CPS.NGỌC ĐẶNG gửi từ Pháp :
Mời xem lại 4 câu chuyện ngắn - rất ý vị.
1- NGỘ NHẬN (hiểu lầm)
Năm đó tại Alaska Hiệp Chúng Quốc, có đôi trai gái kết hôn với nhau. Kết quả của cuộc hôn nhân đó là vấn đề sinh dưỡng, người đàn bà vì bị khó sanh mà phải từ biệt cõi đời, để lại một đứa bé thơ cho người chồng. Anh chồng vừa rất bận rộn sinh kế, lại vừa rất bận rộn việc gia đình. Vì không có người giúp trông coi đứa con thơ, anh huấn luyện được một con chó, con chó này rất thông minh, lại rất ngoan ngoản nghe lời, nó biết trông coi em bé, nó tha bình sữa để cho bé bú, nuôi dưỡng bé. Có một ngày kia, người chủ có việc phải rời nhà, anh dặn dò con chó trông coi nuôi nấng cho bé con. Anh đi tới một thôn làng khác, vì gặp phải tuyết lớn rơi, không thể về nhà được trong cùng ngày đó. Qua đến ngày thứ hai mới về được nhà, con chó nghe tiếng lập tức chạy ra nghênh đón chủ mình.
Người chủ mở cửa phòng ra xem thì thấy đâu đâu cũng đều là máu, ngẩng đầu nhìn lên trên giường cũng là máu, chẳng thấy đứa con đâu cả, mà thấy trên thân mình con chó và miệng của nó cũng dính đầy máu me, người chủ phát hiện cái tình cảnh này, ngỡ là con chó đã trở lại cái tính dã man của loài thú, và nó đã ăn thịt con mình. Trong cơn giận dữ, anh xách con dao to lớn và chặt đầu con chó đi, anh đã giết chết con chó thật sự rồi.
Sau đó, bỗng nhiên anh nghe có tiếng con nhỏ của mình, lại thấy nó từ dưới gầm giường bò ra, thế là anh bồng đứa bé lên, tuy là trên mình em cũng có dính máu, nhưng em không có bị thương tích gì. Anh rất lấy làm lạ, chẳng biết việc gì đã xảy ra, anh nhìn kỹ lại con chó, thấy đùi của nó đã bị mất một mảng thịt, còn kế bên là một con chó sói, miệng nó đang gậm miếng thịt của con chó.
À, thì ra con chó nhà đã cứu tiểu chủ nhân, lại bị chủ nó giết nó một cách tàn nhẫn dã man, oan uổng, đây đã là một sự ngộ nhận (hiểu lầm) hết sức là đau lòng của con người.
Ghi chú : Việc hiểu lầm, con người ta thường vì không hiểu nhau, không có lý trí, không chịu nhẫn nại,khiếm khuyết về suy nghĩ, không chịu tìm hiểu đối phương từ nhiều phương diện, để phản tỉnh chính mình, lại vì não trạng bị quá xung động, trong tình huống vô ý thức mà phát sinh. Sự ngộ nhận ở điểm khởi đầu, là cứ nghĩ đến cái sai cái quấy ngàn lần vạn lần của đối phương. Vì vậy, đã làm cho sự ngộ nhận càng lúc càng thêm sâu đậm, đưa đến việc không thể hóa giải được. Con người phát sinh sự ngộ nhận đối với loài vật , mà đã có cái hậu quả ghê gớm, nghiêm trọng như vậy; nếu đây là sự ngộ nhận giữa con người và con người, chắc chắn là khó mà tưởng tượng nổi hậu quả, có khi trở ngược hại chính mình.
2. ĐINH TỬ (Cây đinh)
Có một cậu bé trai có tật xấu là ưa nổi nóng quạu quọ, vì vậy, cha cậu đã đưa một túi đinh, bảo cậu mỗi khi nổi nóng quạu quọ thì hãy đóng một cây đinh lên trên bờ rào phía sau vườn nhà. Ngày thứ nhứt, cậu đóng được 37 cây đinh. Từ từ, mỗi ngày số đinh được đóng lên bờ rào mỗi ít đi. Cậu cũng nhận thấy mình đã khống chế phần nào tật xấu, cũng như cái việc đóng những cây đinh có hơi dễ dàng.
Cuối cùng, có một ngày kia cậu bé này cũng thấy là mình vẫn đủ nhẫn nại để không nổi lên cái tật xấu nóng nảy quạu quọ nữa, bèn báo cho cha nó biết việc này. Cha cậu lại bảo, bắt đầu từ nay, mỗi khi khống chế được tật xấu thì hãy nhổ bỏ một cây đinh. Ngày ngày trôi qua, sau cùng cậu báo cho cha hay là đã nhổ hết những cây đinh rồi. Người cha nắm tay con trai, cùng đi ra sau vườn nhà và nói rằng: Con của cha, con ngoan lắm, con làm rất hay. Nhưng hãy nhìn những lỗ đinh trên bờ rào: bờ rào này không thể hồi phục được nguyên trạng nữa. Một khi con nổi nóng thì những lời nói của con cũng giống như những cái lỗ đinh này, chúng đã để lại những vết hằn. Giả dụ như con dùng dao đâm người ta một dao, thì bất luận là con đã nói bao nhiên lần những lời tạ lỗi, vết thương đó vẫn sẽ vĩnh viễn còn đó.
Những lời nói (xóc óc) nhức nhối cũng ví như sự nhức nhối thực tại, không làm sao chấp nhận được (dù đó chỉ là lời nói).
Ghi chú: Giữa người và người với nhau, thường do cố chấp bởi những lỗi lầm giữa đôi bên, đã tạo nên những thương tổn vĩnh viễn cho nhau.
Nếu mọi người trong chúng ta đều có thể tự mình làm, bắt đầu có thái độ khoan dung đối với mọi người, bạn nhất định sẽ nhận được những kết quả tốt mà bạn không hề nghĩ tới... Giúp mở cánh cửa sổ cho người ta, cũng là để cho chính mình nhìn thấy được một không gian hoàn chỉnh hơn.
3. THẢ MẠN HẠ THỦ (Xin hãy chậm xuống tay)
Đại đa số các cộng sự viên đều rất phấn khởi, vì khu làm việc này vừa đổi lại một viên quản đốc mới, nghe nói ông này rất có khả năng, đặc biệt được đưa đến đây để chỉnh đốn nghiệp vụ và nhân sự. Ấy thế mà, cứ một ngày rồi một ngày trôi qua,ông quản đốc mới này chẳng làm gì hết, mỗi ngày đều có những quà cáp được đưa vào văn phòng, ông vẫn "trốn" luôn trong đó, ít khi nào chịu ra ngoài, cái thành phần bất hảo ở khu này càng lộng hành tác oai tác quái dữ hơn.
"Ông ta đâu có phải là người có khả năng! Ông chỉ là một lão già tốt và nhu nhược, so với quản đốc trước còn dễ bị người ta ăn hiếp nhiều hơn" !
Bốn tháng trời trôi qua, các cộng sự viên đang trong tình trạng thất vọng đối vớiông quản đốc hiền hòa mềm yếu này.
Một ngày kia, bỗng dưng ông ta "diễn oai" đối với cái thành phần bất hảo kia, dần dần đều bị ông bứng từng tên một, cho về vườn "đuổi gà", còn những người có khả năng đều được ông cất nhắc cho thăng tiến. Xuống tay vừa nhanh, vừa chính xác, đối với bốn tháng "bảo thủ" đã biểu hiện vừa qua, nay ông rõ ràng là một nhân vật cứng rắn và cương quyết, hoàn toàn khác xưa.
Trong tiệc liên hoan cuối năm,sau khi đã qua ba tuần rượu, ông quản đốc mới bèn thố lộ tâm tình :
"Tôi nghĩ là cái nhìn của các bạn đối với tôi trong những ngày vừa mới nhậm chức, và sau khi tôi khai đao múa búa trừ hại, nhất định là có những thắc mắc phải không? Xin hãy nghe tôi kể lại một câu chuyện, các bạn sẽ hiểu ngay:
"Tôi có một người bạn, ông ta mua một căn nhà có cả một vườn cây hoa thảo, khi mới dọn vào, ông ta liền chỉnh đốn, tất cả những hoa thảo cây cối, đều được làm sạch hết, để trồng lại những bông hoa mới. Có một ngày kia, người chủ nhà cũ đến thăm, mới vừa bước vào cổng, ông giựt mình hỏi rằng:
"Những cây hoa quý Mẫu Đơn giờ đâu mất hết rồi"?
Bạn tôi bấy giờ mới hiểu ra là chính mình đã triệt hạ hết những cây Mẫu Đơn quý mà mình tưởng chúng là những hoa rừng cỏ dại. Sau này, ông ta lại mua thêm một căn nhà nữa, tuy là vườn cây hoa cỏ tạp nhạp, ông vẫn "án binh bất động". Quả nhiên trong mùa Đông cứ ngỡ là những cây rừng cỏ dại thì, mùa Xuân lại nở hoa dầy đặc xinh tươi; trong những ngày Xuân ngỡ là cỏ dại thì, mùa Hạ lại hiện ra những tấm thảm gấm hoa tươi mát; và trong nửa năm chẳng động tịnh gì đến những loài cây nho nhỏ, thì những ngày Thu đã đỏ hồng những chiếc lá dễ thương. Mãi cho đến cuối Thu, ông mới thực sự thấy được những loài cây cỏ vô dụng, và bắt đầu dọn dẹp sạch sẽ, đồng thời giữ lại những loài hoa thảo mộc thật sự trân quý. Nói đến đây, ông quản đốc bèn nâng ly :
"Xin cho tôi kính tửu các vị ở đây, vì các vị cũng như là những hoa mộc ở trong "vườn hoa" công ty này, các bạn đã là những cây trân quý trong đó, những cây trân quý này không thể nào trong năm mà có thể đơm bông kết trái hết được, cần phải trải qua một thời gian dài mới có thể nhận ra được. "
4. KHOAN DUNG (Đại lượng bao dung)
Đây là một câu chuyện về một anh chiến binh, người vừa trở về từ chiến trường Việt Nam . Từ San Francisco, anh điện thoại về cho cha mẹ anh và báo tin rằng:
"Con đã về rồi, con xin có một thỉnh cầu. Con muốn dắt theo một người bạn đồng hành cùng về nhà mình".
"Dĩ nhiên là được"!
Ba má anh đáp,
"Ba má rất vui mừng được gặp bạn con".
Người con lại tiếp tục
"Nhưng có một việc con cần phải thưa trước cho ba má rõ, bạn con đã bị thương từ chiến trường Việt Nam, bị mất đi một cánh tay và một cái chân, hiện tại bạn con chẳng có nơi để nương tựa, con muốn đem bạn về cùng sinh hoạt chung với gia đình mình". "Con ơi, thật là điều đáng tiếc, có thể chúng ta giúp tìm một nơi cho nó được an thân sinh sống".
Cha anh lại nói tiếp
"Con ạ, chắc con chẳng biết là con đang nói gì phải không? Như bạn của con là một người tàn phế, hẳn là chúng ta phải mang một gánh nặng trách nhiệm lớn đó con. Chúng ta lại phải đối diện với những khó khăn trong cuộc sống của chính mình trong tương lai, không thể vì nó mà làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của gia đình mình. Ba đề nghị với con là hãy về nhà trước và hãy quên người bạn đó đi, tự nó nhứt định cũng sẽ tìm được một nơi dung thân mà con".
Nói xong ông liền cúp điện thoại, từ đó hai ông bà không nhận được tin tức gì từ người con nữa. Vài ngày sau, hai ông bà nhận được điện thoại của cảnh sát San Francisco báo cho hay là, con trai ông đã té lầu chêt rồi. Cảnh sát tin rằng đây chỉ là chuyện đơn thuần tự sát mà thôi. Thế là hai ông bà gấp rút bay qua San Francisco, nhờ cảnh sát đưa đi nhận diện di thể của con mình. Đúng rồi, chính là con mình đây, không sai, điều hết sức ngạc nhiên ở đây là con trai của mình, tại sao lại chỉ có một cánh tay, và cũng chỉ có một cái chân mà thôi.
Cha mẹ trong câu chuyện này cũng như trong đại đa số chúng ta hầu hết đều giống nhau. Cùng với những người, với sự ưa thích về diện mạo xinh đẹp, hoặc giả là nói năng duyên dáng và dí dỏm, thì lại có thể chấp nhận quá dễ dàng, thế nhưng để ưa thích những sự việc mà có thể gây bất tiện, hoặc là làm cho chúng ta không vui thì lại rõ ràng là một điều khó lòng mà chấp nhận được.
Chúng ta thường là chấp nhận sự kiên trì, xa lánh những người không có được sự khỏe mạnh, tốt tướng hoặc thông minh như chúng ta. Tuy nhiên cũng có một số người thì lại nhân từ hơn chúng ta rất nhiều. Họ không bao giờ oán than hay hối tiếc khi họ thương yêu chúng ta, cho dù là chúng ta bị tàn phế ở mức độ nào đi chăng nữa, họ vẫn mở rộng vòng tay đón nhận chúng ta.
Đêm nay trước khi vào giấc ngủ, ta hãy thử tiếp nạp tha nhân, bất luận họ là những con người như thế nào, hãy dùng cái tâm để hiểu dùm cho giữa những khác biệt của họ và của ta. Mỗi một con người đều có tàng ẩn trong tâm một món đồ quý giá thần kỳ, đó là "Tình Bạn". Bạn không thể nào biết được Tình Bạn đó sẽ phát sinh bằng cách nào, và vào lúc nào, nhưng bạn chắc chắn phải biết rằng Tình Bạn sẽ mang đến cho chúng ta một món quà rất đặc biệt trân quý.
Bạn hiền có thể ví như là một bảo vật quý hiếm. Bảo vật này mang lại cho chúng ta những nụ cười, khích lệ chúng ta thành công. Họ (bạn hiền) lắng nghe tiếng nói từ nội tâm của chúng ta, cùng chúng ta chia sẻ từng câu khen tặng tốt đẹp hay lời chê bai chỉ trích xác đáng .. Trái tim của họ lúc nào cũng vì chúng ta mà rộng mở. Bây giờ xin hãy nói với bạn bè của bạn là, bạn đã có rất nhiều ưu tư, và rất cần đến họ, bạn không thể thiếu họ được.
Vậy thì, trước khi có một sự phán đoán hoặc quyết định đối với bất cứ người nào,
Đầu tiên, hãy nghĩ xem, đây có thể là một sự
"Ngộ Nhận" (hiểu lầm hoặc sai lầm)?
Kế đó là, ta có cần phải đóng một cây đinh
"Đinh Tử"?
Và nếu có thể thì, xin hãy chậm xuống tay
"Thả Mạn Hạ Thủ",
Bởi vì, lúc mà bạn có sự
" Khoan Dung " (Đại lượng bao dung) đối với ngưòi khác, cũng tức là lúc mình đã "Khoan Dung" với chính mình.
|
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012
4 CÂU CHUYỆN THÚ VỊ !
THAY CHO LỜI CÁM ƠN....TẤT CẢ MỌI NGƯỜI !!!
Từ 20 đến 30 Tháng 7, anh em chúng tôi có một chuyến hành hương về phần Đạo và thăm viếng về phần Đời !
Nhiều địa danh đã đi qua : Hà nội, Ninh Bình,Phát Diệm,Kim Sơn,Hạ Long,Cát Bà,Tuần Châu, mãi tận Lạng Sơn.
Chúng tôi chủ yếu thăm viếng các Nhà PHANXICÔ , các Thánh đường cổ, các di tích lịch sử của Dân tộc.
Cuộc hành trình thật thú vị và nhiều ơn ích.
Xin chân thành cám ơn tất cả mọi người...không kể xiết đã đón tiếp và giúp đỡ tận tình; xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho những người làm ơn cho chúng con.
Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012
ĐÓN TIẾP HAI CPS TỪ THỤY SĨ .
Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012
VUA DUY Ý CHÍ, CẢ THẾ GIỚI LÃNH ĐỦ !!!???
VÌ SAO THÁNG 2 CÓ 28 NGÀY ???
CPS.Ngọc Đặng gửi từ Pháp
Vì những năm 46 trước Công nguyên, thống soái La Mã Julius César khi định ra lịch dương, quy định ban đầu là mỗi năm có 12 tháng, tháng lẻ là tháng đủ, có 31 ngày; Tháng chẵn là tháng thiếu, có 30 ngày. Tháng 2 là tháng chẵn lẽ ra cũng phải có 30 ngày. Nhưng nếu tính như vậy thì một năm không phải có 365 ngày mà là 366 ngày. Do đó phải tìm cách bớt đi một ngày trong một năm.
Vậy thì bớt đi một ngày trong tháng nào?
Lúc đó, theo tập tục của La Mã, rất nhiều phạm nhân đã bị xử tử hình, đều bị chấp hành hình phạt vào tháng 2, cho nên mọi người cho rằng tháng đó là tháng không may mắn. Trong một năm đã phải bớt đi một ngày, vậy thì bớt đi một ngày trong tháng 2 , làm cho tháng không may mắn này bớt đi một ngày là tốt hơn. Do đó tháng 2 còn lại 29 ngày, đó chính là lịch Julius.
Sau này, khi Augustus kế tục Julius César lên làm Hoàng đế La Mã. Augustus đã phát hiện ra Julius César sinh vào tháng 7, theo lịch Julius thì tháng 7 là tháng đủ, có 31 ngày, Augustus sinh vào tháng 8, tháng 8 lại luôn là tháng thiếu, chỉ có 30 ngày. Để biểu thị sự tôn nghiêm như Julius César, Augustus đã quyết định sửa tháng 8 thành 31 ngày. Đồng thời cũng sửa lại các tháng khác của nửa năm sau. Tháng 9 và tháng 11 ban đầu là tháng đủ thì sửa thành tháng thiếu. Tháng 10 và tháng 12 ban đầu là tháng thiếu sửa thành tháng đủ. Như vậy lại nhiều thêm một ngày, làm thế nào đây? Lại lấy bớt đi một ngày trong tháng 2 không may mắn nữa, thế là tháng 2 chỉ còn 28 ngày.
Hơn 2.000 năm trở lại đây, sở dĩ mọi người vẫn tiếp tục dùng cái quy định không hợp lý này chỉ vì nó là một thói quen. Những người nghiên cứu lịch sử trên thế giới đã đưa ra rất nhiều phương án cải tiến cách làm lịch, họ muốn làm cho lịch được hợp lý hơn.
Vậy thì bớt đi một ngày trong tháng nào?
Lúc đó, theo tập tục của La Mã, rất nhiều phạm nhân đã bị xử tử hình, đều bị chấp hành hình phạt vào tháng 2, cho nên mọi người cho rằng tháng đó là tháng không may mắn. Trong một năm đã phải bớt đi một ngày, vậy thì bớt đi một ngày trong tháng 2 , làm cho tháng không may mắn này bớt đi một ngày là tốt hơn. Do đó tháng 2 còn lại 29 ngày, đó chính là lịch Julius.
Sau này, khi Augustus kế tục Julius César lên làm Hoàng đế La Mã. Augustus đã phát hiện ra Julius César sinh vào tháng 7, theo lịch Julius thì tháng 7 là tháng đủ, có 31 ngày, Augustus sinh vào tháng 8, tháng 8 lại luôn là tháng thiếu, chỉ có 30 ngày. Để biểu thị sự tôn nghiêm như Julius César, Augustus đã quyết định sửa tháng 8 thành 31 ngày. Đồng thời cũng sửa lại các tháng khác của nửa năm sau. Tháng 9 và tháng 11 ban đầu là tháng đủ thì sửa thành tháng thiếu. Tháng 10 và tháng 12 ban đầu là tháng thiếu sửa thành tháng đủ. Như vậy lại nhiều thêm một ngày, làm thế nào đây? Lại lấy bớt đi một ngày trong tháng 2 không may mắn nữa, thế là tháng 2 chỉ còn 28 ngày.
Hơn 2.000 năm trở lại đây, sở dĩ mọi người vẫn tiếp tục dùng cái quy định không hợp lý này chỉ vì nó là một thói quen. Những người nghiên cứu lịch sử trên thế giới đã đưa ra rất nhiều phương án cải tiến cách làm lịch, họ muốn làm cho lịch được hợp lý hơn.
VỢ + CHỒNG ĐÁNG NỂ !!!!
Chủ Nhật, 08/07/2012 - 00:50
Bà mẹ 19 năm mang bầu 20 lần
Cô đã bị sẩy thai 8 lần và đang chuẩn bị sinh đứa con thứ 12 trong năm nay.
Được mệnh danh là bà mẹ “mắn đẻ” nhất nước Anh, cô Tania Sullivan, 37 tuổi, hiện tại đang mang bầu đứa con thứ 12. Dù gia đình rất đông đúc nhưng cô lại từ chối bất cứ một khoản trợ cấp nào để nuôi nấng những đứa con của mình.
Tania hiện tại đang mang bầu ở tháng thứ 4 thậm chí còn không bao giờ thuê người giữ trẻ hay chăm sóc chúng vào ban đêm. Ngạc nhiên hơn, khi công việc của cô chỉ là một nhà tư vấn tuyển dụng sau khi sinh đứa con thứ 6.
Gia đình 11 người con của bà mẹ 37 tuổi này
Cô và ông xã Mike, 39 tuổi đã mua một chiếc minibus 17 chỗ ngồi để đối phó với nhu cầu của bọn trẻ và để tiết kiệm xăng dầu.
Tuy nhiên cặp vợ chồng đến từ Hoo , Kent sống chủ yếu từ lợi nhuận kinh doanh của ông chồng với công ty riêng có tên Sullivan Joinery and Crafts.
Bên cạnh niềm hạnh phúc được làm cha mẹ thì cô Sullivan cũng phải chịu đựng nỗi đau đớn khi từng sẩy thai đến 8 lần.
Nếu làm một phép tính đơn giản thì trong vòng 19 năm qua cô đã thụ thai thành công tất cả 20 lần.
Cô vừa sinh cặp sinh đôi này cách đây 7 tháng
Cô và ông xã hiện tại đã có chung với nhau 9 người con gồm: Caitlin, 12 tuổi; Harry, 9 tuổi; Eddie, 7 tuổi; Sid, 6 tuổi; Patrick, 5 tuổi; Oliver, 3 tuổi; Joseph, 1 tuổi; và cặp sinh đôi Anne - Libby, 8 tháng tuổi. Cô cũng có hai người con trước đó là Ben, 19 tuổi và Stephanie, 18 tuổi hiện không sống cùng gia đình.
Cô Sullivan khăng khăng rằng gia đình họ đang có một nền giáo dục khá tốt trong một ngôi nhà 5 phòng ngủ tại Kent .
Cô thậm chí còn thường xuyên lái chiếc xe bus 17 chỗ chở 8 đứa con dưới 10 tuổi và cặp song sinh đang mọc răng đi chơi. Khi mang thai đứa con thứ 12 này cô đã muốn giấu kín với các con mình vì sợ lại bị sẩy thai thêm lần nữa.
Cô cho hay: “Chúng tôi muốn mọi việc thật tốt lành trước khi công bố em bé khỏe mạnh cũng như việc đang mang thai mấy đứa. Mọi người thường rất vui mừng khi nghe tin và ngay lập tức họ sẽ thảo luận đó là bé trai hay bé gái, sẽ đặt tên gì?”.
Cô được mệnh danh là "bà mẹ mắn đẻ" nhất nước Anh
“Hiện tại tôi vẫn cảm thấy rất khỏe dù đôi khi có chú mệt mỏi. Nhưng đó là những triệu chứng bình thường của việc mang thai đặc biệt khi bạn còn phải chăm sóc thêm một cặp song sinh cùng lúc. Chúng tôi luôn rất bận rộn vì vậy thời gian trôi qua rất nhanh”.
Cô Sullivan hiện đang thực hiện cuốn sách thứ 3 về gia đình mình. Cô cũng rất thành công khi xây dựng riêng một website cho gia đình.
Theo 24h/DM
Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012
Hàng trăm người cười ngặt nghẽo...
Hàng trăm người cười ngặt nghẽo bên Hồ Gươm
CPS.NGỌC ĐẶNG gửi từ Pháp
Mỗi sáng sớm, dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ, đối diện Hồ Gươm (Hà Nội) hàng trăm người cứ nhìn nhau cười ngặt nghẽo khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên tò mò.
Chỉ một số ít là các cụ ông và những người ở độ tuổi thanh niên còn lại hầu hết là những phụ nữ từ tuổi trung niên trở lên. Đây là câu lạc bộ Yoga cười, một mộn thể dục dưỡng sinh bắt nguồn từ Ấn Độ mới du nhập vào Việt Nam. Chủ nhiệm CLB, anh Lê Anh Sơn là người đưa Yoga cười về quảng bá ở Việt Nam cho biết: Yoga Cười là môn thể dục được Bác sĩ Kataria (Ấn Độ) phát triển một cách độc đáo. phối hợp những bài tập cười và cách thở của Yoga để đưa oxy vào cơ thể và não bộ nhiều hơn, giúp cơ thể khỏe hơn nhiều nghị lực hơn. Anh Sơn khẳng định 5 phút tập yoga cười cơ thể tiêu thụ năng lượng bằng 30 phút tập chạy trên máy tâp.
Theo bà Hoa (63 tuổi) nhà ở Cửa Nam, đã theo tập được hơn một năm thì môn yoga cười không khó tập chỉ cần cười thật to, thật sảng khoái kết hợp với các hành động vui đùa như trẻ thơ và không quên hít thở thật sâu. Bà Hoa không quên khoe nhờ tập môn này mà khỏe lên nhiều, tiêu tan mọi nỗi bực bội trong cuộc sống hàng ngày.
Lê Anh Dũng
|
Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012
5 cơ đồ chiến thuật để đối phó lại với những nguy biến trong cuộc sống
5 cơ đồ chiến thuật để đối phó lại với những nguy biến trong cuộc sống
CPS.NGỌC ĐẶNG gửi từ Pháp
Anthony Lê
LTS: Bài này được viết bởi tác giả Johnnette Benkovic cho Bản Thông Tin của Tổng Giáo Phận Quân Đội Hoa Kỳ và được lưu trữ tại trang web: www.catholicMil.org
Đôi lúc những khó khăn của cuộc sống cứ thế mà chồng chất. Chúng ta khi phải diện đối với những trở ngại, những khó khăn đang dồn dập tấn công, và chúng ta tự hỏi liệu chúng ta phải nên nhận được sức mạnh từ đâu để đối phó lại với những tình huống đó. Có lúc, chúng ta hỏi, “Làm thế nào phải ra nông nổi như vậy?” Và chúng ta than vãn rằng: “Chúng ta là những người Kitô giáo gương mẫu, biết sống và thực hành đức tin. Chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa. Nhưng tại sao nó lại phải như vậy? Thật là bất công quá sức!” Thì trong những tình huống như trên, điều quan trọng là chúng ta phải nhớ và biết cách trả lời “Xin Vâng” đối với Thiên Chúa, Đấng đã hiệp kết chúng ta, để chúng ta được gần gũi với Ngài qua mầu nhiệm của sự thương khó, sự chết và phục sinh của Ngài. Đã có rất nhiều nhà thần học bình luận về câu trả lời “Xin Vâng” của Mẹ Maria ngay lúc Thiên Thần báo tin, và lúc Mẹ đứng bên đồi Golgôta. Nhớ lại đoạn Kinh Thánh trong thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô, chương 4, từ câu 12 đến câu 13: “Anh em thân mến, đừng lấy làm lạ vì hỏa tai bốc cháy để thí luyện anh em, như một cái gì lạ lùng xảy đến. Nhưng càng được chung phần thống khổ của Đức Kitô chừng nào, anh em hãy vui mừng! Ngõ hầu khi vinh quang của Ngài mạc khải ra, anh em cũng được vui mừng hớn hở.” À ra, là thế, liệu chúng ta có thể qua nổi những cơn nguy biến, khốn cùng khi cuộc sống của chúng ta là một trận chiến? Năm nguyên tắc chính yếu sau sẽ giúp chúng ta qua khỏi được, và hy vọng, nó cũng sẽ giúp chúng ta biết vui mừng giữa những lúc ly loạn đó.Nguyên Tắc Một: Hãy luôn nhớ rằng Thiên Chúa luôn gần gũi một cách hết sức đặc biệt với chúng ta trong những lúc đau khổ. Chúng ta có thể sẽ không có cảm giác được về sự hiện diện của Ngài, thế nhưng như Ngài đã hứa với chúng ta trong Kinh Thánh rằng Ngài sẽ không bỏ rơi chúng ta mồ côi một mình. Như Thánh Phaolô đã nói: “Vì tôi thầm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù là hiện tại hay tương lai, hay quyền năng, dù là chiều cao hay chiều sâu, hay bất cứ tạo vật nào khác, không gì sẽ có thể tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa trong Đức Kitô Chúa chúng ta!” Hiểu rõ được lời nói này, thì đó chính là nguyên tắc chủ đạo để giúp chúng ta được kiên vững ngay giữa bão tố của cuộc đời. Trong những lúc thử thách như vậy, chúng ta phải cần nhớ lại đoạn kinh thánh này và phải biết “kiên tâm” trước lời hứa đã được phán truyền.Nguyên Tắc Hai: Chúng ta cần phải suy niệm trong thinh lặng và cầu nguyện rằng Thiên Chúa muốn nói cho chúng ta biết được điều gì đó qua cuộc chiến hay những khó khăn hiện tại. Thiên Chúa thường hay dùng những tình huống và những biến cố trong cuộc sống của chúng ta để lôi kéo sự chú ý của chúng ta vào những lãnh vực trong chính nội tâm của chúng ta để cần được thanh tẩy hay chữa lành. Một câu hỏi tốt mà chúng ta phải hỏi trong những lúc nguy khốn này chính là, “Lạy Chúa, điều gì đó trong chính bản thân con phải cần được Ngài đụng tới, cần được chữa lành, cần phải được thay đổi hay cần phải làm mới lại?” Vẫn thường khi, trong chính cây ô liu đó mà ngọn dầu phong phú được tỏa ra. Thiên Chúa dùng những cuộc vật lộn trong cuộc sống để giúp chúng ta trưởng thành hơn về mặt đạo đức cũng như được lớn mạnh hơn về mặt tâm linh. Cũng chính lúc đó, chúng ta phải nhớ và cầu nguyện, điều mà Thánh Phaolô đã nói với các tín hữu Philiphê, chương 4, từ câu 6 đến câu 7, rằng, “Anh em đừng lo gì! Nhưng hãy dùng mọi lời khẩn nguyện, cầu xin với cảm tạ, mà giải bày trước Thiên Chúa các điều anh em thỉnh nguyện! Và sự bình an của Thiên Chúa vượt quá mọi suy tưởng sẽ canh giữ lòng dạ anh em, các ý nghĩ của anh em trong Đức Giêsu Kitô!” Cùng cầu nguyện với sách Thánh Kinh sẽ là một cách tốt đẹp nhất để lắng nghe được tiếng nói của Thiên Chúa đang nói với chúng ta qua những nổi đớn đau và bão giông của cuộc đời. Vẫn thường khi, trong lúc suy tưởng cầu nguyện về một đoạn Kinh Thánh được chọn nào đó sẽ giúp ta tìm lại được phương hướng hoặc thậm chí là một giải pháp mà chúng ta bỏ qua hay không chú ý tới. Thiên Chúa luôn luôn lúc nào cũng kiếm tìm ra mọi phương cách để chia sẽ ý chỉ thánh thiên của Ngài cho chúng ta.Nguyên Tắc Ba: Tìm lời khuyên hay sự an ủi của những người khác. Đôi lúc vì những khó khăn và thách đố của cuộc sống có thể đã chôn vùi chúng ta, do thế, chúng ta phải cần đến những lời khuyên khôn ngoan của những người khác. Những khó khăn về gia đình; những quyết định về công ăn, việc làm; những tổn thương bất ngờ; vân vân có thể đưa chúng ta vào ngỏ cụt. Một vị linh mục chánh xứ, một người phụ trách về tinh thần; một người bạn có đời sống cầu nguyện, một chuyên gia về tư vấn, thì tất cả họ chính là những nguồn đở nâng vô cùng quý giá cho chúng ta trong những lúc khốn cùng. Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta rằng: chúng ta phải có bổn phận để hiện diện và hổ trợ lẫn nhau trong những lúc vật lộn và thử thách của cuộc đời. Hãy cùng gẫm suy lại những gì mà Thánh Phaolô đã nói trong Thư Thứ Hai của Ngài gởi cho tín hữu Côrintô, chương 1, từ câu 3 đến câu 7 rằng: “Chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của Chúa chúng ta, Đức Giêsu Kitô, Cha đầy tình thương xót và là Thiên Chúa mọi niềm an ủi, Đấng ủi an chúng ta trong mọi nổi gian truân, để nhờ sự an ủi chúng ta được nơi Thiên Chúa, chúng ta cũng có thể an ủi những người lâm vào bất cứ cảnh gian truân nào. Vì chưng các sự thống khổ của Đức Kitô tràn đến trên chúng ta thế nào, thì nhờ Đức Kitô, sự an ủi của chúng ta cũng được dẫy tràn thể ấy. Dù chúng ta lâm phải gian truân, ấy là để anh em được an ủi, được cứu thoát; dù chúng ta được an ủi, ấy vẫn là để anh em được an ủi nên kiến hiệu trong sự chịu đựng những nổi thống khổ như chính chúng ta cũng hằng phải chịu. Và mối hy vọng của chúng ta về anh em thật là vững chắc, bởi biết rằng anh em đã thông phần thống khổ thế nào, thì cũng được thông phần an ủi thể ấy.” Một người bạn an ủi về mặt tâm linh có thể giúp chúng ta duy trì và giữ vững niềm tin của chúng ta qua sự hiểu biết, qua lòng trắc ẩn và qua cảm nhận riêng của người bạn ấy về cuộc sống. Họ cũng còn có thể giúp chúng ta biết nhận thức, biết hành động đúng đắn, thích hợp khi chúng ta bị bao vây bởi cuộc công kích dữ dội.Nguyên Tắc Bốn: Liên kết những nổi thống khổ của chúng ta vào sự thương khó của Chúa Kitô Khi bão tố của cuộc đời đe dọa và vật ngã chúng ta, chúng ta cần phải nhớ rằng, thông qua mầu nhiệm tuyệt vời về sự cứu rổi của Thiên Chúa dành cho chúng ta chúng ta được gọi mời để cùng sẽ chia vào những nổi đau đớn, thống khổ của Chúa Giêsu Kitô. Khi chúng ta hướng những nổi đau khổ, những thử thách, những nổi gian truân, và những nổi đau của chúng ta vào cây thập tự giá của Ngài, tức thì một sức mạnh sẽ được đưa xuống để giúp cho tình huống có thể giảm nhẹ bớt đi, và đúng vậy, đôi lúc những tình huống khó khăn đó lại trở nên những dịp vui mừng hân hoan. Như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã từng nói với chúng ta rằng, “Đối với những ai biết cùng sẽ chia những nổi khổ đau, khốn cùng của Chúa Kitô, qua chính những nổi khổ đau của riêng họ, thì họ sẽ được một phần thưởng hết sức đặc biệt về một của quý hết sức vô giá chính là sự cứu rỗi của thế giới, để họ có thể sẽ chia của quý giá này cho những người khác.” (Trích trong Thông Điệp về Cứu Thế Khổ Giá - Salvific Doloris). Có một cách để cùng dâng lên những khổ đau của chúng ta cho chính Chúa Kitô chính là việc cầu nguyện và suy gẫm về mầu nhiệm Thương Khó của Thiên Chúa. Từ việc cầu nguyện, suy gẫm về Phúc Âm đến những chặng ngắm đàng thánh giá, đến việc lần chuổi Mân Côi để nhớ lại cái chết của Thiên Chúa trên thập tự giá, thì đó là những cách để vun xới một tình yêu và sự kính trọng sâu đậm đối với sự Thương Khó của Thiên Chúa chúng