh viện khám ngay!", đến được bệnh viện Thành Đô, đúng lúc bệnh viện đang đông người cấp cứu, Xa Diễm không lấy được số thứ tự xếp hàng khám. Xa Diễm ngồi một mình ngoài ghế dài, tay bịt mũi, hai đường máu chảy thành hàng dọc từ mũi xuống, nhuộm hồng cả nền nhà, cha em cảm thấy ngại ngùng, chỉ biết lấy cái bô đựng nước tiểu để hứng máu, chỉ mười phút, cái bô đã lưng nửa.

Bác sĩ phát hiện ra, vội cuống quýt ôm Xa Diễm đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ ngay lập tức viết đơn Thông báo khẩn cấp bệnh tình của em. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp - acute leucimia).

Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tương đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng.

Nhìn con gái nằm trên giường bệnh, ông không thể chần chừ suy nghĩ nữa, ông chỉ có một ý nghĩ: Cứu con!



Vay khắp bạn bè họ hàng, chạy đông chạy tây tiền chỉ như muối bỏ biển, so với số 300 nghìn tệ cần có sao xa vời. Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó.

Nhìn gương mặt gầy gò xơ xác và đôi mắt u uất của cha, Xa Diễm có một cảm giác đau xót. Một lần, Xa Diễm kéo tay cha lại, chưa nói nhưng nước mắt đã trào ra: 'Cha ơi, con muốn được chết..."

Đôi mắt Xa Sĩ Hữu kinh ngạc nhìn con gái: "Con mới 8 tuổi thôi, vì sao con lại muốn chết?"

"Con chỉ là đứa bé bị bỏ rơi nhặt về, ai cũng bảo số con bạc bẽo, giờ bệnh này không chữa được, cha cho con ra viện đi..."

Ngày 18/5, bệnh nhân tám tuổi Xa Diễm thay mặt người cha mù chữ, tự ký rành rọt tên vào trong cuốn bệnh án của chính mình: "Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diễm".

Trả lời: bài báo khiến 1 tỷ người rơi lệ
Đứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự:

"Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: "Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh".

Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi mặc thử Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra.

Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt.

Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ "Thành Đô buổi chiều", thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.

Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo "Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự" được đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động, có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé. Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái. Sau khi tuyên bố kết thúc quyên góp, vẫn còn nhiều khoản tiền chuyển về tài khoản quyên góp. Các bác sĩ cũng cố sức, dốc hết sức lực và tài năng chuyên môn để cứu chữa cho Xa Diễm, tất cả hàng triệu người đều hy vọng thành công.



Tờ "Thành Đô buổi chiều" có đăng bài về em

Trên internet, nhiều lời nhắn gửi: "Xa Diễm, cô bé yêu quý của tôi, tôi hy vọng em sớm mạnh khoẻ rời bệnh viện, tôi cầu chúc cho em quay lại trường học, tôi mong mỏi em bình an lớn lên, tôi khao khát tôi sẽ được vui sướng tiễn em về nhà chồng..."

Ngày 21/6, Xa Diễm, cô bé đã từ bỏ trị liệu quay về nhà chờ thần Chết, đã lại được đưa về Thành Đô, vào bệnh viện Nhi. Tiền có rồi, sinh mệnh mỏng manh có hy vọng và có lý do để tiếp tục được sống.

Nhập viện lần thứ hai sau khi có tiền quyên góp, trong bộ quần áo mới cuối cùng


Xa Diễm chịu đựng đợt hoá trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giường truyền dịch, đầu giường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn. Sự kiên cường cửa đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hoá trị, đường ruột và dạ dầy sẽ phản ứng kích liệt, thời gian đầu mới hoá trị, mỗi lần Xa Diệm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến "ho" một tiếng cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em "không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám".

