Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Mười lý do mọi người Công Giáo nên đọc Niềm Vui Tin Mừng

Mười lý do mọi người Công Giáo nên đọc 
Niềm Vui Tin Mừng
Vũ Văn An11/28/2013.VietCatholic.
                                               

Marcel Lejeune, 

trên http://marysaggies.blogspot.com.au/2013/11/10-reasons-every-catholic-should-read.html, nêu lên mười lý do khiến bất cứ người Công Giáo nào cũng nên đọc Niềm Vui Tin Mừng là tài liệu huấn quyền ông ưa thích hơn cả:

Thứ nhất, ngôn ngữ của Đức Phanxicô rất đơn giản và dễ hiểu,

 khiến người Công Giáo trung bình nào cũng đọc được
 và hiểu nó. Như câu này chẳng hạn đâu có chi là nặng nề?

“Nếu ta đã tiếp nhận thứ tình yêu phục hồi được ý nghĩa cho đời ta, 
làm sao ta lại không biết chia sẻ tình yêu ấy cho người khác?”


Thứ hai, Đức Giáo Hoàng rất tếu! Thật thế, quý vị thử thì biết.


“Họ (giáo dân) và các thừa tác viên thụ phong của họ cùng khổ vì các bài giảng:

 giáo dân khổ vì phải lắng nghe chúng còn giáo sĩ thì khổ vì phải giảng chúng!”

Thứ ba, ngài luôn tràn trề hy vọng và thách thức Giáo Hội sống

 và hành động với hy vọng:

“Một trong các cám dỗ trầm trọng hơn cả vốn làm tê liệt mọi mạnh dạn và hăng hái 
là chủ nghĩa đầu hàng; nó biến ta thành những người yếm thế, ưa càu nhàu và vỡ mộng, mặt mày cau có khó thương (sourpusses). Không một ai có thể lên đường ra trận trừ phi tin chắc ở chiến thắng trước mặt. Khởi diễn mà thiếu niềm tin, ta đã thua nửa cuộc chiến rồi và do đó, chôn vùi mọi tài năng của ta”.


Thứ bốn, Đức Phanxicô không muốn ta dừng lại ở hiện trạng,

 ngài muốn điều Chúa Giêsu muốn nơi ta: thánh thiện 
và truyền giáo.

“Ta phải nhìn nhận rằng nếu một phần những người đã chịu phép rửa của ta thiếu cảm thức thuộc về Giáo Hội,thì điều này cũng tại vì một số cơ cấu nào đó và bầu khí đôi lúc bất thân

 thiện của một số giáo xứ và cộng đoàn, hay tại cung cách bàn giấy khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống người ta, bất kể là đơn giản hay phức tạp.Tại nhiều nơi, phương thức bàn giấy đang trổi vượt hơn phương thức mục vụ, cả sự tập trung vào việc ban các bí tích nữa cũng đang tách biệt khỏi các hình thức phúc âm hóa khác”.

Thứ năm, ngài muốn hoạt náo mọi việc và không muốn ta 

làm một việc gì đó chỉ vì trong quá khứ nó đã được làm như thế:

“thừa tác mục vụ trong bí quyết truyền giáo tìm cách từ bỏ thái độ tự mãn,

 là thái độ nói rằng: ‘chúng tôi đã làm như thế rồi’. Tôi mời gọi mọi người hãy mạnh dạn và có óc sáng tạo trong trách vụ suy nghĩ lại các mục tiêu, các cơ cấu, cung cách và phương pháp phúc âm hóa trong các cộng đồng liên hệ của mình”.

Thứ sáu, Ngài nhìn nhận rằng một số cơ cấu và thực hành 

trong sinh hoạt Giáo Hội không giúp ích gì cho việc truyền 
bá Tin Mừng. Do đó, việc cải tổ nghiêm chỉnh những điều
 này rất có thể gay cấn nhưng thật cần thiết:

“Ta phải nhìn nhận rằng nếu một phần những người đã chịu phép rửa của ta

 thiếu cảm thức thuộc về Giáo Hội, thì điều này cũng tại vì một số cơ cấu nào đó và bầu khí đôi lúc bất than thiện của một số giáo xứ và cộng đoàn,hay tại cung cách bàn giấy khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống người ta,bất kể là đơn giản hay phức tạp. Tại nhiều nơi, phương thức bàn giấy đang trổi vượt hơn phương thức mục vụ, cả sự tập trung vào việc ban các bí tích nữa cũng 
đang tách biệt khỏi các hình thức phúc âm hóa khác”.

Thứ bẩy, ngài biết cách làm cho bạn hăng hái với công việc

 trước mắt!

“Các thách thức có đó để ta thắng vượt! Ta hãy là những người thực tiễn,
nhưng không được đánh mất niềm vui, sự mạnh dạn và dấn thân đầy hy vọng của ta.Ta đừng để mình bị tước mất niềm hăng say truyền giáo!”


Thứ tám, ngài hiểu rằng sứ điệp cần bám vào những điều 

căn bản. Tin Mừng được Chúa Giêsu công bố không hề 
phức tạp và cả sứ điệp được Giáo Hội công bố cũng thế 
không bao giờ nên quên các điều căn bản:

“Trên môi miệng giáo lý viên, công bố đầu tiên phải là hô tới hô lui lời này: ‘Chúa Giêsu Kitô yêu thương bạn; Người hiến mạng sống Người để cứu rỗi bạn; và giờ đây, Người đang sống bên cạnh bạn mỗi ngày để soi sáng, củng cố và giải thoát bạn’”.


Thứ chín, đọc tông huấn này sẽ có ích cho bạn! Đây là một 

suy tư có tính hết sức bản thân về những điều quan trọng nhất;
 Đức Phanxicô mời gọi bạn hồi tâm!

“Chúa không làm thất vọng những ai tiếp nhận sự rủi ro này; bất cứ lúc nào 
ta dám bước một bước về phía Chúa Giêsu, ta đều khám phá ra:Người đã ở đó rồi, đang chờ đợi ta với đôi tay rộng mở. Nay là lúc ta nói với Người:‘Lạy Chúa, con đã để mình bị lừa dối; con đã chạy trốn tình yêu của Chúa hàng trăm nghìn cách, ấy thế nhưng, này con đây, con có mặt lần nữa để đổi mới giao ước

 của con với Chúa. Con cần Chúa. Lạy Chúa, xin cứu vớt con một lần nữa, hãy ôm con một lần nữa trong vòng tay cứu chuộc của Chúa’. Tốt lành xiết bao được trở về với Người mỗi lần ta sa ngã!”

Thứ mười, ngài rao bán niềm vui, ai mà không muốn!

 Tin Mừng giả thiết phải là điều biến đổi ta và đem lại niềm vui 
cho ta, ngay cả lúc mọi việc đều khó khăn. Đây là dấu chỉ 
dứt khoát một điều gì đó đã thay đổi đời ta!

“Niềm vui Tin Mừng tràn ngập tâm hồn và đời sống tất cả những ai gặp gỡ Chúa Giêsu.Những ai tiếp nhận đề xuất cứu rỗi của Người đều được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn sầu, trống rỗng và cô đơn nội tâm. Với Chúa Kitô, niềm vui luôn luôn trổ sinh như mới”. 





ĐÔNG VÀ TÂY !!!!

Bộ ảnh thú vị về sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây

(Dân trí) - Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.

Một nghệ sĩ trẻ người Trung Quốc có tên Yang Liu hiện đang sinh sống tại Đức vừa cho ra mắt bộ ảnh đồ họa có tên “East Meets West” (Đông Tây gặp gỡ). Bộ ảnh cho thấy sự khác biệt trong đời sống văn hóa - xã hội giữa phương Đông và phương Tây.
“Đông Tây gặp gỡ” thể hiện cách nhìn vừa chính xác vừa hài hước về sự khác biệt muôn thuở. Nghệ sĩ Yang Liu cho biết: “Những thông tin được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang ý nghĩa tương đối cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần hai thập kỷ sinh sống ở Châu Âu”.
Dưới đây là bộ ảnh thú vị của nghệ sĩ Yang Liu:
Cách thể hiện ý kiến cá nhân
Cách thể hiện ý kiến cá nhân: Người phương Tây quan trọng sự thẳng thắn. Người phương Đông đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.
Phong cách sống
Phong cách sống: Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… Người phương Đông trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa.
Vấn đề đúng giờ
Vấn đề đúng giờ: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ ở thế giới phương Tây. Người ta không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng càng không nên đến muộn vì đó là hành động bất lịch sự. Người phương Đông thì khác, họ có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và điều đó không trở thành vấn đề lớn.
Cấp trên
Cấp trên: Trong thế giới phương Tây, sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một chút. Ở phương Đông, sếp được coi là “người khổng lồ”.
Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội
Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội: Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây không mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.
Cách thể hiện cảm xúc
Cách thể hiện cảm xúc: Người phương Tây vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng còn người phương Đông có thể “trong héo ngoài tươi”.
Văn hóa xếp hàng
Văn hóa xếp hàng: Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi.
Nhìn nhận về bản thân
Nhìn nhận về bản thân: Người phương Tây rất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân. Ở phương Đông, cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi.
Đường phố ngày cuối tuần
Đường phố ngày cuối tuần: Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành. Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.
Tiệc tùng
Tiệc tùng: Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người phương Đông thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Tiệc càng ồn càng chứng tỏ tổ chức thành công.
Tiếng ồn trong nhà hàng
Tiếng ồn trong nhà hàng: Người phương Tây rất ngại việc nói to ở nơi đông người. Vì vậy, ở nơi công cộng như nhà hàng, quán ăn, họ nói nhỏ, chỉ đủ để người ngồi với mình nghe thấy. Ngay cả việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện bằng ánh mắt và động tác tay. Người phương Đông khá vô tư trong việc này, họ có thể nói to, gọi nhau í ới ở nơi đông người.
Thức uống “lành mạnh”
Thức uống “lành mạnh”: Ở phương Tây, nếu ai đó bị yếu bụng hoặc đau dạ dày, khi dùng bữa, họ sẽ uống nước ngọt có gas, trong khi đó, người phương Đông sẽ gọi trà hoặc nước khoáng.
Đi du lịch
Đi du lịch: Người phương Tây đề cao việc quan sát và trải nghiệm thực tế trong suốt chuyến đi. Trong khi đó, đối với người phương Đông, việc lưu lại hình ảnh làm kỷ niệm trong từng chặng đường, từng địa điểm thăm quan là một việc quan trọng không kém.
Vẻ đẹp lý tưởng
Vẻ đẹp lý tưởng: Người phương Tây thích da nâu, người phương Đông thích da trắng.
Trẻ em trong gia đình
Trẻ em trong gia đình: Trẻ em ở phương Tây không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như ở phương Đông. Trong gia đình phương Tây, trẻ em có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong nhà, cũng có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Ở phương Đông, em bé thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh “tâm điểm” này.
Giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề: Người phương Tây coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất. Người phương Đông quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất thời gian hơn nhưng vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.
Các bữa ăn trong ngày
Các bữa ăn trong ngày: Người phương Tây thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường dùng đồ ăn nhanh, bữa trưa vì vậy được coi là bữa ăn thư thái nhất trong ngày khi họ có thể rủ bạn bè ra tiệm dùng bữa. Người phương Đông đề cao tầm quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày, họ thích sự nóng sốt. Ăn uống qua quýt theo kiểu “cơm đường cháo chợ” là điều không ai thích.
Phương tiện di chuyển
Phương tiện di chuyển: Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện).
Cuộc sống của người già
Cuộc sống của người già: Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp nhiều cụ già dắt thú cưng đi dạo. Ở phương Đông, bạn sẽ thấy các cụ già dắt cháu đi chơi.
Tắm táp
Tắm táp: Người phương Tây thích tắm sáng rồi mới đi làm. Người phương Đông thích tắm tối trước khi đi ngủ.
Ẩm thực sành điệu
Ẩm thực sành điệu: Người phương Tây sành điệu sẽ tìm tới các món Á. Người phương Đông “ăn chơi” sẽ tìm tới các món Âu.
Thời tiết và cảm xúc
Thời tiết và cảm xúc: Người phương Tây thích nắng, ghét mưa. Họ đặc biệt yêu những ngày nắng (có lẽ vì thế mà họ thích da nâu). Người phương Đông thích cả mưa và nắng. Nắng mưa đối với người phương Đông đều có nét đẹp, nét thú vị riêng.
Đông Tây trong mắt nhau
Đông Tây trong mắt nhau: Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá, thích uống trà và ăn cơm. Người phương Đông ấn tượng với người phương Tây vì mũ nồi cao, xúc xích và bia.
Bích Ngọc
Theo Bored Panda

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Bài thơ: Dặn con

Thấy bài thơ (kể cả lời bình) hay và ý nghĩa, mời đọc cho vui.
CPS.LÊ ĐÌNH HIỀN gửi từ Ban Mê Thuật
Bài thơ: Dặn con (Trần Nhuận Minh)

Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào
Con chó nhà mình rất hư
Cứ  thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này ../.

Với bài thơ
Dặn con của nhà thơ Trần Nhuận Minh thì việc dạy con chỉ thông qua lời dặn dò giản đơn nhưng cũng hết sức sâu sắc và có ý nghĩa.
Có  lẽ có rất nhiều điều để Trần Nhuận Minh truyền đạt cho con nhưng trước hết ông đã dạy cho con về lòng yêu thương con người, đó là hạt nhân cơ bản, cốt lõi, bài học mà ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ thời đại nào con người ta cũng cần phải có. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện nay, nhiều người chỉ chú trọng của cải vật chất, coi trọng đồng tiền mà quên đi nhiều thứ. Trong đó có tình yêu thương con người, đồng loại một thứ tình cảm thiêng liêng quý báu nhưng ngày càng phai nhạt.
Cả  bài thơ chỉ là lời dặn dò của người cha, lời dặn ấy chính là bài học mà người cha chỉ cho đứa con thấy những việc cần làm, nên làm, những điều cần tránh, không nên làm.
Mở  đầu bài thơ, người bố đưa ra một nhận định về cuộc đời, lẽ đời. Từ đó người bố tạo cơ sở đưa đứa con vào những suy ngẫm, để từ những suy ngẫm đó mà con sẽ  hành động đúng theo những lời bố dặn.
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Nhà thơ đã khéo léo đưa ra việc có người hành khất đến nhà, lý do cũng đơn giản là  vì nhà mình sát đường họ đến. Nhằm mục đích giáo dục con không được có thái  độ giễu cợt, xúc phạm họ. Vì trên đời này không ai muốn mình phải làm hành khất, không ai muốn ngửa tay ra xin từng miếng ăn, từng đồng tiền của người khác. Bản thân họ cũng đau xót, tủi hổ và nhục nhã lắm chứ!
Mà đã là người hành khất thì việc họ sẽ  hôi hám, úa tàn! cũng là điều dễ hiểu. Nếu là mình trong hoàn cảnh ấy thì cũng thế thôi. Cho nên con phải cảm thông cho họ.
Do vậy ăn mày có đến, dù ít dù nhiều con phải cho họ, và con không được hỏi gốc tích, quê hương. Con hỏi kỹ về họ có  nghĩa là con đang chọc vào nỗi đau, làm thức dậy những quá khứ buồn, những tổn thất, mất mát lớn lao không thể nào bù đắp được.
Người cha thật tinh tế, quan sát kỹ mọi điều và căn dặn thêm đứa con của mình:
Con chó  nhà mình rất hư
Cứ  thấy ăn mày là cắn
Dặn con về lòng thương người, người bố nói đến con chó, một con vật nuôi thân thuộc trong chính ngôi nhà của mình. Để đứa con thấy rằng: con chó thấy người ăn mày rách rưới, dơ bẩn vào nhà là cắn. Những hành động ấy của con chó là không thể chấp nhận được, nó không được có thái độ hung hăng và khinh người như vậy. Con phải răn dạy nó, nếu nó không bỏ được cái tật đó thì con hãy bán nó đi. Dẫu biết rằng chó là một con vật nuôi nhưng khi nó được nuôi trong gia đình này thì buộc nó cũng phải sống tình nghĩa, biết yêu thương và không được có thái độ không tốt như thế.
Một cách giáo dục con nhẹ nhàng nhưng đầy ý  nghĩa. Con nên nhớ rằng: việc cho người hành khất là một việc làm tuỳ tâm, một sự giúp  đỡ nhỏ nhoi, không ràng buộc. Nhưng như thế  không có nghĩa là khi cho họ rồi con sẽ  có thái độ không tốt hoặc buộc họ phải mang ơn. Bởi trong thực tế cuộc đời này, nhiều người có thái độ khinh bỉ, xúc phạm và rất coi thường người hành khất. Có người cho người hành khất như là việc bố thí, có người coi đó là việc cực chẳng đã phải làm chứ họ chẳng rung động thông cảm, có người lấy đó làm một việc làm lớn lao mà người nhận phải mang ân huệ. Làm như thế thì không nên!
Vốn là người từng trải người bố đã nghĩ  rất thấu đáo và sâu sắc mọi điều. Hiện tại người bố nhận thấy “Mình tạm gọi là no ấm”. Nghĩa là dù sao gia đình mình vẫn còn quá ấm cúng và hạnh phúc so với nhiều gia đình, nhiều hoàn cảnh, nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự cưu mang, sẻ chia giúp đỡ của cộng đồng. Nhưng biết đâu được cơ trời vần xoay, một ngày nào đó bố cũng trở thành người hành khất! Cho nên việc con làm bây giờ đó là việc tu nhân tích đức, một việc làm hết sức có ý nghĩa. Và rồi một ngày nào đó nhỡ bố có là người hành khất thì người ta sẽ giúp bố, biết đâu!
     Cái hay của bài thơ có lẽ nằm ở  khổ thơ cuối này. Nó có ý nghĩa như sự giải thích rõ thêm vì sao đứa con phải làm những điều bố dặn. Nếu mở đầu bài thơ “Chẳng ai muốn làm hành khất” thì đến cuối bài Trần Nhuận Minh lại nói “Ai biết cơ trời vần xoay”- Nghĩa là ai cũng có thể trở thành hành khất, kể cả bố đây!
Các anh hẳn còn nhớ câu ngạn ngữ của người Việt rất hay: " Ăn mày là ai, ăn mày là ta, đói cơm rách áo hóa ra ăn mày", thì nhữngl ời dặn con hết sức giản dị, nhưng cũng hàm chứa những ẩn ý sâu xa. Người bố không chỉ dặn đứa con của mình mà qua đó ông đã đánh thức lòng trắc ẩn, sự yêu thương sẻ chia, khơi dậy lòng tốt, tấm lòng từ thiện của nhiều người. Để rồi họ nhận ra rằng việc giúp đỡ người bất hạnh, người hành khất, những người có hoàn cảnh không may … đó chính là việc nghĩa mà họ cần phải nên làm, dù rằng đây là hành động không ai bắt buộc chỉ là tuỳ tâm, tuỳ thích!
Của cho ấy là của gửi, ta cho người hành khất tức là ta đã gửi lòng tốt vào trong thiên hạ. Rồi biết đâu, cuộc đời thăng trầm, dâu bể,  một ngày nào đó mỗi người trong chúng ta ai cũng có thể trở thành hành khất . Khi ấy người ta cũng sẽ đối xử tốt như ta đã đối xử, giúp đỡ những người hành khất năm nào!
Với những từ ngữ, câu chữ mộc mạc, giản dị, cái nhìn tinh tế và những trải nghiệm về đời sống. Trần Nhuận Minh đã đem đến cho công chúng một bài thơ hay, một bài học đạo đức có ý nghĩa. Để con khôn lớn thành người có nhiều điều mà người bố phải dạy cho con. Nhưng cái quan trọng trước tiên nhất đó là dạy con lòng yêu thương con người. Lời dặn con của nhà thơ cũng chính là điều mà các bậc làm cha làm mẹ cần phải dạy cho con mình.

Đức tin là một hồng ân

Đức tin là một hồng ân.​
CPS.TOMMY NGUYEN gửi từ Mỹ

Một ngày vào năm 1973, các báo ở Sài gòn đồng loạt đưa tin về cái chết của Jean Cassaigne, một người Pháp, nguyên là Giám Mục Sài gòn nhưng lại qua đời tại một trại phong ở Di Linh, một nơi đèo heo hút gió trên đường từ Sài gòn đi Đà Lạt. Nguyễn Viết Chung đọc tiểu sử của vị cố Giám Mục trên báo và không hiểu do đâu anh lại mong muốn được nên giống ngài ở chỗ phục vụ người cùng khổ cho đến hơi thở cuối cùng. Anh chẳng biết gì về Đạo Công giáo, thế mà Đức Cha Cassaigne lại là thần tượng của anh.








Năm 1974. Chung học Y Khoa Đại Học Sài gòn. Tại đây anh gặp người công giáo đầu tiên trong đời anh, giáo sư bác sĩ Lichtenberger người Bỉ, dạy môn Mô phôi học. Chung ngưỡng mộ sự uyên bác khoa học vô song của ông. Các bài giảng vô cùng sinh động và phong phú của nhà khoa học uyên thâm một cách lạ lùng làm cho Chung mê mẩn. Chung kinh ngạc khám phá vị giáo sư khả kính này là một Linh Mục dòng tên. Anh thường cùng các bạn trường Y đến nhà thờ để xem Giáo sư Lichtenberger dâng lễ.

Những năm học Y khoa không phải là dễ dàng đối với Nguyễn Viết Chung anh phải làm thêm nhiều việc nặng nhọc kể cả đạp xích lô để kiếm tiền ăn học và phụ giúp gia đình.


Năm 1984, bác sĩ Chung khi đó 29 tuổi, xin được bổ nhiệm lên trại phong Di Linh để thực hiện giấc mơ lớn nhất của đời anh. Nhưng theo đúng thủ tục hành chánh thì anh phải trình diện và chịu sự điều động của Sở Y tế Lâm Đồng. Bà trưởng phòng ngạc nhiên hỏi:


- Anh có điên không hay là anh bị cùi?


- Nếu tôi cùi thì bà đã thấy rồi.Còn có điên hay không thì tôi không biết, nhưng điều tôi biết là tôi mong muốn phục vụ những người cùi.


Từ ngày 01-7-1986 anh về làm việc tại phòng chống sốt rét của tỉnh Đồng Nai cho tới năm 1989. Từ năm 1990-1992 đổi về làm tại phòng xét nghiệm của bịnh viện da liễu Sài gòn. Ở đây anh xin học thêm chuyên khoa da liễu, vì anh không bao giờ anh quên mộng ước của mình.

Năm 1993 Bác sĩ Chung tình nguyện lên công tác tại trại Phong Bến Sắn, Bình Dương. Tại đây, anh làm việc hăng say như để đạt được tâm nguyện của mình giống như Đức Giám Mục Cassaigne trong việc phục vụ bịnh phong cùi. Anh hết sức tận tụy không nề hà. Nhưng dù như thế anh vẫn thấy mình thua xa các nữ tu nữ tử Bác ái trong việc yêu thương phục vụ người bịnh. Các nữ tu luôn nhẫn nại lắng nghe phục vụ người bịnh hết lòng, không bao giờ làm họ buồn tủi. Tinh thần hy sinh, quảng đại đó khiến cho anh cảm phục. Anh cho rằng muốn có được tinh thần yêu thương người nghèo khổ như thế, anh phải trở thành một người giống như các nữ tu. Anh chưa phải là người công giáo, nên anh không thể hiểu được tinh thần làm việc của các Sơ. Anh cũng muốn được phục vụ với tinh thần giống như các Sơ.


Ngày 28-8-1993 bác sĩ Chung đến gặp Cha Hoàng văn Đoàn, dòng tên, tại Bình Dương xin học giáo lý tân tòng. Ngày 15 tháng 5 năm 1994 bác sĩ Chung được cha chính xứ Bến Sắn, Linh mục Trần Thế Thuận làm lễ rửa tội cho anh tại nhà nguyện trại phong Bến Sắn. Nhưng bác sĩ Chung không hài lòng khi chưa được trở nên giống các Sơ để có thể yêu thương phục vụ người nghèo. Ở tuổi tứ tuần theo đuổi ơn gọi tu sĩ là một điều quá khó khăn.


Ngày 15.9.1994 bác sĩ Chung trở thành tập sinh lớn tuổi nhất của dòng Vinh Sơn nam số 40 đường Trần Phú, Đà Lạt. Ngày lễ truyền tin 25.3.2003 Giáo hội trao tác vụ Linh mục cho thầy Augustinô Nguyễn Viết Chung qua lễ đặt tay của Giám mục Giuse Vũ Duy Thống tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài gòn.


Ngày 3.4.2003, Linh Mục Nguyễn Viết Chung quay về trại phong Bến sắn dâng Thánh lễ tạ ơn trong sự hân hoan của các bịnh nhân phong với sự hiện diện của cha sở Bến sắn, người mà 9 năm trước đây đã làm lễ rửa tội cho cha. Vẫn thái độ khiêm nhường, yêu thương và cung kính với các người bịnh vẫn xưng mình là “con” khi nói chuyện với các bịnh nhân lớn tuổi.

Tháng 3 năm 2009 tôi có về Sài gòn có dẫn người cháu đến thăm Linh mục Nguyễn Viết Chung, cha dong dỏng cao, hơi ốm, nói năng nhỏ nhẹ: “ “con” cũng chỉ là cái máng để hứng lấy tình yêu thương của mọi người để mang đến cho những người kém may mắn”.


Nhà văn Hương Vĩnh có viết: “Ba vị đã tác động mạnh mẽ trên ơn gọi của cha Chung là Giám mục Jean Cassaigne, Linh mục Lichetenberger và Dì hai Loan ( phục vụ trại phong Bến Sắn 17 năm, chết vì bịnh ung thư ở tại trại này). Cả ba cùng có mẫu số chung - như lời cha Chung - đó là họ đã rao giảng Tin Mừng cho cha bằng cuộc sống chứ không phải bằng lời nói.

Trong bài “Nguyễn Viết Chung và tiếng gọi của Chân Thiện Mỹ” cố Giáo sư Trần Duy Nhiên đã viết trong đoạn kết của bài này như sau:


“Thiên Chúa đã đến trong cuộc đời Nguyễn Viết Chung bằng những bước đi nhè nhẹ. Nhưng mỗi lần Ngài đến là Ngài để lại dấu ấn sâu sắc trong một tâm hồn biết lắng nghe. Giữa bao nhiêu thần tượng trên thế gian. Nguyễn Viết Chung biết chắt lọc một vài khuôn mẫu định hướng cho cuộc đời mình: Đức Cha Cassaigne, Cha Lichtenberger, Dì Hai Loan.. đấy là chưa kể đến nhiều người khác trong đó có thân mẫu của mình một người mẹ đã suốt đời âm thầm chịu đựng cho đến khi mù lòa. Giữa các gương mặt ấy có một nhân vật gần giống như Nguyễn Viết Chung: Linh Mục Bác sĩ Marcel Lichtenberger. Thế nhưng con đường Chúa dẫn hai vị đi thì hoàn toàn trái ngược nhau. Năm 25 tuổi Cha Lichtenberger vì tình yêu Thiên Chúa thúc bách phải đến với những con người bất hạnh tại Trung Hoa. Và trước những thương tích của Chúa Kitô thể hiện trên hình hài các bịnh nhân, cha đã trở về ngồi lại trên ghế nhà trường để rồi trở thành bác sĩ năm 48 tuổi. Ngược lại, bác sĩ Nguyễn Viêt Chung tốt nghiệp bác sĩ năm 25 tuổi, thế rồi muốn chia sẻ trọn vẹn sự khốn cùng của bịnh nhân nên rốt cục đã gặp Chúa Kitô chiụ đóng đinh trong những con người bất hạnh. Và điều này khiến cho vị bác sĩ tận tâm kia từ bỏ mọi sự để trở thành Linh Mục của Chúa vào tuổi 48.”

KẾT LUẬN

Theo Vietcatholic news: Ngày 18.10.2009 Giáo phận Xuân Lộc đón nhận 1114 tân tòng và hơn 2000 người là thân nhân, họ hàng, bạn bè của các tân tòng. Chủ sự Thánh lễ, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục giáo phận Xuân Lộc cùng đồng tế có Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục giáo phận Kontum và hơn 50 cha trong giáo phận.

Ở mỗi giáo xứ hay mỗi nhà thờ hàng năm đều có làm lễ “Rửa tội” cho người lớn, thông thường con số cũng vài chục người. Trong số những người nhận Bí tích thanh tẩy, con số không nhỏ là những người trí thức.

Con đường đến với Thiên Chúa tình yêu, đến với Hội Thánh Chúa bằng nhiều cách khác nhau. Tất cả đều được Thiên Chúa yêu thương mời gọi tìm về suối nguồn tình yêu là Thiên Chúa toàn năng, để được an ủi, để được hạnh phúc đời này lẫn hạnh phúc vĩnh cửu đời sau, sau khi mất.


Phùng văn Phụng

Cầu Nguyện Cho Bạn Bè

Cầu Nguyện Cho Bạn Bè

CPS.NGỌC KHÁNH gửi từ Pháp



Sẽ thật buồn cho một con người không có bạn. Cuộc đời người ấy chỉ trôi qua như kéo lê một sợi dây nặng nề mệt mỏi. Người ấy sẽ chẳng biết thế nào là niềm vui, chẳng biết thế nào là nâng đỡ, chẳng biết tinh nghịch, trêu ghẹo, cười đùa. Sống không bạn là cuộc sống u buồn như trời đông lập bão, như chiếc lá héo úa chỉ chờ rụng mất đi. Trong lòng không cảm xúc, không kỉ niệm. Đoạn đường đi chỉ một chiếc bóng đơn côi. Người ấy hệt như một cội đá chơ vơ năm này qua tháng khác, đứng giữa trời hứng chịu những nắng mưa, để cho thời gian bào mòn từng lớp, để cho rong rêu cứ bám riết không ngừng. Chẳng có gì kinh khủng cho bằng trải nghiệm nỗi cô đơn, trống vắng của kiếp nhân sinh nơi dòng đời vạn biến.

Bạn chính là món quà vô giá Tạo Hóa gửi đến cho ta. Ta không tìm và chọn bạn như tìm một công việc với những tiêu chí và lượng giá của mình. Ta không sở hữu bạn như ở hữu một món hàng để có thể định đoạt, chiếm hữu thế nào tùy thích. Tình bạn là một cái gì đấy vô cùng thiêng liêng, bỗng từ đâu xuất hiện trong đời ta mà không hề nằm trong dự tính của ta trước. Đấy là sự gặp gỡ của con tim, là một sự đồng điệu đến lạ kỳ. Hai người bạn có thể rất khác biệt nhau về tính cách, suy nghĩ, nhưng vẫn có cái gì đó là điểm chung giữa họ, khiến họ có thể hiểu nhau mà không cần lời nói, có thể hy sinh cho nhau, nâng đỡ nhau mà không hề tính toán thiệt hơn thua kém. Có một người bạn trong đời, ta an tâm hơn khi bước đi giữa biết bao nghiệt ngã, ta vững vàng hơn khi đôi chân có phần mỏi mệt, những sóng gió của cuộc đời không làm ta ngao ngán. Nỗi cô đơn của kiếp người tuy lớn lắm, nhưng đã bị tình bạn chân thành khỏa lấp đi.

