Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

NGƯỜI VÀ CÁ ( Cảnh này chắc khó có ở VN !?)




gif bon week-end                                                                                                                                                                               Amazing Rescue

Watch this.
It happened at a Brazilian beach.

"http://elcomercio.pe/player/1384898

TUẦN THÁNH TẠI ĐẤT THÁNH !



Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

HỌC LÀM NGƯỜI

HỌC LÀM NGƯỜI
cps.Simone Hòa gửi

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.
Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
Thứ nhất , “học nhận lỗi”.
Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.
Thứ hai, “học nhu hòa”.
Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.
 Thứ ba, ” học nhẫn nhục”.
Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.
Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
 Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!
 Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.
Thứ bảy“học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

KHỦNG HOẢNG GỐC

KHỦNG HOẢNG GỐC
CPS.NGO5C ĐẶNG gửi từ Pháp

Chắc hẳn bạn không xa lạ với những câu chuyện vẫn xảy ra trong cuộc sống sau đây. Tuy vậy, mình chân thành mời bạn cùng đối diện với khúc mắc ở cuối mỗi câu chuyện.
++

Đứng trước hiện tượng ngộ độc thức ăn và sự xuất hiện của những căn bệnh quái lạ ngày càng nhiều, người phóng viên trẻ quyết định đến một làng miền quê để làm phóng sự về tình trạng thực phẩm. Xưa nay khi nói đến đồng quê, người ta vẫn liên tưởng đến những người nông dân hiền lành thật thà chứ không phức tạp như nơi phố thị bon chen. Anh phóng viên gặp một phụ nữ bán rau tuổi chừng tứ tuần, một mẫu người chất phác. Qua nghiên cứu, anh phát hiện ra rằng sự xanh tươi mơn mởn bắt mắt của các loại rau chị ta đang đóng thùng gửi về thành phố để bán là do tác dụng của các loại hoá chất khá độc hại phun lên rau. Anh phóng viên hỏi chị ta: “Chị bán rau như thế lỡ người khác ăn vào rồi bệnh thì sao?”

“Anh này nói chuyện buồn cười,” chị ta thản nhiên đáp lại, “tôi có ăn đâu mà lo. Mà tôi cũng chẳng rảnh lo chuyện thiên hạ….”

Không biết có khi nào chị nghĩ một người bà con của chị ở thành phố mua trúng rau này không? Hay là một ai đó ăn rau của chị sẽ gặp và lập gia đình với con cháu của chị trong tương lai?

Tại sao một người miền quê chất phác lại trở nên vô tâm như vậy, bạn nhỉ?

++

Từ ngàn xưa, truyền thống “tôn sư trọng đạo” là nét cao quý trong nhân bản. Tiên học lễ - hậu học văn. Thầy cô là người cha người mẹ thứ hai trong đời. Ai cũng kính nể trân trọng. Bỗng một hôm, cả khu phố xôn xao vì một học sinh đuổi đánh thầy giáo ngay trong sân trường. Mới đầu ai cũng bị sốc mạnh và quyết liệt lên án hành động phản đạo đức này. Thời gian dần trôi qua, thỉng thoảng người ta nghe thêm một vài vụ như thế. Đến ngày hôm nay, tin tức “học sinh hành hung thầy cô giáo” chỉ là một trong những tin tức người ta lướt qua trên báo đài.
Chuyện gì đã xảy ra vậy? Tại sao lại có thể bi thảm như thế được?

++

Hầu như năm nào thiên tai lũ lụt cũng xảy ra trên quê hương thân yêu. Ai đã từng ở trong cảnh màn trời chiếu đất, đói khát bệnh tật sẽ hiểu được nỗi khổ đó kinh khủng như thế nào. Một chén gạo, một lọ muối, một gói mì tôm để tiếp tục duy trì sự sống quý giá vô cùng. Mỗi lần thiên tai, đồng bào đồng loại khắp nơi hy sinh chắt góp mồ hôi nước mắt gửi về chia sẻ với những anh chị em đau khổ cùng cực ấy, cầu mong họ qua được con hiểm nghèo. Thế mà vẫn có chuyện ăn xén ăn gian ăn cắp ăn trộm ăn cướp những trợ giúp tình nghĩa dành cho người nghèo khổ. Buồn cười… ra nước mắt!
Tại sao có những người nhẫn tâm như thế?
++

Tuổi học trò là thời vun chăm nhân cách, xây đắp những kỉ niệm dễ thương hồn nhiên, bạn nhỉ! Thế mà dưới mái nhà trường quê tôi hôm nay, học sinh chợt thấy khó hiểu tại sao thầy cô lại dạy bao dung trong khi giữa các đồng nghiệp giáo viên có hiện tượng “bung dao” đều đều. Học sinh cảm thấy rối trí khi một đàng thầy cô dạy rằng phải sống tốt lành quảng đại một đàng lại dạy rằng con người chỉ là một động vật bậc cao, “chết là hết” và các giáo lý dạy ăn ngay ở lành của Chúa của Phật là những thứ mê tín nhảm nhí phản khoa học…. Hôm nay, đi học mà không copy nhìn trộm bài là bất thường, đi thi mà không “đem phao” là ngu xuẩn. Đương nhiên không ai trên đời này muốn bị mang tiếng là bất thường hay ngu xuẩn, kể cả các học sinh có thành tích không cao lắm. Bao nhiêu lần báo chí tường thuật việc gian lận, quay cóp như một quốc nạn. Tường thuật thì tường thuật, biện pháp thì biện pháp, sau nhiều năm tình trạng vẫn thế, thậm chí ngày càng tệ hơn.
Tại sao lại có những chuyện như thế xảy ra ngay trong một môi trường dành riêng cho việc đào tạo nhân cách?
++

Cách đây ba mươi năm, người học sinh trung học quyết định trở thành cảnh sát để bảo vệ giữ gìn đời sống bình yên cho nhân dân. Những năm mới ra trường, anh hăng say phục vụ quên mình. Trong mắt mọi người, anh là mẫu gương cho lý tưởng những thanh niên khác. Bỗng một hôm người ta phát hiện ra anh cảnh sát năm nào đã nhiễm thói quen nhận hối lộ. Thậm chí anh còn tìm cách “làm tiền” người dân bằng các thủ thuật khá chuyên nghiệp.
Năm nay anh cũng gần đến tuổi nghỉ hưu. Thôi thì thế hệ của anh cũng sắp qua rồi. Nhân dân cũng có phần bớt lo. Nhưng điều đáng lo lắng nhất là những thế hệ trẻ sau anh muốn vào ngành cảnh sát không phải để phục vụ mà để có quyền, có quyền thì dễ có tiền. Báo chí gọi hiện tượng này là “thoái hoá” hoặc “biến chất”.
Tại sao lại có hiện tượng này?
++

Cách đây ít mươi năm, dẫn tay một bà cụ đi qua đường được biểu dương như một nghĩa cử tốt đẹp của nhân cách. Ngày nay, có những vụ tai nạn giao thông bi thảm xảy ra, người ta bu lại xem và xầm xì bàn tán, nhưng hầu như không ai ra tay giúp đỡ người bị nạn. Ai còn lạ gì những tin tức về tài xế đụng người bị thương rồi nếu thấy nằm đó chưa chết thì quay lại cán cho chết luôn để khỏi rắc rối việc đền bù và chăm sóc sau này. Cách đây không lâu, báo chí thế giới và internet xôn xao về vụ em bé 2 tuổi Duyệt Duyệt (Yue Yue) đang tập đi trên một con đường tại Phật Sơn (Trung Quốc) thì bị một xe tải nhỏ cán qua. Em nằm đó giữa đường trong vũng máu. Rồi thêm một xe khác cán qua. Rồi lần lượt 18 người đi qua mà không hề dừng lại để giúp bé. Thực sự chuyện gì đang xảy ra nơi nhân tâm? Mãi sau đó có một phụ nữ nhỏ thó (cao 1,4 mét) là bà Trần Hiền Muội (Chen Xianmei), 58 tuổi, làm nghề vệ sinh đường phố, không biết chữ, chạy tới cứu giúp em khi thấy em nằm đó bê bết. Một điều đáng lưu ý khác là bà đã phải tắt hết điện thoại, bỏ về quê một cách lặng lẽ sau khi trao hết số tiền được thưởng cho gia đình Duyệt Duyệt với hi vọng cứu sống em. Bà phải bỏ nơi đang ở mà về quê nghèo vì lý do rất đáng buồn (cười) sau đây: ““Bà làm thế để nổi tiếng à? - những câu hỏi giễu cợt bám lấy bà hàng ngày. Người ta cười khẩy với bà ở bất cứ góc phố nào bà đi qua… Ai ai cũng hỏi tại sao bà làm thế, trong khi bà Trần không thể hiểu nổi tại sao họ hỏi thế.” (Trích Phan Anh, 20/10/2011, www.baomoi.com) Chuyện gì đang xảy ra bên trong con người ta vậy?
++

Con người có thực sự muốn sống chung với nhau? Theo thống kê, chi phí cho các cuộc chiến tranh trên thế giới - tức là chi phí để con người có phương tiện giết hại lẫn nhau – năm 2009 vào khoảng 1.536 tỷ mỹ kim. Từ năm 2000 cho đến 2009, chi phí cho chiến tranh tăng 49%.  Năm 2010, chi phí này là 1.630 tỷ mỹ kim. Trong khi đó, chỉ cần 30 tỷ mỹ kim (tương đương 1 tuần chi phí cho chiến tranh) là có thể giải quyết nạn đói đang hoành hành trên toàn thế giới. Con người là loài đủ thông minh để chinh phục vũ trụ, chế tạo các loại máy móc hiện đại trong đó có những thứ vũ khí tối tân thì chắc chắn con người cũng đủ thông minh để hiểu rằng hoà bình hoà hợp với nhau mới là thứ đem lại hạnh phúc đích thực.
Hiểu như thế, nhưng tại sao vẫn đầy chiến tranh chết chóc khổ đau?
++

Bạn có biết câu chuyện nào tương tự không?
++
Có nhiều nguyên nhân lớn nhỏ cho các thực trạng trên. Nhưng nguyên nhân sâu xa tận gốc rễ nằm gọn trong chữ “lương tâm”. Lương tâm là hướng dẫn viên để con người là người. Một khi người ta không còn tôn trọng lương tâm thì bao nhiêu vấn nạn tiêu cực nảy sinh làm cuộc sống xáo trộn đổ bể. Nhưng tại sao người ta ngày càng thiếu tôn trọng lương tâm? Nguyên nhân nằm gọn trong chữ “Chúa”. Chúa tốt lành là Đấng sáng tạo lương tâm nơi con người. Một khi người ta từ chối Đấng sáng tạo lương tâm thì dĩ nhiên người ta cũng dễ dàng gạt bỏ lương tâm sang một bên. Để nhận ra điều này rõ hơn, mời bạn nhìn lại những câu chuyện trên để thấy rằng nguyên nhân gốc của các khủng hoảng chính là việc gạt bỏ vị trí của Thiên Chúa tình yêu ra khỏi các sinh hoạt cá nhân cũng như cộng đồng. Khi chối từ tinh thần của Chúa, con người nảy sinh tham vọng “làm chúa”. Và, chuyện gì xảy ra khi con người tự cho mình làm chúa? Ta đã biết câu trả lời, một câu trả lời kinh khủng, đáng sợ, đáng buồn: Con người tự biến thành nô lệ của chính mình. Con người tự trói mình bằng những ngẫu tượng độc hại như tham lam, kiêu ngạo, bá quyền, độc đoán, nhẫn tâm, ác độc, khinh thường, cố chấp, hung bạo, vô trách nhiệm,… Con người có thể cảm thấy mình vững mạnh bên ngoài khi bám víu vào những thứ như vậy nhưng thật ra lại ngày càng trở nên suy yếu bên trong vì trống rỗng. Họ (ảo) tưởng rằng mình đang kiểm soát nhưng có thể họ đang bị “kẻ nội thù” điều khiển…. Họ cảm thấy an toàn nhưng có thể đang khủng hoảng tận căn. Ta đang nói đến những hệ lụy nguy hại của thái độ sống “vô thần”. Vô thần đương nhiên dẫn đến vô cảm, vô luân, vô tình, vô vọng, vô trách nhiệm và vô số những cái vô độc hại khác.
Sự thật có thể không như con người mong đợi, nhưng vẫn là sự thật: Ngoài Đấng Tốt Lành đã sáng tạo con người cho hạnh phúc, không gì có thể bảo đảm hạnh phúc lâu dài đích thực cho họ. Càng chối gạt Thiên Chúa, con người càng đi sâu vào bóng tối và càng đổ vỡ. Sự khốn khổ do chính con người gây ra cho nhau sẽ càng lan rộng và kinh khủng hơn khi việc loại bỏ Thiên Chúa được tổ chức có hệ thống trên các bình diện cuộc sống như chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế, giáo dục,… Gạt bỏ Thiên Chúa là tự gạt bỏ chính hạnh phúc của mình. Thiệt thòi thuộc về phần con người!
Thầy Giêsu dạy: “Hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn.” (Mat-thêu 22:37) Tại sao Thầy dạy như thế? Vì chỉ khi nào người ta yêu mến Thiên Chúa thực sự thì người ta mới biết yêu thương nhau thật lòng. “Thiên Chúa là Tình Yêu.” (1 Gioan 4:8) Tình yêu trong sáng chân thật mới bảo đảm được sự hài hòa đích thực nơi lòng người và làm cho các mối quan hệ con người được xinh đẹp, thăng tiến. Thiếu vắng tình yêu này, con người đang tự tạo ra một nền văn hóa sự chết và đang tự sát.

Giuse Việt, O.Carm.

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

VÌ NGƯỜI PHUNG,BÁC SĨ THÀNH LINH MỤC

Từ bác sĩ trở thành Linh mục Pdf để phục vụ hết mình cho người phong cùi
Phùng văn Phụng3/14/2012 (Vietcatholic)


Một ngày vào năm 1973, các báo ở Sài gòn đồng loạt đưa tin về cái chết của Jean Cassaigne, một người Pháp, nguyên là Giám Mục Sài gòn nhưng lại qua đời tại một trại phong ở Di Linh, một nơi đèo heo hút gió trên đường từ Sài gòn đi Đà Lạt. Nguyễn Viết Chung đọc tiểu sử của vị cố Giám Mục trên báo và không hiểu do đâu anh lại mong muốn được nên giống ngài ở chỗ phục vụ người cùng khổ cho đến hơi thở cuối cùng. Anh chẳng biết gì về Đạo Công giáo, thế mà Đức Cha Cassaigne lại là thần tượng của anh.

Năm 1974. Chung học Y Khoa Đại Học Sài gòn. Tại đây anh gặp người công giáo đầu tiên trong đời anh, giáo sư bác sĩ Lichtenberger người Bỉ, dạy môn Mô phôi học. Chung ngưởng mộ sự uyên bác khoa học vô song của ông. Các bài giảng vô cùng sinh động và phong phú của nhà khoa học uyên thâm một cách lạ lùng làm cho Chung mê mẫn. Chung kinh ngạc khám phá vị giáo sư khả kính này là một Linh Mục dòng tên. Anh thường cùng các bạn trường Y đến nhà thờ để xem Giáo sư Lichtenberger dâng lễ.

Những năm học Y khoa không phải là dễ dàng đối với Nguyễn Viết Chung anh phải làm thêm nhiều việc nặng nhọc kể cả đạp xích lô để kiếm tiền ăn học và phụ giúp gia đình.

Năm 1984, bác sĩ Chung khi đó 29 tuổi, xin được bổ nhiệm lên trại phong Di Linh để thực hiện giấc mơ lớn nhất của đời anh. Nhưng theo đúng thủ tục hành chánh thì anh phải trình diện và chịu sự điều động của Sở Y tế Lâm Đồng. Bà trưởng phòng ngạc nhiên hỏi:

- Anh có điên không hay là anh bị cùi?

- Nếu tôi cùi thì bà đã thấy rồi.Còn có điên hay không thì tôi không biết, nhưng điều tôi biết là tôi mong muốn phục vụ những người cùi.

Từ ngày 01-7-1986 anh về làm việc tại phòng chống sốt rét của tỉnh Đồng Nai cho tới năm 1989. Từ năm 1990-1992 đổi về làm tại phòng xét nghiệm của bịnh viện da liễu Sài gòn. Ở đây anh xin học thêm chuyên khoa da liễu, vì anh không bao giờ anh quên mộng ước của mình.

Năm 1993 Bác sĩ Chung tình nguyện lên công tác tại trại Phong Bến Sắn, Bình Dương. Tại đây, anh làm việc hăng say như để đạt được tâm nguyện của mình giống như Đức Giám Mục Cassaigne trong việc phục vụ bịnh phong cùi. Anh hết sức tận tụy không nề hà. Nhưng dù như thế anh vẫn thấy mình thua xa các nữ tu nữ tử Bác ái trong việc yêu thương phục vụ người bịnh. Các nữ tu luôn nhẫn nại lắng nghe phục vụ người bịnh hết lòng, không bao giờ làm họ buồn tủi. Tinh thần hy sinh, quảng đại đó khiến cho anh cảm phục. Anh cho rằng muốn có được tinh thần yêu thương người nghèo khổ như thế, anh phải trở thành một người giống như các nữ tu. Anh chưa phải là người công giáo, nên anh không thể hiểu được tinh thần làm việc của các Sơ. Anh cũng muốn được phục vụ với tinh thần giống như các Sơ.

Ngày 28-8-1993 bác sĩ Chung đến gặp Cha Hoàng văn Đoàn, dòng tên, tại Bình Dương xin học giáo lý tân tòng. Ngày 15 tháng 5 năm 1994 bác sĩ Chung được cha chính xứ Bến Sắn, Linh mục Trần Thế Thuận làm lễ rửa tội cho anh tại nhà nguyện trại phong Bến Sắn. Nhưng bác sĩ Chung không hài lòng khi chưa được trở nên giống các Sơ để có thể yêu thương phục vụ người nghèo. Ở tuổi tứ tuần theo đuổi ơn gọi tu sĩ là một điều quá khó khăn.

Ngày 15.9.1994 bác sĩ Chung trở thành tập sinh lớn tuổi nhất của dòng Vinh Sơn nam số 40 đườngTrần Phú, Đà Lạt. Ngày lễ truyền tin 25.3.2003 Giáo hội trao tác vụ Linh mục cho thầy Augustinô Nguyễn Viết Chung qua lễ đặt tay của Giám mục Giuse Vũ Duy Thống tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài gòn.

Ngày 3.4.2003, Linh Mục Nguyễn Viết Chung quay về trại phong Bến sắn dâng Thánh lễ tạ ơn trong sự hân hoan của các bịnh nhân phong với sự hiện diện của cha sở Bến sắn, người mà 9 năm trước đây đã làm lễ rửa tội cho cha. Vẫn thái độ khiêm nhường, yêu thương và cung kính với các người bịnh vẫn xưng mình là “con” khi nói chuyện với các bịnh nhân lớn tuổi.

Tháng 3 năm 2009 tôi có về Sài gòn có dẫn người cháu đến thăm Linh mục Nguyễn Viết Chung, cha dong dõng cao, hơi ốm, nói năng nhỏ nhẹ: “ “con” cũng chỉ là cái máng để hứng lấy tình yêu thương của mọi người để mang đến cho những người kém may mắn”.

Nhà văn Hương Vĩnh có viết: “Ba vị đã tác động mạnh mẻ trên ơn gọi của cha Chung là Giám mục Jean Cassaigne, Linh mục Lichetenberger và Dì hai Loan ( phục vụ trại phong Bến Sắn 17 năm, chết vì bịnh ung thư ở tại trại này). Cả ba cùng có mẫu số chung - như lời cha Chung - đó là họ đã rao giảng Tin Mừng cho cha bằng cuộc sống chứ không phải bằng lời nói.

Trong bài “Nguyễn Viết Chung và tiếng gọi của Chân Thiện Mỹ” cố Giáo sư Trần Duy Nhiên đã viết trong đoạn kết của bài này như sau:

“Thiên Chúa đã đến trong cuộc đời Nguyễn Viết Chung bằng những bước đi nhè nhẹ. Nhưng mỗi lần Ngài đến là Ngài để lại dấu ấn sâu sắc trong một tâm hồn biết lắng nghe. Giữa bao nhiêu thần tượng trên thế gian. Nguyễn Viết Chung biết chắc lọc một vài khuôn mẫu định hướng cho cuộc đời mình: Đức Cha Cassaigne, Cha Lichtenberger, Dì Hai Loan.. đấy là chưa kể đến nhiều người khác trong đó có thân mẫu của mình một người mẹ đã suốt đời âm thầm chịu đựng cho đến khi mù lòa. Giữa các gương mặt ấy có một nhân vật gần giống như Nguyễn Viết Chung: Linh Mục Bác sĩ Marcel Lichtenberger. Thế nhưng con đường Chúa dẫn hai vị đi thì hoàn toàn trái ngược nhau. Năm 25 tuổi Cha Lichtenberger vì tình yêu Thiên Chúa thúc bách phải đến với những con người bất hạnh tại Trung Hoa. Và trước những thương tích của Chúa Kitô thể hiện trên hình hài các bịnh nhân, cha đã trở về ngồi lại trên ghế nhà trường để rồi trở thành bác sĩ năm 48 tuổi. Ngược lại, bác sĩ Nguyễn Viêt Chung tốt nghiệp bác sĩ năm 25 tuổi, thế rồi muốn chia sẻ trọn vẹn sự khốn cùng của bịnh nhân nên rốt cục đã gặp Chúa Kitô chiụ đóng đinh trong những con người bất hạnh. Và điều này khiến cho vị bác sĩ tận tâm kia từ bỏ mọi sự để trở thành Linh Mục của Chúa vào tuổi 48.”

KẾT LUẬN

Theo Vietcatholic news: Ngày 18.10.2009 Giáo phận Xuân Lộc đón nhận 1114 tân tòng và hơn 2000 người là thân nhân, họ hàng, bạn bè của các tân tòng. Chủ sự Thánh lễ, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục giáo phận Xuân Lộc cùng đồng tế có Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục giáo phận Kontum và hơn 50 cha trong giáo phận.

Ở mỗi giáo xứ hay mỗi nhà thờ hàng năm đều có làm lễ “Rửa tội” cho người lớn, thông thường con số cũng vài chục người. Trong số những người nhận Bí tích thanh tẩy, con số không nhỏ là những người trí thức.

Con đường đến với Thiên Chúa tình yêu, đến với Hội Thánh Chúa bằng nhiều cách khác nhau. Tất cả đều được Thiên Chúa yêu thương mời gọi tìm về suối nguồn tình yêu là Thiên Chúa toàn năng, để được an ủi, để được hạnh phúc đời này lẫn hạnh phúc vĩnh cữu đời sau, sau khi mất.

MẸO VẶT CÓ ÍCH ...

NHỮNG MẸO VẶT HỮU ÍCH
Các mẹo vặt rất đơn giản,nhưng nhiều lúc hiệu quả cao.
Kính chuyển và chia sẻ.
(CPS.Nguyễn Trọng Đa sưu tầm và chia sẻ)
 
69 mẹo vặt trong cuộc sống mà các bạn cần biết !
1. Chọn mua bình thủy: Khi chọn mua bình thủy, trước tiên nên chọn để có được hình ảnh trang trí và màu sơn vừa ý. Sau đó, thử mở nút bấc của bình thủy, nếu nút bấc bị hút nhẹ là tốt. Sau cùng, mở nút ra và ghé tai nghe ở miệng bình, nếu nghe thấy trong bình có tiếng o o là bình tốt.
 2. Chọn mua bình nước đá: giữ núm tròn trên nắp bình và xoay nửa vòng rồi xoay lại nửa vòng. Sau đó, giở nắp lên. Nếu bình đi theo lên khỏi mặt đất là tốt; ngược lại, khi giở nắp lên mà bình vẫn còn nằm nguyên thì không nên chọn chiếc bình này.
3. Cách chọn dưa hấu: nên chọn loại vỏ có nhiều gân, trái tròn và nặng. Nếu trái tròn nhưng nhẹ là dưa bọng ruột vì đã quá già, nên chọn vỏ thật cứng, với những trái có vỏ cứng, ruột dưa sẽ giòn, ngon hơn.Ðể biết dưa đỏ hay không, hãy xem cuống dưa. Nếu cuống dưa xoắn tròn theo hình khu ốc là dưa đỏ; ngược lại nếu cuống dưa không xoắn là dưa không đỏ.
4. Cách chọn xoài ngon nhất là xoài cát và xoài thơm. Nên chọn những trái xoài có da căng, vàng đều, phần đầu (phần nằm trên cuống) chín vàng và cứng. Trên bụng xoài phần dưới chót đuôi sẽ thấy có một mắt nhỏ, nếu mắt này càng dài thì hột xoài càng to.
5. Cách chọn bôm và lê: Loại trái tròn, nặng tay sẽ cho nhiều nước, không nên chọn những trái có dấu tì vì sẽ bị lạt, không ngọt và phần cơm sẽ bị nhão.Trái nào phần dưới có những khía xung quanh tương đối rõ là những trái bột, không giòn. Trái nào phần dưới gần như liền và không có khía cạnh là những trái giòn.
6. Cách chọn mật ong: Chấm chiếc đũa vào mật ong, sau đó nhểu lên giấy vài giọt. Cầm tờ giấy và lật lại. Nếu giọt mật không chảy là mật ong thiệt.
7. Tẩy vết nám trên bàn gỗ: Ðể tẩy vết nám này, hãy dùng tro thuốc lá trộn với dầu thực vật cho đều rồi lấy giẻ nhúng hỗn hợp đó chà mạnh lên vết nám đó, dần dần vết nám sẽ biến mất.
8. Dùng bình thủy nấu cháo nên nhớ: Khi dùng bình thủy nấu cháo nhớ không được bỏ muối vào cháo, vì như thế bình thủy sẽ bị nổ dễ gây nguy hiểm.
9. Cách làm sáp đèn cầy không chảy: Muốn sáp đèn cầy không chảy ra bàn, chỉ cần nhúng đèn cầy vào nước muối trong hai giờ.
10. Cách giữ gìn cặp da: Muốn cặp da lúc nào cũng bóng, nên lấy tròng trắng trứng gà đánh thật đều rồi dùng miếng vải mềm thấm lòng trắng trứng chà lên lớp da ngoài. Sau đó để nguyên như vậy cho thật khô. Không nên dùng xi đánh giầy đánh bóng cặp vì khi ôm sẽ bị dính dơ quần áo.
11. Cách lau chùi đồ vật bằng đồng thau: hãy trộn giấm với bột gạo hoặc bột mì và một ít mạt cưa gỗ mịn khuấy thật đều lên cho thành hồ, đem hồ đó quét lên đồ vật bằng đồng thau và để cho khô, sau đó gỡ hồ ra dùng vải mềm lau sạch lại. – Ðồ vật bằng đồng nếu bẩn nhiều thì dùng giẻ tẩm giấm đánh trước rồi dùng bột phấn viết bảng nghiền vụn đánh bằng giẻ mềm.
12. Cách giữ xoong được sáng bóng: Mới mua một cái xoong nhôm mới, trước khi sử dụng, hãy thoa một lượt xà bông ướt khắp quanh xoong rồi bắc lên bếp đun. Nấu xong xả nước chùi rửa thật sạch. Xoong của bạn vẫn sáng bóng như mới không hề bị nám đen.
13. Làm sáng xoong bị cháy nám: Khi xoong bị lửa cháy nám, muốn chùi sáng lại như cũ, chỉ cần dùng cát và giẻ lau chùi rửa sạch.
14. Cách lau chùi tranh sơn mài: hãy dùng một củ khoai tây sống đem gọt vỏ, cắt theo chiều dọc cho có nhiều nhựa rồi thoa nhẹ lên bức tranh đều khắp. Sau đó lấy miếng vải mềm thấm nước lau sạch rồi để khô, tranh sẽ sáng bóng y như mới.
15. Cách mở nắp chai bị đậy cứng: Những nắp chai bằng thiếc khi vặn lại thường bị sít cứng rất khó mở ra, chỉ cần chúc chai xuống, đập nhẹ nút chai lên mặt bàn, sẽ mở ra được dễ dàng.
16. Cách chùi xoong bị cháy đen bên trong: hãy bỏ chanh xắt khoanh vào nấu với nước một lúc rồi đưa xuống chùi.
17. Ði giày mới không bị phồng chân: Trước khi đi hãy lấy một miếng bông gòn tẩm alcool chà xát vào phía da bên trong của đôi giày cho ướt nhất là sau gót.
18. Cách trừ gián trong tủ áo: hãy treo vào tủ một cái túi vải nhỏ đựng vài vỏ chanh phơi khô,  như vậy gián sẽ không bao giờ ở trong tủ áo.
19. Cách chữa răng đau tạm thời: Khi có một cái răng sâu hành hạ bị đau dữ dội vào ban đêm muốn làm dịu bớt để chờ đi nhổ hoặc mua thuốc uống, bạn hãy lấy một ít phèn chua tán nhuyễn và nhét vào chỗ bị sâu.
-Theo kinh nghiem cua toi, ban co the dung alcol 90 độ (alcol 90 degre) de sat trung , tham vao bong gon va thoa ngay vao cho rang dang bi  nhuc, sau do suc mieng voi nuoc. Lam vai  lan nhu vay sau rang se bi tay trung va se het bi nhuc rang. Ve  lau dai neu muon bao ve ham rang cua ban khong bi sau rang hoac dau nhuc rang, thinh thoang ban cung lam cach  nhu vay de tay trung ham rang ban, dung quen sau khi da cha alcol 90 độ roi, ban phai suc mieng ngay voi nuoc. Nho lam vay ma tren 15 nam nay toi chua bi nhuc rang lan nao .(TangSanh)
20. Ðể tránh muỗi cắn: hãy lấy nước cốt trái chanh thoa lên mặt, tay chân.
21. Khi bị phỏng phải làm sao? Khi lỡ tay bị phỏng hãy cắt một khoanh khoai tây đắp lên vết phỏng để yên một lúc thật lâu, tuyệt đối không được rửa vết phỏng trước khi đắp khoai tây.
22. Ðể tủ quần áo được thơm tho hơn long não: hãy dùng bông gòn tẩm nước hoa loại nào thích rồi đặt vào góc tủ quần áo, thỉnh thoảng phải thay miếng khác khi bị hết mùi.
23. Ðể đinh đóng gỗ không bị cong: Nếu muốn đóng đinh vào gỗ dễ dàng thì trước khi đóng lấy bao nylon thường làm vật đựng hàng ngày đã bỏ đặt lên, sau đó đặt cây đinh vào vị trí đóng, chỉ cần đóng một lần là đinh vào ngay rất đẹp.
24. Cách rửa xoong chảo bị cháy khét: Khi nấu ăn lỡ để khét làm thức ăn dính dưới đáy xoong, đáy chảo, hãy bỏ vào một ít muối, thêm vào một ít nước và đặt xoong, chảo vào thau nước lạnh, ngâm vài giờ rồi chùi rửa sạch.
25. Khử mùi hôi trong hộc tủ: cho một ít than củi vào trong một cái ly đem bỏ vào hộc tủ, than củi sẽ hút hết mùi hôi khó chịu đi.
26. Muốn nhóm bếp than mau cháy: hãy để củi chẻ nhỏ mồi lửa phía dưới, rắc một ít muối lên than, muối sẽ hút hết nước và tỏa nhiệt làm cho than mau cháy.
27. Cách trừ kiến bu vào thức ăn: chà nước cốt chanh thối lên chân bàn để thức ăn, kiến sẽ không bu vào được.Ðê đuổi kiến đi, hãy đặt một miếng chanh thối lên đường đi của kiến, hãy phủ lên thịt, cá một ít hành bằm nhuyễn, kiến sẽ không bu vào.
28. Ðể dành cá tươi không cần tủ lạnh: Lấy bông gòn, thấm cồn 90 độ nhét vào mang cá sẽ giữ được cá tươi hai ba ngày mà không cần tủ lạnh.
29. Ðể dành chanh và dưa leo: Muốn giữ dưa xanh, chanh tươi lâu ngâm vào trong nước lạnh.
30. Ðể mỡ chiên không bị cháy: Khi chiên thức ăn, mỡ thường bị cháy đen, để tránh điều này, hãy cho một ít khoai tây xắt nhỏ bỏ vào chảo trong khi chiên.
31. Kho cá biển cần biết: Khi nấu món ăn kho với cá biển, hãy thêm vào nồi vài muỗng canh nước trà đặc. Sau đó kho cho đến cạn nước, thịt cá sẽ chắc lại và không còn mùi tanh.
32. Luộc gan heo cho ngon: Khi mua phải chọn miếng gan có màu hồng, hơi cứng. Khi luộc, lúc nước sôi, cho vào nồi nước vài lát hành tây mỏng và một ít muối.
33. Cách làm măng không đắng: Trước khi luộc măng, cắt măng ra, chờ nước sôi rồi cho măng vào luộc. Nhớ để cho măng sôi khoảng vài phút rồi mới vớt ra. Khi ăn, sẽ thấy măng không còn đắng nữa.
34. Cách luộc măng khỏi bị đắng: Muốn măng không bị đắng trong khi luộc không nên đụng đũa vào măng.
35. Cách luộc rau muống cho xanh và giòn: Ðun nước sôi trước rồi mới cho rau vào nồi, thêm một ít muối và đun lửa thật lớn. Khi rau chín, mở vung nồi đảo đều rồi bắc xuống. Vớt ra ngay đĩa. Ðem đĩa rau để lên bàn nhưng không đậy lồng bàn để hơi nóng thoát ra dễ dàng, rau mới xanh.
36. Muốn nấu các loại củ to cho mau chín: Ðối với các loại củ to để nấu hay luộc cho mau chín và không bị sượng hay nứt, trước khi nấu dùng vật nhọn như kim khâu dài loại to đâm vài lỗ theo chiều dài củ khoai.
37. Bóc vỏ tỏi: Ðể bóc vỏ tỏi vừa nhanh vừa sạch, hãy nhúng tỏi vào nước nóng chừng 1 – 2 phút rồi vớt ra, sẽ bóc được vỏ rất nhanh.
38. Cách dùng tiêu cho đúng: Ðể mùi tiêu được thơm trong thức ăn, nên cho tiêu khi món ăn đã nấu chín. Nếu cho tiêu vào thức ăn khi còn sống rồi mới nấu chín thì tiêu sẽ mất mùi thơm, đồng thời bị phân hủy phóng ra độc tố rất nguy.
39. Cách luộc trứng: Hãy cho muối vào nước để cho trứng không bị bể trong khi luộc. Khi trứng chín, muốn bóc vỏ trứng dê dàng, trông đẹp mắt, không sứt sẹo, hãy ngâm trứng vào trong nước lạnh khoảng 5 – 10 phút rồi bóc vỏ.
40. Cách chiên trứng: Muốn cho trứng không bị dính vào tô trong lúc đánh trứng, trước tiên phải tráng tô bằng nước lã. Ngoài ra, cũng có thê pha thêm một chút nước khi đánh trứng để được trứng nổi phồng sau khi chiên.
41. Ðể đánh trứng nổi bong: Muốn cho lòng trắng trứng nổi bong lên, trước khi đánh hãy nhỏ vài giọt chanh và một ít đường vào trứng.
42. Món khoai tây chiên ngon: Sau khi gọt vỏ khoai tây, xắt mỏng thành từng khoanh, rồi ngâm ngay vào nước muối khoảng 1 giờ. Khi vớt ra, để trong rổ cho thật ráo nước. Khi chiên nên cho vào nhiều mỡ và chờ cho mỡ sôi mới thả khoai vào. Khoai vừa vàng là vớt ra ngay.
43. Bí quyết chiên chả giò: Khi chiên chả giò thường xảy ra trường hợp chả bị cháy đen và không giòn, chưa chiên xong dầu đã bị đen. Dưới đây là bí quyết để có món chả giò ngon: cho nhiều dầu vào trong xoong, khi dầu đã hết khói, cho vài giọt chanh vào dầu sôi, khoảng 5 phút sau, cho một lát gừng đập giập vào. Khi gừng đã vàng thì vớt ra bỏ. Chiên nhiều lượt mỗi lượt chiên một lượng vừa kín mặt dầu thôi. Khi chả giò vàng đều, hãy vớt ra cho tiếp đợt mới vào chiên tiếp.
44. Khi bị ong đốt: Khi bị ong đốt, nếu ở tay chân nặn nọc ong ra, sau đó lấy củ hành hoặc tỏi cắt đôi và chà xát vào chỗ bị ong đốt. Nếu bị ong đốt trên đầu, đâm củ hành hoăc tỏi ra cho nhuyễn rồi chà xát lên hay đắp lên chỗ ong chích.
45. Trừ kiến trong hũ đường: hãy dùng một thanh sắt hay con dao bỏ vào hũ đường, các con kiến sẽ bò ra nơi khác.
46. Cách nối dây bếp điện bị cháy đứt: hãy dùng một ít hàn the phủ lên chỗ giao tiếp giữa hai đầu dây bị đứt, nó sẽ được nối dính chắc chắn, xài rất bền.
47. Ðể chảo được bền: Chảo mới mua về, phải đổ nhiều mỡ vào đun sôi. Sau đó lấy muối bột chà xát bên trong chảo vài lần. Làm như vậy chảo sẽ được bền và thức ăn chiên không bị dính chảo.
48. Cách chữa muỗi và kiến cắn: chỉ cần xắt nát củ hành tây đắp lên những vết cắn. sẽ không bị ngứa, khó chịu nữa.
49. Tẩy vết thâm kim, mốc trên quần áo: hãy thấm ướt những vết thâm kim, mốc trên vải bằng nước cốt trái chanh rồi đem phơi ngoài nắng vài giờ. Sau đó đem giặt bằng xà bông bình thường.
50. Tẩy vết dơ do mồ hôi dính trên quần áo: hãy ngâm quần áo có vết dơ do mồ hôi dính ở cổ tay hay nách, lưng quần … vào giấm đun sôi để âm ấm độ nửa giờ rồi giặt lại bằng xà bông.
51. Tẩy mủ chuối dính quần áo: Mủ chuối dính vào quần áo rất khó tẩy. phải dùng giấm ngâm chỗ quần áo bị dính mủ chuối vài giờ cho vết mủ tan hết. Xong giặt lại bằng nước lạnh.
52. Ðể vải không đổi màu: Muốn những quần áo bằng vải hoa không bị đổi màu, sau khi giặt bằng xà bông xong phải xả thật sạch với nước lã, rồi cho vào nước xả cuối cùng một ly giấm trắng. Làm như thế quần áo không bị đổi màu, màu không bị phai nhạt đi.
53. Tẩy vết bẩn trên khăn tay: ngâm khăn tay vào nước muối độ chừng một giờ. Sau dùng xà bông bột giặt xả sạch.
54. Cách để dành sơn không khô: Sau khi sơn xong mà còn dư sơn trong hộp, hãy đậy nắp hộp sơn thật kín. Khi cất để nó ngược xuống (nắp ở dưới, đáy ở trên). Làm như vậy sơn sẽ không bao giờ khô.
55. Cách giữ những tấm ảnh được bền lâu: đánh tròng trắng trứng gà cho nổi rồi dùng bông gòn tẩm dầu hôi chấm trứng bôi lên mặt bức ảnh để cho khô rồi đem cất kỹ.
56. Giữ sơn không dính vào kính: Khi sơn cửa kính, đê sơn không dính vào kính, hòa tan xà bông trong nước rồi quét nước đó lên trước khi sơn khung.
57. Chỉ may hay bị rối:Sau khi xỏ chỉ vào kim, bạn đâm kim vào cục xà bông hay đèn cầy, rồi kéo cho sợi chỉ xuyên qua theo kim cho đến hết chỉ. Chỉ sẽ hết rối.
58. Cách chữa vết phỏng: Khi bị phỏng do lửa, đắp ngay con giấm lên vết phỏng. Vết phỏng sẽ dịu ngay, chóng lành và không để lại sẹo.
59. Cách chữa bị cảm nắng: Khi đi ngoài nắng lâu bị cảm nắng, uống nước muối vào sẽ bớt khó chịu ngay.
60. Cách chữa bệnh ra mồ hôi chân: nên thường xuyên ngâm chân vào nước muối ít nhất mỗi ngày một lần chừng 10 phút trở lên.
61. Làm da mặt trắng trẻo mịn màng: Hằng ngày hãy rửa mặt bằng nước vo gạo thứ nhất. Da mặt sẽ trắng trẻo mịn màng.
62. Làm cho ốc hết nhớt nhanh: Muốn ốc hết nhớt nhanh để ăn liền, đổ ốc vào thau ngập nước rồi thả vào nước đó vài trái ớt đâm nát cho đủ cay, ốc sẽ vội vàng nhả hết nhớt ngay.
63. Cách làm sạch nhớt lươn: pha một thau nước vôi và muối rồi bỏ lươn vào, một lát sau lươn sẽ chết sau khi vùng vẫy chất nhờn sẽ tuôn ra. Sau đó cạo rửa và làm sạch. Nếu không có vôi có thể dùng tro bếp với muối cũng được.
64. Muốn lấy nước cốt chanh mà không cần cắt ra: Ðôi khi chỉ cần vài giọt nước cốt chanh mà nếu cắt ra thì uổng lắm. Hãy đốt một que diêm rồi thổi tắt và dùng đầu que bị đốt đâm vào trái chanh, sau đó chỉ bóp nhẹ là nước chanh sẽ tia ra ngay.
65. Cách giải độc gan: Dù kỹ hay không kỹ gì thì gan của chúng ta cũng bị nhiêm độc do thức ăn thức uống bị nhiễm độc vì thuốc sát trùng, vì ẩm mốc, hoặc sử dụng thuốc nhiều. Ðể giải độc gan không gì bằng mỗi tuần ăn 2 – 3 trứng (gà hay vịt) không để thiếu rau cải, uống nước nhiều.
66. Chữa ngủ ngáy: Chứng ngủ ngáy là một cái tật khiến người bạn đời rất bực mình, không những chỉ người bạn đời mà cả những người thân trong gia đình cũng cảm thầy khó chịu. Vậy để cố gắng chữa trị cho hết: – Theo kinh nghiệm của Tàu nếu có chứng ngáy ngủ to khi thức dậy ngồi lên, duỗi hai chân thẳng ra, cúi người tới trước, há miệng thật to, ngậm lại, nhai nhai lặp đi lặp lại khoảng 7 – 9 lần. – Theo kinh nghiệm của người Việt Nam thì ngủ thức dậy, ngồi trên giường, hai chân thõng xuống đất, cúi xuống làm động tác “cạp chân giường” tức cũng há miệng ra, ngậm lại. Theo kinh nghiệm của người Nhật là hít một hơi thuốc lá thật sâu cho sặc sụa một trận dữ dội thì dứt được chứng ngáy to khi ngủ.
67. Cách chữa mồ hôi tay: Không có gì làm bực mình khi hai bàn tay và hai bàn chân đổ mồ hôi luôn. Chúng tôi xin giới thiệu bài thuốc của cố lương y Vương Ðăng sau khi áp dụng chừng 1 – 3 lần vô cùng công hiệu. Dùng hai cái chân gà. Lá dâu tằm ăn tươi chừng một nắm tay. Lá dâu tằm ăn xắt nhiên với hai cái chân gà, nêm nếm cho ngon như nấu canh vậy. Sau đó ăn cho hết.
68. Cách chữa rụng tóc: Thịt heo ba rọi có luôn da : 200g.Lá dâu tằm ăn tươi chừng một nắm tay.Nấu như nấu canh, chỉ nêm tiêu, muối không dùng hành lá, tỏi. Ngày ăn ngày nghỉ khoảng 10 lần trở lên thì dứt hẳn chứng rụng tóc.
69. Cách chữa thức ăn bị hôi khói: Nếu thức ăn hôi khói thì dĩ nhiên là ăn không ngon. Ðể làm mất mùi khói này thì chế vào thức ăn đang đun sôi vài muỗng canh nước tương ngon, đậy kín lại. Ðộ 5 phút sau thì mùi hôi khói sẽ mất đi.
************
Nêu chưa ớn thì mời đọc thêm những mẹo vặt khác:

- BỊ ONG ÐỐT (stung by bee):
Hãy chà 1 viên Aspirin lên vết chích.
CAO MÁU: ăn nhiều rau cần (Celery).
- CHÁN ÐỜI (life distaste):
Uống B-complex và amino acid.
CHOLESTEROL: uống sinh tố E.
- HAY QUÊN (memory shorten):
Uống nhân sâm (gingsen) hay ginko biloba.
- HÔI NÁCH (strong smell in arm pít):
Hãy ăn nhiều rau ngò (parsley).
- KHÓ CHỊU TRƯỚC KINH KỲ (before mense period):
Hãy uống sinh tố B6.
- KHÓ NGỦ (dificulty in sleep):
Uống sinh tố B6 sẽ dễ ngủ hơn.
- LÊN CƠN SUYỂN:
hãy uống ngay 1 ly cà phê đậm.
- MUỐN HẾT NGÁY:
Hãy ôm gối khi ngủ, hoặc nằm nghiêng hẳn về phía tay trái
- MUỐN KHÔNG BỊ MUỖI CHÍCH:
Uống nhiều sinh tố B1.
- MỎI LƯNG (back pain):
Hãy uống sinh tố B5 và B-complex.
MỤN: hãy ăn nhiều đậu.
- MỤT CÓC:
Dùng sinh tố A sẽ hết.
MẮT CƯỜM: dùng sinh tố B2.
- NẤC CỤC (hick up):
Bịt kín hai lỗ tai lại sẽ hết ngay lập tức.
- NHỨC RĂNG (toothache):
Ðể một cục nước đá trên huyệt hợp cóc giữa ngón trỏ & ngón cái sẽ bớt 80%.
- NỔI MỤT TRONG MIỆNG:
Lành trong 1-2 ngày với chất kẽm (Zinc).
- NÔN MỬA (nauseous):
Uống trà gừng hoặc nhai sống vài lát gừng sẽ hết.
- RÁCH KHOÉ MÔI:
Lành trong 1-2 ngày với sinh tố B6.
- SẠN THẬN:
Tự chữa khỏi với sinh tố A và B6.
- SAY SÓNG (sea sickness):
Bấm mạnh vào cổ tay sẽ hết.
- SÌNH BỤNG:
Dùng bột nổi (baking Soda).
- SỔ MŨI (runny nose):
Súc miệng bằng nước muối sẽ hết.
- VỌP BẺ (cramp):
Hãy bấm mạnh vào môi trên sẽ hết ngay.

SứC MẠNH CỦA VÀI CHỮ VIẾT !!!

Xihttp://truongngochanh.multiply.com/video/item/9/9?replies_read=5n từ Nhà NGOC:

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

HÌNH ẢNH CHỈ CÓ Ở VN

Chỉ có ở VN - Only in Vietnam ........
chỉ có ở VN ngày nay
(CPS.Nguyễn Trọng Đa gửi )
    
      
       
      
 
"
       
      
         
 
Sự kỳ diệu của các phương tiện thô sơ! 
    
    
Vừa tiện, vừa lợi                                                Khoải phải mua máy xấy tóc.... 
       
       
    
    

Tìm Hiểu Tội Và Xưng Tội (LM.Nguyễn Hồng Giáo)


Tìm Hiểu Tội Và Xưng Tội
Lm Nguyễn Hồng Giáo OFM
 CPS.Ngọc Đặng gửi từ Pháp)
Mùa Chay là thời thích hợp để nói về tội và xưng tội.
Sợ tội.
Hiện nay ở Việt Nam chính quyền đang tập trung lập lại trật tự giao thông trên đường. Khác với những chiến dịch lửa rơm quen thuộc, lần này xem ra cảnh sát giao thông rất quyết tâm làm đến nơi đến chốn với những biện pháp xử phạt thật gắt gao. Giáo dục ý thức tôn trọng luật pháp với những chiến dịch ra quân rầm rộ hay với những chương trình về an toàn giao thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng và ở nhà trường xem ra ít có hiệu quả, nhưng kể từ khi người lái xe vi phạm luật, dù nặng dù nhẹ, đều bị phạt và thường phạt nặng bằng tiền, bằng giam xe hoặc tịch thu xe và tịch thu bằng lái, thì người ta mới biết sợ và bắt đầu tôn trọng luật lệ giao thông.
Tôi nghĩ tới câu giáo lý đã học thời còn nhỏ về hai cách ăn năn tội : ăn năn tội cách trọn là vì lòng yêu mến Chúa mà lo buồn chê ghét tội lỗi đã phạm tới Người, còn ăn năn tội cách chẳng trọn là lo buồn chê ghét tội vì tội làm cho mình đáng bị hình phạt hỏa ngục. Một đàng vì Chúa, một đàng vì mình. Tuy chưa hoàn hảo, nhưng sợ tội, ghét tội vì sợ hình phạt cũng là một điều tốt, có giá trị giáo dục. Cũng như sợ bị phạt mà tuân hành luật giao thông đã là bước đầu có thể đưa tới việc hình thành một ý thức tôn trọng luật lệ vì công ích (mà chính mình cũng được hưởng). Đây mới là mục tiêu phải nhắm tới, còn nếu chỉ vì sợ phạt thì nay mai một khi không còn cảnh sát kiểm tra gắt gao nữa, tình hình vô trật tự lại tái diễn mà thôi !
Ngày xưa, người công giáo chúng ta thường được nghe đọc cuốn sách Gương Tội kể lại những hình phạt khủng khiếp mà người có tội phải chịu. Mục đích cuốn sách là để giúp ta thêm lòng sợ tội và tránh phạm tội. Thời đó, các linh mục giảng dạy, nhất là trong các tuần đại phúc Mùa Chay, thường tận dụng những câu chuyện như thế để đánh động giáo dân. Một việc làm hữu ích dựa vào thực tế nhưng nếu dừng lại ở đó, người ta sẽ tạo ra một loại Kitô hữu non nớt, chỉ “giữ đạo” vì sợ hãi. Một con vật bị đánh nhiều lần vì làm một điều bị chủ cấm, sẽ biết sợ và tránh tái phạm nhưng nó không bao giờ vươn tới một ý thức về tội lỗi. Trong giáo lý công giáo, tội không phải chỉ là vi phạm một mệnh lệnh, (tự nó vốn là một điều vô tri vô giác), nhưng tội là phạm tới chính Thiên Chúa là Đấng ra lệnh, và Người ban hành mệnh lệnh vì lợi ích của chính con người.
Trong ý thức đó, thánh Lu-y vua nước Pháp đã dạy con : ”Con ơi, con phải giữ mình, tránh xa mọi điều con biết là mất lòng Thiên Chúa, nghĩa là tránh xa mọi tội trọng. Thà cam lòng chịu mọi loại khổ hình còn hơn là phạm một tội trọng”. Sợ tội như thế mới là chính đáng.
Tội là một thứ bệnh.
Trong Tân Ước, tội thường được ví như một căn bệnh. Bệnh tật tượng trưng cho tình trạng mà con người tội lỗi đã rơi vào : họ mù loà, bị câm, bị điếc, bị bại liệt … về mặt tinh thần. Bệnh làm hại sức khỏe thể xác thế nào thì tội cũng đi ngược với sức khỏe tâm hồn như vậy. Vì thế, việc chữa bệnh mà Chúa Giêsu thực hiện cũng là một dấu chỉ về hành động cứu độ của Người : Người phục hồi sức khoẻ tinh thần cho con người, tái lập tình trạng nguyên tuyền “thiêng liêng” cho họ như Thiên Chúa đã muốn từ thuở đầu. Chúa Giêsu đến trần gian như vị lương y của tội nhân (x. Mc 2,17)
Tự nhiên ai cũng sợ bệnh tật vì ai cũng muốn sống khỏe mạnh cả. Hiện nay đang có một bệnh dịch viêm phổi do vi-rut lạ xuất hiện tại một số nước, khiến cho cả thế giới quan tâm. Ở Hà Nội, bệnh này đã được khống chế và không lây lan ra cộng đồng. Khi bệnh mới được phát hiện, quần chúng lo sợ, tranh nhau đi mua khẩu trang. Tôi nghĩ, (theo logic Kitô giáo) đáng lý chúng ta phải sợ tội hơn sợ bệnh, dù là bệnh nan y vì linh hồn cao quý hơn thể xác, sự sống vĩnh cữu cao quý hơn sự sống tạm thời. Nhưng thực tế thường không đi theo logic.
Cũng giống như bệnh tật, tội có thứ quen thứ lạ, thứ cũ thứ mới. Sở dĩ có tội mới là vì hoàn cảnh sống thay đổi hoặc vì ý thức đạo đức con người trở nên tinh tế hơn. Công Đồng Vatican II trong Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng nêu lên một thí dụ rất hợp thời :
“…Có người lại coi nhẹ một số luật lệ trong đời sống xã hội, chẳng hạn những luật lệ liên quan tới việc bảo vệ sức khỏe, hoặc việc lưu thông xe cộ, bởi vì họ không nhận thức rằng do bất cẩn như thế sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của họ và của những người khác” (số 30).
Thế nhưng chắc các linh mục ngồi toà giải tội chưa hề nghe ai xưng tội lái xe ẩu gây tai nạn cho kẻ khác (?). Cũng chắc chưa có giáo dân nào xưng tội phá hoại môi trường chẳng hạn. Như Công Đồng nhận định, bản xét mình của nhiều người công giáo vẫn loay hoay trong phạm vi của một nền “luân lý cá nhân chủ nghĩa”, ít quan tâm tới phạm vi luân lý xã hội.
Sợ đi khám bệnh.
Không ít người sợ bệnh nhưng cũng rất sợ đi khám bệnh. Họ nói khám bệnh sẽ “lòi” ra “đủ thứ”. Nghĩa là họ sợ bệnh nhưng không muốn nghe nói tới bệnh, không muốn đương đầu với thực tế đáng lo ấy, trừ ra khi bệnh tật đã phát ra hiển nhiên, không thể tránh được nữa. Có khi họ nghi mình đã mắc bệnh nhưng chẳng thà “ém nhẹm” nó trong mình, nửa tối nửa sáng còn hơn là công khai nhìn nhận mình có bệnh, nhất là bệnh nan y ! Một sự bình an giả dối !
Cũng thế, nhiều người rất sợ “xét mình”, nghĩa là hồi tâm nhìn vào đời sống mình cách nghiêm túc, lấy Lời Chúa soi rọi vào tâm hồn mình vì sợ Lời Chúa cật vấn mình, phê phán mình, đòi mình phải hoán cải. Họ càng sợ xưng tội hơn. Họ nghĩ bụng : Chưa chết đâu, đợi đến lúc nguy ngập rồi sẽ hay… Đôi khi không hẳn vì họ thiếu đức tin hay vì bê bối, nhưng đơn giản vì một vấn đề tâm lý khó vượt qua, nhất là đối với người đàn ông. Mùa Chay thay vì mang lại cho họ niềm vui được đổi mới thì lại làm cho họ thêm khổ tâm.
Trong mục vụ, thiết tưởng các linh mục nên giúp những người như thế dễ đến với Bí tích Hòa giải hơn nhờ thái độ cởi mở, hòa nhã, tế nhị, hiểu biết tâm lý, thế nào cho họ cảm thấy được lòng thương xót của Chúa đối với tội nhân. Linh mục phải là lương y hơn là quan tòa. Tại sao ngày xưa người tội lỗi thích đến với Chúa Giêsu còn tội nhân ngày nay nhiều lúc lại sợ Giáo Hội, sợ linh mục đến thế ? Không nên trả lời quá mau, quá dễ dàng. Mùa Chay không phải chỉ được lập ra cho giáo dân mà thôi nhưng cho tất cả mọi người môn đệ Chúa Giêsu.