Từ khi ra đời cho tới lúc chết, em không có được một chút xíu tình yêu của mẹ. Khi bác sĩ Từ Minh đề nghị: "Xa Diễm, làm con gái bác đi!" mắt em sáng rực lên, rồi nước mắt tuôn xuống xối xả. Ngày hôm sau, khi bác sĩ đến đầu giường bệnh, Xa Diễm bẽn lẽn gọi: "Mẹ!". Bác sĩ lặng đi một chút, rồi từ từ mỉm cười, ngọt ngào đáp lại: "Con gái, ngoan lắm!"

Tất cả mọi người đều chờ đợi một phép lạ, tất cả đều hy vọng giây phút Xa Diễm được trở về với cuộc sống. Rất nhiều người từ thành phố vào bệnh viện thăm em, trên mạng nhiều người hỏi thăm em, số mệnh của Xa Diễm làm mạng Internet xa lạ trở nên đầy ắp ánh sáng.

Trong phòng bệnh đầy hoa và trái cây, tràn đầy hương thơm.

Hai tháng hoá trị, Xa Diễm qua được chín cửa "Quỷ môn quan", sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hoá... lần nào cũng "hung hoá cát". Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chuẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh.

Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hoá chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khoẻ Xa Diễm càng kém.

Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: "Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con?"

"Bởi vì họ đều có lòng tốt!"

"Dì ơi, con cũng làm người tốt."

"Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương."

Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: "Dì ơi, đây là di chúc của con..."

Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên giường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang "Di chúc". Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là "Dì Truyền Diễm", kết thúc là "Tạm biệt dì Truyền Diễm". Suốt cả bức thư, chữ "Dì Truyền Diễm" xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều "nhờ vả dì làm hộ" khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên "cảm ơn" và "tạm biệt" với cả thế giới.

"Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn..."

Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng.

Sau khi Xa Diễm mất, ông bố cũng không giữ lại đồng quyên góp nào



Con đã từng được sống, con rất ngoan

Ngày 22/8, vì đường tiêu hoá xuất huyết, dường như suốt một tháng trời Xa Diễm không được ăn mà chỉ sống bằng dịch truyền. Và lần đầu tiên em "ăn vụng", em bẻ một mẩu nhỏ mì ăn liền khô bỏ vào mồm. Ngay lập tức đường ruột của em xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ y tá khẩn cấp truyền máu, truyền dịch cho em...

Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được.

Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành.

Không ai chấp nhận sự thật. Phóng viên Truyền Diễm vuốt vuốt gương mặt bé xíu lạnh dần đi của cô bé, khóc không thành tiếng, gương mặt sẽ không bao giờ gọi cô là Dì nữa, cũng sẽ không bao giờ cười nữa.

Mạng TứXuyênonline , mạng 163 (mạng Internet nổi tiếng nhất TQ) ngập trong nước mắt, mạng Xinhuanet toàn nước mắt. "Đau lòng đến không thể thở được" sau đầu đề topic đó là hàng vạn lời nhắn cảm xúc của các công dân mạng TQ. Hoa viếng, điếu văn, một người đàn ông trung niên khẽ nói: "Con, con vốn là một thiên sứ nhỏ trên trời, con đã dang đôi cánh, thôi con cứ ngoan ngoãn bay đi.."

Ngày 26/8, tang lễ diễn ra dưới một cơn mưa nhỏ, Nhà tang lễ ở ngoại thành phía Đông của thành phố Thành Đô chật ních những người dân Thành Đô đi viếng với nước mắt rưng rưng. Họ đều là những "người cha, người mẹ" của Xa Diễm mà Xa Diễm chưa có dịp gặp mặt. Để đứa bé mới sinh ra đời đã bị vứt bỏ, đã mắc bệnh máu trắng, đã từ bỏ chữa trị, đã chết... không còn cô đơn nữa. Rất nhiều "Cha-mẹ" đội mưa tiễn theo sau chiếc quan tài bé nhỏ.

Bức ảnh trên đầu Entry trong blog Trang Hạ đã chụp bia mộ của Xa Diễm: Một bức ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: " Con đã từng được sống, con rất ngoan! (1996.11.30-2005-8.22)"

Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: "Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ."

Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân Nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết.

Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: "Xa Diễm, hay yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: "Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan!