Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

ĐGH.PHANXICÔ : MỘT NGƯỜI "ANH EM" !

Người “anh em” Phanxicô.
Pt Huỳnh Mai Trác dich9/4/2013 (VietCatholic)


 
Người “anh em” Phanxicô.
Như mọi người đều biết, sau những năm khó khăn của Đức Bênêđictô XVI, bất thình lình xuất hiện Đức Phanxicô, sau một trăm ngày được bầu lên Giáo Hòang, với tính bình dân rất đại chúng làm cho nhiều người ngỡ ngàng . Tại La mã, từ tháng 3 trở đi, có những thánh lễ đơn sơ, những buổi đọc Kinh Truyền Tin, những buổi triều kiến . Đức Phanxicô trở thành hình ảnh được mến chuộng của người dân Ý. Hình của ngài được in trên các đĩa kỷ niệm, trên những tấm kiếng, trên những bánh ga-tô hoặc trên bình sửa của trẻ con . . Chỉ trong vài tháng cử chỉ bình dân của ngài còn lan rộng hơn cả Đức Gioan Phao Lồ II .

Làm thế nào để giải thích lòng hâm mộ này ? Quần chúng ngưỡng mộ vì cử chỉ thân tình, đơn sơ và nhất là bột phát . Các điều đó rất đúng . Nhưng tại sao các điều đó làm vừa lòng mọi người ? Khi chọn ở lại trong phòng 201 nơi khách sạn Thánh MarTa, một khách sạn khá tiện nghi, nhưng không phải là lộng lẫy, mỗi khi cần thì tự mình đi lấy cà phê dưới hành lang, và trò chuyện đơn sơ với giáo dân và dùng bữa cũng đơn sơ, Đức Giáo Hòang Phanxicô quá ư đơn giản: ngài từ chối mọi nghi lễ của uy quyền .

Đức Giáo Hòang mới đã bước xuống khỏi ngai vàng của mình .
Chúng ta cũng cần lắng nghe lời của các nhân vật trong giáo triều, khi họ nói đầy những lời đầy bí ẩn ,là nơi cư trú của giáo hòang khi họ nói tới dinh thự của các giáo hòang, ở giữa Vatican khi ngài từ chối hào quang bao phủ quyền uy của chức vụ .

Đức Giáo Hòang mới đã bước xuống khỏi ngai vàng của mình . Trong một thời đại mà bề ngòai cần được xem như là biểu tượng của uy quyền và giàu sang mà một tổ chức cần phải có dù đó là tôn giáo hay chính trị và biểu tượng đó là vinh dự của nhiều người .

Cũng như cách đối xử của Đức Phanxicô không chỉ là nồng nhiệt mà còn rất bình dân . Khi đối thọai, ngài thường bắt đầu bằng lời chào hỏi, ngài tự đặt mình ngang hàng với người đối thọai và kết thúc với lời chào “Hãy ăn ngon miệng” . . . ngài nói trực tiếp từ những kinh nghiệm của ngài . Ngài luôn tỏ ra yêu mến khán thính giả của ngài với những lời khuyên nhủ về cuộc sống khó khăn .Trong bài giảng ngài thường lặp lại lời của Đức Gioan Phao lồ II là “đừng sợ” nhưng thêm vào đó là lời của ngài là “hãy luôn tiến bước” , “luôn cố gắng tiếp tục”,” luôn hy vọng”. Cương quyết trong nguyên tắc, nhưng ngài tỏ ra lòng thương xót đối với từng cá nhân, và luôn nhạy cảm với những khó khăn hằng ngày .

Đức Gioan Phao lồ II là giáo hòang tầm vóc hòan vũ, hình ảnh của ngài ngự trị trên tòan thế giới và trên Giáo Hôi. Đức Phanxicô không ngự trị mà cùng sống vớ i . Ở Roma người ta nói ngài là “một cha xứ”, nhưng hơn thế nữa là một tu sĩ: một tu sĩ sống giữa đời, dùng xe metro và máy bán cà phê . “Người “Anh Em” tận tình giúp đỡ những người nghèo nơi ổ chuột tìm một nơi trú ẩn, một người chỉ dẫn, hay một y tá băng bó cùng chia sẻ niềm vui và nổi buồn .Người “Anh Em” Phanxicô đã đem lại niềm tin cho một thế giới đang chao đảo .
Isabelle de Gaulmyn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét