CPS.NGUYỄN TRỌNG ĐA gửi :
|
Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012
CƯỜI...CHẾT THÔI !!!
Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012
20/11/2012:"GIÁO DỤC LÀ MỘT ƠN GỌI" !
Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012
DÒNG ĐỨC BÀ TRUYỀN GIÁO KỶ NIỆM 150 NĂM THÀNH LẬP u
Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012
NHỮNG KHOẢNH KHẮC GÂY XÚC ĐỘNG !
CPS.Nguyễn Trọng Đa gửi :
Những bức ảnh cảm động về cuộc sống
Từ khi vợ mất vào ngày 20/9 sau khi sinh con gái Damini, anh Bablu Jatav (Ấn Độ) ngày nào anh Jatav cũng quấn con gái vào tã, địu trước ngực rồi đạp xe chở khách trên đường phố. Cô bé trở nên yếu ớt, giảm cân và bị nhiễm trùng máu.
Sau khi hoàn cảnh khó khăn của gia đình được đăng trên báo BBC, có rất nhiều người trên thế giới đã gửi tiền giúp đỡ bố con anh.
Cả bệnh viện nghiêng mình trước em bé. Đây là khoảnh khắc trước khi em vào phòng mổ hiến tặng toàn bộ cơ quan nội tạng.
Cuộc chiến ở Romani cũng có lúc lắng lại chỉ vì một trái tim bằng giấy.
Trong cuộc chiến ở Brazil, có khoảnh khắc khiến một vị tướng không thể quên được.
Đúng ngày sinh nhật của mình, ông yêu cầu quân phản đối hãy ngừng chiến.
Họ đã làm đúng như thế và quay trở lại với một chiếc bánh sinh nhật trên tay.
Quá bất ngờ và hạnh phúc, vị tướng bật khóc.
Hình ảnh này được chụp lại ở Rio de Janeiro. Nhìn thấy một cô bé không nhà lếch thếch với đôi chân trần, một du khách đã không ngần ngại tặng cho cô đôi dép ông đang đi.
Một vận động viên người Ohio không ngần ngại giúp đối thủ của mình về đích.
Cô bé Guatemala ngượng ngùng tặng hoa cho một du khách em vừa gặp mặt.
Tính mạng của bất kỳ ai cũng rất quan trọng.
Trong khi dẫn đàn vịt qua đường, bà mẹ vịt đã bị rơi mất đàn con vì những khe hở của nắp cống.
Khoảnh khắc này không lọt qua được mắt của một cảnh sát, cô đã cùng đồng đội của mình giở nắp cống để cứu từng con vịt.
Một du khách người nước ngoài không ngại đút thức ăn cho người ăn xin.
Khoảng cách chủ - tớ đã bị xóa nhòa.
|
Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012
Nữ tu dòng Biển Đức: Mẹ Dolores được đề cử giải Oscar 2012
|
Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012
ĐÁM CƯỚI CON A.PHONG,Ch.THẢO (Hố nai)
28/10/2012,A.Quốc Phong và Chị Thảo (A.Phong là CPS lớp 69,hiện ở Hố nai) mời thật đông CPS vùng SG,HN,Long khánh về dự đám cưới con trai út.
Chú rể là HOÀNG PHƯỚC, cô dâu là PHƯƠNG ANH đều rạng rỡ trong ngày trọng đại của mình.
Chương trình văn nghệ tự phát mừng hai họ và cô dâu , chú rể...liên tục có người lên đăng ký tiết mục...
Anh Chị Em CPS tham dự trên 3 chục ( thật là đông vui,phải kể là kỷ lục)
Chúc mừng hai họ ! Chúc đôi tân hôn tràn đầy hạnh phúc !
ĐÁM CƯỚI CON A.PHONG,Ch.THẢO (Hố nai)
28/10/2012,A.Quốc Phong và Chị Thảo (A.Phong là CPS lớp 69,hiện ở Hố nai) mời thật đông CPS vùng SG,HN,Long khánh về dự đám cưới con trai út.
Chú rể là HOÀNG PHƯỚC, cô dâu là PHƯƠNG ANH đều rạng rỡ trong ngày trọng đại của mình.
Chương trình văn nghệ tự phát mừng hai họ và cô dâu , chú rể...liên tục có người lên đăng ký tiết mục...
Anh Chị Em CPS tham dự trên 3 chục ( thật là đông vui,phải kể là kỷ lục)
Chúc mừng hai họ ! Chúc đôi tân hôn tràn đầy hạnh phúc !
Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012
LỄ VIẾNG MẸ A.BÌNH L.68
Chào Mừng Cha GT FX Vũ Phan Long và Cha Inhaxio Nguyễn Duy Lam tại Mỹ !
|
Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012
Chuộc Lương Tâm
Chuộc Lương Tâm
(Tác giả : LÝ TỬ)
CPS.Nguyễn Trọng Đa gửi
Cách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học phổ thông cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ phẩm khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh; nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn. Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.
Hôm chủ nhật, tôi về nhà chơi. Lấy hết lòng can đảm, tôi nói với mẹ: “Mẹ ơi, con muốn mua một cái đồng hồ đeo tay, mẹ ạ !” Mẹ tôi trả lời: “Con này, nhà mình đến cháo cũng sắp sửa chẳng có mà ăn nữa, lấy đâu ra tiền để sắm đồng hồ cho con ?” Nghe mẹ nói thế, tôi rất thất vọng, vội quáng quàng húp hai bát cháo rồi chuẩn bị về trường. Bỗng dưng bố tôi hỏi: “Con cần đồng hồ làm gì thế hả ?”
Câu hỏi của bố nhen lên một tia hy vọng trong lòng tôi. Rất nhanh trí, tôi bịa ra một câu chuyện: “Hồi này lớp con đang học ngày học đêm để chuẩn bị thi đại học, vì là lớp cuối nên bây giờ chúng con lên lớp không theo thời khoá biểu của trường nữa, cho nên ai cũng phải có đồng hồ để biết giờ lên lớp.” Nói xong, tôi nôn nóng chờ bố trả lời đồng ý; thế nhưng bố tôi chỉ ngồi xổm ngoài cửa chẳng nói câu nào.
Trở về ký túc xá nhà trường, tôi chẳng còn dám nằm mơ đến chuyện sắm đồng hồ nữa. Thế nhưng chỉ mấy hôm sau, bất chợt mẹ tôi đến trường, rút từ túi áo ra một túi vải hoa con tý rồi mở túi lấy ra một chiếc đồng hồ mác Thượng Hải mới toanh sáng loáng. Tôi đón lấy nó, đeo ngay vào cổ tay, trong lòng trào lên một cảm giác lâng lâng như bay lên trời. Rồi tôi xắn tay áo lên với ý định để mọi người trông thấy chiếc đồng hồ của mình.
Thấy thế, mẹ tôi liền kéo tay áo tôi xuống rồi bảo: “Con này, đồng hồ là thứ quý giá, phải lấy tay áo che đi để giữ cho nó khỏi bị sây xước chứ ! Con nhớ là tuyệt đối không được làm hỏng, lại càng không được đánh mất nó đấy ! Thôi, mẹ về đây.”
Tôi tiễn mẹ ra cổng trường rồi hỏi: “Sao nhà mình bỗng dưng lại có tiền thế hở mẹ ?” Mẹ tôi trả lời: “Bố mày bán máu lấy tiền đấy !”
Bố đi bán máu để kiếm tiền mua đồng hồ cho tôi ? Trời ơi ! Đầu óc tôi quay cuồng, ngực đau nhói. Tiễn mẹ về xong, tôi tháo chiếc đồng hồ ra, bọc kỹ mấy lớp vải như cũ cất vào cái túi con tý mẹ đưa. Ngay hôm ấy, tôi hỏi thăm các bạn xem có ai cần mua đồng hồ mới không. Các bạn hỏi tôi tại sao có đồng hồ mà lại không đeo, tôi bảo tôi không thích. Họ chẳng tin, cho rằng chắc hẳn đồng hồ của tôi có trục trặc gì đấy, vì thế chẳng ai muốn mua nó.
Cuối cùng tôi đành phải nhờ thầy chủ nhiệm lớp giúp tôi tìm người mua đồng hồ và thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho thầy nghe, vừa kể vừa nước mắt lưng tròng. Thầy chủ nhiệm nghe xong bèn vỗ vai tôi và nói: “Đừng buồn, em ạ. May quá, thầy đang cần mua một chiếc đồng hồ đây, em để lại nó cho thầy nhé !” Thầy trả tôi nguyên giá, còn tôi thì dùng số tiền đó nộp hai tháng tiền ăn ở nhà ăn tập thể. Có điều khó hiểu là sau đó chưa bao giờ tôi thấy thầy chủ nhiệm đeo đồng hồ cả. Mỗi lần tôi hỏi tại sao thì thầy chỉ cười không nói gì.
Về sau tôi thi đỗ đại học rồi ra trường và làm việc ở một tỉnh lỵ xa quê. Câu chuyện chiếc đồng hồ kia cứ mãi mãi đeo bám ám ảnh tôi.Trong một dịp về quê thăm gia đình, tôi tìm đến nhà thầy chủ nhiệm cũ và hỏi chuyện về chiếc đồng hồ ấy. Thầy tôi bây giờ đã già, tóc bạc hết cả. Thầy bảo: “Chiếc đồng hồ vẫn còn đây.” Nói rồi thầy mở tủ lấy ra chiếc túi vải hoa nhỏ xíu năm nào mẹ tôi đưa cho tôi. Thầy mở túi, giở từng lớp vải bọc, cuối cùng chiếc đồng hồ hiện ra, còn mới nguyên !
Tôi kinh ngạc hỏi: “Thưa thầy, tại sao thầy không đeo nó thế ạ ?” Thầy chủ nhiệm từ tốn trả lời: “Thầy đợi em đến chuộc lại nó đấy !” Tôi hỏi tiếp: “Thưa thầy, vì sao thầy biết em sẽ trở lại xin chuộc chiếc đồng hồ ạ ?” Thầy bảo: “Bởi vì nó không đơn giản chỉ là chiếc đồng hồ, mà điều quan trọng hơn, nó là lương tâm của một con người.”
Lý Tử
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)