NHÀ MỚI CỦA CON AC.XỨNG (CPS 61)




Kính chuyển vài tấm hình các phòng ngủ mới xây dựng của 08 người con cháu AC.CPS Nguyễn văn Xứng (Lớp 61,Hàm tân).
Nhìn chung,nhà cửa đã khang trang,đẹp,vệ sinh,ngăn nắp.Đã hết cảnh tường nứt,mái gần sập...
Các cháu rất cám ơn Quý Cha,Quý ACE.CPS đã tiếp tay tiếp sức.
Hình chụp Thứ sáu,16/3/2012.

H.Y.NGUYỄN VĂN THUẬN: YÊU TRONG TÙ TỘI !

TẢN MẠN VỀ LINH ĐẠO CỦA ĐHY PHANXICÔ-XAVIE NGUYỄN VĂN THUẬN (VỚI LTS ROMA, NGÀY 4.03.2012)
Tác giả:  Ts Ambrosio Nguyễn Văn Sĩ, OFM
  
Nói về Đức cố HY Phanxicô-Xavie Nguyễn Văn Thuận là một niềm vui nhưng cũng là một thách đố. Với một thời gian ngắn dành cho chúng ta sáng nay, không dễ gì nói cho đúng và cho cùng về đời sống một người vừa lỗi lạc vừa thánh thiện. Tư tưởng của ĐHY rất đơn sơ, ai đọc cũng hiểu được[1], nhưng cũng rất cô đọng, sâu sắc, diễn tả một cách ngắn gọn như những câu châm ngôn, vững chắc về thần học và phong phú như con người và sự nghiệp của Ngài. Trong bầu khí tĩnh tâm hôm nay tôi chỉ gợi lên một vài nét mà tôi cho là quan trọng trong linh đạo của ĐHY. Phần thiếu sót trong sự trình bày của tôi sẽ được ACE bù đắp bằng kinh nghiệm và hiểu biết có được về ĐHY. Cái quan trọng không phải là nói về ĐHY ma sống như Ngài đã sống.
 
1.    Phải nên thánh
 Đó là mục tiêu đời sống của mọi kitô hữu, là xác tín sâu đậm của Người tôi tớ Thiên Chúa. “Thành tựu đẹp nhất của một đời người là sự thánh thiện... Không có cái gì trên đời này có thể so sánh được với cái đẹp của sự thánh thiện”.[2]  Và trong một lần cầu nguyện, Ngài đã thốt lên “Ai tả cho hết được cái đẹp của một linh hồn có Thiên Chúa.”!  Mẹ Maria đẹp đẽ như mặt trăng, trong sáng như mặt trời, vì Người là thánh, vì người có một tâm hồn đầy ân sủng, đầy Thiên Chúa.
Sự thánh thiện là tựu điểm của ân sủng và sự trả lời tự do của con người. TC kêu gọi, thánh hóa và cho chúng ta khả năng gặp được Ngài. Phía con người, ý thức tội lỗi và ân sủng là bước đầu của con đường nên thánh: “Con chỉ có một cách nên thánh: Ơn Chúa và ý chí con (x. 1 Cor 15, 10). Chúa không bao giờ thiếu ơn; con có đủ ý chí không?”.[3]  ĐHY cũng thú nhận: “Nhiều lần tôi không dám nghĩ đến sự thánh thiện: tôi muốn trung thành với Giáo hội, tôi muốn không từ chối gì cho sự lựa chọn của mình, nhưng tôi không dám nghĩ đến việc mình phải nên thánh, trong khi đó Chúa dạy rằng: “Các con phải nên toàn hảo như Cha các con ở trên trời” (Mt 5,14).  Tôi sợ nên thánh “ (Ho paura di essere santo).”. Tháng 2 năm 2002, vài tháng trước khi Ngài qua đời, ĐHY chia sẻ kinh nghiệm với một nhóm Linh mục: “Năm ngoái người ta mổ bướu cho tôi, mổ một phần thôi. Các bác sĩ đã lấy ra được 2 kí rưỡi bướu, còn lại trong bụng tôi 4 ki rưỡi nữa, mà họ không cắt đi được. Lúc đó tôi lo sợ nghĩ đến sự phải nên thánh: và đây chính là điều làm tôi đau khổ. Nhưng sự đau khổ đó cũng qua đi khi tôi nhận thức được thánh ý Chúa và tôi chấp nhận mang cục bướu đó cho đến chết và đồng thời chấp nhận hậu quả là chỉ ngủ được một đêm một tiếng rưỡi thôi. Bây giờ tôi cảm thấy bình an;  trong thánh ý Chúa tôi tìm được an bình”. Và Ngài lặp lại lời huấn dụ của ĐGH Gioan Phaolo với các người trẻ: “Đừng sợ nên thánh”![4]
Ý thức về tội lỗi và ân sủng cũng chưa đủ. Cần phải sống trong bầu khí của ân sủng, nuôi dưỡng ân sủng bằng cách bắt chước Chúa Giêsu trong giây phút hiện tại, bất kỳ ở đâu hay làm việc gì. Không có con đường nào khác để nên thánh hơn là bắt chước Chúa Giêsu. Người môn đệ quyết tâm bước theo Chúa Giêsu để giống Chúa Giêsu, thì mới trở nên “toàn hảo như Cha trên trời”.  Không ai vào thiên đàng mà không giống Chúa Giêsu. (nghe Bài giảng tĩnh tâm).
 Theo Chúa như một người lữ hành, nhìn Chúa mà đi, bước theo những chặng đường Ngài đã đi.
“Con theo từng bước của Chúa trên đường hy vọng:
Bước lang thang ra chuồng bò ở Bêlem,
Bước hồi hộp trên đường trốn sang Ai cập,
Bước bồn chồn trở về trú ngụ Nagiarét,
Bước phấn khởi lên Ðền thánh với Mẹ Cha,
Bước vất vả suốt 30 năm trời lao động,
Bước yêu thương ba năm rao giảng Tin mừng,
Bước thao thức kiếm tìm chiên lạc,
Bước xót xa vào Giêrusalem đầm đìa nước mắt,
Bước cô đơn ra trước tòa không một người thân,
Bước ê chề vác thánh giá lên đồi tử nạn,
Bước thất bại chết chôn mồ kẻ khác,
Không tiền không bạc,
Không manh áo, không bạn hữu,
Chúa Cha cũng xem chừng bỏ rơi Chúa,
Nhưng Chúa phó thác tất cả vào tay Cha…”[5]
 
Là người nghèo của Thiên Chúa, kẻ lữ hành sống trong sự tự do của Thần Khí, không để bất cứ gì trên đời ràng buộc, dù đó là dây xích vàng, Ngài viết: “dây xích vàng cũng ràng buộc và con không ra đi được”[6]. Nghèo vật chất và đơn sơ trong tinh thần. ACE xem cuốn sổ đây, không tờ nào dính với tờ nào, tôi phải lấy dây thun cột nó lại, cuốn sổ điện thoại của một vị HY! “principe della Chiesa!” (thủ lãnh của Hội thánh!)
Theo Chúa như một người điên. “Các thánh là những người điên vì Chúa. Khôn ngoan thế gian quá không làm thánh được”[7]. Trong một thế giới mà người ta thường lấy tiền tài, danh vọng và quyền lực để tiến thân, môn đệ Chúa chọn con đường ngược lại. Lấy Chúa Giêsu làm gương mẫu độc nhất của đời mình, lấy Lời Chúa làm tiêu chuẩn cho những lựa chọn. Sống cho tình yêu, chết vì tình yêu. Đó là sự điên rồ của Các Thánh.
 
2.    Sức mạnh của sự cầu nguyện
Con đường theo Chúa để nên thánh dài ngắn, cao thấp, vui buồn, bình an hay đau khổ… Sức mạnh làm cho kẻ lữ hành chấp nhận tất cả như một hồng ân và can đảm đi đến cùng chính là sự cầu nguyện. Nói với các bạn trẻ, ĐHY qủa quyết: “Một người thánh mà không cầu nguyện là thánh giả. Con đợi xem, họ sẽ sụp đổ không mấy hồi”[8]. “Con ngạc nhiên vì sao nhiều người mất ơn Chúa gọi, mất đức tin, phản bội Hội thánh? Trong bao nhiêu lý do, luôn luôn có một lý do chính: họ bỏ cầu nguyện từ lâu”[9]. Ngài nhắn nhủ anh chị em tu sĩ và linh mục: “Đặc biệt với các tâm hồn toàn hiến, đáng lẽ trong căn cước họ phải khai: “Nghề nghiệp: Cầu nguyện”. Các nghề khác thế gian đều làm cả. Thế gian đòi hỏi con giữ đại lý và nài xin con: “cầu nguyện cho tôi”! [10]
Ngài nhắn nhủ bạn trẻ:
 * Con nắm một bí quyết: cầu nguyện. Không ai mạnh bằng người cầu nguyện, vì Chúa đã hứa ban tất cả. Khi các con hiệp nhau cầu nguyện, có Chúa ở giữa các con. Cha tha thiết khuyên con, ngoài giờ kinh, hãy cầu nguyện mỗi ngày tối thiểu một giờ, nếu được hai giờ càng tốt. Không phải là mất mát vô ích đâu! Trên quãng đường Cha đi, Cha đã thấy lời Thánh Têrêsa Avila ứng nghiệm: "Ai không cầu nguyện, không cần ma quỉ lôi kéo, sẽ tự mình sa xuống hỏa ngục". (ĐHV 985 , cùng đọc chương 37 cuốn “Những người lữ hành trên đường hy vọng”),
Người môn đệ Chúa Kitô trước hết là người “ở lại” với Chúa trong hôm nay của cuộc đời mình. Khi trong tay không còn gì, chỉ là một người tù như ngàn người tù khác, đường đi như sa mạc, không quá khứ không tương lai, chỉ còn lại những giây phút hiện tại như những hồng ân có được, như những giây phút đẹp nhất của cuộc đời. Người tôi tớ Chúa cầu nguyện:
“Lạy Chúa, con không đợi chờ,
con quyết sống phút hiện tại,
và làm cho nó đầy tình thương,
vì chấm này nối tiếp chấm kia,
ngàn vạn chấm thành một đường dài.
Phút này nối tiếp phút kia,
muôn triệu phút thành một đời sống.
Chấm mỗi chấm cho đúng, đời sẽ đẹp.
Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh”[11]
 
Những chấm nhỏ trên con đường dài sa mạc là những giây phút một mình trong cô đơn lập lại lời giao ước, là khi để lời kinh và Lời Chúa thấm nhập vào lòng, khi với Chúa làm một trong phép Thánh Thể, là khi yêu thương anh em cho đến cùng, là lúc phó thác trọn vẹn trong tay Mẹ[12].  Gặp Chúa và ở lại với Ngài trong mọi hoàn cảnh là trường dạy nên thánh. 
Tôi muốn dừng lại một vài phút ngắn gọn ở đây về lòng sùng kính Bí tích Thánh thể và tâm tình phó thác vào Mẹ Maria, những điểm mốc trong đời sống cầu nguyện của ĐHY.
 “Sức mạnh độc nhất của tôi là Thánh Thể” đó là tựa đề của chương 4 sách tự thuật 5 chiếc bánh và 2 con cá. Tôi đã đọc nhiều lần chương này cùng với những lời nhắn nhủ khôn ngoan của ĐHY trong Đường Hy vọng số 343 – 388, ĐHY mời gọi thúc bách chúng ta qui chiếu đời sống chúng ta vào Thánh thể như nguồn mạch sự sống và sứ mệnh. Tôi xin trích lại một vài câu của Ngài như chính ĐHY nhắc nhở mọi người chúng ta hôm nay:
“Người thánh là người tiếp tục Thánh lễ suốt ngày” (ĐHV số 350 và xem Scoprite la gioia della speranza, trang 25 - 30)
 “Gia đình thánh thiện là gia đình hâm mộ Thánh lễ” (DHV số 353)
* Mỗi lần dâng Thánh Lễ là mỗi lần giang tay đóng đinh con lại trên Thánh Giá, và uống cạn chén đắng với Chúa. Đây không có chỗ cho khán giả (ĐHV 357).
Gửi cho các linh mục:
“Dâng Thánh lễ làm cho Linh mục trở nên thánh” (Scoprite la gioia della speranza, trang 25)
“Mỗi khi trao Chúa Giêsu Thánh Thể cho giáo dân, con hãy ý thức trao cả đời con, thời giờ của con, sức khỏe, tài năng, tiền của, nghĩa là máu thịt con cùng với Mình Máu Thánh Chúa làm của nuôi mọi người và mỗi người không phân biệt ai “ ( ĐHV 376).
Cho các ACE tu sĩ:
“Hội Thánh dạy cử hành nghi thức khấn dòng trong Thánh Lễ để con ý thức và thực sự hiến dâng đời con làm hy lễ toàn thiêu với Chúa Giêsu trên bàn thánh. Trong mỗi Thánh Lễ, con hãy tuyên thệ lại lời khấn, với tất cả tâm hồn, với tất cả ý nghĩa của "một tân ước vĩnh cửu"(ĐHV 387).
Trong linh đạo của ĐHY, ngoài chỗ đứng quan trọng dành cho Bí tích Thánh thể, ĐHY có một lòng sùng kính đặc biệt các thánh: các Thánh tử đạo VN, thánh Têrêxa hài đồng Giêsu, thánh Gioan Maria Vianney, Maximiliano Kolbe, cha Pio, Mẹ Têrêxa Calcutta…vv… nhưng đặc biệt Ngài ngắm nhìn gương thánh Giuse và nhất là Mẹ Maria.
Không có cuốn sách nào Ngài không dành một chương nói về Mẹ. Lòng sùng kính Mẹ Maria và ý muốn phó thác hoàn toàn cho Mẹ bắt nguồn từ gia đình, từ Bà ngoại, và Thân mẫu của Ngài: các Bà đã dạy con dạy cháu yêu mến Mẹ Maria từ khi còn thơ ấu, như chính ĐHY đã kể lại.[13]
 Những biến cố lớn xảy ra trong đời Ngài cũng hay trùng vào những ngày lễ của Mẹ. Ngài đi tù vào đúng ngày lễ Đức Mẹ Lên trời (15/08/1975) và suốt 13 năm tù Mẹ đã gìn giữ Ngài:  “Mẹ Maria Vô nhiễm không bỏ quên tôi. Mẹ đã sát cánh tôi dọc đường gập ghềnh đen tối của lao tù. Trong những năm tháng thử thách triền miên ấy, tôi đã cầu xin Mẹ cách đơn sơ mà đầy tin tưởng cậy trông: "Lạy Mẹ, nếu Mẹ biết con không thể làm ích gì để phục vụ Hội thánh nữa thì xin Mẹ cho con đặc ân được chết trong tù, để hy sinh trọn vẹn. Ngược lại nếu Mẹ biết con còn phục vụ Hội thánh được, xin Mẹ cho con một dấu chỉ: ra khỏi tù trong một ngày lễ của Mẹ!". Và Đức Mẹ nhậm lời Người tôi tớ Chúa, Ngài được trả tự do cũng đúng vào một ngày lễ của Mẹ: lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh (21/11/1988).
Cũng như về Bí tích Thánh thể, tôi chỉ trích lại ở đây một vài đoạn tiêu biểu để chúng ta suy niệm về sự gắn bó trẻ thơ của Người tôi tớ Chúa với Mẹ Maria: (mặc dầu đây không phải là một phương pháp khoa học tốt nhất để tìm hiểu về một con người):
“Muốn nên thánh, con hãy bắt chước trẻ thơ; nó không hiểu lý thuyết gì, nhưng nó nhìn mẹ nó, nó làm theo mẹ nó, nó tin mẹ nó biết tất cả, làm đúng tất cả. Nhìn Mẹ Maria, làm như Mẹ Maria, con sẽ nên thánh” (ĐHV 918).
“Phản ứng đầu tiên của trẻ thơ là gọi: "Mẹ ơi!" khi lo sợ, khi lúng túng, khi đau buồn. Tiếng Mẹ là tất cả cho trẻ. Con hãy năng gọi: "Mẹ, Mẹ ơi! Con yêu mến Mẹ, Mẹ là tất cả của con." (ĐHV 921).
“Con thơ bắt chước mẹ tất cả, dù khó khăn nguy hiểm, không phải vì có ý theo gương mẹ, vì mẹ là thần tượng, là tất cả, nhưng vì yêu mẹ, tin mẹ. Xem mẹ uống thuốc, con uống theo, mẹ đi ở tù, con vào theo. Mẹ Maria là tấm gương sáng vừa tầm con, con hãy mô phỏng gương Mẹ. Chúa Ba Ngôi không thể làm một tâm hồn thánh thiện hơn được” (ĐHV 925).
“Con hãy tìm giá trị của một đời sống thiêng liêng, một linh đạo sâu xa nơi Mẹ Maria. Mẹ hoạt động, nhưng tất cả mọi cử chỉ và tư tưởng, dù vụn vặt nhất, cũng vì Chúa Giêsu, Mẹ không thể có một giây phút nào ngoài Chúa Giêsu được. Ðời Mẹ là một vực sâu vô tận của nội tâm; trong Mẹ, hoạt động và chiêm niệm không tách lìa: chiêm niệm giữa hoạt động, hoạt động do chiêm niệm” (ĐHV 937).
ACE cùng đọc lại Sứ điệp Đức Mẹ Lavang (1998) trong đó ĐHY giúp chúng ta chiêm ngưỡng Mẹ Maria như mẫu mực đời sống thánh hiến và phục vụ Giáo hội và xã hội. Và bài suy niệm thứ 20 của tuần Tĩnh tâm cho Giáo Triều năm 2000, Ecce Mater Tua  trongTestimoni della Speranza.
 (nghe bài hát Kinh chao Me của Mi Trầm)
 
3.    Thương yêu cho đến cùng
Những người được hân hạnh biết ĐHY đều nhận thấy có một cái gì khác thường trong cách ăn nói cư xử của Ngài: nó tác động làm cho mọi người gặp Ngài cảm thấy bình an và thân tình. Tôi cũng có nghe Ngài kể lại nỗi kinh hoàng của Biến cố Mậu thân (1968), kinh nghiệm khổ đau của những năm tù đày, bệnh tật, sự hiểu lầm của bạn hữu và nhiều người… nhưng trước những nghịch cảnh đó tôi không hề nghe Ngài thốt lên một lời hận thù… Ngược lại Ngài luôn nhẫn nhục, yêu thương hết mọi người. Yêu thương Gia đình, Tổ quốc, Giáo hội, Địa phận Chúa giao phó, yêu thương những người nghèo đói bệnh tật, nhất là những người phung cùi: cho họ Ngài thành lập Hội Bạn người cùi lấy tên là Lazaro, Ngài thương yêu tất cả mọi người, thương yêu cho đến cùng, như Chúa Giêsu, thương yêu cả những người bách hại mình. 
Tháng 10, năm 1975, vào những ngày đầu của lao tù, Ngài đã viết: “"Tôi không xem ai là kẻ nghịch của tôi, kể cả những người căm thù tôi nhất, những người bắt bớ tôi, thề không đội trời chung với tôi. Tôi luôn luôn xem họ là anh em tôi." (ĐHV 793)
Trong lời mở đầu cho cuốn “5 chiếc bánh và 2 con cá”  xuất bản năm 1997 (bằng tiếng ý) ĐHY thú nhận khó khăn của Ngài sau khi được trả tự do:
“Nhiều lúc tôi cảm thấy khó chịu trong lòng vì người ta phỏng vấn, muốn thúc giục tôi nói những chuyện giật gân trong thời gian lao tù, muốn tôi kết án, tố cáo, khích động đấu tranh trả thù. Ðó không phải mục đích của tôi. Nguyện vọng lớn nhất của tôi là trao lại cho các bạn trẻ một sứ điệp của tình thương và sự thật, của công lý và hòa bình, của tha thứ và hòa giải, để xây dựng.”  (trang 7)
Nhiều người hiểu lầm Ngài về thái độ này. Nhưng đòi hỏi của Phúc âm vượt trên những tính toán của con người. “Bác ái không có biên giới; nếu có biên giới, không còn là bác ái nữa. (ĐHV 787). Người tôi tớ Chúa, “đứa con điên của Mẹ” không đặt điều kiện, không chùn chân trước khó khăn, cương quyết theo Chúa cho đến cùng, yêu thương như Chúa đã yêu thương nhân loại. Thánh giá là đường, là niềm hy vọng độc nhất của người môn đệ.
Tôi muốn gợi lại đây cuộc đối thoại của người tôi tớ Chúa với anh canh tù (mà chính Ngài đã ghi lại trong 5 chiếc bánh và 2 con cá: chiếc bánh thứ năm):
“Ðiều khó hiểu nhất đối với chiến sĩ gác tù, là thái độ tha thứ yêu thương địch thù của mình. Có hôm mấy anh gác hỏi tôi:
- Ông có thương chúng tôi không?
- Có chứ, tôi yêu thương các anh cách thành thực, không có gì là khách sáo đâu!
- Kể cả khi người ta giam ông, mất tự do, năm này sang năm khác? Không xét xử gì cả?
- Anh nghĩ lại bao nhiêu năm ở với nhau. Tôi làm sao giấu được. Tôi thực sự yêu thương các anh.
- Chừng nào được tự do anh có sai giáo dân của anh trả thù không?
- Không, tôi vẫn tiếp tục yêu thương, dù các anh có muốn giết tôi.
- Nhưng tại sao lại yêu kẻ thù hại anh?
- Vì Chúa Giêsu đã dạy tôi yêu thương; nếu tôi không tuân giữ, tôi không đáng gọi là Kitô hữu nữa.”
 
4.    Phục vụ và Phó thác
Theo Chúa Giêsu  từng bước, cầu nguyện liên lỉ, chấp nhận mọi đau khổ, phục vụ con người và Giáo hội, yêu thương cho đến cùng…đâu là ý lực nền tảng cho hành trình thiêng liêng này? Đâu là tâm tình thông suốt nối liền cái mà ĐHY gọi là những dấu chấm của cuộc đời?  Nói đến thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu, chúng ta nói ngay đến Tinh thần trẻ thơ, nói đến ĐHY, chúng ta có thể thấy gì nổi bật và đặc thù trong đời sống Ngài?
Tìm hiểu một linh đạo là tìm cho ra con đường thiêng liêng (cái Đạo) của người Lữ hành đi về với Chúa. Đôi khi nó đòi hỏi công sức và thời gian. Đôi khi chỉ là một khám phá bất ngờ: những gì tôi chia sẻ sau đây với ACE  chỉ là một khám phá bất ngờ.
Một hôm tôi có trong tay một bì thơ cũ của ĐHY, trong đó đựng vài con tem. Trên bì thơ có bốn hình vẽ, tất cả 4 hình đều theo đường thánh giá: với mấy chữ tắt. P P P P ; CC, TC, CC; OMT ; AGE…. Lúc đầu, tôi không hiểu gì. Tôi xẻ và vất nó đi, nhưng rồi nghĩ đi nghĩ lại, tôi đi tìm lại bì thơ trong thùng rác, lấy băng keo dán chỗ rách và giữ bì thơ đó lại. Cho đến gần một năm sau, tình cờ tôi đọc được một trang giấy trong một cuốn sổ tay viết vào năm Ngài làm Hồng Y, trong đó Ngài nói về con đường tâm linh của Ngài, giảng nghĩa những chữ viết tắt và hình vẽ mà tôi đã tìm thấy trước đây trên phong bì. Cái bì thơ cũ rách bị vứt đi này trở thành như một chúc thư thiêng liêng cho tôi. 
Ngài viết trong cuốn sổ tay: Khi tôi làm Giám mục tôi đã chọn phù hiệu: Gaudium et Spes, (Vui mừng và Hy vọng)
S -Servire                                 P – Phục vụ
P- Progressione                       P- Phát triển
E- Evangelisatione                   P- Phúc âm
S- Sanctificatione Officii          P- Phận sự
(cùng xem Niềm vui sống đạo, 1998, trang 37-45, SPES, Hy vọng, 1971, giới thiệu,  trang 4).
-         3 tháng sau ngày phong Hồng Y tôi muốn đổi huy hiệu: Trước là “Gaudium et Spes” chương trình của đời GM – 4 chữ P, tôi vẫn giữ
-         Nay tôi chọn lời Phúc âm ” Lc 15, 31: “Omnia Mea Tua” - “Tất cả của Cha là của con: Tất cả của con là  của Cha, của Mẹ” :
-         Tôi xin tóm lược (hay đúng hơn chính ĐHY đã tóm lược) con đường thiêng liêng của Ngài bằng mấy chữ: Phục vu và phó thác … phục vụ trong tinh thần khiêm hạ yêu thương khi còn phục vụ được và trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bất kỳ ở đâu, làm gì, cũng phó thác cho Chúa và Mẹ Maria… phó thác như một trẻ thơ, không điều kiện, không sợ hãi, phó thác trong hy vọng, chap nhan nhung phut giay hien tai nhu hong an… Tâm tình hiến dâng, phó thác trọn vẹn này càng lúc càng mãnh liệt và sâu đậm nơi Người tôi tớ Chúa trong những năm lao tù và nhất là những năm cuối đời Ngài. Có lần Ngài thốt lên: “Eureka! Eureka! Deus meus et omnia” “Tôi đã tìm thấy! Đã tìm thấy! Thiên Chúa và tất cả của tôi”. (Xem Lời mở đầu của Ngài cho cuốn Preghiera di Speranza, trang 5).
 
Thay lời kết:
Đầu sách Đường hy vọng dưới ánh sáng Lời Chúa và Công Đồng: ĐHY viết mấy lời nhắn nhủ các bạn trẻ. Xin lấy lại lời nhắn nhủ đó như lời ĐHY gửi lại cho mỗi ACE Tu sĩ Roma chúng ta hôm nay
“Các con thân mến,
Cha lại đi thêm một quãng đường
Chông gai mịt mù và vô định
Trên đường Cha gặp lắm lữ khách
Cha đã xem tất cả là bạn
Xem mọi biến cố là kinh nghiệm quí báu
Vì tất cả là hồng ân.
Trong u tối thinh lặng và cô đơn
Cha đã nhớ đến mọi người
Ðã hiến dâng mỗi người trong các con…
Cha không còn gì cả
Nhưng mỗi ngày
Cha tặng tình yêu Chúa cho mọi người
Trong Thánh Tâm Chúa và Mẹ Ma-ri-a
Cha vẫn gần gũi các con
Âu yếm và thân tình”.
 
Người lữ hành đã đến bến. Đã gần 10 năm rồi. Nhưng hình ảnh người lữ hành còn đó, “âu yếm và thân tình”. Ngài đã để lại một di sản thiêng liêng cho chúng ta, những người còn đang đi trên con đường Hy vọng. Mong lời và gương Ngài cũng được tỏa sáng nơi mọi người. Cái quan trọng không phải là nói về ĐHY mà sống như Ngài đã sống. 
Cảm ơn ACE.
Ts Ambrosio Nguyễn Văn Sĩ, OFM
 

[1] “Nhung tu tuong nay sinh tu day long” Il Cammino della speranza, Città nuova, Roma 1992, Premessa , p.9. “Nhu nhung giot nuoc trong ma Chua da rot vao long toi de toi song suot thoi gian dai di trong sa mac”, Preghiere di Speranza, Ed San Paolo, Milano 1997, p. 7.
[2] Xem Preghiere di Speranza, trang 128-129.
[3] 5 chiec banh va 2 con ca, chuong 7, so 22
[4] Scoprite la gioia  della speranza, trang 12-14
[5] loi nguyen cuoi: “Con chon Chua” trong 5 chiec banh va 2 con ca.
[6] xem Duong Hy vong, chuong 1.
[7]Duong Hy vong,  so 6.
[8] Duong Hy vong, so 131
[9] Duong Hy vong, so 125.
[10] Duong hy vong (viet tat DHV), so 146. Xem Berbanos trong cuon Dialogues des Carmelites.
[11] 5 chiec banh va 2 con ca, chuong 1, loi nguyen. Xem Preghiere di Speranza, p.76-77, preghiera  n. 48.
[12] 5 chiec banh va 2 con ca, loi mo dau.
[13] Xem 5 chiec banh va 2 con ca, chuong 6
Tác giả:  Ts Ambrosio Nguyễn Văn Sĩ, OFM