5 cơ đồ chiến thuật để đối phó lại với những nguy biến trong cuộc sống
CPS.NGỌC ĐẶNG gửi từ Pháp
Anthony Lê
LTS: Bài này được viết bởi tác giả Johnnette Benkovic cho Bản Thông Tin của Tổng Giáo Phận Quân Đội Hoa Kỳ và được lưu trữ tại trang web: www.catholicMil.org
Đôi lúc những khó khăn của cuộc sống cứ thế mà chồng chất. Chúng ta khi phải diện đối với những trở ngại, những khó khăn đang dồn dập tấn công, và chúng ta tự hỏi liệu chúng ta phải nên nhận được sức mạnh từ đâu để đối phó lại với những tình huống đó. Có lúc, chúng ta hỏi, “Làm thế nào phải ra nông nổi như vậy?” Và chúng ta than vãn rằng: “Chúng ta là những người Kitô giáo gương mẫu, biết sống và thực hành đức tin. Chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa. Nhưng tại sao nó lại phải như vậy? Thật là bất công quá sức!” Thì trong những tình huống như trên, điều quan trọng là chúng ta phải nhớ và biết cách trả lời “Xin Vâng” đối với Thiên Chúa, Đấng đã hiệp kết chúng ta, để chúng ta được gần gũi với Ngài qua mầu nhiệm của sự thương khó, sự chết và phục sinh của Ngài. Đã có rất nhiều nhà thần học bình luận về câu trả lời “Xin Vâng” của Mẹ Maria ngay lúc Thiên Thần báo tin, và lúc Mẹ đứng bên đồi Golgôta. Nhớ lại đoạn Kinh Thánh trong thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô, chương 4, từ câu 12 đến câu 13: “Anh em thân mến, đừng lấy làm lạ vì hỏa tai bốc cháy để thí luyện anh em, như một cái gì lạ lùng xảy đến. Nhưng càng được chung phần thống khổ của Đức Kitô chừng nào, anh em hãy vui mừng! Ngõ hầu khi vinh quang của Ngài mạc khải ra, anh em cũng được vui mừng hớn hở.” À ra, là thế, liệu chúng ta có thể qua nổi những cơn nguy biến, khốn cùng khi cuộc sống của chúng ta là một trận chiến? Năm nguyên tắc chính yếu sau sẽ giúp chúng ta qua khỏi được, và hy vọng, nó cũng sẽ giúp chúng ta biết vui mừng giữa những lúc ly loạn đó.Nguyên Tắc Một: Hãy luôn nhớ rằng Thiên Chúa luôn gần gũi một cách hết sức đặc biệt với chúng ta trong những lúc đau khổ. Chúng ta có thể sẽ không có cảm giác được về sự hiện diện của Ngài, thế nhưng như Ngài đã hứa với chúng ta trong Kinh Thánh rằng Ngài sẽ không bỏ rơi chúng ta mồ côi một mình. Như Thánh Phaolô đã nói: “Vì tôi thầm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù là hiện tại hay tương lai, hay quyền năng, dù là chiều cao hay chiều sâu, hay bất cứ tạo vật nào khác, không gì sẽ có thể tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa trong Đức Kitô Chúa chúng ta!” Hiểu rõ được lời nói này, thì đó chính là nguyên tắc chủ đạo để giúp chúng ta được kiên vững ngay giữa bão tố của cuộc đời. Trong những lúc thử thách như vậy, chúng ta phải cần nhớ lại đoạn kinh thánh này và phải biết “kiên tâm” trước lời hứa đã được phán truyền.Nguyên Tắc Hai: Chúng ta cần phải suy niệm trong thinh lặng và cầu nguyện rằng Thiên Chúa muốn nói cho chúng ta biết được điều gì đó qua cuộc chiến hay những khó khăn hiện tại. Thiên Chúa thường hay dùng những tình huống và những biến cố trong cuộc sống của chúng ta để lôi kéo sự chú ý của chúng ta vào những lãnh vực trong chính nội tâm của chúng ta để cần được thanh tẩy hay chữa lành. Một câu hỏi tốt mà chúng ta phải hỏi trong những lúc nguy khốn này chính là, “Lạy Chúa, điều gì đó trong chính bản thân con phải cần được Ngài đụng tới, cần được chữa lành, cần phải được thay đổi hay cần phải làm mới lại?” Vẫn thường khi, trong chính cây ô liu đó mà ngọn dầu phong phú được tỏa ra. Thiên Chúa dùng những cuộc vật lộn trong cuộc sống để giúp chúng ta trưởng thành hơn về mặt đạo đức cũng như được lớn mạnh hơn về mặt tâm linh. Cũng chính lúc đó, chúng ta phải nhớ và cầu nguyện, điều mà Thánh Phaolô đã nói với các tín hữu Philiphê, chương 4, từ câu 6 đến câu 7, rằng, “Anh em đừng lo gì! Nhưng hãy dùng mọi lời khẩn nguyện, cầu xin với cảm tạ, mà giải bày trước Thiên Chúa các điều anh em thỉnh nguyện! Và sự bình an của Thiên Chúa vượt quá mọi suy tưởng sẽ canh giữ lòng dạ anh em, các ý nghĩ của anh em trong Đức Giêsu Kitô!” Cùng cầu nguyện với sách Thánh Kinh sẽ là một cách tốt đẹp nhất để lắng nghe được tiếng nói của Thiên Chúa đang nói với chúng ta qua những nổi đớn đau và bão giông của cuộc đời. Vẫn thường khi, trong lúc suy tưởng cầu nguyện về một đoạn Kinh Thánh được chọn nào đó sẽ giúp ta tìm lại được phương hướng hoặc thậm chí là một giải pháp mà chúng ta bỏ qua hay không chú ý tới. Thiên Chúa luôn luôn lúc nào cũng kiếm tìm ra mọi phương cách để chia sẽ ý chỉ thánh thiên của Ngài cho chúng ta.Nguyên Tắc Ba: Tìm lời khuyên hay sự an ủi của những người khác. Đôi lúc vì những khó khăn và thách đố của cuộc sống có thể đã chôn vùi chúng ta, do thế, chúng ta phải cần đến những lời khuyên khôn ngoan của những người khác. Những khó khăn về gia đình; những quyết định về công ăn, việc làm; những tổn thương bất ngờ; vân vân có thể đưa chúng ta vào ngỏ cụt. Một vị linh mục chánh xứ, một người phụ trách về tinh thần; một người bạn có đời sống cầu nguyện, một chuyên gia về tư vấn, thì tất cả họ chính là những nguồn đở nâng vô cùng quý giá cho chúng ta trong những lúc khốn cùng. Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta rằng: chúng ta phải có bổn phận để hiện diện và hổ trợ lẫn nhau trong những lúc vật lộn và thử thách của cuộc đời. Hãy cùng gẫm suy lại những gì mà Thánh Phaolô đã nói trong Thư Thứ Hai của Ngài gởi cho tín hữu Côrintô, chương 1, từ câu 3 đến câu 7 rằng: “Chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của Chúa chúng ta, Đức Giêsu Kitô, Cha đầy tình thương xót và là Thiên Chúa mọi niềm an ủi, Đấng ủi an chúng ta trong mọi nổi gian truân, để nhờ sự an ủi chúng ta được nơi Thiên Chúa, chúng ta cũng có thể an ủi những người lâm vào bất cứ cảnh gian truân nào. Vì chưng các sự thống khổ của Đức Kitô tràn đến trên chúng ta thế nào, thì nhờ Đức Kitô, sự an ủi của chúng ta cũng được dẫy tràn thể ấy. Dù chúng ta lâm phải gian truân, ấy là để anh em được an ủi, được cứu thoát; dù chúng ta được an ủi, ấy vẫn là để anh em được an ủi nên kiến hiệu trong sự chịu đựng những nổi thống khổ như chính chúng ta cũng hằng phải chịu. Và mối hy vọng của chúng ta về anh em thật là vững chắc, bởi biết rằng anh em đã thông phần thống khổ thế nào, thì cũng được thông phần an ủi thể ấy.” Một người bạn an ủi về mặt tâm linh có thể giúp chúng ta duy trì và giữ vững niềm tin của chúng ta qua sự hiểu biết, qua lòng trắc ẩn và qua cảm nhận riêng của người bạn ấy về cuộc sống. Họ cũng còn có thể giúp chúng ta biết nhận thức, biết hành động đúng đắn, thích hợp khi chúng ta bị bao vây bởi cuộc công kích dữ dội.Nguyên Tắc Bốn: Liên kết những nổi thống khổ của chúng ta vào sự thương khó của Chúa Kitô Khi bão tố của cuộc đời đe dọa và vật ngã chúng ta, chúng ta cần phải nhớ rằng, thông qua mầu nhiệm tuyệt vời về sự cứu rổi của Thiên Chúa dành cho chúng ta chúng ta được gọi mời để cùng sẽ chia vào những nổi đau đớn, thống khổ của Chúa Giêsu Kitô. Khi chúng ta hướng những nổi đau khổ, những thử thách, những nổi gian truân, và những nổi đau của chúng ta vào cây thập tự giá của Ngài, tức thì một sức mạnh sẽ được đưa xuống để giúp cho tình huống có thể giảm nhẹ bớt đi, và đúng vậy, đôi lúc những tình huống khó khăn đó lại trở nên những dịp vui mừng hân hoan. Như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã từng nói với chúng ta rằng, “Đối với những ai biết cùng sẽ chia những nổi khổ đau, khốn cùng của Chúa Kitô, qua chính những nổi khổ đau của riêng họ, thì họ sẽ được một phần thưởng hết sức đặc biệt về một của quý hết sức vô giá chính là sự cứu rỗi của thế giới, để họ có thể sẽ chia của quý giá này cho những người khác.” (Trích trong Thông Điệp về Cứu Thế Khổ Giá - Salvific Doloris). Có một cách để cùng dâng lên những khổ đau của chúng ta cho chính Chúa Kitô chính là việc cầu nguyện và suy gẫm về mầu nhiệm Thương Khó của Thiên Chúa. Từ việc cầu nguyện, suy gẫm về Phúc Âm đến những chặng ngắm đàng thánh giá, đến việc lần chuổi Mân Côi để nhớ lại cái chết của Thiên Chúa trên thập tự giá, thì đó là những cách để vun xới một tình yêu và sự kính trọng sâu đậm đối với sự Thương Khó của Thiên Chúa chúng ta. Thì những hình thức cầu nguyện như trên chính là cách để giúp chúng ta đóng đinh những nổi đớn đau của riêng chúng ta vào thập giá của Chúa Kitô để cứu rổi cả thế giới. Khi chúng ta biết đón nhận những nổi khổ đau trong sự vui sướng, và chấp nhận chúng không một lời than vãn; và gắn kết chúng vào sự thống khổ của Chúa Kitô, thì lúc đó chúng ta cùng được đoàn tụ với những người sống ở trên nước thiên đàng. Thì khi đó những thử thách, té ngã trở nên một nguồn dẫn cho ơn huệ cứu rỗi trong thế giới ngày nay.Nguyên Tắc Năm: Nguyện nhờ vào sự chuyển cầu của Đức Mẹ Maria Đồng Trinh Đức Mẹ đã mật thiết gắn bó vào cuộc Thương Khó của chính Người Con của Mẹ là Đức Giêsu Kitô. Trong thông điệp về Cứu Thế Khổ Giá, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói với chúng ta rằng: “Ngay từ lúc Mẹ có một cuộc chuyện trò bí mật với Thiên Thần Gabriel, Mẹ Maria đã sẽ chia sứ vụ cứu thế với chính người Con của Mẹ. Nhưng, chính tại nơi đồi Calvê, sự chiụ đựng của Mẹ Maria, bên cạnh với sự chịu đựng của Chúa Giêsu, đã lên tới đỉnh điểm khó mà có thể tưởng tượng cho nổi từ quan điểm của con người, thế nhưng đó lại là một mầu nhiệm vô cùng siêu nhiên, và kết quả của mầu nhiệm đó chính là sự cứu rỗi cho cả thế giới. Việc Mẹ có mặt tại đồi Calvê và việc Mẹ đứng dưới chân của cây thập tự giá, là một nơi hết sức đặc biệt để sẽ chia cái chết cứu rỗi của Con Mẹ.” Vì điểm này, mà chúng ta nên hướng những nổi lo lắng bận tâm và thống khổ của chúng ta vào chính Trái Tim Đồng Trinh của Mẹ Maria, và cầu xin Mẹ chuyển giao chúng đến cho người Con của Mẹ, là Chúa Giêsu Kitô, nếu những việc đó có lợi ích cho những linh hồn của chúng ta và những linh hồn mà chúng ta đang ngày đêm nguyện cầu. Chúng ta cũng cầu xin Mẹ, hãy xin Thiên Chúa ban cho chúng ta sức mạnh chúng ta cần, để vác thập giá của chúng ta với lòng can đảm, với đức tin kiên vững, với sự vâng phục tối đa và với lòng bác ái bỏng cháy. Để chắc rằng đây chính là một đức tín anh hùng, thì chúng ta cũng được mời gọi, để trở thành những vị thánh sống sống của thời đại ngày nay.
Tạ Ơn CHÚA.....
Trả lờiXóa