Ý nghĩa Năm Thánh
Thông thường, nói đến “thánh”, ai cũng dễ nghĩ đến sự thánh thiện về mặt đạo đức luân lý: Ông này “thánh” lắm vì ngày nào cũng đi lễ, không sót buổi kinh nào; bà ấy “thánh” lắm, chẳng thấy mở miệng nói xấu ai bao giờ… Dĩ nhiên ý nghĩa ấy không sai, tuy nhiên Thánh Kinh cung cấp cho ta một tầm nhìn sâu xa và nền tảng hơn. Trong Thánh Kinh, “thánh” có nghĩa là được tách riêng ra để dành cho Chúa là Đấng Thánh. Dân Israel được gọi là dân thánh vì là dân được tách riêng ra để dành cho Chúa; Thánh Phaolô gọi các tín hữu là các thánh vì trong bí tích Rửa tội, họ đã thuộc về Chúa; các vật dụng trong cử hành phụng vụ được gọi là chén thánh, dĩa thánh, khăn thánh vì được dùng cho việc thờ phượng Chúa … Cho nên ý nghĩa căn bản của “thánh” là thuộc về Chúa. Và chính trên nền tảng này, ta mới hiểu được ý nghĩa “thánh” về mặt luân lý, đạo đức. Vì thuộc về Chúa và vì Chúa là Đấng Thánh nên người tín hữu phải nên thánh, phải nên giống Chúa là Đấng Thánh.
Theo ý nghĩa trên, Năm Thánh là Năm thuộc về Chúa là Đấng Thánh, là thời gian được dành đặc biệt cho Chúa. Như thế, sống Năm Thánh là làm sao để cuộc đời ta thực sự thuộc trọn về Chúa, để Chúa thực sự Chúa làm chủ cuộc đời ta về mọi mặt
Để Chúa làm chủ cuộc đời cá nhân mỗi người
Câu hỏi trước tiên được đặt ra là: Cuộc đời tôi có thực sự thuộc trọn về Chúa? Có thực sự Chúa làm chủ đời tôi? Có người nhận xét rằng trên đồng đô-la của Mỹ có in dòng chữ “In God we trust” (Chúng con tín thác vào Chúa). Quả là một dân tộc đạo đức, đến cả đồng tiền cũng tuyên xưng đức tin! Có thể đó là ý nghĩ lành thánh ban đầu của những nhà lập quốc, diễn tả niềm tín thác trọn vẹn nơi Chúa ngay cả trong sinh hoạt kinh tế. Thế nhưng ngày nay hình như vị Chúa mà người ta tín thác không phải là Đấng Thiên Chúa hằng sống mà cha ông tuyên xưng nhưng là chính đồng tiền người ta đang cầm trong tay và coi đó là Chúa của mình : Có tiền mua tiên cũng được. Còn Đấng Thiên Chúa hằng sống lại bị gạt ra bên lề cuộc sống.
Câu chuyện trên có lẽ không chỉ để kể cho vui nhưng cách nào đó cũng diễn tả thực tế đời sống của mỗi tín hữu lúc này lúc khác. Vẫn giữ Đạo theo nghĩa đi lễ đi nhà thờ đầy đủ nhưng không hẳn Chúa đã là Chủ cuộc đời ta. Cụ thể là trong những chọn lựa của đời sống, ta chọn lựa dựa trên chuẩn mực nào? Có phải chuẩn mực của Chúa hay chuẩn mực của thế gian ? Ghé thăm Đài Loan cách đây ít ngày, một linh mục Việt
Để Chúa làm chủ cộng đoàn
Cộng đoàn trước hết là cộng đoàn gia đình. Chúa có thực sự làm chủ gia đình ta không ? Để trả lời câu hỏi này cách cụ thể, nên nhìn vào những tương quan trong gia đình: tương quan vợ chồng, tương quan cha mẹ và con cái. Những tương quan đó được xây dựng theo định hướng Chúa dạy hay cũng chỉ là những tính toán thế gian? Năm Thánh mời gọi mỗi gia đình nhìn lại để đánh giá và củng cố đời sống gia đình trên nền tảng Lời Chúa, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại khi tình trạng đổ vỡ gia đình càng lúc càng thường xuyên hơn. Cũng ở đây ta hiểu được lý do tại sao Đức Hồng y Tổng giám mục đề nghị với các gia đình công giáo trong thành phố cố gắng duy trì và phát huy giờ kinh tối trong gia đình, bởi lẽ đó chính là những giây phút sống và kinh nghiệm sự hiện diện của Chúa trong gia đình, nhìn nhận Ngài là Chủ của gia đình và để gia đình thực sự thuộc về Chúa.
Cộng đoàn ở đây còn được hiểu xa hơn là Giáo Hội. Chúa có thực sự làm Chủ của Giáo Hội ? Một câu hỏi tưởng như quá thừa nhưng lại là câu hỏi cần thiết. Hầu như người công giáo nào cũng quen với câu chuyện kể về thánh Phêrô định trốn khỏi thành Rôma khi cuộc bách hại ác liệt ập xuống trên Giáo Hội Rôma. Có thể vì ngài sợ hãi và cũng có thể vì ngài tính toán khôn ngoan theo kiểu thế gian, phải trốn đi để tiếp tục điều hành Giáo Hội. Ngờ đâu trên đường trốn chạy, lại gặp Chúa Giêsu chống gậy đi vào, và khi Phêrô hỏi Chúa “Thầy đi đâu?” thì Người trả lời: Ta vào thành Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa! Hoá ra nhiều khi chúng ta nhiệt tâm gìn giữ, bảo vệ và xây dựng Giáo Hội, nhưng có thể chỉ là một giáo hội theo ý nghĩ và sở thích của mình chứ không phải Giáo Hội của Chúa Kitô, Đấng chịu đóng đinh trên thập giá.
Vì thế, Năm Thánh là cơ hội cho mỗi cộng đoàn lớn nhỏ (giáo xứ, dòng tu, giáo phận) xem xét lại để thực sự đón nhận Chúa làm chủ. Cách cụ thể là xây dựng đời sống cộng đoàn thành cộng đoàn hiệp nhất yêu thương theo lời mời gọi của vị chủ chăn trong giáo phận: “Chúng tôi ước mong mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn tín hữu trong thành phố này, chung sức cùng nhau viết lại định nghĩa “Đạo Chúa là Đạo yêu thương”, “người công giáo là người ý thức mình được Chúa yêu thương, đồng thời là người biết yêu thương mọi người anh em đồng đạo và đồng bào”, vì tất cả là con một Cha, là anh em một nhà. Chúng ta hãy quyết tâm trong thời gian tới cùng nhau ghi lại định nghĩa đó vào trong cuộc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét