http://www.youtube.com/watch_popup?v=xj-u7PbIhkg
Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011
VN QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỄ (Nguyễn Đức Quang)!!!
MỜI BẠN NGHE LẠI BÀI HÁT HÀO HÙNG NÀY : (A.NG.TRỌNG ĐA gửi)
http://www.youtube.com/watch_popup?v=xj-u7PbIhkg
http://www.youtube.com/watch_popup?v=xj-u7PbIhkg
Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011
GIẤY CHỨNG NHẬN LÀ NGƯỜI !!!!
HAY QUÁ ĐI !!!
Cám ơn HAIHOANG đã post chuyện này !!!
http://haihoang60.multiply.com/journal/item/257/257
Cám ơn HAIHOANG đã post chuyện này !!!
http://haihoang60.multiply.com/journal/item/257/257
THẾ GIỚI CẦN CÓ HÒA BÌNH VÀ NHỮNG NGƯỜI XÂY DỰNG HÒA BÌNH
LM.LINH TIẾN KHẢI (Vietcatholic)
Thế giới cần có hòa bình và những người xây dựng hòa bình. Tất cả mọi người tin nơi Thiên Chúa đều phải luôn luôn là suối nguồn và là tác nhân của hòa bình.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến 25.000 tín hữu và du khách hành hương năm tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 23-3-2011
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu một vị thánh Tiến Sĩ Giáo Hội nổi tiếng khác sống vào thế kỷ XVI: đó là thánh Lorenzo thành Brindisi, người Ý. Thánh nhân sinh năm 1559, có tên là Giulio Cesare Rossi, nhưng khi nhập dòng các cha Phanxicô Capucino, người đổi tên là Lorenzo. Đức Thánh Cha nói về thời thơ ấu của người như sau:
Ngay từ thời niên thiếu người đã bị thu hút bởi gia đình thánh Phanxicô thành Assisi. Thật thế, mồ côi cha năm lên 7 tuổi, người được mẹ giao cho các tu sĩ Phanxicô Viện Tu trong thành phố chăm sóc. Nhưng vài năm sau thánh nhân cùng mẹ đến sống tại Venezia, và chính tại đây người biết các cha Capucino, thời đó đang quảng đại phục vụ toàn thể Giáo Hội nhằm gia tăng cuộc cải cách tinh thần do Công Đồng Chung Trento thăng tiến. Năm 1575 thầy Lorenzo khấn dòng và được thụ phong linh mục năm 1582.
Ngay từ thời còn đi học, Lorenzo đã tỏ ra có các phẩm chất trí thức cao độ. Thầy học một cách dễ dàng các cổ ngữ như tiếng Hy lạp, tiếng Do thái và tiếng Siriac, cũng như các ngôn ngữ tân thời như Pháp và Đức, cộng thêm với tiếng Ý và tiếng Latinh, là ngôn ngữ mà tất cả các người của Giáo Hội và giới văn hóa đều nói thông thạo thời đó.
Nhờ các khả năng ấy cha Lorenzo đã có thể làm việc tông đồ giữa nhiều giới khác nhau. Là một thuyết giảng viên rất hữu hiệu, cha không chỉ hiểu biết Thánh Kinh một cách sâu rộng, mà còn hiểu biết nền văn chương rabbi, đến độ chính các rabbi cũng kinh ngạc, khâm phục, kính trọng và qúy mến. Là thần học gia hiểu biết Thánh Kinh và các Giáo Phụ, cha có thể minh giải giáo lý công giáo cho cả các kitô hữu tại Đức đã theo phong trào Cải Cách nữa. Với kiểu trình bầy khúc chiết rõ ràng, cha cho thấy nền tảng kinh thánh và giáo phụ của tất cả mọi tín điều đức tin bị Martin Luther thảo luận. Trong đó có quyền tối thượng của thánh Phêrô và các người kế vị, nguồn gốc thiên linh của chức Giám Mục, sự công chính hóa như là việc biến đổi nội tâm con người, sự cần thiết của các công việc tốt lành đối với ơn cứu rỗi.
Sự thành công của thánh nhân cũng giúp chúng ta hiểu tầm quan trọng của việc đối chiếu với Thánh Kinh được đọc trong Truyền Thống của Giáo Hội trong cuộc đối thoại đại kết.
Thánh nhân cũng nói với các người khiêm tốn và kêu gọi mọi người sống trung thực với đức tin. Đây là công lao lớn của các tu sĩ Capucino trong hai thế kỷ XVI-XVII góp phần canh tân cuộc sống kitô, bằng cách đem chứng tá và lời giảng dậy đi sâu vào lòng xã hội. Cả ngày nay nữa, việc tái truyền giảng Tin Mừng cũng cần có các tông đồ được chuẩn bị kỹ lưỡng, hăng say và can đảm, để ánh sáng và vẻ đẹp của Tin Mừng chiến thắng các chiều hướng văn hóa của chủ thuyết tương đối hóa luân lý đạo đức và thờ ơ tôn giáo, và biến đổi các kiểu suy tư hành xử khác nhau thành một nền nhân bản kitô đích thật.
Thánh Lorenzo thành Brindisi đã hoạt động và rao giảng không biết mệt mỏi trong nhiều thành phố Italia và nhiều nước Âu châu, và nắm giữ nhiều trọng trách khác nhau. Trong dòng Capucino người đã là giáo sư thần học, giáo tập, nhiều lần làm Bề trên tỉnh dòng và cuối cùng làm Bề trên tổng quyền giữa các năm 1602-1605. Đức Thánh Cha nêu bật nét đặc thù trong cuộc sống của thánh nhân như sau:
Giữa biết bao nhiêu công việc, Lorenzo đã vun trồng một đời sống tinh thần sốt mến ngoại thường, bằng cách dành nhiều giờ cho việc cầu nguyện và một cách đặc biệt cho việc cử hành Thánh Lễ, thường kéo dài hàng giờ, thấu hiểu và xúc động trong việc tưởng niệm cuộc Khổ Nạn, cái Chết và sự Sống Lại của Chúa. Theo học trường các Thánh, mỗi linh mục đều có thể tránh nguy cơ của chủ trương duy hoạt động, nghĩa là hành động mà quên đi các lý do sâu xa của chức thừa tác, như đã thường được nhắc nhở nhiều lần trong Năm Linh Mục mới đây. Chỉ khi nào biết săn sóc cuộc sống nội tâm linh mục mới tránh được nguy cơ ấy. Như tôi đã nói với các linh mục và chủng sinh trong chuyến viếng thăm Brindisi năm 2008: ”Thời gian cầu nguyện quan trọng nhất trong đời sống linh mục, trong đó ơn thánh Chúa hành động hữu hiệu hơn, bằng cách trao ban sự phong phú cho chức thừa tác linh mục. Cầu nguyện là việc phục vụ đầu tiên mà linh mục làm cho cộng đoàn. Vì thế, những lúc cầu nguyện phải chiếm chỗ nhất trong cuộc sống chúng ta... Nếu chúng ta không ở trong sự hiệp thông nội tâm với Thiên Chúa, chúng ta cũng không thể cho người khác cái gì cả. Do đó, Thiên Chúa là ưu tiên thứ nhất. Chúng ta phải dành thời giờ cần thiết để ở trong sự hiệp thông cầu nguyện với Chúa chúng ta”.
Thánh Lorenzo nồng nhiệt khích lệ tất cả mọi người, không phải chỉ có các linh mục mà thôi, vun trồng đời cầu nguyện, vì qua đó chúng ta nói với Thiên Chúa và Thiên Chúa nói với chúng ta.
Một nét đặc thù khác nữa trong cuộc sống của thánh nhân là hoạt động cho hòa bình. Các Giáo Hoàng cũng như các vua chúa công giáo nhiều lần giao phó cho thánh nhân các sứ mệnh ngoại giao quan trọng để giải quyết các tranh chấp và thăng tiến sự hòa hợp giữa các nước âu châu, thời đó đang bị đe dọa bởi đế quốc Ottoman. Uy tín luân lý của thánh nhân khiến cho người trở thành cố vấn rất được tìm kiếm và lắng nghe. Áp dụng vào hiện tình thế giới ngày nay Đức Thánh Cha nói:
Ngày nay cũng như vào thời thánh Lorenzo, thế giới cần có hòa bình biết bao nhiêu, cần có các người nam nữ an bình và là các người giảng hòa. Tất cả mọi người tin nơi Thiên Chúa đều phải luôn luôn là suối nguồn và là tác nhân của hòa bình. Chính trong một sứ mệnh ngoại giao này mà thánh Lorenzo kết thuc cuộc đời dương thế của người: đó là vào năm 1619 tại Lisboa, nơi người đến gặp vua Philippo III để bênh vực cho các người Napoli bị chính quyền địa phương sách nhiễu.
Người đã được phong hiển thánh năm 1881, và vì hoạt động sâu xa cũng như vì khoa học rộng rãi và hài hòa của người năm 1959 Đức chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã phong người là ”Tiến sĩ tông đồ”, nhân kỷ niệm 400 năm người sinh ra. Thánh nhân đã nhận tước hiệu đó vì nhiều tác phẩm chú giải kinh thánh, thần học và các bút tích rao giảng của người, trình bầy lịch sử cứu độ tập trung nơi mầu nhiệm Nhập thể, là việc biểu lộ tình yêu lớn lao nhất của Thiên Chúa đối với loài người. Ngoài ra thánh nhân còn là nhà thánh mẫu học có giá trị lớn, tác giả một tập bài giảng về Đức Mẹ tựa đề ”Mariale” đề cao vai trò duy nhất của Đức Trinh Nữ Maria, mà thánh nhân khẳng định rõ ràng là Đấng Vô Nhiễm Thai và sự cộng tác vào công trình cứu độ do Chúa Kitô thành toàn.
Sau cùng, thánh Lorenzo cũng minh nhiên hoạt động của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống tín hữu. Người nhắc cho chúng ta biết về các ơn của Ngôi Ba Thiên Chúa Rất Thánh, và giúp chúng ta dấn thân sống sứ điệp Tin Mừng một cách tươi vui. Thánh nhân viết: ”Chúa Thánh Thần khiến cho ách lề luật của Thiên Chúa êm dịu và sức nặng của nó nhẹ nhàng, để chúng ta tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa với sự dễ dàng rất lớn lao đến độ như thích thú”... Thánh Lorenzo thành Brindisi dậy chúng ta biết yêu mến Thánh Kinh, lớn lên trong sự thân tình với nó, và hằng ngày vun trồng tình bạn của chúng ta với Chúa trong lời cầu nguyện, để mọi hoạt động của chúng ta khởi sự và kết thúc trong Chúa.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tậy Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Sloveni, Croat và Ý. Ngài nhắc cho mọi người biết Mùa Chay mời gọi tất cả hãm mình sám hối để có thể chia sẻ tràn đầy các khổ đau của Chúa Giêsu và cuộc hấp hối của Người. Đây là dịp thuận tiện gúp suy tư, xét mình và hoán cải. Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến 25.000 tín hữu và du khách hành hương năm tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 23-3-2011
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu một vị thánh Tiến Sĩ Giáo Hội nổi tiếng khác sống vào thế kỷ XVI: đó là thánh Lorenzo thành Brindisi, người Ý. Thánh nhân sinh năm 1559, có tên là Giulio Cesare Rossi, nhưng khi nhập dòng các cha Phanxicô Capucino, người đổi tên là Lorenzo. Đức Thánh Cha nói về thời thơ ấu của người như sau:
Ngay từ thời niên thiếu người đã bị thu hút bởi gia đình thánh Phanxicô thành Assisi. Thật thế, mồ côi cha năm lên 7 tuổi, người được mẹ giao cho các tu sĩ Phanxicô Viện Tu trong thành phố chăm sóc. Nhưng vài năm sau thánh nhân cùng mẹ đến sống tại Venezia, và chính tại đây người biết các cha Capucino, thời đó đang quảng đại phục vụ toàn thể Giáo Hội nhằm gia tăng cuộc cải cách tinh thần do Công Đồng Chung Trento thăng tiến. Năm 1575 thầy Lorenzo khấn dòng và được thụ phong linh mục năm 1582.
Ngay từ thời còn đi học, Lorenzo đã tỏ ra có các phẩm chất trí thức cao độ. Thầy học một cách dễ dàng các cổ ngữ như tiếng Hy lạp, tiếng Do thái và tiếng Siriac, cũng như các ngôn ngữ tân thời như Pháp và Đức, cộng thêm với tiếng Ý và tiếng Latinh, là ngôn ngữ mà tất cả các người của Giáo Hội và giới văn hóa đều nói thông thạo thời đó.
Nhờ các khả năng ấy cha Lorenzo đã có thể làm việc tông đồ giữa nhiều giới khác nhau. Là một thuyết giảng viên rất hữu hiệu, cha không chỉ hiểu biết Thánh Kinh một cách sâu rộng, mà còn hiểu biết nền văn chương rabbi, đến độ chính các rabbi cũng kinh ngạc, khâm phục, kính trọng và qúy mến. Là thần học gia hiểu biết Thánh Kinh và các Giáo Phụ, cha có thể minh giải giáo lý công giáo cho cả các kitô hữu tại Đức đã theo phong trào Cải Cách nữa. Với kiểu trình bầy khúc chiết rõ ràng, cha cho thấy nền tảng kinh thánh và giáo phụ của tất cả mọi tín điều đức tin bị Martin Luther thảo luận. Trong đó có quyền tối thượng của thánh Phêrô và các người kế vị, nguồn gốc thiên linh của chức Giám Mục, sự công chính hóa như là việc biến đổi nội tâm con người, sự cần thiết của các công việc tốt lành đối với ơn cứu rỗi.
Sự thành công của thánh nhân cũng giúp chúng ta hiểu tầm quan trọng của việc đối chiếu với Thánh Kinh được đọc trong Truyền Thống của Giáo Hội trong cuộc đối thoại đại kết.
Thánh nhân cũng nói với các người khiêm tốn và kêu gọi mọi người sống trung thực với đức tin. Đây là công lao lớn của các tu sĩ Capucino trong hai thế kỷ XVI-XVII góp phần canh tân cuộc sống kitô, bằng cách đem chứng tá và lời giảng dậy đi sâu vào lòng xã hội. Cả ngày nay nữa, việc tái truyền giảng Tin Mừng cũng cần có các tông đồ được chuẩn bị kỹ lưỡng, hăng say và can đảm, để ánh sáng và vẻ đẹp của Tin Mừng chiến thắng các chiều hướng văn hóa của chủ thuyết tương đối hóa luân lý đạo đức và thờ ơ tôn giáo, và biến đổi các kiểu suy tư hành xử khác nhau thành một nền nhân bản kitô đích thật.
Thánh Lorenzo thành Brindisi đã hoạt động và rao giảng không biết mệt mỏi trong nhiều thành phố Italia và nhiều nước Âu châu, và nắm giữ nhiều trọng trách khác nhau. Trong dòng Capucino người đã là giáo sư thần học, giáo tập, nhiều lần làm Bề trên tỉnh dòng và cuối cùng làm Bề trên tổng quyền giữa các năm 1602-1605. Đức Thánh Cha nêu bật nét đặc thù trong cuộc sống của thánh nhân như sau:
Giữa biết bao nhiêu công việc, Lorenzo đã vun trồng một đời sống tinh thần sốt mến ngoại thường, bằng cách dành nhiều giờ cho việc cầu nguyện và một cách đặc biệt cho việc cử hành Thánh Lễ, thường kéo dài hàng giờ, thấu hiểu và xúc động trong việc tưởng niệm cuộc Khổ Nạn, cái Chết và sự Sống Lại của Chúa. Theo học trường các Thánh, mỗi linh mục đều có thể tránh nguy cơ của chủ trương duy hoạt động, nghĩa là hành động mà quên đi các lý do sâu xa của chức thừa tác, như đã thường được nhắc nhở nhiều lần trong Năm Linh Mục mới đây. Chỉ khi nào biết săn sóc cuộc sống nội tâm linh mục mới tránh được nguy cơ ấy. Như tôi đã nói với các linh mục và chủng sinh trong chuyến viếng thăm Brindisi năm 2008: ”Thời gian cầu nguyện quan trọng nhất trong đời sống linh mục, trong đó ơn thánh Chúa hành động hữu hiệu hơn, bằng cách trao ban sự phong phú cho chức thừa tác linh mục. Cầu nguyện là việc phục vụ đầu tiên mà linh mục làm cho cộng đoàn. Vì thế, những lúc cầu nguyện phải chiếm chỗ nhất trong cuộc sống chúng ta... Nếu chúng ta không ở trong sự hiệp thông nội tâm với Thiên Chúa, chúng ta cũng không thể cho người khác cái gì cả. Do đó, Thiên Chúa là ưu tiên thứ nhất. Chúng ta phải dành thời giờ cần thiết để ở trong sự hiệp thông cầu nguyện với Chúa chúng ta”.
Thánh Lorenzo nồng nhiệt khích lệ tất cả mọi người, không phải chỉ có các linh mục mà thôi, vun trồng đời cầu nguyện, vì qua đó chúng ta nói với Thiên Chúa và Thiên Chúa nói với chúng ta.
Một nét đặc thù khác nữa trong cuộc sống của thánh nhân là hoạt động cho hòa bình. Các Giáo Hoàng cũng như các vua chúa công giáo nhiều lần giao phó cho thánh nhân các sứ mệnh ngoại giao quan trọng để giải quyết các tranh chấp và thăng tiến sự hòa hợp giữa các nước âu châu, thời đó đang bị đe dọa bởi đế quốc Ottoman. Uy tín luân lý của thánh nhân khiến cho người trở thành cố vấn rất được tìm kiếm và lắng nghe. Áp dụng vào hiện tình thế giới ngày nay Đức Thánh Cha nói:
Ngày nay cũng như vào thời thánh Lorenzo, thế giới cần có hòa bình biết bao nhiêu, cần có các người nam nữ an bình và là các người giảng hòa. Tất cả mọi người tin nơi Thiên Chúa đều phải luôn luôn là suối nguồn và là tác nhân của hòa bình. Chính trong một sứ mệnh ngoại giao này mà thánh Lorenzo kết thuc cuộc đời dương thế của người: đó là vào năm 1619 tại Lisboa, nơi người đến gặp vua Philippo III để bênh vực cho các người Napoli bị chính quyền địa phương sách nhiễu.
Người đã được phong hiển thánh năm 1881, và vì hoạt động sâu xa cũng như vì khoa học rộng rãi và hài hòa của người năm 1959 Đức chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã phong người là ”Tiến sĩ tông đồ”, nhân kỷ niệm 400 năm người sinh ra. Thánh nhân đã nhận tước hiệu đó vì nhiều tác phẩm chú giải kinh thánh, thần học và các bút tích rao giảng của người, trình bầy lịch sử cứu độ tập trung nơi mầu nhiệm Nhập thể, là việc biểu lộ tình yêu lớn lao nhất của Thiên Chúa đối với loài người. Ngoài ra thánh nhân còn là nhà thánh mẫu học có giá trị lớn, tác giả một tập bài giảng về Đức Mẹ tựa đề ”Mariale” đề cao vai trò duy nhất của Đức Trinh Nữ Maria, mà thánh nhân khẳng định rõ ràng là Đấng Vô Nhiễm Thai và sự cộng tác vào công trình cứu độ do Chúa Kitô thành toàn.
Sau cùng, thánh Lorenzo cũng minh nhiên hoạt động của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống tín hữu. Người nhắc cho chúng ta biết về các ơn của Ngôi Ba Thiên Chúa Rất Thánh, và giúp chúng ta dấn thân sống sứ điệp Tin Mừng một cách tươi vui. Thánh nhân viết: ”Chúa Thánh Thần khiến cho ách lề luật của Thiên Chúa êm dịu và sức nặng của nó nhẹ nhàng, để chúng ta tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa với sự dễ dàng rất lớn lao đến độ như thích thú”... Thánh Lorenzo thành Brindisi dậy chúng ta biết yêu mến Thánh Kinh, lớn lên trong sự thân tình với nó, và hằng ngày vun trồng tình bạn của chúng ta với Chúa trong lời cầu nguyện, để mọi hoạt động của chúng ta khởi sự và kết thúc trong Chúa.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tậy Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Sloveni, Croat và Ý. Ngài nhắc cho mọi người biết Mùa Chay mời gọi tất cả hãm mình sám hối để có thể chia sẻ tràn đầy các khổ đau của Chúa Giêsu và cuộc hấp hối của Người. Đây là dịp thuận tiện gúp suy tư, xét mình và hoán cải. Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011
THƯ CHA GIÁM TỈNH VŨ PHAN LONG
Tỉnh Dòng
THÁnh PHANXICÔ ÁTXIDI ViỆt Nam
3, Mai Thị Lựu, Q.1
Tp Hồ Chí Minh
b– Ngày 22 tháng 3 năm 2011
Kính gửi:
Quý Anh Chị điều hành Hội Bảo Trợ Ơn Gọi của Tỉnh Dòng tại quốc nội và hải ngoại
Quý Chi hội trưởng, Quý Ân nhân / Hội viên Bảo Trợ Ơn Gọi của Tỉnh Dòng
Kính thăm quý Anh Chị,
Xin Chúa Kitô ban bình an cho quý Anh Chị.
Vào đầu tháng giêng năm nay, Tỉnh Dòng chúng tôi đã họp Tu Nghị để lên chương trình sinh hoạt cho nhiệm kỳ ba năm 2011-2014. Để thực hiện chương trình này, nhân sự trong Tỉnh Dòng được tổ chức lại.
Ban Bảo Trợ Ơn Gọi của Tỉnh Dòng cũng có sự thay đổi về nhân sự phục vụ. Linh mục Inhaxiô Nguyễn Duy Lam, OFM, sẽ thay thế Linh mục Giuse Nguyễn Xuân Thảo, OFM, trong nhiệm vụ Trưởng Ban Bảo Trợ Ơn Gọi của Tỉnh Dòng, cùng với sự trợ giúp của một số anh em trong Tỉnh Dòng. Nhiệm vụ của các anh là hướng dẫn, phụ trách các hoạt động bảo trợ ơn gọi của Tỉnh Dòng ở trong nước (BTƠGPS/VN) cũng như tại hải ngoại (VFV).
Trong quá khứ, quý Anh Chị tình nguyện viên trong Ban Quản trị và Điều hành, quý Chi hội trưởng, quý Ân nhân / Hội viên đã nhiệt thành cộng tác với cha Giuse Xuân Thảo, thì xin tiếp tục quảng đại cộng tác với cha Inhaxiô Duy Lam và anh em Phan sinh trong hoạt động bảo trợ ơn gọi, nhờ đó công việc xây dựng Nước Thiên Chúa bằng việc đào tạo tu sĩ, linh mục, được tiến triển tốt đẹp. Xin chân thành cám ơn quý Anh Chị.
Nhờ lời chuyển cầu của cha thánh Phanxicô, xin Thiên Chúa Ba Ngôi chúc phúc cho quý Anh Chị.
Giám Tỉnh
CUỘC GẶP GỠ KỲ DIỆU !
CUỘC GẶP GỠ KỲ DIỆU
Cuộc sống con người có nhiều mối tương quan liên đới với nhau, và có nhiều cuộc gặp gỡ khác nhau. Có những cuộc gặp gỡ như gió thoảng, như mây trôi… gặp đó rồi tan biến đi không để lại một dấu tích nào trong cuộc đời. Nhưng cũng có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một đời người. Đó là cuộc gặp gỡ kỳ diệu của tôi, người con gái dân làng Samaria, với Đức Giêsu bên bờ giếng.
Hơn hai ngàn năm trước, giữa trưa hè oi bức, trong lúc mọi người đang nghỉ trưa, nhìn trước nhìn sau không thấy bóng người, tôi một mình lén lút mang bình ra giếng để múc nước với hy vọng không phải gặp mặt những người thân quen. Tôi muốn chạy trốn vì gốc gác thấp hèn không trong sạch của mình, nên những người hàng xóm láng giềng luôn xa lánh tôi. Tôi muốn trốn chạy vì trót mang thân phận hồng nhan đa truân, tình duyên lỡ làng với 5 đời chồng, nên những người họ hàng bà con luôn nhìn tôi bằng con mắt khinh bỉ. Tôi muốn chạy trốn vì xã hội này đã quay lưng với tôi, đã không có chỗ dành cho tôi, đã âm thầm kết án tôi là phường đàng điếm tội lỗi …
Một mình tôi bước đi trong cuộc đời, và hôm nay, một mình tôi bước ra bờ giếng với hy vọng không phải gặp mặt người nào cả. Nhưng kìa…một người đàn ông Do Thái đang ngồi nghỉ trưa bên bờ giếng. Ông ngước mắt nhìn tôi, tôi không còn cách nào chạy trốn nên đành phải cúi đầu bước đi trong thinh lặng. Tôi bước đi nhưng lòng tôi lại có ý nghĩ khinh miệt người đàn ông này. Hắn chỉ là một gã Do Thái đói rách bẩn thỉu, nhưng có lẽ hắn cũng tham lam và coi trọng lề luật như bao gã Do Thái khác. Nhìn quần áo của hắn thì biết rõ hắn còn là một gã Do Thái nghèo. Cuối cùng bước chân nặng nề cũng mang tôi đến bên bờ giếng. Tôi mong muốn múc nước đổ đầy bình cho thật nhanh để ra về ngay, tránh cái nhìn soi mói của gã đàn ông Do Thái này. Hơn nữa, theo luật Do Thái, Samari và Do Thái là hai thế giới riêng biệt, không bao giờ được phép chung đụng, vì người Samari bị coi là phường ngoại đạo.
Bỗng dưng người đàn ông lên tiếng gợi chuyện với tôi: “Chị cho tôi xin chút nước uống” (Ga.4:8). Tôi bâng khuâng ngỡ ngàng về giọng nói trầm ấm đó. Tôi ngạc nhiên về lời xin nước để uống. Tôi ngước mắt nhìn ông, nhìn vào vầng trán cao với khuôn mặt nhân hậu … nhìn vào cặp mắt sáng ngời với nụ cười hiền hoà tươi vui … Tôi nhủ thầm trong lòng: “Chắc hẳn ông này không phải là người tầm thường”. Tôi lên tiếng nói với ông ” Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông uống nước sao?” (Ga.4:9). Nghe tôi nói, ông nở nụ cười thật tươi, thật hiền hòa như trả lời với tôi rằng ông chẳng nặng lề luật, nhưng trọng tình người.
Trong cuộc gặp gỡ kỳ diệu này, tôi mới hiểu ra rằng ông chỉ giả vờ xin nước để gợi chuyện với tôi mà thôi. Ông không khát nước, nhưng từng bước rồi từng bước, ông tế nhị chỉ bảo cho tôi biết chính tôi mới là người khát, khát Nước Hằng Sống. Ông hé mở cho tôi biết ông là ai, và ông sẽ làm gì để tôi hết khát: "Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời." (Ga.4:13-14). Sự xa lạ và nghi ngờ đối với ông trước đây đã dần dần tan biến trong tôi, nhường chỗ cho sự yêu thương kính trọng.
Trong cuộc gặp gỡ kỳ diệu này, ông nhìn thấu suốt con người của tôi: những cuộc tình vụng trộm chóng qua, những thù hận và trốn chạy trong cuộc đời, những vết thương lòng nhói đau … tất cả ông đều biết rõ, cái biết của ông không nhằm soi mói, nhưng để cảm thông. Tôi giật mình sấu hổ khi thấy ông biết rõ những bí ẩn của đời tôi: “Chị nói: tôi không có chồng là phải, vì chị đã năm đời chồng rồi, và hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị “ (Ga.4:18). Nghe lời nói của ông, trong tôi từ chỗ yêu thương kính trọng trước đây, bây giờ tôi cúi đầu tôn kính ông là ngôn sứ của đời mình
Trong cuộc gặp gỡ kỳ diệu này, ông chỉ vẽ cho tôi biết về Thiên Chúa :” Thiên Chúa là thần khí, và những ai thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật." (Ga.4:24). Và cũng trong cuộc gặp gỡ kỳ diệu này, khi nghe tôi nhắc đến Ðấng Mêsia, còn gọi là Ðức Kitô. Ông đã lên tiếng: “Ðấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây" (Ga.4:26).
Tôi đứng dậy, để lại vò nước bên bờ giếng, chạy như bay về nhà, thông báo với bà con họ hàng, với hàng xóm láng giềng, với mọi người tôi gặp gỡ… những người mà chỉ vài giờ trước đây tôi còn chạy trốn không muốn gặp mặt, nay tôi mạnh dạn lớn tiếng nói với họ: “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Kitô sao?” (Ga.4:29).
Giêsu ơi! Cuộc gặp gỡ kỳ diệu bên bờ giếng đã biến đổi đời con, giúp con trở thành con người mới, với trái tim mới, trái tim của yêu thương và hy sinh phục vụ ... Xin cho con được gặp gỡ Ngài mỗi ngày trong suốt cuộc đời của con. Amen
Linh Xuân Thôn
(BĐ:Xh.17:3-7 - BĐ2: Rm.5:1-2.5-8 - PÂ: Ga.4:5-42 )
TRỞ VỀ !!!
TRỞ VỀ
(CPS.Đặng Ngọc gửi từ Pháp)
|
Trong một buổi chia sẻ kinh nghiệm sống một phụ nữ đã kể lại như sau:
Tôi nhớ ngày tôi còn là một thiếu nữ, một lần kia cha mẹ tôi dắt tôi đi xem cuốn phim tựa đề là "Ảo ảnh cuộc đời". Phim đó kể lại chuyện một cô gái không những đã bội bạc mà còn khinh khi làm khổ người mẹ đang hết lòng yêu thương và hy sinh cho cô. Qua nhiều biến cố thăng trầm, cuối cùng, người mẹ đau khổ đó chết, cô gái trở về thống hối tiếc thương.
Về nhà, hôm ấy gia đình bàn tán về ý nghĩa của câu chuyện trong phim. Tôi nhớ rõ là tôi đã bực bội phê bình to tiếng: "Bấy giờ mới trở về ăn năn thống hối làm gì nữa, vì mẹ đã chết rồi."
Tôi thấy mẹ tôi định trả lời, nhưng cha tôi dùng ánh mắt ngăn mẹ tôi lại và nói: "Không có sự trở về nào là trễ trong tình thương con ạ".
Ngày đó, thú thật tôi không hiểu gì nhiều về câu trả lời của cha tôi. Nhưng bây giờ đã là mẹ, tôi mới thấm thía ý nghĩa của lời đó. Chính câu nói ấy đã giúp tôi luôn sẵn sàng yêu thương tha thứ cho con cái tôi.
***
Phim truyện này cho chúng ta hình ảnh về cuộc đời như một dòng nước tuôn chảy từ trên xuống dưới, Việt Nam ta có câu: "Nước mắt chảy xuôi" là theo nghĩa đó. Cha mẹ yêu thương con cái không mong gì từ con cái, cihỉ cầu mong con mình đầy đủ, khoẻ mạnh, vui tươi, hạnh phúc. Nếu chúng trở nên người tốt, hữu ích cho đời nó và cho xã hội, gia đình nó ấm cúng, đạo hạnh, tử tế là cha mẹ vui lòng rồi.
Tình yêu cao cả vô vị lợi đó, chính là hình ảnh của tình yêu Thiên Chúa dành cho con người. Khi chúng ta sống ngay lành, thánh thiện, chúng ta không làm tăng thêm một chút gì cho Chúa nhưng khi chúng ta lầm lỗi, là lúc chúng ta làm phiền lòng Người. Những lúc đó Chúa luôn mong mỏi chúng ta trở về, vì Ngài không muốn cho chúng ta phải bất hạnh, xa rời tình yêu của Ngài
Trong tin Mừng Chúa Giesu có nói: "Cứ để cả hai cùng lớn lên cho đến mùa gặt" (Mt 13,30a).
Cả hai đây chính là cỏ lùng và lúa tốt, người lành thánh và kẻ tội lỗi. Chúa muốn nói đến lòng kiên nhẫn chiu đựng của Ngài trước lỗi lầm của chúng ta. Chúa ghét tội nhưng lại yêu mến tội nhân vì họ còn có thể thống hối để được tha thứ. Nhưng Chúa kiên nhẫn chịu đựng là để giải thoát cho chúng ta chứ không phải để dung túng cho tội lỗi.
Vậy trong cuộc đời làm con Chúa đừng bao giờ ngã lòng thất vọng, vì với tình thương không bao giờ là quá muộn, chỉ cần chúng ta biết mở rộng cõi lòng để Chúa tuôn đổ tình yêu của Ngài.
***
Lạy Chúa, xin cho con biết đại lượng với anh em, nhất là những người thân yêu trong giao tiếp hàng ngày. Xin giúp con mỗi khi thấy mình lầm lỗi biết ăn năn thống hối, trở về cùng Chúa. Xin cho con luôn xác tín rằng Chúa luôn đồng hành với con và luôn yêu thương con. Đối với Chúa không bao giờ là quá muộn. Xin cho con luôn bắt đầu lại trong tin yêu và hy vọng. Amen!
Thiên Phúc
|
CPS NG.TRỌNG ĐA TẠI ĐÀ LẠT ...
Ảnh 1703: với cha Trọng, cùng khóa 8 ở GHHV, ở Mỹ Tho.
Ảnh 1703 1: Với cha Nguyễn Văn Vệ, khóa 6, Tổng đại diện tổng giáo phận Huế, và anh Tạ Đình Vui, ở quán cơm Tâm Châu, Bảo Lộc.
Ảnh 1703 2: ảnh ở bờ hồ Xuân Hương
Ảnh 1703 3: với Đức Cha Vũ Huy Chương, khóa 6, giáo phận Đà lạt, trong buổi tiệc trưa, và vài anh em cựu GHHV
Ảnh 1703 8: với Đức Cha Nguyễn Văn Đệ, dòng Don Bosco, cùng khóa 8, Giám mục Thái Bình.
Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011
CPS VIẾNG VÀ TIỄN ĐƯA CỤ MATTA !
CỤ MATTA là MẸ các AE.CPS XUÂN HÀM (L.61),XUÂN PHÚC (L.69),XUÂN ĐỨC (L.71).Cụ mất ngày 21/3/2011. ACE.CPS đến kính viếng CỤ và chia buồn với tang quyến vào tối 22/3 và tiễn đưa Cụ sáng 23/3.
ACE các Lớp (SG,TĐ,HỐ nai,Long khánh,Phương lâm,Bảo lộc...) tập trung đông ! Cha DŨNG (Cùng lớp ĐỨC,hiện phụ trách nhà Thủ đức ) dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Cụ !
CON CÁI CPS.....(LONG KHÁNH,SG,THỦ ĐỨC )
Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011
CPS lớp 1969 vừa duoc tin: cụ bà MATTA,than mau cua Nguyen xuân Phúc và anh Nguyễn xuân Hàm đã về với Chúa tại giáo xứ Thủ Đức.Anh em CPS sẽ đến phúng viếng và cầu nguyện lúc 17g ngày thứ ba(22/03).Xin anh em hiệp lời cầu nguyện cho linh hồn MATTA sớm về hưởng tôn nhan Chúa.Anh em nào rảnh,xin cùng tham gia phúng viếng và cầu nguyện vào ngày giờ nêu trên.(Phong video và anh Thạch thông báo)
Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011
TRĂNG...!!!
CÔ ĐƠN VÀ NHỤC NHÃ !
CÔ ĐƠN và NHỤC NHÃ
Bạn có bao giờ cảm thấy cô đơn cùng cực hoặc bị nhục nhã ê chề? Chắc hẳn ai cũng đã từng hơn một lần có cảm giác như vậy. Nhưng có lẽ nỗi cô đơn và nhục nhã của chúng ta không là gì so với Chúa Giêsu. Mọi người đều phản đối Ngài, ghét Ngài và đồng thanh: “Đóng đinh nó vào thập giá” (Mt 27, 22). Ngài không bằng tên cướp khét tiếng Baraba. Trước mắt mọi người, Chúa Giêsu là kẻ thua cuộc và hoàn toàn chiến bại!
Tại vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu chỉ tâm sự với Phêrô và hai con ông Dêbêđê: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây canh thức với Thầy” (Mt 26, 38).
Nỗi buồn rầu và lo sợ quá lớn khiến bản tính con người nơi Ngài tưởng chừng không chịu nổi. Và rồi Ngài đã phải thốt lên: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26, 39).
Thật vậy, nỗi cô đơn quá lớn. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Ngài càng cô đơn hơn, vì ngay cả các môn đệ – những người đã bao năm đồng hành với Ngài, từng khâm phục Ngài, từng từ bỏ tất cả để theo Ngài và cùng chia vui sẻ buồn với Ngài – mà giờ đây cũng chuồn hết, rời bỏ Ngài, chỉ dám đứng xa xa, thậm chí còn chối bỏ Ngài, không dám nhận Ngài là người thân. Và rồi Ngài lại thốt lên trong nỗi cô đơn tột đỉnh: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài nỡ bỏ rơi con?” (Mt 27, 46). Thực sự đó là cảm giác tứ cố vô thân!
Có lẽ không còn nỗi cô đơn nào lớn hơn thế nữa, cảm giác mà mình thấy hầu như những người thân nhất cũng ghét bỏ mình, xa lánh mình. Khi đó, người ta không còn biết nói gì – vì không ai hiểu mình, không có ai để trút bầu tâm sự, mình nói đúng cũng bị cho là sai!
SỰ NHỤC NHÃ
Chính Giuđa đã dùng nụ hôn để làm dấu hiệu ai là Giê-su để bọn thủ ác bắt. Nụ hôn là biểu hiện yêu thương, nhưng Giuđa lại dùng nụ hôn để biểu hiện lòng phản trắc. Sau khi bắt và dẫn Ngài đi, họ lột trần Ngài, bịt mắt Ngài, khạc nhổ vào mặt Ngài, đấm đánh hung bạo và tát Ngài, rồi còn mỉa mai: “Ông Kitô ơi, hãy nói tiên tri cho chúng tôi nghe đi: ai đánh ông vậy?” (Mt 26, 67-68; Lc 22, 64). Chưa thỏa lòng, họ còn kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Ngài và trao cho Ngài một cây sậy làm vương trượng, rồi chế nhạo: “Vạn tuế Vua dân Do thái” (Mt 27, 29).
Kẻ qua người lại cũng đều nhục mạ Chúa Giêsu, họ vừa lắc đầu vừa nói: “Mi là kẻ phá được Đền Thờ, và nội trong 3 ngày lại xây được, hãy tự cứu mình đi! Nếu mi là Con Thiên Chúa thì xuống khỏi thập giá xem nào!” (Mt 27, 39). Nhục nhã quá!
Trên Đồi Sọ, người ta nhẫn tâm cho Người uống rượu pha mật đắng (Mt 27, 33-34), lại còn thách thức: “Hắn cậy vào Thiên Chúa thì bây giờ Chúa cứu hắn đi, nếu quả thật Chúa thương hắn” (Mt 27, 43). Khi Ngài bị đóng đinh và treo trên thập giá, đau đớn vô cùng vì mồ hôi và máu ra nhiều, Ngài kêu “khát” thì họ lấy miếng bọt biển thấm đầy giấm, rồi buộc vào đầu cây sậy và đưa lên cho Ngài uống (Mt 27, 48; Lc 23, 36).
Ngài chịu nhục nhã ê chề đến tột cùng, nhưng Ngài vẫn im lặng, không than thân trách phận và cũng không hề trách những người nhục mạ mình, mà Ngài lại cầu nguyện cho họ: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34). Bị sỉ nhục vậy mà Ngài vẫn độ lượng và yêu thương vô bờ bến, vô điều kiện, làm sao phàm nhân khả dĩ hiểu thấu?
Cuối cùng, Chúa Giêsu kiệt sức và nói: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23, 46). Ngài chết tức tưởi quá! Nhưng tất cả là đức vâng lời. Trời đất bỗng rung chuyển kỳ lạ. Thấy vậy, những người giết Ngài đã phải công nhận: “Quả thật, ông này là Con Thiên Chúa” (Mt 27, 54).
CẢM NHẬN
Chúa Giêsu đã từng cảnh báo: “Tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối” (Mt 26, 41). Thân phận con người quá mỏng dòn và yếu đuối, đầy sai lầm và tội lỗi. Rất cần có Chúa! Thánh Têrêsa, có lần sau nỗi cô đơn xao xuyến, cũng đã thắc mắc: “Hồi nãy Chúa ở đâu?”. Chúa trả lời: “Cha vẫn cùng con chiến đấu”.
Tôi cũng đã có những lúc cảm thấy lạc loài những khi thân nhân lần lượt giã từ cuộc đời. Tôi cô đơn ngay giữa những người khác vì tư tưởng mình không hợp với những họ, và có vài lần tôi đã vấn nguyện: “Sao Chúa bỏ rơi con? Chúa còn thương con không?”. May mà vẫn duy trì được niềm tin vào Thiên Chúa. Cảm nhận một chút nào đó về nỗi cô đơn và nhục nhã của Chúa Giêsu để có thể tiếp tục hành trình cuộc sống, dù chông gai và cạm bẫy rất nhiều trên đường đời – hôm nay và ngày mai.
Lạy Chúa, xin Ngài luôn đồng hành, độ trì và nâng đỡ con. Xin cho con kiên vững ba đức đối thần và biết phát triển các đức đối nhân!
TRẦM THIÊN THU
ĐỘNG ĐẤT Ở NHẬT :"MỘT BỨC THƯ CẢM ĐỘNG!"
MỘT BỨC THƯ CẢM ĐỘNG !
(Từ CPS Đặng NGỌC-Pháp)
|
Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2011
GHÊ QUÁ : HÌNH ẢNH TRƯỚC VÀ SAU ĐỘNG ĐẤT !
GHÊ QUÁ : HÌNH ẢNH TRƯỚC VÀ SAU ĐỘNG ĐẤT !
http://bee.net.vn/channel/1987/201103/Hinh-anh-truoc-sau-dong-dat-o-Nhat-tu-Google-Map-1792901/
Hiệp thông (ít là cầu nguyện !) với Bà con ở đó đi Anh Chị Em ơi !
http://bee.net.vn/channel/1987/201103/Hinh-anh-truoc-sau-dong-dat-o-Nhat-tu-Google-Map-1792901/
Hiệp thông (ít là cầu nguyện !) với Bà con ở đó đi Anh Chị Em ơi !
CHỢT NHỚ CÁC CHÁU (CÔ NHI) VÙNG XA !!!
Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011
GẶP GỠ: TƯỞNG NHỚ KẺ RA ĐI,NGƯỜI Ở LẠI !
Nhân có Cha CỬU từ Mỹ về VN chịu tang MẸ , Cha P.NGUYỄN ĐÌNH VỊNH (PGT đặc trách CPS) nhã ý một cuộc gặp gỡ giữa Cha CỬU, 03 Cha Nhà Thủ đức và một số CPS nhiều lứa tuổi quanh vùng SG,Thủ đức ....tại nhà các A.Phiên,Nhi.
H.1-3 : Những giây phúc tưởng nhớ , cầu nguyện cho các LH mới /đã qua đời ( Anh Cha VỊNH, MẸ Cha CỬU,Nhạc phụ A.GIÁP , MẸ A.CỬ, BA A. TƯỜNG...)
H.4-....: Bửa ăn rất đơn sơ và giờ uống trà trao đổi về sinh hoạt CPS sắp tới (Tỉnh tâm mùa chay, thông tin vế ACE khắp nơi trong và ngoài nước, chia sẻ một số kinh nghiệm tâm linh từng bản thân đã cảm nhận...)
Phía CPS có các A.ĐA (L.59),PHIÊN (61),NHI (66) ,MINH (68) ,HAI-VINH-ẤN (L.72)
Cuộc gặp gỡ chan hòa tình gia đình và thực sự ấn tượng !
BỤI TRO ! BỤI TRO ! TÔI LÀ ...BỤI TRO !
CÙNG CHỊ LINALOL HÁT VỀ THÂN PHẬN BỤI TRO :
(Mời Bạn bấm vào LINK sau đây để cùng hát )
http://linalol.multiply.com/music/item/329/329
Hy vọng "CHỈ" không buồn !
Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011
LỄ VIẾNG BA A.TƯỜNG L.73 (CỤ FX.NG.VĨNH THIẾT)
14g ngày 10/3/2011 xe THIẾT MỘC LAN chuyển bánh từ Thủ đức.
Các AE.Phiên,TRUNG,DŨNG,HƯNG,KHÔI (Hố Nai) tham gia đoàn.AE Bình giả (A.DU,HÀ,BÁ,HIỀN,VIÊN,HƯỞNG) có mặt tại chỗ .
16g30 tới nơi,tập trung tại nhà A.BÁ.17g30 Lễ viếng bắt đầu !
Vào giờ này,chỉ có duy nhất đoàn CPS (sau đó,sau Thánh Lễ chiều,các đoàn sẽ đến rất đông !), nên không khí thật ấm cúng,thân tình. Mẹ,Anh,Chị Em Anh TƯỜNG đón tiếp AE CPS như người trong nhà !
20g30,đòan về đến nhà bình an .
Được biết :LỮ (Long Khánh),DANH (Hàm tân đã đến trước đó .
Dòng nhất có Cha P.MINH và Cha VƯỢNG đến chia sẻ .
Lễ tiễn đưa CỤ PX sẽ cử hành vào sáng Thứ Tư 16/3 sau khi hai người con ở nước ngoài về.
Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho LH Phanxicô Xavier..
(Khi nhận được các hình khác sẽ POST thêm)
Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011
TIN BUỒN : Cụ Phanxicô Xaviê NGUYỄN VĨNH THIẾT (sinh 1935) là Ba của A. Nguyễn văn Tường (Khanh ,lớp 71 Thủ đức) qua đời ngày Thứ Tư 9/3/2011.Thi hài hiện quàn tại Bình giã .Lễ an táng dự tính vào Thứ Tư tuần sau .A.TƯỜNG hiện là Đại diện của ACE CPS Bình giã ,là người nhiệt tình hăng hái cho việc chung !Xin ACE cầu nguyện cho LH Phanxicô Xaviê và hiệp thông với AC.TƯỜNG và tang quyến !ĐT của TƯỜNG : 0945647927 .
BA CỘT TRỤ CỦA MÙA CHAY ...
Ba Cột Trụ Của Mùa Chay
Ba cột trụ của mùa chay là làm việc lành phúc đức, ăn chay và cầu nguyện. Ba việc làm này giúp chúng ta trở về với Chúa và anh chị em mình, là hòa giải với Chúa và anh chị em mình và cũng là trở về với chính giá trị đích thực của mình, giá trị của người con cái Chúa.
(1) Làm việc lành phúc đức: Vì chiều kích cộng đòan của tội, con người cũng phải đền bù tội bằng việc làm những việc lành phúc đức: giúp đỡ người nghèo khó, thăm viếng bệnh nhân và tù nhân, khuyên bảo tội nhân quay về với Chúa…
Khi làm những việc lành phúc đức này, Chúa Giêsu dạy: “Anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng.”
(2) Cầu nguyện: không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của các Kitô hữu. Tuy nhiên, họ phải gia tăng việc cầu nguyện trong Mùa Chay vì là Mùa kỷ niệm Cuộc Thương Khó của Đức Kitô, Đấng đã hy sinh đổ máu để chuộc tội cho con người. Hơn nữa, Mùa Chay cũng là mùa giúp con người nhìn lại cuộc đời, con người cần nhiều thời gian để xét mình và ăn năn xám hối xin Chúa tha thứ các tội đã xúc phạm đến Ngài.
Khi cầu nguyện, Chúa Giêsu dạy: "Anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”
(3) Ăn chay: không phải là chỉ đơn giản bớt ăn uống, nhưng còn phải để ý đến ý hướng của việc ăn chay. Trước tiên, ăn chay là để cho mọi người đều có của ăn, chứ không phải ăn chay để tiết kiệm tiền; vì thế, những gì chúng ta không ăn, phải được phân phát cho những người đang cần của ăn. Ngòai ra, chúng ta cũng cần ăn chay con mắt để đừng nhìn những sự chẳng nên nhìn; ăn chay trí óc để đừng có những ao ước bất chính hại người; ăn chay miệng lưỡi để đừng đưa điều đặt chuyện làm thiệt hại danh giá của tha nhân.
Khi ăn chay, Chúa Giêsu dạy: "Anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Mùa Chay nhắc nhở chúng ta tình thương Thiên Chúa qua việc trao ban Người Con Một để gánh tội cho chúng ta. Hãy biết sống xứng đáng với tình thương này.
- Việc cần thiết nhất mỗi người phải làm trong Mùa Chay là hòa giải với Thiên Chúa qua Bí-tích Giao Hòa để lãnh nhận ơn tha thứ.
- Chúng ta phải làm cho đời sống thiêng liêng trở nên vững mạnh qua việc làm cho 3 cột trụ của Mùa Chay trở nên vững chắc: ăn chay, cầu nguyện, và làm các việc lành phúc đức.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
(Nguồn Đa Minh Việt Nam)
Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011
...HỢM CỦA !!!
Nhà giàu Trung Quốc ngày càng hợm của
Thanh Niên – 07:45 Thứ ba, ngày 08 tháng ba năm 2011- Nội dung liên quan
- Ước tính, tổng chi phí cho đám tang rềnh rang này lên đến 5 triệu nhân dân tệ (15,4tỷ …
- 16 đại bác và dàn kèn trống ngàn người
- Tỷ phú số 1 Trung Quốc: 'Có làm thì mới có ăn'
- Trung Quốc đòi Mỹ ngừng bán vũ khí cho Đài Loan
- Chính trường Nhật lại sóng gió
Trong khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo lên tiếng kêu gọi giới chức nước này có biện pháp giảm khoảng cách giàu nghèo, chống xa hoa, lãng phí thì tại thành phố Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang, một doanh nhân đốt gần 800.000 USD cho đám tang mẹ mình.