Bạn của ta, có thể là những người cùng trang lứa với ta; ngày xưa cùng chơi trốn tìm, chơi rượt bắt. Có khi cùng tinh nghịch rủ nhau đi hái trộm trái ổi nhà kế bên. Đó có thể là những người ta cùng vui vầy bên con sông đầu làng mỗi chiều xuống. Cả lũ nô đùa bên con nước quên bẵng mất thời gian. Có khi cùng nhau cắp sách đến đường, giúp nhau học tập. Giờ ra chơi hùa nhau đi mua bánh để cùng ăn. Tay trong tay vui vẻ về nhà. Đó có thể là người ta gửi cho cánh thiệp khi mùa Noel đến, khi con én lượn lờ báo xuân sang. Những lời chúc ngây thơ, có phần ướt át nhưng chất chứa bao nhiêu điều chẳng tiện thổ lộ ra. Rồi cũng có lúc ta giận nhau vì một biến cố nào đấy. Giận vì lỡ nói một câu thiếu lịch sự, giận vì “đằng ấy” thiếu quan tâm, giận vì có chuyện buồn mà không cho ta biết. Ngoài mặt là giận nhưng trong lòng vẫn cứ hoài nghĩ về người ấy mãi không thôi. Đó có thể là người ta bịn rịn không muốn rời xa khi mùa thi vừa hết, khi cánh phượng đã chớm đỏ giữa sân trường, khi con ve ra rả những thanh âm làm lòng ta xao xuyến. Tình bạn khắc đọng lại trong ta một dấu ấn lạ kỳ nào đấy, khiến ta cứ mãi nhớ đến nhau, nghĩ về nhau bằng một tình cảm trong sáng và hồn nhiên, không chiếm đoạt nhưng chia sẻ, không nắm giữ nhưng đan quyện vào nhau.

Nhiều năm trôi qua, có thể có những người bạn đã lâu ta không còn gặp và liên lạc được nữa, nhưng cứ mỗi khi nghĩ về thì một nỗi khắc khoải cứ trồi dậy không yên. Nhìn một tấm hình cũ, ta thấy thời gian sao phũ phàng thế, đã nỡ vội mang đi tất cả những kỷ niệm đẹp nhất của tuổi thơ, tuổi mộng mơ, tuổi học trò. Ta gọi những người bạn ấy bằng hai chữ “cố nhân” mà sao nghe cay cay những dòng cảm xúc nghẹn ngào nơi khóe mắt. Mái trường xưa vẫn còn, cây phượng vĩ vẫn còn, hàng ghế đá vẫn còn, nhưng cố nhân của ta đã lạc xa nơi phương trời nào đấy. Ta cũng chẳng còn biết là có còn được gặp lại nhau không. Bỗng thấy trong lòng có một nỗi niềm bâng quơ là lạ, khó có thể diễn tả thành lời.

Trong giây phút này đây, chúng ta hãy dâng những nghẹn ngào ấy cho Thiên Chúa, cùng tạ ơn Người và cầu nguyện cho những người bạn của chúng ta

Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì Người đã gửi đến trong đời ta những con người đặc biệt mà ta gọi là bạn. Cảm ơn Người vì nhờ những người bạn ấy mà cuộc sống của ta như vườn hoa ngũ sắc ngát hương thơm. Tạ ơn Người vì qua những người bạn ấy, ta thấy cuộc sống của mình thêm phong phú và ý nghĩa. Ta nhận lãnh được những bài học hay và nhờ đó ta cũng được lớn lên từng ngày. Những người bạn nào của ta đã được Chúa gọi về, xin Chúa thương cho họ mau sớm được hưởng nhan thánh Chúa.

Chúng ta cũng hãy xin Chúa giúp chúng ta biết trân trọng những người bạn ta đang có hiện tại. Xin cho chúng ta biết trân trọng những tương quan này để chúng ta biết hành xử sao cho tốt đẹp nhất, không làm đổ vỡ tương quan, nhưng góp phần làm cho chính ta và bạn mình mỗi này yêu mến nhau hơn và cùng nhau hướng về chính Chúa.


Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
Nguồn: R. Vatican

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

NIỀM VUI NGÀY NHÀ GIÁO


Liên DÒNG xum vầy


Lớp CỎ DẠI tặng CỎ DẠI với cả tấm lòng


Lớp chúng em tặng HOA LAN

Sau 03 năm gặp lại ,chúng em vẫn TRẺ TRUNG....
thích hát bài TRẺ THƠ của Thầy

Lóp mình cùng làm bếp...chẳng ai từ nan việc nấu nướng


CPS : GẶP GỠ THÁNG 11....

Ngoài các cuộc gặp gỡ tại HÀM TÂN các ngày 2 và 3/11 đã "trình báo" cùng Bà Con ở các bài trước, nay xin "khai báo " tiếp các "trọng tội" sau đây nhằm đón nhận "lòng xót thương,tha thứ" của tất cả Bà con Nội,Ngoại.


18/11 Đón mừng A.CHÍNH (L.62) từ HOUSTON (Texas) về thăm quê và thăm Nhà Dòng :





17/11 Lớp 71 (HAI,VINH.....Cha DŨNG,Thầy MỪNG) dâng Lễ cầu cho các Bạn cùng Lớp và Thân Nhân đã qua đời nhân tháng các LINH HỒN tại Thủ đức:





24/11 :Anh Em KTX gặp gỡ Cha CHARLES LÝ tại HỐ NAI:




Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Giáo hoàng ôm, hôn người 'mặt quỷ'

Thứ năm, ngày 07 tháng mười một năm 2013

GIÁO HOÀNG : NHỬNG HÀNH ĐỘNG BÌNH DỊ VÀ KHÁC THƯỜNG ĐÃ LÀM NỨC LÒNG NGƯỜI  

Giáo hoàng ôm, hôn người 'mặt quỷ'

giao hoang (Zing)  Khi Giáo hoàng thấy một người đàn ông với khuôn mặt đầy mụn bước tới và xin phước lành, ngài đã ôm, hôn con người bất hạnh ấy trước sự chứng kiến của hàng vạn tín đồ trên quảng trường hôm 6/11. Buổi giảng đạo của Giáo hoàng Francis diễn ra tại quảng trường Thánh Peter ở thành phố Roma, Italy như thường lệ vào buổi chiều ngày 6/11. Khi Giáo hoàng tạm ngừng diễn thuyết, bỗng nhiên một người đàn ông với vô số mụn trên mặt và cơ thể người tiến về phía Đức Thánh cha và xin ngài ban phước lành, Catholic News đưa tin.

Người đứng đầu Tòa thánh đặt tay trái lên đầu người đàn ông rồi nhắm mắt và cầu nguyện. Ảnh: EPA.
.Không hề do dự, Đức Thánh cha ôm người đàn ông bất hạnh và hôn vào mặt ông. Sau đó ngài đặt tay lên đầu người đàn ông rồi nhắm mắt và cầu nguyện.
Hình ảnh Giáo hoàng ôm và hôn người đàn ông dị dạng đã lan truyền rất nhanh trên mạng Internet. Nhiều người ca ngợi lòng trắc ẩn và sự cảm thông của Giáo hoàng đối với người nghèo và mắc bệnh nan y. Giới truyền thông Italy ví hành động ban phước cho người đàn ông dị dạng của Giáo hoàng với việc Thánh Francis thành Assisi hôn một người mắc bệnh hủi mà ngài gặp trên đường sau khi nhận thông điệp của Chúa. Đương kim Giáo hoàng lấy tông hiệu theo tên Thánh Francis vì muốn noi gương vị thánh này. Người đàn ông "mang khuôn mặt quỷ" mà Giáo hoàng ban phước hôm 6/11 là một nạn nhân của bệnh u sợi thần kinh (neurofibromatosis). Đây là một bệnh rất hiếm nhưng di truyền, gây rối loạn thần kinh. Vô số khối u phát triển dọc theo các dây thần kinh của cơ thể người mắc bệnh. Bệnh còn làm giảm thị lực và có thể gây ung thư. Cộng đồng thường xa lánh những người mắc bệnh u sợi thần kinh vì ngoại hình quái đản của họ. giao hoang 4 Từ khi trở thành người đứng đầu Vatican, Giáo hoàng Francis liên tục gây bất ngờ cho công chúng bởi những hành động giản dị và khác thường. Ngài từng rửa chân cho 12 tù nhân trẻ (1), tặng tiền cho một người phụ nữ tại Rome sau khi kẻ gian lấy ví của bà trên xe bus, gọi điện thoại tới những tín đồ đang tuyệt vọng để động viên, mời những người vô gia cư ăn bữa tối tại quảng trường Thánh Peter. Trước khi bắt đầu thuyết pháp hôm 6/11, Đức Thánh cha đã kêu gọi đám đông cầu nguyện cho một bé gái ốm mà ngài mới gặp. (1) http://news.zing.vn/Tan-Giao-hoang-rua-chan-cho-tu-nhan-tre-post309383.html#detail_related Hôm 26/10, trong lúc Giáo hoàng phát biểu trước khoảng 150.000 người, một cậu bé đã chạy lên sân khấu và ngồi vào ghế dành cho ngài. Sau đó Giáo hoàng đã xoa đầu đứa trẻ và để cậu bám vào chân ngài trong lúc ngài diễn thuyết
giao hoang 2 Một cậu bé bám vào chân phải của Giáo hoàng trong lúc ngài đang diễn thuyết trước khoảng 150.000 người trên quảng trường Thánh Peter vào tối 26/10. Ảnh: AP.
giao hoang 3 Đức thánh cha Francis phá vỡ nghi thức ngoại giao của Giáo hội Công giáo La Mã khi ông cúi chào hoàng hậu Jordan trong cuộc gặp tại Vatican hôm 29/8. http://news.zing.vn/Giao-hoang-cui-chao-hoang-hau-Jordan-post348743.html#detail_related Quỳnh Trang Theo Tri Thức

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

2/11/2013 CPS VIẾNG MỘ và DỰ LỄ CẦU CHO CÁC LH Ở HÀM TÂN

CPS.Nguyễn Đức THU (L.61) đọc Thánh thư trong Thánh Lễ tại Nghĩa trang TÂN LẬP



Tại Nghĩa trang BÌNH AN



Tại Nghĩa trang TÂN TẠO thăm mộ AC.XỨNG (CPS,L.61)



Cảnh NGHĨA TRANG ngày LỄ các LINH HỒN