Thứ Tư, 30 tháng 9, 2009

TH.PHANXICÔ&THÁNH THỂ


CÁI NHÌN “VƯỢT THỜI GIAN” CỦA THÁNH PHANXICÔ ASSISI 
VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ


I. DẪN NHẬP

Bí tích thánh thể là nguồn mạch ơn cứu độ, được Chúa Giêsu thiết lập và Giáo Hội cử hành trong hơn hai ngàn năm qua. Nhưng những gì Giáo Hội tin và hiểu về Bí tích Thánh Thể lại có nhiều thăng trầm trong suốt dòng chảy của lịch sử ấy. 

Nếu như các Kitô hữu tiên khởi có một niềm tin mãnh liệt vào Thánh Thể và sống kinh nghiệm sâu sắc về bí tích này, thì bước sang thời Trung cổ do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng về Bí tích Thánh Thể, nên càng ngày Giáo Hội càng đánh mất kinh nghiệm sống động của Nhiệm Tích này. Hậu quả của nó là các Kitô hữu thời Trung cổ ngày càng xa cách với Bí tích Thánh Thể; Thánh Thể chỉ là bí tích để họ chiêm ngắm và thờ lạy, chứ không phải là thứ lương thực hằng ngày mang lại ơn cứu độ cho con người. Trong bối cảnh đó, chúng ta thấy thánh Phanxincô lại có những cách hiểu, cách sống Bí Tích Thánh Thể rất hợp với Tin Mừng và quan điểm của Giáo Hội hiện nay về Bí tích Thánh Thể. Phải chăng đây là cái nhìn “vượt thời gian” của ngài về Bí tích trung tâm của đời sống Giáo Hội?

Từ vấn nạn đó, người viết trở về với các Di Cảo của thánh Phanxicô để tìm hiểu niềm tin yêu và cách sống Bí tích Thánh Thể của ngài, và đối chiếu với nhãn quan thần học về Bí tích Thánh Thể hiện nay, nhằm giúp cho bản thân có được sự xác tín sâu xa hơn về niềm tin của mình vào Thánh Thể, và sống mãnh liệt hơn Bí tích Tình Yêu mà mình chiêm ngắm và cử hành mỗi ngày. 

Nhân dịp mừng lễ thánh Phanxicô năm nay, cũng là dịp Anh Chị Em Phan Sinh Việt Nam cử hành bế mạc Năm Thánh Phan Sinh “80 năm hiện diện trên Đất Việt”, xin được chia sẻ cùng ban đọc gần xa.
II. CÁI NHÌN “VƯỢT THỜI GIAN” CỦA THÁNH PHANXICÔ VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ
Thánh Phanxicô không phải là nhà thần học theo nghĩa chặt, nhưng khi chiêm ngắm cuộc đời và cách thức ngài sống đức tin, chúng ta nhận thấy ngài có nhiều cái nhìn trực giác mang tính “vượt thời gian” về thần học. Trong số đó, cách hiểu và thực hành Bí tích Thánh Thể của ngài là một cái nhìn đặc sắc và rất có ý nghĩa với chúng ta hôm nay.

1. Bối cảnh của Bí tích Thánh Thể trong thời đại thánh Phanxicô

Thánh Phanxicô sinh vào thế kỷ 12 và sống trong thượng bán thế kỷ 13. Trong thời kỳ đầu của lịch sử Trung cổ Phương Tây, xã hội Ý đang có nhiều biến chuyển về mọi mặt. Giáo Hội Rôma đã chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng sâu rộng liên quan đến Bí tích Thánh Thể, được manh nha từ thế kỷ VI. Chúng ta thấy, Công đồng Latêranô IV, công đồng mà thánh Phanxicô tham dự, đã rất quan tâm đến cuộc khủng hoảng này.

Cuộc khủng hoảng này chủ yếu diễn ra do các tín hữu không còn chuyên cần tiếp rước Thánh Thể, nhưng lại đề cao việc tôn thờ và chiêm ngắm: “Người ta bắt đầu đặt ra nghi thức nâng cao Mình Thánh Chúa ngay sau khi truyền phép để dân chúng thờ lạy…nên việc rước lễ hằng ngày, đã được đức Giáo Hoàng Grêgôriô VII cổ võ ở thế kỷ trước không còn phổ biến” [1]. Tình trạng thờ ơ với Thánh Thể còn thể hiện nơi hàng giáo sĩ Công giáo lúc bấy giờ: “Công đồng Latêranô cũng đã cảnh cáo các giáo sĩ nhất là các giáo sĩ cao cấp, “cử hành thánh lễ mỗi năm không quá bốn lần, và tệ hơn nữa là không tham dự thánh lễ” [2]. Có lẽ vì cơn khủng hoảng này mà Công đồng đã đưa ra luật: Xưng tội ít nhất mỗi năm một lần và rước lễ trong mùa Phục Sinh. 

Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng này là do nhiều người Kitô hữu buông thả trong đời sống luân lý và tôn giáo và quên lãng nhân tính của Đức Kitô. Từ đó người ta có xu hướng xa rời Bí tích Thánh Thể: “Các Kitô hữu chỉ xem Thánh Thể như một ‘mầu nhiệm đáng kính sợ, vì chỉ nhìn thấy Đức Kitô như là Thiên Chúa toàn năng, vị Chúa tể, vị Thẩm phán tối cao của vũ trụ, nên họ đã quên rằng Đức Kitô cũng là một con người, là người Anh, người Bầu Chữa cho họ trước toà Chúa” [3]. 

Trong bối cảnh của sự sợ hãi và tôn kính cực độ, việc rước lễ đối với tín hữu không còn là một sự tham dự vào hy tế của Đức Kitô, nhưng trở thành một phần thưởng ban cho những tâm hồn trong sạch. Từ đây nảy sinh một hướng linh đạo mới cũng góp phần làm giảm việc rước lễ: rước lễ được xem là nguyên lý để đạt đến sự trọn lành cá nhân. Và như thế việc rước lễ càng lúc càng được xem như độc lập với hy tế thánh giá.

Càng ngày, người ta càng xa lìa Bí tích Thánh Thể và hậu quả là những lạm dụng và những dị đoan về Thánh Thể: “Có người tin rằng chỉ cần nhìn lên Mình Thánh khi linh mục giơ lên cũng có sức xua trừ bệnh tật hoặc chết chóc, hoặc đem lại vận may” [4]. 

Đứng trước bối cảnh đó, thánh Phanxicô không bị cuốn hút vào xu hướng của người đương thời, trái lại ngài có được một cách hiểu và thực hành mang tính trung thành và sáng tạo về Bí tích Thánh Thể. Chúng ta nhận thấy điều đó nơi các Di cảo của ngài.

2. Bí tích Thánh Thể trong Di Cảo của thánh Phanxicô

Trong các Di cảo của thánh Phanxicô, chúng ta thấy nhiều lần ngài đề cập đến Bí tích Thánh Thể. Ngài dùng cụm từ“Mình và Máu Thánh Chúa” 18 lần, để chỉ về Bí tích Thánh Thể. Trong số các Di cảo, thì Huấn ngôn I, diễn tả cái nhìn cốt lõi của Phanxicô về Bí tích Thánh Thể. Giống như các Huấn ngôn khác, người ta không thể xác định được tính xác thực và niên đại của Huấn ngôn I; nhưng đây là một viên ngọc quý, là đầu mối giúp chúng ta khám phá ra cái nhìn của Phanxicô về Bí tích Thánh Thể. Theo các học giả Phan sinh thì, các bản văn của thánh Phanxicô không phải là những thiên khảo luận thần học tín lý, nhưng đó là những bản văn được viết theo yêu cầu của hoàn cảnh. Riêng các huấn ngôn thì tác giả Kajatan Esser cho rằng: “Các huấn ngôn là những lời chỉ giáo và khích lệ của Phanxicô. Tất cả được ra đời từ các hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống đời thường của anh em. Đó là những viên ngọc quý báu chỉ dẫn con đường khôn ngoan thiêng liêng” [5]. 

Sau khi phân tích Huấn ngôn I về mặt văn chương và đạo lý, tác giả Nobertô Nguyễn Văn Khanh nhận xét: “Tảng đá làm nền tảng cho huấn ngôn này là lời tuyên bố của Đức Kitô: ‘Thầy là Đường, là Sự Thật và là sự Sống’. Đức Kitô là Đấng mặc khải, dẫn đưa con người đến cùng Chúa Cha. Tuy nhiên cúng ta không còn có thể gặp Đức Kitô trong con người Giêsu như xưa, nhưng chỉ có thể gặp Người trong phép Thánh Thể” [6]. Ngoài ra, thánh Phanxicô cũng đã đề cập đến Bí tí Thánh Thể trong Di chúc, trong các thư gởi tín hữu, thư gởi các giáo sĩ, thư gởi toàn dòng mà chúng ta sẽ đề cập tới trong bài viết này.

Các di cảo kể trên là nền tảng giúp chúng ta hiểu hơn quan điểm của thánh Phanxicô về Bí tích Thánh Thể. Theo đó, cái nhìn chính yếu của ngài xoay quanh cách hiểu và cách sống Bí tích Thánh Thể.

3. Cách hiểu của Phanxicô về Bí tích Thánh Thể

Trong bối cảnh của Giáo Hội Tây phương Trung cổ, các giáo sĩ và giáo dân đang đánh mất kinh nghiệm thiêng liêng về Bí tích Thánh Thể qua việc bỏ rước lễ và quên dần tính Hy tế của Thánh thể, thánh Phanxicô đã có những cách hiểu và thực hành rất hợp với Tin Mừng và truyền thống của các Kitô hữu sơ khai. Cách hiểu của ngài rất gần gũi với quan điểm thần học hiện đại về bí tích này.

3.1. Bí tích Thánh Thể nối tiếp mầu nhiệm nhập thể

Sinh thời, khi đứng trước mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa làm người, thánh Phanxicô thường ngất ngây và mê say mầu nhiệm ấy. Sử gia Tô-ma Cêlanô kể lại: 

“Thánh Phanxicô thường mừng đại lễ Giáng sinh của Chúa Hài Đồng với một niềm vui bao la. Ngài cho rằng đó là ngày Lễ của các lễ. Ngài thường hôn kính háo hức các bức ảnh Chúa Hài Đồng và lòng cảm thương nồng nàn đối với Hài Nhi Giêsu, khiến ngài lắp bắp thốt ra những lời âu yếm như trẻ thơ bập bẹ. Danh thánh Chúa ngọt ngào như mật ong trong miệng ngài” [7]. 

Từ cảm nghiệm sâu xa này ngài đi đến việc so sánh việc Đức Giêsu đến trên bàn thờ mỗi ngày với việc người đến trong cung lòng Đức Trinh nữ Mria năm xưa: “Này đây hằng ngày Người hạ mình xuống (x. Pl 2,8) như xưa Người rời ngai vàng (x. Kn 18,15) mà đến trong lòng Đức Trinh Nữ. Hằng ngày Người đến với chúng ta một cách khiêm nhường. Hằng ngày Người rời cung lòng Chúa Cha (x. Ga 1,18) để ngự xuống trên bàn thờ, trong tay linh mục” [8]. 

Thánh Phanxicô xem hành vi truyền phép của linh mục trên bàn thờ như lần nhập thể mới của Đức Giêsu. Ngài từ cung lòng của Chúa Cha đến ngự trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria. Và như thế “khi nhìn thấy Mình Thánh Chúa, thánh Phanxicô nghĩ đến Đức Kitô sinh ra từ Đức Trinh Nữ Maria. Bàn thờ giống như máng cỏ, nơi đó Con của Chúa Cha đến với loài người hôm nay” [9]. Để rồi từ bàn thánh đó chúng ta cũng được cưu mang Con Thiên Chúa như là mẹ của Ngài khi tiếp rước Thánh Thể. 

Cái nhìn này về sau được Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II triển khai rõ hơn trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistia: 

“Khi truyền tin, Đức Maria cưu mang Con của Thiên Chúa trong thực tại thể lý là Mình và Máu Người, vì thế thể hiện trước trong chính bản thân Ngài điều xẩy ra cách bí tích ở một mức độ nào đó nơi mọi tín hữu rước Mình Máu Chúa dưới hình bán rượu” [10]. 

Một cái nhìn thể lý về Thánh Thể là điều mà thánh Phanxicô quan tâm. Ngài cũng đã ví việc chúng ta chiêm ngắm và đón nhận Thánh Thể như là lúc chúng ta tiếp xúc trực tiếp với Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt giống các tông đồ ngày xưa, và nhờ Thánh Thần soi dẫn chúng ta tin Ngài đang diện diện cụ thể với chúng ta: 

“Như xưa, con mắt xác thịt của các thánh Tông đồ chỉ trông thấy thân xác của Người, nhưng các ngài tin rằng Người là Thiên Chúa, vì các ngài chiêm ngắm Người với con mắt được Thánh khí soi dẫn. Ngày nay cũng thế, khi con mắt xác thịt của chúng ta trông thấy bánh và rượu, chúng ta hãy biết nhìn ra và tin vững đó là Mình và Máu cực thánh, hằng sống và chân thật của Người. Đó là phương thế Chúa dùng để ở mãi với các tín hữu như chính Người đã nói: “Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (x. Mt 28,20)” [11]. 

Tóm lại, theo thánh Phanxicô Bí tích Thánh Thể như phương thế để Chúa Kitô tỏ mình ra cho chúng ta và ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế như Ngài đã hứa. Đây là một sự tiếp nối mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa và kèo dài mầu nhiệm ấy trong lịch sử và cuộc sống của con người, để rồi từ đó Phanxicô liên tưởng tới mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô.

3.2. Bí tích Thánh Thể là nghi thức tưởng niệm cuộc vượt qua của Chúa Kitô 

Một cách hiểu tiếp theo của thánh Phanxicô về Bí tích Thánh Thể là nghi thức tưởng niệm cuộc vượt của Chúa Kitô. Đầy là một tưởng niệm có giá trị mang lại ơn cứa độ cho chúng ta. Cái nhìn này thể hiện qua các điểm nhấn khác nhau của ngài.

* Bí tích Thánh Thể là hy tế cứu chuộc của Giao ước mới

Chúng ta thấy trong Di cảo, thánh Phanxicô dùng đến các từ Hy lễ (Sacrificium)  Hiến tế (Sacrificare) , để chỉ Bí tích Thánh Thể và việc cử hành Thánh Thể [12]. Đó là những bằng chứng cho ta thấy Phanxicô tin Thánh Thể như một hy lễ.

Thêm nữa, trong các bản văn đề cập đến Bí tích Thánh Thể, Phanxicô không dùng từ Thánh Thể, nhưng ngài dùng từ“Mình và Máu Chúa” . Điều này diễn tả hy tế trong các Giao ước giữa con người và Thiên Chúa. Chính thánh Phanxicô cũng đã nói nhiều đến “Máu của Giao ước”, “Giao ước mới”, “Mình và Máu của Giao ước mới” . Đây cũng là những bằng chứng rõ ràng, giúp chúng ta hiểu về tính chất Giao ước của Bí tích Thánh Thể mà Phanxiô đã bàn tới. Quan điểm thần học này quả là mới lạ trong thời đại của ngài, nhưng nó lại là một đề tài đã hấp dẫn các thần học Công đồng Vaticanô II và hậu Công đồng khi họ bàn về Bí tích Thánh Thể. Mới đây nhất, Tông huấn hậu thượng Hội đồng Giám mục, Sacramentum Caritatis đã đề cập tới:

“Thật là ý nghĩa khi cùng những lời đó đã được lặp lại trong mỗi lần cử hành Thánh Lễ, lúc linh mục mời gọi chúng ta tiến đến bàn thờ: ‘Đây Chiên Thiên Chúa Đấng xoá tội trần gian. Phúc cho ai được mời đến dự bữa tiệc của Người.’ Chúa Giêsu là con chiên vượt qua đích thực đã tự nguyện hiến mình để cứu chuộc chúng ta, và vì thế đã thực hiện giao ước mới và vĩnh cửu. Bí Tích Thánh Thể chứa đựng tính mới mẻ trọn vẹn được ban cho chúng ta mỗi khi cử hành. (19)” [13]. 

* Bí tích Thánh Thể là nghi thức tưởng niệm tình yêu của Chúa Giêsu.

Thánh Phanxicô quan niệm rằng, vì yêu thương nhân loại, Chúa Cha đã ban Bí tích Thánh Thể cho loài người để họ tiếp nhận Con của Người, Đấng cứu chuộc họ, nên Ngài đã nhắc nhở mọi người cử hành Bí tích Thánh Thể với ý hướng ngay lành và thánh thiện: “Anh em hãy tiến dân hy lễ chân thật là Mình và Máu cực thánh Chúa Giêsu Kitô một cách cung kính với ý hướng thánh thiện và tinh tuyền...Nhờ ơn Chúa giúp anh em hãy quy hướng mọi tâm tư, tình cảm về Thiên Chúa Tối cao, chỉ ước ao làm đẹp lòng một mình Người mà thôi” [14]. Đây là một lời khuyên giúp các tín hữu đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”. Nó liên hệ đến nghi thức tưởng niệm Chúa Kitô trong thánh lễ. Theo thánh Phanxicô đây là một sự tưởng niệm mang tính sống động về sự hiện diện của Đức Kitô. 

Với cái nhìn khá tinh tế về Thánh Thể, thánh Phanxicô luôn nghĩ đến việc kết hợp với Chúa Kitô Thánh Thể. Chính ngài thường rước lễ một cách sốt sắng và lòng sùng kính này của ngài lôi cuốn được nhiều người. Khi rước lễ, ngài bày tỏ tất cả sự tôn kính phải có đối với bí tích cao siêu ấy [15]. 

Hơn nữa, ngài đã nhiều lần nhắc đến lệnh truyền của Đức Kitô: “Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Và như thế, cử hành Thánh Thể là việc chúng ta đáp lại lời Chúa Giêsu và tham dự vào hy lễ thập giá của Ngài. Đó là việc tưởng niệm tình yêu cứu chuộc của Chúa Giêsu năm xưa: “Đối với thánh Phanxicô, bánh Thánh Thể là lương thực hằng ngày để tưởng nhớ đến tình yêu của Đức Kitô, đã biểu lộ trong toàn bộc cuộc sống trần gian của Người và đỉnh cao nhất là cây thánh giá” [16]. 

* Bí tích Thánh Thể biểu hiện tình hiệp thông huynh đệ

Bí tích Thánh Thể là nghi thức tưởng niệm tình yêu của Chúa Kitô, nên được thánh Phanxicô quan niệm là biểu tượng hằng đầu của tình hiệp thông và yêu thương huynh đệ. 

Chúng ta biết, vào đại của thánh Phanxicô mỗi linh mục chỉ được quyền làm lễ riêng mỗi ngày, chưa có thánh lễ đồng tế. Nhưng thánh Phanxicô muốn mỗi ngày có một thánh lễ chung trong cộng đoàn, ở đó các anh em hiệp thông với Chúa Thánh Thể và với nhau: “Vì vậy, nhân danh Chúa, tôi hết lòng khuyến khích anh em: tại các nơi anh em ở, mỗi ngày, anh em hãy cử hành một thánh lễ mà thôi theo thể thức của Hội Thánh” [17]. Vì vậy, nhà khuyến khích các anh em linh mục tham dự thánh lễ của các anh em linh mục khác: “Nếu ở đó (trong cộng đòan) có nhiều linh mục, thì vì lòng yêu mến đối với Thiên Chúa là Tình yêu, người này hãy vui lòng dự lễ của người kia” [18]. Và như thế, việc cử hành thánh lễ chung trong cộng đoàn và nhiều linh mục tham dự một thánh lễ là nhắm đến sự hiệp thông huynh đệ trong Thánh Thể. Một tác giả đã nhận định rất hay về quan điểm này rằng: “Điều thánh Phanxicô Assisi nhắm khi muốn chỉ có một thánh lễ hằng ngày trong mỗi cộng đoàn, đó là gìn giữ mối dây bác ái huynh đệ, và mối dây ấy không tỏ lộ lúc nào cách hiển nhiên hơn là khi cùng dâng hiến hy tế Thánh Thể” [19]. Sự hiệp thông trong thánh lễ đồng tế là một nét mới được Giáo Hội khuyến khích và cổ võ từ giáo huấn của Công đồng Vaticanô II: “Việc đồng tế biểu lộ chính đáng tính hợp nhất của chức linh mục” [20]. Đấy là điều mà thánh Phanxicô đã sống và dạy anh em thực hành từ nhiều trăm năm trước nay lại được Giáo hội chính thức nhìn nhận.

Một cử chỉ khác của thánh Phanxicô vào những ngày cuối đời cũng thể hiện tình hiệp thông huynh đệ, giống như Chúa Giêsu đã cử hành trước cuộc tử nạn của Ngài. Nói đúng hơn Phanxicô đã bắt chước Chúa Giêsu. “Ngài xin anh em môt cái bánh mì, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho mỗi người một miếng nhỏ. Ngài cũng xin đọc đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan: “Trước lễ vượt qua, Chúa Giêsu.. .và người đã yêu họ đến cùng...(x.Ga 13, 1-15)” [21]. 

Ở đây, thánh Phanxicô bắt chước Chúa Giêsu với ý nghĩa là hiệp thông anh em trong lúc anh em của ngài đang hoang mang vì gần phải xa cách người cha yêu dấu. Chính sử gia Tôma Cêlanô đã nhận thấy điều này: “Ngài làm như thế để tưởng niệm bữa Tiệc ly mà Chúa đã cử hành với các môn đệ Ngài làm những cử chỉ ấy để tưởng nhớ đến Chúa và để cho các anh em của ngài thấy lòng ngài yêu thương họ đến chừng nào”. Thực vậy, thánh Phanxicô xem Bí tích Thánh Thể là chứng cứ tối cao của tình thương mà Chúa Kitô dành cho các môn đệ. Vì thế, khi thấy anh em khóc than đau đớn, ngài không biết làm gì hơn là lặp lại cùng một cử chỉ yêu thương của Chúa Kitô: “cử chỉ bẻ bánh” . Điều này cũng được thể hiện trong sách Gương trọn làng: “Như Chúa đã muốn dùng một bữa ăn cuối với các môn đệ vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh trước khi chịu chết, để làm dấu chứng tỏ tình yêu thương của Người, thánh Phanxicô, con người noi gương Chúa cách hoàn hảo, cũng muốn nêu lên cùng một dấu chứng tỏ tình thương như vậy” [22]. Đây là một việc làm có một không hai trong lịch sử mà vị thánh nghèo muốn bắt chước Chúa Giêsu để tỏ bày tình yêu thương chân thành của ngài với anh em đang quay quần bên giường bệnh của mình.