ta. Thì những hình thức cầu nguyện như trên chính là cách để giúp chúng ta đóng đinh những nổi đớn đau của riêng chúng ta vào thập giá của Chúa Kitô để cứu rổi cả thế giới. Khi chúng ta biết đón nhận những nổi khổ đau trong sự vui sướng, và chấp nhận chúng không một lời than vãn; và gắn kết chúng vào sự thống khổ của Chúa Kitô, thì lúc đó chúng ta cùng được đoàn tụ với những người sống ở trên nước thiên đàng. Thì khi đó những thử thách, té ngã trở nên một nguồn dẫn cho ơn huệ cứu rỗi trong thế giới ngày nay.Nguyên Tắc Năm: Nguyện nhờ vào sự chuyển cầu của Đức Mẹ Maria Đồng Trinh Đức Mẹ đã mật thiết gắn bó vào cuộc Thương Khó của chính Người Con của Mẹ là Đức Giêsu Kitô. Trong thông điệp về Cứu Thế Khổ Giá, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói với chúng ta rằng: “Ngay từ lúc Mẹ có một cuộc chuyện trò bí mật với Thiên Thần Gabriel, Mẹ Maria đã sẽ chia sứ vụ cứu thế với chính người Con của Mẹ. Nhưng, chính tại nơi đồi Calvê, sự chiụ đựng của Mẹ Maria, bên cạnh với sự chịu đựng của Chúa Giêsu, đã lên tới đỉnh điểm khó mà có thể tưởng tượng cho nổi từ quan điểm của con người, thế nhưng đó lại là một mầu nhiệm vô cùng siêu nhiên, và kết quả của mầu nhiệm đó chính là sự cứu rỗi cho cả thế giới. Việc Mẹ có mặt tại đồi Calvê và việc Mẹ đứng dưới chân của cây thập tự giá, là một nơi hết sức đặc biệt để sẽ chia cái chết cứu rỗi của Con Mẹ.” Vì điểm này, mà chúng ta nên hướng những nổi lo lắng bận tâm và thống khổ của chúng ta vào chính Trái Tim Đồng Trinh của Mẹ Maria, và cầu xin Mẹ chuyển giao chúng đến cho người Con của Mẹ, là Chúa Giêsu Kitô, nếu những việc đó có lợi ích cho những linh hồn của chúng ta và những linh hồn mà chúng ta đang ngày đêm nguyện cầu. Chúng ta cũng cầu xin Mẹ, hãy xin Thiên Chúa ban cho chúng ta sức mạnh chúng ta cần, để vác thập giá của chúng ta với lòng can đảm, với đức tin kiên vững, với sự vâng phục tối đa và với lòng bác ái bỏng cháy. Để chắc rằng đây chính là một đức tín anh hùng, thì chúng ta cũng được mời gọi, để trở thành những vị thánh sống sống của thời đại ngày nay.
THƠ CỦA THẦY GÊ RA ĐÔ & KỶ NIỆM VỀ THẦY !
CPS.NGUYỄN TRỌNG ĐA gửi:Mừng năm mươi năm chủng viện Thủ Đức (1959–2009)
Saturday, 17 October 2009 09:18
Vào năm, năm chín Dòng ta
Di dời chủng viện từ nhà Nha Trang
Đi vào Thủ Đức lập Dòng
Nhà xây vừa mới tạm xong, bộn bề
Chủng sinh lần lượt kéo về
Bắt đầu khóa mới chỉnh tề hẳn hoi
Trải qua mười sáu năm trời.
Được phần ổn định vào thời sơ khai
Thế nhưng chẳng được lâu dài
Chiến tranh bùng nổ đêm ngày bất an
Dồn dã khói lửa lan tràn
Sống trong lo sợ, dưới làn đạn bom
Đến năm một chín bảy lăm
Chiến tranh kết liễu, qua cơn hãi hùng
Ngôi nhà lại bị trưng dùng
Giờ đây chủng viện tạm ngừng, ra đi
Nhường cho tổ nấm duy trì
Hai mươi năm trọn, sau khi thu hồi
Sửa sang lát gạch quét vôi
Để cho học viện, có nơi học hành
Tạ ơn Thiên Chúa nhân lành
Năm mươi năm trọn được bình an luôn
Biết rằng sóng gió dập dồn
Nhưng nhà vẫn được bảo tồn êm xuôi
Giờ đây học viện thu hồi
Tiếp tục xây dựng hai ngôi nhà lầu
Một ngôi sát cuối phía sau
Làm nơi tĩnh nguyện, nhu cầu hồi Linh
Ngôi nhà phía trước tiền đình
Ưu tiên đào tạo khấn sinh lâu dài
Trở nên những vị anh tài
Để rồi xây dựng tương lai Tỉnh Dòng
Tạ ơn Thiên Chúa quan phòng
Giữ gìn chủng viện suốt trong mọi thời
Năm nay mừng tuổi năm mươi
Nhớ ơn các đấng xưa rồi khai sinh
Công lao quý vị đàn anh
Cha ông thuở trước tận tình đắp xây
Chúng con dừng lại nơi đây
Để cùng vái tạ, tỏ bày biết ơn.
Gérard Trần Văn Liên
Thay Ger.Liên vào tu ở Nha Trang trước khi đến Thủ Đức. Ở Nha Trang từ năm 1956, làm công việc may vá. Cái miệng có duyên, và ăn nói vui vẻ : "Tiến có biết tại sao khi may cái quần cho Tiến phải cắt cái thân bên trái bớt 1 phân không? -vì cái cấy (!) nó cứ nằm bên trái, nên nó cứ cộm lên (!)" Năm 1957, Cha Alix (quản lý) cho Tiến (mồ côi vì cha bị giết trong đấu tố) một cái quần, mà thầy Gerard chịu trách nhiệm may. .Một kỷ niệm ! Xin Chúa cho linh hồn Thầy hưởng trọn niềm vui bên Ngài. Amen. Pet Nguyễn Đức Tiến 'Vinh.1950'
|
LỄ TIỄN ĐƯA THẦY GÊ RA ĐÔ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)