Hàng ngàn người ở thành phố Ôn Lĩnh, trong đó không ít do hiếu kỳ, thứ sáu tuần trước, dự đám tang với 8 chiếc limousine hiệu Lincoln bóng loáng phủ đầy hoa trắng.
16 đại bác và dàn kèn trống ngàn người
Chĩnh chiện hai bên hàng xe triệu đô là 16 khẩu đại bác được mạ vàng. Để tăng thêm phần long trọng, vị doanh nhân thuê một dàn kèn trống hoành tráng với quân số lên đến cả ngàn người. Đi kèm là đội danh dự mặc lễ phục trắng, túc trực bên quan tài và làm nhiệm vụ lúc động quan.
Toàn bộ đám tang được ghi hình bằng các máy chuyên dụng của đài truyền hình, phát trực tiếp lên hai màn hình LED cực lớn đặt hai bên khán đài để giúp người đứng xa có thể quan sát diễn biến nơi sân khấu chính.
Ngoài 8 chiếc limousine, trong đó có một chiếc chở quan tài, gia quyến của người chết còn được đưa tới nơi hành lễ bằng xe Mercedes, Ferrari hay Bentley chất đầy vòng hoa với hai màu vàng- đỏ… Có người nói ông chủ đã thuê hàng ngàn người khóc mướn để hòa thanh với đội kèn đồng.
Không chỉ sân khấu, xe cộ, cây cối xung quanh nơi hành lễ (là một sân vận động) cũng được trang trí với hoa và dải lụa. Trên sân khấu, được đặt chính giữa là bức chân dung khổ lớn của thân mẫu ông chủ.
Ngoài việc khóc than tỏ lòng thương tiếc người quá cố, một số người khóc thuê còn có nhiệm vụ giăng những tấm poster chân dung bà cụ. Ước tính, tổng chi phí cho đám tang rềnh rang này lên đến 5 triệu nhân dân tệ (15,4tỷ đồng).
Đám tang tiêu tốn 770.000 USD này diễn ra trong bối cảnh đang có những bức xúc về sự bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Trung Quốc. Hôm 5-3, Thủ tướng Ôn Gia Bảo thừa nhận có tồn tại những bức xúc của người dân về khoảng cách thu nhập, tham nhũng, giá cả leo thang…
Trong khi vài thập kỷ trở lại đây, xuất hiện hàng chục tỷ phú đô la ở Trung Quốc, cuộc sống của nhiều triệu người dân nước này lại ngày càng teo tóp, tiều tụy. Sống nghèo khổ là tình trạng của đa số nông dân.
Khoảng cách giàu - nghèo ngày càng doãng ra được xem là “sản phẩm phụ không mong muốn” của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và đang trở nên nghiêm trọng đến mức Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây luôn đặt vấn đề này lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự.
Thậm chí đã có hẳn một chuyên đề, đi kèm là nhiều biện pháp, dự kiến được đưa ra bàn thảo trong tương lai gần. Một trong những hướng đi của lãnh đạo Trung Quốc là hiệu chỉnh lại các thiết chế của nền kinh tế nhằm giảm bớt bất công xã hội, cụ thể là khoảng cách giàu - nghèo.
Nhiều người cho rằng, nếu xét về quy mô lẫn số lượng, đội ngũ người siêu giàu ở Trung Quốc vẫn thua xa nhóm người giàu Âu - Mỹ, nhưng về độ ngông cuồng, người Trung Quốc tỏ ra vượt trội.
Vì sao thích khoe giàu?
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc đi kèm một tuyên ngôn của nhà lãnh đạo nước này thập kỷ 80 của thế kỷ trước, ông Đặng Tiểu Bình: “Làm giàu là vinh quang”. Từ câu nói ấy của ông Đặng, nhiều triệu phú và tỷ phú Trung Quốc đã xuất hiện. Những người này được xã hội Trung Quốc dần công nhận rộng rãi và họ không ngại phô trương sự giàu có của mình.
Vương Trung Quân là một người trong số họ. Nhà sản xuất của một số phim gây tiếng vang như Tử Cấm Thành (2008) thường sử dụng xe Mercedes màu bạc, và Ferrari đỏ. Ông sở hữu một dinh thự rộng hơn 7.000 m2 ở phía bắc thủ đô Bắc Kinh, bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật trị giá 30 triệu USD, một chuồng ngựa với 60 con được nhập khẩu từ Ireland và Mỹ.
Cuối năm ngoái, một tiểu thư con nhà giàu ở thành phố Trùng Khánh chi hàng triệu USD để mua một con cún mà cô thích. Gần đây, người dân thành phố Nam Kinh có dịp xốn mắt khi một số thiếu gia sẵn sàng dùng những chiếc Audi, BMW, Aston Martin mới cáu cạnh, trị giá hằng trăm ngàn USD mà bố mẹ mua cho mang ra đua, đốt lốp… gây náo loạn phố phường.
Khác với các quốc gia phương tây, nhiều trẻ nhà giàu Trung Quốc phụ thuộc vào cha mẹ, từ tài chính lẫn chuyện hoạch định cuộc đời. Và chính sách “mỗi gia đình chỉ có một con” càng khiến vấn đề thêm trầm trọng đối với trẻ nhà giàu.
Cha mẹ dùng tiền để cung phụng chúng, sẵn sàng thỏa mãn những đòi hỏi quá đáng của con, như chuyện chi cả triệu đô la để mua một con chó nhỏ. Việc này gián tiếp làm nhiều trẻ nhà giàu Trung Quốc trở nên hợm hĩnh, ích kỷ.
Một giáo viên người Mỹ dạy Đại học Ngoại ngữ ở Bắc Kinh kể, trong lớp ông có một nữ sinh giàu có. Ông được thông báo rằng, cha nữ sinh kia là phó chủ tịch một công ty lớn nào đó. Cô nàng gần như không học hành gì, vì nhà cô cho rằng, cô chả cần học làm gì. Thế là mỗi lần lên lớp, vị giáo sư chỉ thấy cô trò giàu có ấy đọc tạp chí thời trang.
Rồi một hôm, ông được người ta thông báo: cô trò giàu có ấy vừa cùng bạn trai, cũng là một thiếu gia, lái xe đâm chết người. Hai cô cậu bước ra khỏi xe, gọi
Hàng ngàn người ở thành phố Ôn Lĩnh, trong đó không ít do hiếu kỳ, thứ sáu tuần trước, dự đám tang với 8 chiếc limousine hiệu Lincoln bóng loáng phủ đầy hoa trắng.
16 đại bác và dàn kèn trống ngàn người
Chĩnh chiện hai bên hàng xe triệu đô là 16 khẩu đại bác được mạ vàng. Để tăng thêm phần long trọng, vị doanh nhân thuê một dàn kèn trống hoành tráng với quân số lên đến cả ngàn người. Đi kèm là đội danh dự mặc lễ phục trắng, túc trực bên quan tài và làm nhiệm vụ lúc động quan.
Toàn bộ đám tang được ghi hình bằng các máy chuyên dụng của đài truyền hình, phát trực tiếp lên hai màn hình LED cực lớn đặt hai bên khán đài để giúp người đứng xa có thể quan sát diễn biến nơi sân khấu chính.
Ngoài 8 chiếc limousine, trong đó có một chiếc chở quan tài, gia quyến của người chết còn được đưa tới nơi hành lễ bằng xe Mercedes, Ferrari hay Bentley chất đầy vòng hoa với hai màu vàng- đỏ… Có người nói ông chủ đã thuê hàng ngàn người khóc mướn để hòa thanh với đội kèn đồng.
Không chỉ sân khấu, xe cộ, cây cối xung quanh nơi hành lễ (là một sân vận động) cũng được trang trí với hoa và dải lụa. Trên sân khấu, được đặt chính giữa là bức chân dung khổ lớn của thân mẫu ông chủ.
Ngoài việc khóc than tỏ lòng thương tiếc người quá cố, một số người khóc thuê còn có nhiệm vụ giăng những tấm poster chân dung bà cụ. Ước tính, tổng chi phí cho đám tang rềnh rang này lên đến 5 triệu nhân dân tệ (15,4tỷ đồng).