Chiều kích hiệp thông huynh đệ của Bí tích Thánh Thể ngày nay cũng được Giáo Hội nhấn mạnh: “Nơi các đoàn thể đó, tín hữu được tụ họp lại nhờ sự rao giảng Phúc âm Chúa Kitô và mầu nhiệm Tiệc thánh Chúa được cử hành, để nhờ Thịt và Máu Chúa, tất cả kết thành huynh đệ và thành một thân thể. Chúa Kitô vẫn hiện diện trong các cộng đoàn ấy, dù nhỏ bé nghèo hèn hay tản mác khắp nơi. Và nhờ Thần lực Người, Giáo Hội hiệp thành duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” [23]. 

Thật vậy, đây là một chiều kích mà các nhà thần học hiện nay quan tâm, vì chúng có tầm quan trọng trong đời sống của các Kitô hữu. Một tác giả đã diễn tả rất hay quan điểm này rằng: 

“Bí tích thánh thể biểu hiện hiệp thông nên chúng ta có thể nói về sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể như là sự đồng hiện diện với Giáo Hội, hiện diên cho Giáo Hội và vì Giáo hội. Đồng thời Chúa Kitô là tấm bánh được bẻ ra trao cho mọi người, nên Bí tích Thánh Thể không chỉ biểu đạt sự quan hệ giữa Thiên Chúa và con người, nhưng còn là biểu đạt tính duy nhất của mỗi người trong tương quan với cộng đồng” [24]. 

Từ chiều kích hiệp thông huynh đệ, thánh Phanxicô đưa chúng ta đến một sự liên kết mới là Thánh Thể và Lời Chúa.

* Bí tích Thánh Thể và Lời Chúa

Đây là một trong những nét đặc biệt của thánh Phanxicô khi ngài hiểu về Bí tích Thánh Thể. Chúng ta thấy sau Công đồng Vaticanô II, Giáo Hội mới đề cao Lời Chúa và trả lại cho Lời Chúa tầm quan trọng ngang tầm với Thánh Thể trong cử hành thánh lễ. Thế nhưng, thánh Phanxicô từ thế kỷ 12 đã tôn kính Lời Chúa như một bí tích ngang tầm với Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa. Thực vậy, mỗi lần thánh Phanxicô nói đến Bí tích Thánh Thể, đồng thời ngài cũng nói đến “các Lời Chí Thánh của Chúa”. 

Theo thánh Phanxicô thì Lời Chúa được hiểu theo nghĩa rộng, Lời Chúa trong Kinh Thánh, trong phụng vụ trong lời giảng dạy. Ngài nhắc đến lời trong công thức truyền phép Thánh Thể của linh mục: “Chúng ta biết rằng không thể có thân mình Chúa, nếu trước tiên không có lời truyền phép.” [25]; trong các bản văn phụng vụ; trong lời giảng dạy của các nhà thần học và các nhà giảng thuyết [26]. 

Từ đó, chúng ta thấy, thánh Phanxicô nhìn thấy trong Kinh Thánh một sự hiện diện sống động, sự hiện diện của Đức Kitô và ngài đã từng đến với Kinh Thánh như đến với Đức Kitô: “Để kiểm chứng lời tôi nói, sáng mai chúng ta đến nhà thờ, mở sách Phúc Âm và chúng ta sẽ xin lời khuyên của chính Chúa Kitô” [27]. 

Hơn nữa, mỗi lần đề cập đến Mình và Máu Thánh Chúa, thánh Phanxicô đều nói đến Lời Thánh Thiện của Chúa: “Thật vậy, chúng ta không có cũng không thấy được điều gì cụ thể về chính Đấng Tối cao ở đời này, ngoài Mình và Máu Chúa, những Danh hiệu và những Lời của Ngài: nhờ những bảo vật ấy, chúng ta đã được dựng nên, được cứu thoát khỏi chết và dẫn đưa vào cõi sống (x. 1Ga 3,14).” [28]. Theo các nhà thần học thời Trung cổ thì sự hiện diện “cách thể lý” là nói về sự hiện diện của Thiên Chúa trong Bí tích Thánh Thể sau khi đã truyền phép, nhưng đối thánh Phanxicô thì sự hiện diện này đồng thời cả trong “những Danh hiệu và Lời của Người”. Như thế, đối với thánh Phanxicô những Lời thần linh cũng là dấu hiệu thể lý của Con Thiên Chúa, tương đương với Bí tích Thánh Thể. Mối liên hệ mật thiết trong tâm tưởng của thánh Phanxicô giữa Bí tích Thánh Thể và Lời Chúa cũng có một giá trị bí tích trong đó ngài gặp được sự hiện diện của Con Thiên Chúa.

Đây là một nét mới của thần học sau Công đồng Vaticanô II; Giáo Hội nhìn nhận giá trị ngang nhau của Thánh Thể và Lời Chúa trong thánh lễ như những nguồn lương thực thần linh cho con người: “Thánh lễ gồm hai phần, phần phụng vụ Lời Chúa và phần phụng vụ Thánh Thể được liên kết chặt chẽ đến nỗi chỉ tạo thành một hành vi phụng thờ duy nhất” [29]. 

* Tóm lại, thánh Phanxicô đã có một đức tin mãnh liệt vào chiều kích tưởng niệm cuộc vượt qua của Đức Giêsu trong Bí tích Thánh Thể từ rất sớm. Đó cũng là điều mà Công đồng Vaticanô II quan tâm và nhấn mạnh: 

“Trong bữa tiệc sau hết, vào đêm bị nộp, Đấng Cứu Chuộc chúng ta đã thiết lập Hy Tế Tạ Ơn bằng Mình và Máu Người, để nhờ đó, Hy Tế Thập Giá kéo dài qua các thời đại cho tới khi Người lại đến, và cũng để ủy thác cho Hiền Thê yêu quý của Người là Hội Thánh tưởng nhớ sự chết và phục sinh của Người: đây là bí tích tình yêu, dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái, bữa tiệc Vượt Qua. Trong tiệc này, chúng ta nhận được Chúa Kitô làm của ăn, được tràn đầy ân sủng và được bảo đảm vinh quang tương lai" [30]. 

Ở điểm này, chúng ta thấy có một sự gặp gỡ nào đó giữa tư tưởng của thánh Phanxicô và quan niện thần học của Công đồng về chiều kích hy tế của Thánh Thể. Như thế, giáo huấn của Công đồng Vaticanô II đã làm mới lại và phong phú hoá quan điểm của Phanxicô về mầu nhiệm vượt qua của Thánh Thể hay mang có chiều kích hy tế của Thánh Thể một sự mới mẻ về ý nghĩa vốn có của nó. 

Từ những cách hiểu sâu sắc về Bí tích Thánh Thể nói trên, thánh Phanxicô không dừng lại ở đó, nhưng tiến xa hơn nữa, bằng cách sống những điều mình đã hiểu và cảm nghiệm về Bí tích Cực Thánh này.

4. Thánh Phanxicô sống Bí tích Thánh Thể

Chúng ta có thể xem xét mối tương quan thân mật của thánh Phanxicô và mầu nhiệm Thánh Thể trong cuộc đời thánh Phanxicô theo ba cách thức chính yếu, mà ngài đã sống sau khi hoán cải và được ngài nhắc lại trong Di Chúc.

4.1. Rước lễ thường xuyên

Trong một bối cảnh mà mọi người đang xa rời Bí tích Thánh Thể và xem đó như một biểu tượng để thờ lạy, thì thánh Phanxicô lại có một sự kết hợp mật thiết và gần gủi với Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa. Điều này thể hiện qua việc ngài thường xuyên tiếp rước Mình Thánh Chúa: “Theo ngài (thánh Phanxicô) sẽ là một sự xúc phạm lớn đến với Bí tích này nếu không tham dự tất cả mọi ngày ít nhất một thánh lễ. Chính ngài rước lễ thường xuyên và lòng sùng mộ của ngài lôi cuốn được nhiều người” [31]. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy thái độ này của thánh Phanxicô có liên quan đến quy định của Công đồng Latêranô IV (mà ngài đã tham dự) là xưng tội một năm ít là một lần và rước lễ trong Mùa Phục Sinh, để chỉnh đốn lại tình trạng các tín hữu bỏ không rước lễ [32]. 

Đây là một việc làm trông có vẻ rất bình thường với chúng ta hôm nay, nhưng trong thời đại thánh Phanxicô, Giáo Hội khuyên rước lễ trong Mùa Phục sinh, nghĩa là việc rước lễ không có tính thường xuyên và việc làm của thánh Phanxicô đã thực sự đi ngược lại cảm thức của các Kitô hữu thời ngài để sống tinh thần của Công đồng. Cách thức thực hành này mãi tới mấy thế kỷ sau Giáo Hội mới mời gọi con cái mình thực hành trong đời sống đức tin. Giáo huấn của Công đồng Vatican II dạy: “Rất đáng khuyến khích các tín hữu tham giữ thánh lễ hoàn hảo hơn, bằng cách sau khi linh mục rước lễ, họ cũng lãnh nhận Mình Máu Chúa trong cùng một Hy lễ đó” [33]. Gần đây, Huấn thị Bí Tích cứu chuộc cũng nhấn mạnh thêm việc rước lễ khi tham dự thánh lễ: “Chắc chắn thật là tốt nếu những ai tham dự thánh lễ nên rước lễ trong buổi cử hành đó, miễm là họ hội đủ mọi điều kiện cho phép họ rước lễ” [34]. 

Chính hành vi thường xuyên tiếp rước Mình Thánh Chúa mà thánh Phanxicô đã có một mối dây tình yêu thân thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể. Từ đây, xuất phát lòng tin mạnh mẽ của ngài vào các Nhà Thờ, nơi có Chúa Giêsu hiện diện trong nhà tạm.

4.2. Lòng tin vào các Nhà Thờ

Thánh Phanxicô có một lòng tin mãnh liệt vào các nhà thờ, vì ngài tin rằng ở đó có sự hiện diện của Chúa Giêsu Thánh Thể Điều này được ngài đề cập đến trong Di chúc: “Chúa đã ban cho tôi lòng tin mạnh mẽ đối với các nhà thờ, vì thế tôi cầu nguyện một cách đơn sơ rằng: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con thờ lạy Chúa trong hết mọi nhà thờ trên hoàn cầu. Chúng con chúc tụng Chúa vì Chúa đã dùng cây Thánh giá mà cứu chuộc thiên hạ” [35]. Sau khi thánh Phanxicô nhắc đến nhà thờ và thánh giá thì ngài nói đến linh mục và phép Mình Thánh Chúa, vì thế chúng ta tin chắc rằng ở đây thánh Phanxicô nói đến Chúa Giêsu Thánh Thể [36]. 

Từ chỗ tin vào sự hiện diện của Chúa trong các nhà thờ, thánh Phanxicô khuyên các tín hữu năng viếng các nhà thờ và tôn trọng các linh mục vì các ngài là thừa tác của Bí tích Thánh Thể: “Chúng ta phải năng đi viếng các nhà thờ, tôn kính và quí trọng các giáo sĩ, không phải vì bản thân các ngài bao nhiêu vì các ngài có thể là những người tội lỗi, nhưng chính là vì thánh chức và nhiệm vụ của các ngài đối với Mình và Máu rất thánh của Đức Kitô mà các ngài dâng hiến trên bàn thờ, nhận lấy và ban phát cho kẻ khác. Tất cả chúng ta phải biết chắc rằng: không ai có thể được cứu độ nếu không phải là nhờ các lời thánh thiện và Máu của Chúa Giêsu Kitô mà các giáo sĩ đọc, rao giảng và ban phát.” [37]. 

Đây là một lời khuyên thể hiện lòng tin tưởng của thánh nhân vào Chúa Giêsu Thánh Thể trong các nhà thờ. Mãi về sau nó mới trở thành một việc làm đạo đức được phổ biến rộng rãi trong Giáo Hội. Chúng ta biết, ngay từ lúc sinh thời, thánh Phanxicô đã xin Đức Giáo hoàng cho phép những ai đến viếng nhà thờ Đức Bà các Thiên thần (của Dòng) thì được ơn đại xá. Ngày nay hành vi đạo đức này đã được Giáo Hội nhìn nhận và phổ biến khắp nơi. Việc viếng Thánh Thể hay viếng nhà thờ đã trở thành một hành vi đạo đức bình dân mang tính thường xuyên của các Kitô hữu trên khắp thế giới.

4.3. Lòng tin vào các linh mục

Tiếp theo lòng tin vào các nhà thờ, thánh Phanxicô đề cập đến lòng tin vào các linh mục như những người có quyền truyền phép và trao ban Mình Máu Thánh Chúa cho người khác. Đây là một biểu hiện lòng tin của ngài vào Bí tích Thánh Thể.

Trong Di chúc ngài nói lên thái độ tùng phục các linh mục một cách mau mắn: “Dù tôi có khôn ngoan như Salômon, nếu tôi gặp các linh mục thấp kém ở thế gian này, tôi cũng không muốn giảng dạy trong giáo xứ của các ngài, nếu các ngài không chấp thuận” [38]. Sở dĩ thánh Phanxicô kính mến các linh mục là vì những lý do khác nhau:

Thứ nhất, ngài nhận thấy Chúa Kitô hiện diện trong các linh mục, dù cho cuộc sống của các vị ấy không xứng đáng: “Tôi muốn kính sợ, yêu mến và quý trọng các ngài cũng như tất cả các linh mục khác như là tôn chủ của tôi. Tôi không muốn xem xét tội lỗi của các ngài; vì tôi nhìn thấy Con Thiên Chúa hiện diện nơi các ngài” [39]. 

Kế đến, thánh Phanxicô nhìn con người của linh mục qua chức vụ cử hành Bí tích Thánh Thể và ban phát Lời Chúa: “Hỡi anh em linh mục, xin hãy nghĩ đến chức vụ cao trọng của anh em và hãy sống thánh thiện vì Thiên Chúa là Đấng thánh thiện. Thiên Chúa đã trọng đãi anh em hơn mọi người vì chức vụ ấy” [40]. 

Từ đó, chúng ta nhận thấy, thánh Phanxicô có một lòng tin mạnh mẽ vào các linh mục. Lòng tin này bắt nguồn từ lòng tin của ngài vào Bí tích Thánh Thể. Đây là một quan điểm đi ngược lại với lịch sử nước Ý lúc bấy giờ: có nhiều người đã nổi dậy chống các linh mục bất xứng [41]. 

Thần học của Vaticanô II cũng đã nhấn mạnh vai trò của linh mục trong Thánh Thể qua Sắc lệnh đời sống linh mục: “Nhờ thừa tác vụ của các linh mục, hy tế thiêng liêng của các tín hữu được hoàn tất vì kết hiệp với Hy tế của Chúa Kitô, Đấng Trung gian duy nhất; hy tế này nhờ tay các linh mục, nhân danh Giáo Hội, hiến dâng một cách bí tích và không đổ máu trong bí tích Thánh Thể, cho tới khi Chúa lại đến. Chính việc tế lễ này là điểm nhắm tới và hoàn tất của tác vụ linh mục” [42]. 

* Tóm lại, niềm say mê Chúa Kitô trong phép Thánh Thể đã kết tinh trong các thực hành rất cụ thể và sống động nơi thánh Phanxicô từ nhiều thế kỷ trước. Tinh thần này của của ngài ngày hôm nay Giáo Hội lại hết mực quan tâm và mời gọi con cái mình ý thức và thực hành: 

“Giáo Hội hằng bận tâm lo cho các Kitô hữu đừng tham dự vào mầu nhiệm đức tin ấy như những khách bàng quan, câm lặng, nhưng nhờ hiểu thấu đáo mầu nghiệm mầu nhiệm đó qua nghi lễ và kinh nguyện sao cho họ tham dự hoạt động thánh cách ý thức, thành kính và linh động, cho họ được đào luyện bởi Lời Chúa, được bổ sức nơi bàn tiệc Mình Chúa” [43]. 

III. MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH 
Cái nhìn của thánh Phanxicô về Bí tích Thánh Thể trải rộng trong các Di cảo của Ngài. Việc ta “lục lọi” trong các tác phẩm đó để tìm kiếm những “viên ngọc ẩn dấu” là một việc làm khó khăn không chỉ riêng ai, vì sự tinh tế và nhạy bén của ngài về Thánh Thể luôn mang tính vượt thời gian. Và như thế càng tìm kiếm chúng ta càng thấy tư tưởng của ngài “ẩn hiện’ trong các quan điểm thần học của Công đồng Vatican II và các nhà thần học hậu Công đồng.

1. Những “tia sáng” trong bầu trời âm u

Đặt quan điểm và cách thực hành niềm tin của thánh Phanxicô vào trong bối cảnh Giáo Hội Rôma thời Trung cổ, người viết nhận thấy đức tin của thánh Phanxicô đối với Bí tích Thánh Thể là một cuộc “cách mạng” thần học về bí tích này. Sống trong một thời đại mà mọi người đang có những quan điểm lạc xa với Thánh Thể, lòng tin và sống Bí tích Thánh Thể một cách trung thành và sáng tạo của thánh Phanxicô là một cái nhìn táo bạo, mang tính “vượt thời gian” về mầu nhiệm Thánh Thể của Chúa Kitô. 

Chúng ta biết, các tín hữu và các giáo sĩ thời bấy giờ có khuynh hướng tách rời Bí tích Thánh Thể ra khỏi lịch sử chung của ơn cứu độ, hoặc vì chỉ thấy vị Chúa vinh quang để thờ lạy và chiêm ngắm, hoặc vì chỉ nhìn thấy bí tích này như một thứ lương thực thiêng liêng giúp cho cá nhân tiến bộ trên đàng nhân đức, nhưng lại không thấy hay ít thấy chiều kích hy lễ và chiều kích hiệp thông của Bí tích Thánh Thể [44]. Và như thế, cách hiểu và sống Bí thích Thánh Thể của thánh Phanxicô như những “tia sáng” hiếm hoi trong bầu trời Trung cổ âm u. Nhưng những tia sáng đó lại có sức lan toả mãnh liệt vào trong thâm sâu của lòng người, và nó như đang cưu mang một niềm hy vọng vào một buổi bình minh rực rỡ của thần học về Bí Tích Thánh Thể. 

2. Một “bình minh” ló rạng

Có thể nói, với Hiến Chế Phụng Vụ Thánh, một văn kiện đầu tiên của Vaticanô II, Giáo Hội đã kết liễu một kỷ nguyên, khi kêu gọi thay đổi phụng vụ cách triệt để hơn bất cứ một cuộc thay đổi nào trong bốn thế kỷ trước đó. Từ đó, quan điểm thần học về Phụng vụ nói chung và Thánh Thể nói riêng được quan tâm, suy tư và cải tổ, để trở thành “thực tại thần linh” sống động và uyển chuyển trong đời sống đức tin của các tín hữu. Sự đa dạng hoá đã trở thành luồng gió mát xua tan những ngột ngạt của sự đồng nhất trong phụng vụ vốn là một nguyên tắc cứng nhắc trong Giáo Hội trước đó.

Trong Thánh Thể, sự canh tân đã xuất hiện: “Thánh lễ bằng tiếng La tinh đã được dịch sang các ngôn ngữ hiện đại, phụng vụ bắt đầu đơn giản và hiện diện hơn, có tính Kinh Thánh và tạ ơn hơn, nhấn mạnh đến các bài đọc Kinh Thánh và việc hiệp lễ hơn là việc truyền phép. linh mục được khuyến khích đồng tế, và giáo dân được mời gọi tham gia” [45]. Công đồng đã nhấn mạnh các chiều kích khác nhau của Thánh Thể. Trong số đó, chiều kích hy tế và chiều kích hiệp thông (tham gia) của Bí tích Thánh Thể, điều mà thánh Phanxicô đã tin và đã sống từ hơn 800 năm trước, lại là những điểm nhấn của Công đồng Vaticanô II trong các văn kiện khác nhau như đã nói ở trên. 

Dẫu biết rằng những chiều kích căn bản này của Bí tích Thánh Thể đã được các Kitô hữu tiên khởi tuyên nhận và sống; các Giáo phụ đã ít hay nhiều bàn đến, nhưng thánh Phanxicô không phải là một nhà thần học đúng nghĩa, ngài không khảo cứu nhiều về thần học và chắc rằng ngài không trực tiếp làm việc trên các tài liệu này. Hơn nữa, trong một bối cảnh mà người ta có nhiều lối giải thích sai lệch về Bí tích Thánh Thể, mà ngài vẫn giữ được những “hạt ngọc” tư tưởng rất gần với quan điểm của thần học hiện đại về Bí tích Thánh Thể. Sự gặp gỡ mang tính “kỳ ngộ” giữa niềm tin yêu và sống của thánh Phanxicô vào Thánh Thể và quan niện của thần học hiện đại không phải là một sự tình cờ, nhưng do cả hai cùng có chung một nguồn liệu vô cùng quan trọng là Kinh Thánh. Đây cũng là điều dễ hiểu khi thánh Phanxicô là một tâm hồn được thấm nhuần Kinh Thánh, đến nỗi những lời nói của ngài luôn mang dáng dấp lời Kinh Thánh; còn xu hướng thần học Bí tích nhất là Thánh Thể sau Công đồ Vaticanô II lại nỗ lực trở về nguồn Kinh Thánh và Giáo Phụ để tìm lại kinh nghiệm thuở ban đầu.

Có thể nói, “bình minh” của Bí tích Thánh thể đã chiếu soi vào đời sống các Kitô hữu hôm nay từ cột mốc quan trọng của Công đồng Vatican II; và nó đã có một sức lan toả diệu kỳ làm tươi mát đời sống tâm linh của bao người. Và như thế, một cách nào đó tư tưởng của vị thánh nghèo đã gợi hứng cho những nỗ lực của Giáo Hội trong khi tìm về cội nguồn của Bí tích Thánh Thể trong Kinh Thánh và Giáo phụ. 

IV. KẾT LUẬN
Từ việc tìm hiểu tư tường của thánh Phanxicô về Bí tích Thánh Thể, người viết nhận thấy rằng: Sự bén nhạy của thánh Phanxicô về Bí tích Thánh Thể là kết quả của một tâm hồn say mê Đức Kitô cho đến lúc được đồng hình đồng dạng với Ngài khi nhận năm dấu thánh vào năm 1224.

Hơn nữa, ngài cũng đã được thấm nhuần sâu xa giáo huấn truyền thống của Giáo Hội mà ngài đã tiếp nhận qua Phụng vụ, qua Phúc Âm, nhất là Tin Mừng Gioan. Thánh Phanxicô luôn đặt Bí tích Thánh Thể trong toàn bộ lịch sử cứu độ và coi bí tích ấy như là sự tiếp nối của biến cố Nhập Thể và vẫn hiện tại hóa trong đời sống của chúng ta nhờ Bí tích Thánh Thể: 

“Ý Chúa Cha là Chúa con hiển phúc và vinh quang mà người ban cho chúng ta và đã sinh ra cho chúng ta (đây là mầu nhiệm nhập thể), lấy máu mình mà hy tế và lễ vật đâng trên bàn thờ thập giá (mầu nhiệm cứu chuộc bằng cây thập giá), Không phải vì bản thân Người, chính nhờ Người mà vạn vật được tạo thành (đây là công cuộc tạo dựng), nhưng vì tội lỗi chúng ta. Người đã để lại một gương mẫu cho chúng ta dõi bước theo Người. Chúa Cha cũng muốn tất cả chúng ta được Chúa con cứu độ và tiếp nhận Con của Người với tâm hồn tinh tuyền và thể xác thanh sạch (đây là ơn cứu độ nhờ Bí tích Thánh Thể”. 

Mầu nhiệm Thánh Thể dường như đã thấm nhập và sinh hoa kết trái trong con người thánh Phanxicô năm nào, giờ đây “bàng bạc” trong các văn kiện của Công Đồng Vaticanô II. Và đến lượt mình, nó lại thấm nhập, bén rễ và sinh hoa kết quả trong đời sống của mọi thành phần Dân Chúa trong thế giới hôm nay.

Thiết nghĩ, việc tìm hiểu quan điểm cùa thánh Phanxicô về Bí tích Thành Thể là dịp thuận tiện giúp chúng ta hiểu biết hơn về một con người đã có những cái nhìn “vượt thời gian” về mầu nhiệm Thánh Thể; và như thế ngài trở thành một mẫu gương tuyệt vời về cách hiểu, cách cảm và cách sống bí tích Tình Yêu cho chúng ta hôm nay. 

Hơn nữa, việc làm này cũng giúp chúng ta đào sâu quan niện thần học của Giáo Hội ngày nay về Thánh Thể. Ngõ hầu Thánh Thể trở thành một nguồn mạch sức sống mới tuôn chảy trên cuộc đời chúng ta và mở ra cho chúng ta một chân trời mới trong hành trình sống và loan báo tình yêu và niềm hy vọng của Bí tích Thánh Thể cho thế giới hôm nay, như lời mời gọi của Đức Bênêđictô: “Chúng ta hãy khích lệ lẫn nhau hân hoan sánh bước, lòng đầy ngạc nhiên, đến gặp Thánh Thể để có thể cảm nhận cũng như loan báo cho người khác sự thật về những Lời Chúa Giêsu đã nói khi Người từ biệt các môn đệ: ‘Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế’”. 

Chú thích:

[1] Nguyễn Văn Khanh, Chúa Giêsu Kitô trong tư tưởng thánh Phanxicô Asissi, luận án tiến sĩ, 1973, Nguyễn Gia Thịnh dịch, Tủ sách Phansinh, 2003, tr 286.

[2] Sđd, tr 287.

[3] Sđd, tr 290-291

[4] Nguyễn Đức Thông, Kết duyên, Các bí tích gia nhập đạo, 2007, tr 234.

[5] Kajatan Esser, Chú Giải Luật Dòng Phan sinh, Bản dịch của Trần Hữu Phương, Tủ sách Phan sinh, 2002.

[6] Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 309.

[7] Tôma Cêlanô, Truyện ký thánh Phanxicô, cuốn I, (1Cl) Bản dịch của Nguyễn Gia Thịnh, Tủ sách Phansinh 2004, số 84 -86.

[8] Thánh Phanxicô, Huấn ngôn I (Hn 1), 16-18.

[9] Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 311.

[10] Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, số 55.

[11] Hn 1, 20-22.

[12] X. Hy lễ: Thư gởi các tín hữu, bản gốc 2 (2TTh), 11; Thư toàn dòng (TTd), 14; Thư thứ nhất gởi các anh Tổng Phục vụ (1TTpv), 3; Hiến tế: Thư gởi các tín hữu, bản gốc 2 (2TTh), 4; 1TTpv 2, Thư gởi các Giáo sĩ, bản gốc 2 (2TGs), 4.

[13] Tông huấn hậu thượng Hội đồng Giám mục, Sacramentum Caritatis, số 9.

[14] TTd 14,16.

[15] x. 2 Celanô 201

[16] Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 324.

[17] TTd 30.

[18] TTd, 31.

[19] X. Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 326.

[20] PV 57.

[21] 2 Cel 217; GT 88.

[22] Sách Gương trọn lành, l 88.

[23] GH 26

[24] Vũ Chí Hỹ, Thánh thể Bí tích của niềm hy vọng cánh chung, bài giảng. 2008.

[25] 1TGs 1-2.

[26] x.Dc 12 - 13

[27] 2 Celanô 15.

[28] 1TGs 3.

[29] PV 56.

[30] PV 47.

[31] 2Cel 201.

[32] Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 329.

[33] PV 55.

[34] Thánh bộ Phượng Tự và Bí Tích, Huấn thị Bí tích Cứ chuộc, năm 2004, số 83.

[35] Thánh Phanxicô, Di chúc (Dc), 4.

[36] X. Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 334.

[37] 2TTh 33-35.

[38] Dc 7.

[39] Dc 9-9.

[40] TTd 23.

[41] X.Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 341.

[42] LM 2.

[43] PV 48.

[44] Nguyễn Văn Khanh, Sđd, tr 342.

[45] Nguyễn Đức Thông, Kết duyên, Sđd, tr 268.

[46] 2TTh 11-14, (Chú giải thêm của Nguyễn Văn Khanh.)

[47] Sacramentum Caritatis, Sđd, số 97.
Quang Huyền, OFM

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2009

QUÝ CHA THẦY MỪNG THO




Nhấn vào từng khung để xem hình
Bạn nào biết rõ năm sinh từng vị xin xép thứ tự theo năm sinh.(Phiên)
Cha LỮ chưa có hình,ai có hình Cha Lữ cho xin đi !
Văn Phương đã gửi hình cha Lữ chụp ngày xưa ở KTX Và hình cận cảnh để tuỳ nghi sử dụng
VPhương

CHÚC THỌ

         Danh sách các Linh Mục Tu Sĩ Tỉnh dòng Phanxico trên 70 tuổi :
                         Xem hình tại trang PHOTOS
1.Cha Augustinô Nguyễn Trinh Phượng, 94 tuổi
2.Thầy Tôma Huỳnh Thông,                  93 tuổi
3.Thầy Philipphê Lê Văn Tâm,               92 tuổi 
4.Cha Benoit Trần Minh Phương,           91 tuổi
5.Cha Phêrô Baptiste Đỗ Long Bộ,        88 tuổi, (RIP 2/10/09)
6.Thầy Clement Nguyễn Văn Dung,        87 tuổi
7.Thầy Fidèle Lê Trọng Nhung,              85 tuổi
8.Cha Phaolô Nguyễn Văn Hồ,               84 tuổi
9.Thầy Benjamin Nguyễn Tất Pháp,        84 tuổi
10.Cha Gentil Trần Anh Thi,                   83 tuổi
11.Thầy Giêrađô Trần Văn Liên,             82 tuổi
12.Cha Clement Trần Thế Minh,             81 tuổi
13.Thầy Gioan Maria Nguyễn Văn Đoài, 79 tuổi
14.Thầy Noel Trần Hữu Liên,                  77 tuổi
15.Cha Đamianô Đoàn Văn Lữ,               75 tuổi
16.Thầy Carôlô Nguyễn Thành Triệu,      75 tuổi
17.Cha Matthêu Nguyễn Vinh Phúc,        74 tuổi
18.Cha Ignaxiô Ngô Đình Phán,              74 tuổi
19.Cha Anrê Trần Hữu Phương,              73 tuổi
20.Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh,          73 tuổi
21.Cha Xaviô Nguyễn Chí Chức,            72 tuổi
22.Cha Ghiđô Maria Nguyễn Hồng Giáo, 72 tuổi
23.Cha Gioan Bosco Nguyễn Văn Đình, 72 tuổi
24. Cha Phi Khanh Vương Đình Khởi,     71 tuổi.
Hải Ngoại :
25. Cha Samuel Trương đình Hòe            85 tuổi
26. Cha Etienne Nguyễn Mạnh Tân           79 tuổi
            GĐCPS VN xin Chúc Mừng Quý Cha,Quý Thầy.

CON ĐƯỜNG NHỎ


CON ĐƯỜNG NHỎ
(bài do A,Đặng Ngọc L61TĐ gữi từ Pháp)
                                        
Sắp đến ngày kính nhớ thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, tiến sĩ Hội thánh. Đây là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại sứ điệp của thánh nữ. 
Têrêsa Martin sinh ngày 21-1-1873 tại Alenxon, miền Normandie, Pháp quốc. Cô là con út của một gia đình có chín người con, trong đó có bốn người mất sớm nên Têrêsa rất được cha mẹ và các anh chị em cưng chiều. Bốn tuổi rưỡi, mẹ cô mất, gia đình dời về Lisieux. Cô lớn lên trong nề nếp trưởng giả của một gia đình trung lưu tỉnh lẻ với lối giáo dục kín cổng cao tường. 
Khi Têrêsa lên chín tuổi, người chị lớn Pauline vào dòng kín Camelle tại Lisieux. Têrêsa ngã bệnh nặng vì mất đi người chị thân yêu mà cô đã xem như người mẹ thứ hai, nhưng cô đã được chữa khỏi sau khi thị kiến Đức Mẹ hiện ra mỉm cười với cô. Khi Têrêsa lên mười ba, một người chị khác là Marry cũng nối gót người chị cả vào dòng Kín. Têrêsa lại càng buồn thêm, tâm hồn cô lúc nào cũng buồn phiền xao xuyến. 
Nhân dịp lễ Giáng sinh năm 1887, khi đi lễ đêm về cô đã trải qua một sự biến đổi hoàn toàn.Trong quyển Tự thuật, Têrêsa đã ghi lại như sau: 
“Tôi cảm thấy tình yêu thấm vào trái tim tôi. Tôi cảm thấy cần phải quên mình để làm đẹp lòng tha nhân. Và kể từ đó, tôi sống hạnh phúc”. 
Mấy tháng sau, cô cùng người cha già và người chị thứ tư cùng với một phái đoàn hành hương về Rôma yết kiến Đức Thánh Cha Lêô XIII. Ngài xin cho cô được gia nhập dòng Kín sớm hơn tuổi được giáo luật qui định. 
Ngày 9-4-1888, khi cô bước chân qua ngưỡng cửa đan viện Lisieux, thì dòng này cũng vừa mừng năm mươi năm thành lập. Đây là một dòng tu khắc khổ, chay tịnh bảy tháng một năm, suốt đời kiêng thịt, cấm khẩu suốt ngày. Cho nên các chị lớn tuổi trong nhà vô cùng thán phục Têrêsa, vì cô lúc nào cũng tuân thủ luật dòng với tinh thần điềm đạm, vui tươi. 
Từ những năm đó, Têrêsa đã sống và âm thầm loan truyền sứ điệp của mình là yêu và chấp nhận được yêu, và càng ngày càng trở nên nhỏ bé để được Thiên Chúa bồng bế trên tay Ngài, cũng như tự hiến lễ làm hy lễ tình yêu lân tuất của Thiên Chúa và tận tụy làm vinh danh Giáo Hội bằng cách cứu vớt các linh hồn. 
Tuy sống trong dòng Kín, Têrêsa đã ước mong được đi truyền giáo ở Đông Dương, nhưng chị đã bị nhiễm bệnh lao phổi. Những cơn gió lùa lạnh buốt của tu viện, đời sống khắc khổ đã nhanh chóng làm cho sức khoẻ chị suy sụp. Trong mười tám tháng cuối đời, chị đã vâng lời bề trên viết lại tiểu sử đời mình. Ngày 30/9/1897, Têrêsa trút hơi thở cuối cùng hay như chị nói: “Tôi không chết, tôi đi vào cõi sống”. 
*** 
Năm 1923, Têrêsa được phong chân phước. Hai năm sau, chị được Đức Piô XI tôn phong lên bậc hiển thánh, và năm 1998 được Đức đương kim Gioan Phaolô II phong làm tiến sĩ Hội thánh. 
Qua cuốn Tự thuật của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Giáo Hội đã khám phá ra một linh đạo mới mẻ thường được gọi là con đường nhỏ. Theo thánh nữ, làm thánh không phải là những chuyện phi thường để đâu đấy tỏ, mà đơn giản chỉ là chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương mình. Con đường nhỏ mà thánh nữ đã vạch ra quả là một sứ điệp phù hợp với thời đại, nhất là với giới trẻ. Giới trẻ hâm mộ thánh nữ không những vì Ngài là một vị thánh trẻ, mà vì thánh nữ có đức tính triệt để đơn giản. Thánh nữ đã thực hiện được một trong những cuộc cách mạng vĩ đại nhất thế giới. 
Thế giới vẫn luôn luôn cần có những cuộc cách mạng, nhưng cách mạng bạo động, dù là để đạt được mục tiêu vĩ đại và cao cả đến đâu vẫn mãi mãi là những bước thụt lùi trong lịch sử nhân loại. Cũng như thánh Phanxicô Assisi đã làm một cuộc cách mạng mà ngay cả Lênin cũng thán phục, thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu không những đã vạch ra cho Giáo Hội một con đường tu đức mà còn khởi xướng một cuộc cách mạng cho thế giới. Linh hồn của cuộc cách mạng đó là chấp nhận để cho Thiên Chúa yêu thương, sống sung mãn giây phút hiện tại, quên mình để sống cho tha nhân. Dù có thừa mứa của cải và tiện nghi vật chất, con người thời đại cũng sẽ mãi mãi bất hạnh nếu họ chưa sống theo tinh thần của con đường nhỏ mà thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã vạch ra. 
*** 
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con phải trở nên như trẻ thơ mới có thể vào Nước Trời. Nhờ lời thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu cầu thay nguyện giúp, xin cho chúng con luôn biết sống tín thác như thánh nữ. Amen. 
R. Veritas

E-MAIL HAY NHẤT 2009

Do A.ĐẶNG NGỌC (L61TĐ gữi từ Pháp)
Xin tặng các Chị là dâu Phan sinh!



E-mail được bình-chọn hay nhất trong năm qua kể câu chuyện này:

Có một gã đàn ông kia chán ngấy việc mình phải đi làm mỗi ngày trong khi vợ thì cứ ở nhà. Anh ta muốn vợ thấy những việc anh phải cáng đáng ở sở nên cầu nguyện như sau:

“Lạy Chúa, con phải đi làm mỗi ngày và phải cực nhọc suốt 8 tiếng đồng hồ ở sở làm, trong khi vợ con thì tà tà ở nhà.
Con muốn vợ con biết những gì con phải trải qua, xin Chúa tráo đổi thân hình nàng và con chỉ một ngày thôi. Amen”.

Trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài, Đức Chúa Trời bèn chấp thuận và hoàn thành điều ước của gã đàn ông. 

Ngay sáng hôm sau, gã thức dậy trong cơ thể người đàn bà. 

Gã ra khỏi giường , làm bữa ăn sáng cho người “chồng” của mình, đánh thức các con, mặc đồ đi học cho chúng, cho chúng ăn sáng, sửa soạn đồ ăn trưa mang theo, chở chúng tới nhà trường, chạy về nhà lấy quần áo đem đi tiệm giặt sấy và ghé nhà băng gửi tiền, đi chợ mua thức ăn, đoạn về nhà quăng thức ăn vào tủ lạnh, ngồi trả bills và tính toán tiền bạc trong trương mục.

Anh ta chùi rửa hộp đựng phân mèo, tắm con chó.
Lúc đó đã đến 1 giờ trưa và anh ta lật đật sắp xếp giường ngủ, soạn quần áo dơ bỏ vào máy giặt, hút bụi, lau nhà, chùi sàn nhà bếp.

Chạy đến trường chở các con và suốt đường về phải cải vả với chúng. Lấy sữa và bánh cho các con xong, cho chúng vào bàn ngồi làm bài tập thầy cô đã cho mang về làm, xong lại dọn ra bàn ủi đồ, vừa ủi quần áo vừa xem TV. 

Đúng 4:30 anh ta bắt đầu gọt khoai tây, rửa rau làm sà lách sửa soạn các món thịt dành cho bữa ăn chiều.
Sau bữa ăn chiều, anh ta lau bếp, bỏ chén dĩa vào máy rửa chén, xếp quần áo vừa giặt xong, mang các con ra tắm, và đưa chúng vào đi ngủ.

Vào 9 giờ đêm anh ta đã mệt đờ người, dù mọi chuyện nhà vẫn chưa xong, cũng phải lên giường, rồi cũng phải “trả bài” cho “chồng”, mệt cũng phải rán cho qua cuộc làm tình.

Sáng hôm sau, anh ta thức giấc và lập tức quì cạnh giường và cầu nguyện: “Chúa ơi, con không biết những điều con đã suy nghĩ. Con đã quá lầm lẫn mà ganh tỵ với việc vợ con ở nhà suốt ngày.
Chúa ơi, xin giúp con được tráo đổi lại vai trò như cũ.”
Đức Chúa Trời, trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài, trả lời:
“Con yêu quí, Ta cảm nhận được là con đã học được bài học nên sẵn lòng cho con tráo đổi lại như cũ.
Nhưng con phải đợi 9 tháng, vì tối hôm qua con đã thọ thai!"

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2009

NGUỒN GỐC KINH HÒA BÌNH

Nguồn gốc Kinh Hoà Bình

Năm 1912, tại Pháp, có một tờ báo nhỏ tên là La Clochette (Cái Chuông Nhỏ) in một bài kinh với tựa đề là Belle prière à faire pendant la Messe (Một Kinh hay để dọc trong Lễ) . Bài kinh không có đề tên tác giả là ai . Tờ báo này phát hành ở thủ đô Paris do một hội đoàn có tên là La Ligue de la Sainte-Messe (Hội Thánh Lễ), của cha Esther Bouquerel (1855-1923) . Người ta đã đồn là có thể cha Bouquerel viết mà dấu tên .

Năm 1915, bản kinh này đã gửi sang Đức Giáo Hoàng Benêdictô XV bằng tiếng Pháp . Chẳng bao lâu sau đó, bản kinh bằng tiếng Ý được in trên báo L’Osservatore Romano tờ nhật báo chính thức của Vatican . Năm 1920, lời kinh này đã được một cha dòng Phanxicô người Pháp in đằng sau tấm hình của thánh Phanxico với tựa đề là Prière pour la paix(Kinh cầu cho hoà bình) , cha cũng không nói gì đến thánh Phanxico là tác giả . Khoảng thời gian giữa hai cuộc đại chiến, bản kinh này được lưu truyền rộng rãi ở Âu châu và đã được dịch sang tiếng Anh .

Lần đầu tiên mà người ta thấy Kinh câu cho hoà bình này nhắc đến thánh Phanxicô là tác giả là năm 1927, do một phong trào thệ phản của Pháp là Les Chevaliers du Prince de la Paix (Những Kỵ Binh của Hoàng tử Hoà Bình) . Bản dịch tiếng Anh mà đa số mọi người biết là bản dịch năm 1936, xuất bản trong cuốn Living Courageously do tác giả Kirby Page xuất bản . Ông này đã khẳng định là Thánh Phanxicô thành Assisi là tác giả . Trong thế chiến thứ hai và ngay sau thời chiến tranh vừa chấm dứt, kinh cầu cho hoà bình này đã được phổ biến rất rộng rãi . Người ta quen gọi làKinh của thánh Phanxicô . Sau này, trong những sách của Đức Hồng Y Spellman, một tu sĩ dòng Phanxicô và cũng là một nhà giảng thuyết rất hùng hồn của nước Hoa Kỳ , đều có trích dẫn lời kinh này . Dần dần với phong trào yêu chuộng hoà bình trên thế giới, kinh này đã được mọi tôn giáo đón nhận như là lời cầu xin tha thiết nhất dâng lên Đấng Tối Cao . ( Theo trang web http://www.franciscan-archive.org/franciscana/peace.html )

Không biết bản văn phóng tác sang tiếng Việt của lời kinh này có từ khi nào, nhưng bài hát tựa đề Kinh Hoà Bình của cha Kim Long đã là bản dịch tâm tình nhất, cảm xúc nhất, và lời kinh này đã đi sâu vào lòng những người Công Giáo Việt Nam nhiều nhất. Đối với thế hệ của chúng ta, bài hát này đã đi vào mạch máu, vào cốt tuỷ, vào mạch sống . Chúng ta đã sinh ra và lớn lên trong chiến tranh . Chúng ta đã đau thương nhiều, đã mất mát rất nhiều vì những cuộc chiến man rợ, vô nghĩa .

Với tâm tình cầu nguyện cho Hoà Bình thế giới, và cho sự an bình trong mỗi người chúng ta, xin anh chị em dành đôi phút suy niệm với bản kinh này .


Kinh Hoà Bình

Lạy Chúa từ nhân!
Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cu bình an của Chúa
Ðẻ con đem yêu thương vào nơi oán thù,
Ðem thứ tah vào nơi lăng nhục
Ðem an hoà vào nơi tranh chấp,
Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.

Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng,
Ðể con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, Ðem niềm vui đến chốn u sầu.

Lạy Chúa xin hãy dạy con:
Tìm an ủi người hơn được người ủi an,
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.

Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, 
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. 

Ôi Thần Linh thánh ái xin mở rộng lòng con, 
Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện - chí 
ơn an bình.

http://www.dinh.dk/pdf/kinhhoabinh.pdf

Xin mời nghe ở đây: http://ThanhCaVietNam.org/ThanhCaVN/#Play,3448

Rât nhiều tác giả khác cũng có những bài sáng tác theo Kinh Hòa Bình này, Nếu anh chị em biết xin cùng post lên .


Belle prière à faire pendant la Messe


Seigneur, faites de moi un instrument de votre paix. 
Là où il y a de la haine, que je mette l’amour. 
Là où il y a l’offense, que je mette le pardon. 
Là où il y a la discorde, que je mette l’union. 
Là où il y a l’erreur, que je mette la vérité. 
Là où il y a le doute, que je mette la foi. 
Là où il y a le désespoir, que je mette l’espérance. 
Là où il y a les ténèbres, que je mette votre lumière. 
Là où il y a la tristesse, que je mette la joie. 
Ô Maître, que je ne cherche pas tant à être consolé qu’à consoler, 
À être compris qu’à comprendre, 
À être aimé qu’à aimer, 
Car c’est en donnant qu’on reçoit, 
C’est en s’oubliant qu’on trouve, 
C’est en pardonnant qu’on est pardonné, 
C’est en mourant qu’on ressuscite à l’éternelle vie.


( La Clochette, n° 12, déc. 1912, p. 285 )


Bản dịch tiếng Anh nguyên thuỷ:


Lord, make me an instrument of Thy peace; 
where there is hatred, let me sow love; 
where there is injury, pardon; 
where there is doubt, faith; 
where there is despair, hope; 
where there is darkness, light; 
and where there is sadness, joy. 
O Divine Master, 
grant that I may not so much seek to be consoled as to console; 
to be understood, as to understand; 
to be loved, as to love; 
for it is in giving that we receive, 
it is in pardoning that we are pardoned, 
and it is in dying that we are born to Eternal Life. 
Amen. 


Lời của một bài hát tiếng Anh rất phổ thông :

Make me a channel of your peace
Where there is hatred let me bring you love.
Where there is injury, pardon Lord,
And where there is doubt, true faith in You.

Make me a channel of your peace.
Where there’s despair in life let me bring hope.
Where there is darkness, only light
And where there’s sadness only joy.

O Master grant that I may never seek
So much to be consoled as to console,
To be understood as to understand
To be loved as to love with all my soul.

Make me a channel of your peace
It is in pardoning that we are pardoned,
It is in giving to all men that we receive
And in dying that we are born to eternal life 


Bản Dịch và lời chú giải của Mẹ Terêsa.

Lord, make me an instrument of peace.
Where there is hatred, may I bring love;
Where there is offense, forgiveness;
Where there is doubt, faith;
Where there is desperation, may I bring hope;
Where there is sadness, let me bring joy;

Allow me to console, rather than to be consoled;
To understand, rather than to be understood;
To love, rather than be loved;
Because, giving is receiving;
Because, it is in forgiving, that we are forgiven;
It is in dying, that we are born to eternal life."


The Final Analysis 

Lời chú giải sau cùng của Mẹ Terêsa .

People are often unreasonable, illogical, and self-centered; ...Forgive them anyway. 

If you are kind, people may accuse you of selfish, ulterior motives; ... Be kind anyway. 

If you are successful, you will win some false friends and some true enemies; ... Succeed anyway. 

If you are honest and frank, people may cheat you; ... Be honest and frank anyway. 

What you spend years building, someone could destroy overnight; ... Build anyway. 

If you find serenity and happiness, they may be jealous; ... Be happy anyway. 

The good you do today, people will often forget tomorrow; ... Do good anyway. 

Give the world the best you have, and it may never be enough; ... Give the world the best you've got anyway. 

You see, in the final analysis, it is between you and God
; It was never between you and them anyway. 

Adapted from Mother Teresa enlarged and framed sign, hung in the front lobby of her Nirmala Shishu Bhavan, the children’s home in Calcutta 




Edited by - Trantrungtruc on 10/04/07 18:05

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2009

PHIÊN TÒA PSTT

(CPS cũng có những vấn đề na ná ,nên Post "Phiên tòa..." này cho ACE CPS đọc và "đề cao cảnh giác!" )
                                                VỤ  ÁN  PHAN  SINH
                                                    (Chuyện vui tưởng tượng)
Phiên tòa khai mạc.
Lục sự:  Hôm nay ngày  ...
              Tòa xử vụ án: Chị Mai thị Nhỏ kiện Dòng Phan Sinh Tại Thế Montréal về tội “Phá hoại gia cang” và tội “dụ dỗ chồng chị là anh Lê văn Hạnh bỏ bê gia đình”.
Nguyên đơn:   Chị Mai thị Nhỏ với 2 nhân chứng là anh Lê văn Hạnh (chồng chị) và bà Nguyễn thị Hai, người chứng.
Bị cáo:   Dòng Phan Sinh Tại Thế Montréal do ông Lê văn Tốt đại diện và Nguyễn thị Tâm, Nguyễn thị Lành làm chứng.
Chánh án:  Vì thời giờ gấp rút, năm hết Tết đến, ai cũng chuẩn bị ăn Tết, và cũng thể theo lời yêu cầu của cả hai bên “nguyên, bị” Tòa cho phép hai bên trực tiếp đối chất, và trả lời Tòa, không cần nhờ luật sư. Bây giờ, chị Mai thị Nhỏ muốn trình báo gì trước Tòa, nói đi, cần nhất là phải thành khẩn, khai báo sự thật, đúng người, đúng việc.
Mai thị Nhỏ: Kính thưa quí Tòa, tôi xin kiện trước ba Tòa quan lớn là Dòng Phan Sinh Tại Thế Montréal đã phá hoại gia đình tôi, quyến rủ chồng tôi bỏ bê gia đình.
Chánh án: Xin chị nói rõ hơn và nêu bằng chứng cụ thể.
Mai thị Nhỏ: Thưa Ông Chánh án, vợ chờng tôi ăn ở với nhau đã 3 mặt con, chúng tôi thương yêu nhau lắm và không bao giờ rời nhau nửa bước. Vậy mà từ ngày chồng tôi bị dụ dỗ vào Hội Phan Sinh, tuần nào chồng tôi cũng xin phép vắng nhà nói rằng là đi họp đi hành, đi công tác tông đồ, để tôi ở nhà bơ vơ một mình, lại thường là ngày nghỉ cuối tuần. Thế có buồn có tức không chớ?
Lại nữa, ở nhà, hễ có đồng tiền lẻ nào, hay tôi có làm rơi cắc bạc nào là anh ấy gom hết trơn, bỏ vào trong cái lon côca nói là để gởi cho mấy người cùi ở Việt nam quê nhà.
Đó quí vị xem, đã mất người đỡ đần việc nhà, lại còn mất tiền mất bạc, thế thì tôi chịu sao nổi? Hu..hu..hu...
Chánh án: (gõ bàn cốc..cốc..cốc..cốc..) Chị Mai thị Nhỏ! Trước Tòa không được khóc, chỉ được khai báo thôi, nghe chưa?
Bây giờ đến lượt ông Lê văn Tốt, đại diện Dòng Phan Sinh, ông trả lời thế nào về lời cáo buộc của chị Mai thị Nhõ ?
Lê văn Tốt: Thưa quí Tòa, Dòng Phan Sinh Tại Thế chúng tôi là một tổ chức tôn giáo, hoạt động vô vị lợi, có mục đích giúp các hội viên sống yêu thương bác ái theo gương Cha Thánh Phanxicô chúng tôi, người đã sáng lập ra Dòng Phan Sinh. Nói cách khác, Dòng Phan Sinh  giúp cho các anh chị em Hội viên sống đẹp đời, đẹp đạo, sống cho có Hạnh phúc.
Công tố viên:  Thưa ông Chánh án, bị can vừa mới nói : Dòng Phan Sinh giúp hội viên sống hạnh phúc. Nhưng chúng ta thấy đó, từ khi anh Hạnh vào Phan Sinh, gia đình anh cứ lục đục. Anh lại thường bỏ nhà ra đi một mình, để chị Nhỏ ở nhà bơ vơ buồn tủi. Thế là hạnh phúc sao?
Nguyễn thị Hai : (người chứng của chị Nhỏ) Thưa tòa đúng đó. Tôi thấy hồi trước anh Hạnh nói nhiều, tuần nào cũng chở vợ con đi ăn, đi chơi phố. Bây giờ ảnh ít nói lắm.
Chánh án : Anh Lê Văn Hạnh, anh trả lời thế nào về các thay đổi của anh từ ngày vào Phan Sinh? Dòng Phan Sinh đã bảo anh làm những gì?
Lê văn Hạnh : Thưa ông Chánh Án, hồi trước tôi bạn bè nhiều, ăn nhậu nhiều nên nói nhiều. Từ khi vào Phan Sinh, tôi để chút thì giờ tu tỉnh. Mỗi chúa nhật đầu tháng tôi đi họp rồi thỉnh thoảng tôi đi tông đồ; đi thăm người bệnh, đi bán bazar lấy tiền giúp người cùi. Ở nhà tôi vẫn thương yêu chăm sóc vợ con còn hơn trước nữa. Nhưng mỗi lần tôi nói về Phan Sinh thì bả nhảy vào họng tôi bả ngồi thì làm sao tôi  nói được? Tôi im, khỏi nói nữa.
Mai thị Nhỏ : Ai biểu ảnh kêu tôi dữ quá. Chỉ có mấy bà, mấy cô trong Phan Sinh là hiền, là dễ thương thôi. Nhất là mấy cô trong nhóm trẻ của ảnh !!!??
Chánh án : Anh Lê văn Hạnh, anh có biết rằng quà tặng nhiều khi không quan trọng bằng cách tặng, điều anh nói có khi không quan trọng bằng cách anh nói. Anh nói gì hay anh nói làm sao mà vợ anh cứ không cho anh nói?  Còn một điều cấm kỵ nữa là không được khen một người phụ nữ nào đẹp hay hiền trước mặt vợ mình. Anh biết không? Thôi. Mời bà Nguyễn thị Tâm cho biết anh Hạnh làm gì mỗi lần anh nói là anh đi làm tông đồ.
Bà Nguyễn thị Tâm : Tôi phụ trách Ban Tông đồ trong Phan Sinh. Tông đồ là đi làm phước, đi thăm người bịnh ở nhà thương hay ở nhà, đi thăm người già hay gia đình nào có chuyện buồn, chuyện trục trặc. Tôi già cả rồi đi đâu phải có người đưa đi. Anh Hạnh, ảnh tốt lắm, lần nào tôi nhờ đưa tôi đi tông đồ là không bao giờ ảnh từ chối. 
Bà Trần thị Lành : (người chứng) Thưa tòa, tôi phụ trách « nhóm Hàn mặc Tử » chuyên quyên góp tiền bạc hay hiện vật bán lấy tiền gởi giúp mấy người cùi ở bên nhà. Anh Hạnh thường đi với tôi thâu lượm lon bia, lon nước ngọt, hoặc ai có đồ gì còn xài được họ cho. Tụi tôi xin về rồi thỉnh thoảng bán bazar cũng thâu được khá bộn. Anh Hạnh ảnh tích cực lắm đó. Mà dzui dzẻ nhứt trong nhóm nữa. Tết này mấy người cùi ở bên nhà cũng có được chút ít gì ăn Tết chớ. Tội nghiệp.
Mai thị Nhỏ : (nhảy lên, vung tay)  Đó, đó, mấy người thấy đó. Ra ngoài đường đi với người ta thì ... dzu...i. dzẻ, về đến nhà thì cái mặt chằm, quằm !
Chánh Án : (gõ bàn cốc...cốc...cốc)  Chị Mai thị Nhỏ, đây là tòa án, yêu cầu ăn nói có trật tự, không được...nhảy vào họng người khác !
Công tố viên : Thưa ông Chánh Án, rõ ràng là gia đình chị Nhỏ vẫn bất hòa, mối bất hòa to lớn không thể giải quyết được chỉ vì anh Hạnh gia nhập hội Phan Sinh. Đề nghị tòa nghiêm khắc với anh Hạnh và hội Phan Sinh.
TÒA NGỪNG HỌP ĐỂ « NGHỊ ÁN » 1 GIỜ.
Lục sự xuất hiện mời mọi nguời vào Phòng Án.
Lục sự :  Yêu cầu mọi người đứng lên để nghe Tòa công bố bản quyết định của Tòa.
« Sau khi nghiên cứu Luật và Hiến Chương của Dòng Phan Sinh Tại Thế,
Chiếu Quyết định Thành lập và Quyền hạn của Toà, Tòa quyết định :
Điều 1 : Dòng Phan Sinh Tại Thế Montréal là một tổ chức tôn giáo rất tốt, chuyên khuyên dạy mọi người ăn ở hiền lành, sống vui vẻ hòa nhã, bác ái, rất đáng được mọi người hưởng ứng gia nhập cho đông đảo để xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Dòng Phan Sinh hoàn toàn vô can trong vấn đề của chị Nhỏ và anh Hạnh.
Điều 2 : Tòa tuyên bố cảnh cáo anh Lê văn Hạnh. Anh gia nhập Phan Sinh, anh đã mang Đạo vào Đời mà không mang Đạo vào Nhà, không mang được tinh thần Hoà bình của Phan Sinh vào gia đình để gây nên hiểu lầm, lộn xộn.
Tòa cũng khuyên cáo anh nên làm hòa với vợ anh và trình bày những điều anh học được, anh làm ở Phan Sinh với vợ anh một cách từ tốn, lịch sự và thuyết phục hơn.
Điều 3 : Tòa thông cảm hoàn cảnh chị Mai thị Nhỏ thường bị anh Hạnh bỏ một mình ở nhà. Tòa đề nghị chị theo sát anh Hạnh...không rời nửa bước, ở nhà cũng như lúc anh đi họp, đi tông đồ. Nếu cần, chị cứ gia nhập Dòng Phan Sinh để « theo dõi » anh và ... học tập, tu tỉnh chung với anh vì trong một gia đình, cả hai vợ chồng cùng vào Phan Sinh thì tốt hơn và cũng phù hợp với câu của ông bà ta « Đàn ông ở một mình không tốt ».
Tòa truyền cho các bên liên can thi hành nghiêm chỉnh quyềt định này.
Làm tại Montréal, ngày ...
                                                                                    Nguyễn Đình Nam
(Lớp 61TĐ,viết từ CANADA)

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2009

TÂM TÌNH KTX

Các Cha, các Thầy kính yêu,
 Trong tâm tình tri ân cảm tạ những người Cha, người Thầy đã dạy dỗ, nuôi nấng từ ngày bước vào học ở KTX Phanxicô Nha trang năm đầu tiên, cho tới khi lên ĐTV vào năm 1972 và chuyển hướng một năm sau đó, Con vẫn mãi không thể nào quên công ơn các Ngài. Nhân dịp mừng thọ các Cha , Thầy sắp tới, con xin gửi tâm tình này qua bài bài thơ sau đây, đặc biệt xin tạ lỗi những Cha, Thầy đã về với Chúa mà con đã vô ơn chưa một lần gặp lại để tri ân các Ngài. Con xin cúi đầu tạ tội: Em cũng xin BĐD, nếu anh em cựu KTX không có gì góp phần nhân ngày chúc thọ này, thì bài thơ dưới đây có thể là một bức tâm thư nói lên nỗi niềm tri ân, cảm tạ các Ngài , đại diện cho tất cả anh cựu KTX , nếu được. Còn không thì đây là tấm lòng khiêm tốn xin dâng các cha, thầy, một chút nỗi niềm của môt người con phiêu bạt ra đi từ ngày ấy , để đến bây giờ mới có một vài lời hèn mọn, và xem đây như một lời tạ lỗi vì sự vong ân của mình, nhất là một lỗi lầm quá lớn đối với Cha Cao, thầy Marcel, cha Vincent Lư... 

CÁM ƠN NGƯỜI
 (Kính dâng các cha, thầy đã đi qua đời con, 
nhân dịp lể chúc tho ngày 11/10/2009 tại Thủ Đức) 

Tạ ơn Chúa, cám ơn Người 
Cám ơn Cha Thánh ngàn lời thiết tha 
Nhớ xưa bao Đấng nuôi ta 
Bằng cơm, bằng chữ, kinh, ca, giáo điều
Tinh thần Cha Thánh cao siêu 
Mà nghe rất đỗi yêu kiều đời con 
Dù cho xuống núi lên non 
Làm sao quên được tình con với Ngài 
Bao năm quen áo nâu dài 
Sợi dây trăng trắng buộc hoài đời con
Con về thuở đất còn son, 
Hàng cây phượng đỏ nỉ non ve sầu 
Tưởng rằng ở đó bền lâu
Không đành con phải nói câu giã từ
Bây giờ tuổi đã năm tư
Nhớ Cha, nhớ bạn viết lên thư này

 NỖI LÒNG Ở KÝ TÚC XÁ 
Cha ơi biết nói sao đây 
Hoa tàn, nến tận, người đâu sống hoài 
Cha, thầy cũng kiếp trần ai 
Một mai Chúa sẽ bài sai đi về 
Về với Chúa , về cùng Cha
Chắc con được chút vinh hoa của Người
Nhớ lăm nhớ lắm người ơi 
Nhớ ngày chang nắng đất trời Nha trang
Con đến đó thuở bần hàn 
Quần xanh áo trắng chưa mang lần nào
Lạ người lòng thấy nôn nao 
Không sao ngăn nổi lệ trào ướt mi
Bỏ cha bỏ mẹ ra đi 
Cơm phần hai bữa, bánh mì điểm tâm
Học hành, ngủ nghỉ, ấm thân 
Cuộc đời vui sướng trăm lần hơn xưa 
Quên sao được giấc ngủ trưa 
Nằm nghe tiếng máy ai cưa bên đường
Chiều về tắm biển Bãi dương
Cha Damien Lữ luôn thương chụp hình
Lâu lâu còn được xem phim 
Thầy Thomas ở trại phong đưa về 
Ca kịch cha Lữ chẳng chê 
Bao nhiêu khúc hát dân ca đều dùng 
Đàn ca hát xướng rất sung 
Phạm Duy nhạc phẩm “Mẹ quê” khôn cùng
“Mẹ Việt nam” còn nhớ không 
Trường ca bất hủ vấn vương suốt đời
Ai chơi thì mặc ai chơi 
Văn Phương, Đình Lễ cha vời song ca 
Tập tành giọng điệu thướt tha 
Để lên sàn diễn điệu đa với người 
Nay cha đã luống tuổi đời 
Đau thương bệnh tật vẫn cười vô tư 
Bao nhiêu vốn quí ngày xưa 
Cha đem biếu hết cho dương thế này
Bản “Arirang” vẫn còn đây 
Mỗi lần nghe đến lại gây gây buồn
Nhờ cha mở túi càn khôn 
Bây giờ con mới có muôn vốn đời
Cha Cao tiếng Huế chẳng ngơi
Thương con cha chẳng đòn roi bao giờ 
Bầy con tuổi vẫn còn thơ 
Làm sao tránh khỏi ngu ngơ đầu đời
Tuổi ăn, tuổi ngủ, tuổi chơi 
Cha lo đủ thứ không vơi ngày nào
Bây giờ cha đã bình an 
Thiên thu nấm mộ, miên man vĩnh hằng
Chắc rằng Cha Thánh hỏi han
Nhỏ to bao chuyện trần gian Thiên đình
Cũng đâu quên được cha Minh
Tối ngày thủ thỉ bên cây vĩ cầm 
Người luôn sống kiếp âm thầm
Là thầy Marcel Khoát rất gần lũ con
Như người mẹ, tình sắt son
Lo ngày ba bữa no tròn chán chê 
Còn thêm có bữa gôuter 
Lâu lâu thầy đãi kem que mát đời
Cũng đâu quên được thầy Liên 
Nhớ lúc quậy phá thầy liền quất roi 
Nhớ xưa thầy dáng nhỏ nhoi
Mà nay trông thấy cũng oai tuổi đời 
Đâu rồi giờ Pháp thảnh thơi
Chỉ nghe cha kể sự đời thế nhân
Người ưa sống kiếp bụi trần
Ấy là cha Michel Luân thuở nào 
Dọc ngang một chiếc xe đam
Áo sờn, xe nát vẫn lang thang hoài
Cha nay đã khuất non đoài 
Về nơi cõi phúc xa thời đấu tranh
Làm sao quên được giọng Nam 
Ấy cha Phan châu Lý miên man thuở nào 
Lúc nào miệng cũng “mày, tao” 
Như anh em ruột ngọt ngào thân thưong 

ĐỒI PHANXICO YẾU DẤU 
Rồi đến lúc nghỉ cuộc chơi 
Đứa đi ,đứa ở, đứa nơi phương nào 
Con lên đồiThánh Phan sinh 
Mong sao cùng được qui y theo Người
Cha Pascal Tỉnh ít khi cười 
Nhưng lòng cha vẫn sáng ngời chính tâm 
Thầy Vui thì rất uyên thâm
Đơn sơ túi thượng sớm trưa đi về 
Có gì thầy nói hả hê 
Lỗi con thầy chỉ tỉ tê nhẹ nhàng 
Cha Lư số phận bẻ bàng 
Đò chưa tới bến đã sang ngang rồi 
Bây giờ cha đã nghỉ ngơi 
Nơi tầng mây thẳm, ngàn khơi xa vời 
Cha đi con cái bồi hồi 
Bài thi môn toán nhớ hoài khôn nguôi
Đệ tử viện đã mù khơi 
Làm sao quên được một thời dấu yêu
Nhớ giờ kinh mỗi sáng chiều 
Thầy Philip vẫn nhịp đều bên con
Miệng thầy chúm chím như son 
Lời kinh tiếng hát nỉ non êm đềm 
Anh em ba lớp sướng rêm
Ngày ra Hưng đạo, đêm về học chung
Nha trang, Thủ đức, Cù Lao giêng
Ba nơi chụm lại làm nên một nhà 
Tình Phan sinh thật thiết tha
Câu kinh, tiếng hát xuyên qua núi đồi,
Bay theo ngàn gió trùng khơi 
Dâng lên Thiên Chúa muôn lời ngợi ca
Xin cám ơn Người, cám ơn Cha 
Xin tri ân Đấng lìa xa cõi đời 
Xin cho con tạ ơn Người, 
Đến khi nhắm mắt vẫn một lời tạ ơn

 Sài gòn, ngày 10 tháng 9 năm 2009 
Con GIANG TỊNH 
(Nguyễn-văn-Phương, KTX năm đầu tiên 1966, và ĐTV năm 1972)