Đám tang tiêu tốn 770.000 USD này diễn ra trong bối cảnh đang có những bức xúc về sự bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Trung Quốc. Hôm 5-3, Thủ tướng Ôn Gia Bảo thừa nhận có tồn tại những bức xúc của người dân về khoảng cách thu nhập, tham nhũng, giá cả leo thang…
Trong khi vài thập kỷ trở lại đây, xuất hiện hàng chục tỷ phú đô la ở Trung Quốc, cuộc sống của nhiều triệu người dân nước này lại ngày càng teo tóp, tiều tụy. Sống nghèo khổ là tình trạng của đa số nông dân.
Khoảng cách giàu - nghèo ngày càng doãng ra được xem là “sản phẩm phụ không mong muốn” của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và đang trở nên nghiêm trọng đến mức Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây luôn đặt vấn đề này lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự.
Thậm chí đã có hẳn một chuyên đề, đi kèm là nhiều biện pháp, dự kiến được đưa ra bàn thảo trong tương lai gần. Một trong những hướng đi của lãnh đạo Trung Quốc là hiệu chỉnh lại các thiết chế của nền kinh tế nhằm giảm bớt bất công xã hội, cụ thể là khoảng cách giàu - nghèo.
Nhiều người cho rằng, nếu xét về quy mô lẫn số lượng, đội ngũ người siêu giàu ở Trung Quốc vẫn thua xa nhóm người giàu Âu - Mỹ, nhưng về độ ngông cuồng, người Trung Quốc tỏ ra vượt trội.
Vì sao thích khoe giàu?
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc đi kèm một tuyên ngôn của nhà lãnh đạo nước này thập kỷ 80 của thế kỷ trước, ông Đặng Tiểu Bình: “Làm giàu là vinh quang”. Từ câu nói ấy của ông Đặng, nhiều triệu phú và tỷ phú Trung Quốc đã xuất hiện. Những người này được xã hội Trung Quốc dần công nhận rộng rãi và họ không ngại phô trương sự giàu có của mình.
Vương Trung Quân là một người trong số họ. Nhà sản xuất của một số phim gây tiếng vang như Tử Cấm Thành (2008) thường sử dụng xe Mercedes màu bạc, và Ferrari đỏ. Ông sở hữu một dinh thự rộng hơn 7.000 m2 ở phía bắc thủ đô Bắc Kinh, bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật trị giá 30 triệu USD, một chuồng ngựa với 60 con được nhập khẩu từ Ireland và Mỹ.
Cuối năm ngoái, một tiểu thư con nhà giàu ở thành phố Trùng Khánh chi hàng triệu USD để mua một con cún mà cô thích. Gần đây, người dân thành phố Nam Kinh có dịp xốn mắt khi một số thiếu gia sẵn sàng dùng những chiếc Audi, BMW, Aston Martin mới cáu cạnh, trị giá hằng trăm ngàn USD mà bố mẹ mua cho mang ra đua, đốt lốp… gây náo loạn phố phường.
Khác với các quốc gia phương tây, nhiều trẻ nhà giàu Trung Quốc phụ thuộc vào cha mẹ, từ tài chính lẫn chuyện hoạch định cuộc đời. Và chính sách “mỗi gia đình chỉ có một con” càng khiến vấn đề thêm trầm trọng đối với trẻ nhà giàu.
Cha mẹ dùng tiền để cung phụng chúng, sẵn sàng thỏa mãn những đòi hỏi quá đáng của con, như chuyện chi cả triệu đô la để mua một con chó nhỏ. Việc này gián tiếp làm nhiều trẻ nhà giàu Trung Quốc trở nên hợm hĩnh, ích kỷ.
Một giáo viên người Mỹ dạy Đại học Ngoại ngữ ở Bắc Kinh kể, trong lớp ông có một nữ sinh giàu có. Ông được thông báo rằng, cha nữ sinh kia là phó chủ tịch một công ty lớn nào đó. Cô nàng gần như không học hành gì, vì nhà cô cho rằng, cô chả cần học làm gì. Thế là mỗi lần lên lớp, vị giáo sư chỉ thấy cô trò giàu có ấy đọc tạp chí thời trang.
Rồi một hôm, ông được người ta thông báo: cô trò giàu có ấy vừa cùng bạn trai, cũng là một thiếu gia, lái xe đâm chết người. Hai cô cậu bước ra khỏi xe, gọi
Theo Tiền Phong
Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011
8/3 NĂM NAY CỰC KỲ ĐẶC BIỆT,VÌ SAO ?
CPS.NGỌC ĐẶNG gửi từ Pháp
8/3 năm nay cực kỳ đặc biệt, vì sao?
Cập nhật lúc 07/03/2011 11:18:56 AM (GMT+7)
Năm nay, 8/3 ngày Quốc tế phụ nữ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt vì nó đánh dấu 100 năm ngày công bố và bắt đầu chào mừng ngày quốc tế phụ nữ lần đầu tiên.
Quyết định chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ được đưa ra vào năm 1910 tại hội nghị quốc tế phụ nữ lần 2 ở Copenhagen. Tại hội nghị, Clara Zetkin, lãnh đạo văn phòng phụ nữ của đảng Dân chủ Xã hội Đức đã đề xuất, mỗi năm ở từng quốc gia nên chào mừng ngày Phụ nữ vào cùng một ngày để nhấn mạnh các nhu cầu khác nhau của phụ nữ. Sáng kiến của Zetkin được nhất trí thông qua và nó được thực thi lần đầu tiên vào năm tiếp theo, 1911. Ý tưởng về ngày phụ nữ phát triển như thế nào? Vào cuối thế kỷ 19, trong xã hội công nghiệp hóa có nhiều bất ổn, phụ nữ thường biểu tình phản đối điều kiện công việc hà khắc, lương thấp và bất bình đẳng. Cùng thời điểm, phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ dâng cao ở nhiều nước. Năm 1908, 15.000 phụ nữ tuần hành ở New York đòi giảm giờ làm, được trả lương cao hơn và có quyền bỏ phiếu. Năm 1909, đảng Xã hội Mỹ tuyên bố ngày 28/2 được coi là ngày Phụ nữ toàn quốc đầu tiên. Tới năm 1913, ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng 2 được tuyên bố là Ngày phụ nữ ở Mỹ. Tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc trở thành tâm điểm nhiều cuộc tuần hành của phụ nữ. Phụ nữ Nga bắt đầu chiến dịch vì hòa bình trước thềm Thế chiến I để mừng ngày Quốc tế phụ nữ lần đầu tiên vào chủ nhật cuối cùng của tháng 2 năm 1913. Tuy nhiên, năm 1913, một thỏa thuận chung đã được thiết lập và ngày Quốc tế phụ nữ được chuyển sang 8/3. Ngày Quốc tế phụ nữ được thế giới chấp nhận như thế nào? Liên Hợp Quốc chỉ định năm 1975 là năm quốc tế phụ nữ đồng thời chính thức công nhận ngày Quốc tế phụ nữ và bắt đầu bảo trợ cho các sự kiện ngày quốc tế phụ nữ. Mọi thành viên của LHQ bắt đầu chào mừng ngày 8/3. Hiện nay, ngày Quốc tế phụ nữ được kỷ niệm ở hàng trăm quốc gia. Tại một số nước như Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Burkina Faso, Campuchia, Cuba, Guinea-Bissau, Eritrea, Kazakhstan, Moldova, Mongolia, Montenegro, Russia, Tajikistan, Turkmenistan, Uganda, Ukraine, Uzbekistan và Việt Nam thì đây là một ngày lễ chính thức. Tại Italia, đàn ông thường tặng hoa mimosa vàng cho phụ nữ vào ngày 8/3. Tại Nga và Albania, hoa mimosa vàng và kẹo socola là các món hàng được ưa chuộng nhất vào ngày này. * Hoài Linh (Theo TNN) |
Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011
CƯỜI SẶC CƯỜI SỤA... VỚI EM BÉ !
NIỀM VUI RẤT ĐƠN SƠ !!!
BẠN HÃY CLICK CHUỘT VÀO LINK DƯỚI ĐÂY ĐỂ CƯỜI VUI VỚI EM BÉ !
http://dantri.com.vn/c132/s132-461294/sot-video-be-trai-cuoi-sac-sua.htm
BẠN HÃY CLICK CHUỘT VÀO LINK DƯỚI ĐÂY ĐỂ CƯỜI VUI VỚI EM BÉ !
http://dantri.com.vn/c132/s132-461294/sot-video-be-trai-cuoi-sac-sua.htm
XẢ STRESS : NẾU BIẾT RẰNG EM ĐÃ LẤY CHỒNG...
Từ CPS TRẦN VĂN KHÁNH (Lớp 61)
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)