Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Quán cháo người HOA

Quán cháo người Hoa
CPS.Lê đình Hiền gửi
Triết lý kinh doanh từ quán cháo người Hoa

Câu chuyện của một phóng viên nọ đến phỏng vấn một ông chủ tiệm cháo người Hoa trong một cuộc khảo sát về mô hình kinh doanh.
Phóng viên: Thưa ông trước khi bán cháo ông làm gì?
Chủ tiệm: Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.
Phóng viên: Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm?
Chủ tiệm: Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ…
Phóng viên: Trời ơi! Không có gì khác ư?
Chủ tiệm: Khác chớ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.
Phóng viên: Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm Giám đốc, còn ông?

Chủ tiệm: Ngộ có thành thì vẫn cho con làm chủ cửa hàng.
Phóng viên: Ông không muốn chúng đi học sao?
Chủ tiệm: Muốn nhiều, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ cơm
Phóng viên: Ở trong bếp à?
Chủ tiệm: Ở Đại học Havard, Mỹ.
Phóng viên: Học xong chúng nó về đâu? Thành ông gì?
Chủ tiệm: Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng.
Triết lý kinh doanh từ quán cháo người Hoa (1)
Phóng viên: Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?
Chủ tiệm: Gọi không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào?
Phóng viên: Truyền thuyết kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không?
Chủ tịệm: Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi.
Phóng viên: Có tiền mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này à?
Chủ tiệm: Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ.
Phóng viên: Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống?
Chủ tiệm: Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm.
 
Phóng viên: Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối?
Chủ tiệm: Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo. 
Phóng viên: Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng?
Chủ tiệm: Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả.
Phóng viên: Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông?
Chủ tiệm: Dạ không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được. 
Phóng viên : Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào?
Chủ tiệm: Dạ, lãi là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới là lãi to.
Sưu tầm._,_.___

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

....KHỦNG KHIẾP CỦA ĐÓI NGHÈO !!!!

Nhìn để thấy sự khủng khiếp của đói nghèo.

- Ngày Lương thực Thế giới, 16/10. 

Nhưng, ở rất nhiều quốc gia trên thế giới hôm nay, vẫn có những đứa trẻ phải chết vì suy dinh dưỡng.

Ngày Lương thực Thế giới được quy ước là ngày 16/10 hàng năm nhằm kỷ niệm việc thành lập của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp hồi năm 1945, đây là một tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc có vai trò lớn trong việc đồng hành cùng các quốc gia trên khắp thế giới chống lại nạn đói.
Vào Ngày Lương thực Thế giới, các quốc gia và tổ chức trên khắp thế giới sẽ thực hiện nhiều hoạt động để nâng cao nhận thức cho người dân về an ninh lương thực.
An ninh lương thực hiện đã không còn là vấn đề nóng ở đa số các quốc gia trên thế giới, tuy vậy, ở một số đất nước thuộc Châu Phi, Trung Đông và cả Châu Á, sự nghèo đói, thiếu thốn và suy dinh dưỡng vẫn còn rình rập, thậm chí ở một số quốc gia như Somalia, Kenya… nạn đói diễn ra trầm trọng.
 
Nhìn để thấy sự khủng khiếp của đói nghèo
Người phụ nữ đi qua một cửa hàng bán thực phẩm ở khu chợ nghèo nằm trong khu ổ chuột Kibera, thủ đô Nairobi, Kenya. Điều kiện sống ở khu ổ chuột này hết sức tồi tàn. Giá lương thực ở đây liên tục tăng nhưng thu nhập của người lao động không tăng, vì vậy, nhiều hộ gia đình đã không còn đủ ăn 3 bữa một ngày. Nhiều người phải chạy ăn từng bữa. Ảnh của tác giả Noor Khamis - chụp ngày 20/1/2012.
Nhìn để thấy sự khủng khiếp của đói nghèo
Một bà mẹ người Somalia ở trại tị nạn Dadaab (Kenya) đang ôm trong tay đứa con nhỏ 2 tuổi bị suy dinh dưỡng nặng. Sau chuyến hành trình vượt biên kéo dài 20 ngày để đi từ Somalia sang Kenya, tình trạng sức khỏe của đứa trẻ càng trở nên tồi tệ. Ảnh của Brendan Bannon chụp ngày 12/8/2012.
Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).
Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya). Ảnh của Roberto Schmidt chụp ngày 29/7/2012
Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).
Cô bé người Somalia ở trại tị nạn Dagahaley (Kenya). Rất nhiều trẻ em Somalia bị suy dinh dưỡng. Ngay từ khi sống ở trong nước, các em đã phải chịu cảnh thiếu đói, trong quá trình vượt biên sang Kenya, tình trạng sức khỏe của nhiều em càng bị suy kiệt. Nước bạn Kenya cũng là một nước nghèo và đang phải đối mặt với nạn đói, những hỗ trợ về y tế và lương thực đối với người tị nạn Somalia, chính phủ Kenya hoàn toàn phải trông chờ vào các tổ chức nhân đạo quốc tế. (Ảnh Rebecca Blackwell - 11/7/2012)
Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).

Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).
Những gia đình người Somalia đang xếp hàng chờ được phân phát lương thực ở thủ đô Magadishu (Somalia). Ảnh Mohamed Sheikh Nor - 13/7/2012.
Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).
Cặp vợ chồng già người Kenya bị suy dinh dưỡng, đặc biệt người chồng đã trở nên rất yếu và đang chết dần chết mòn.
Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).

Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).
Người ta đang chuẩn bị đưa đi chôn cất một cậu bé 4 tuổi người Somalia sống tại trại tị nạn Iffou II (Kenya). Các bác sĩ làm việc tại trại tị nạn dù đã cố gắng hết sức để cứu cậu bé nhưng 4 ngày sau khi cùng cha mẹ tới được trại tị nạn, em đã qua đời vì mất nước và suy dinh dưỡng trầm trọng. Ảnh của tác giả Rebecca Blackwell chụp ngày 12/7/2012
Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).

Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).
Một em bé người Ấn Độ bị suy dinh dưỡng. Bất chấp những thập niên gần đây đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, Ấn Độ vẫn đang phải vật lộn để nuôi sống dân số của mình. Theo một cuộc khảo sát công bố năm ngoái, 40% trẻ em Ấn Độ ở trong tình trạng suy dinh dưỡng. Ảnh của UNICEF Ấn Độ
Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).
Một cặp vợ chồng già đi ăn xin ở ga tàu điện ngầm tại thành phố Mumbai, Ấn Độ. Người dân ở nông thôn Ấn Độ đổ ra thành phố tìm kiếm việc làm quá đông khiến các khu ổ chuột liên tục mở rộng và khi không còn chỗ nữa, người ta phải sống vô gia cư trên phố.
Những em bé Ấn Độ sống lang thang, vất vưởng trên hè phố cùng với cha mẹ ở thành phố Mumbai.
Những em bé Ấn Độ sống lang thang, vất vưởng trên hè phố cùng với cha mẹ ở thành phố Mumbai. Ảnh Rafiq Maqbool chụp ngày 11/1/2012.
Một bé gái người Afghanistan thích thú khi được tặng chiếc kẹo mút.
Một bé gái người Afghanistan thích thú khi được tặng chiếc kẹo mút.
Một bé gái người Afghanistan thích thú khi được tặng chiếc kẹo mút.
Những em bé người Afghanistan đứng bên một quầy bán rau củ nghèo nàn. Những xung đột, bất ổn thường xuyên diễn ra ở nơi đây khiến cuộc sống của người dân luôn phải đối mặt với sự nguy hiểm và nghèo đói dai dẳng.
Một bé gái người Afghanistan thích thú khi được tặng chiếc kẹo mút.
Cô bé người Pakistan đang ăn bữa sáng nghèo nàn của mình trong một khu ổ chuột ở ngoại ô thành phố Islamabad, tuy vậy, so với nhiều người Pakistan khác, đó vẫn là một may mắn lớn.
Một bé gái người Afghanistan thích thú khi được tặng chiếc kẹo mút.
Những trẻ em người Afghanistan đang chơi đùa và ăn kem trong ngày đầu tiên của năm mới tại thủ đô Kabul. Ảnh của tác giả Dar Yasin chụp ngày 21/3/2012.
 
Hồ Bích Ngọc
Theo Boston

Cháu đợi lời CÁM ƠN !

 


Đợi Một Lời Cảm Ơn

CPS.Lê Đình Hiền gửi

"Cháu không cần biết  được bao nhiêu tiền, thầy cô cháu đã dạy giúp người khác thì không được nhận tiền hay bất cứ đồ vật gì của họ. " 
Trên phố, một đám đông đang vây quanh một chiếc xe con đắt tiền. Đứng cạnh  xe là một người đàn ông  bệ vệ. Trong xe là một người phụ nữ quý phái, đeo kính đen.
Người đàn ông khá lớn tuổi, mặc âu phục hàng hiệu, đi  giày bóng lộn, khá lúng túng, tỏ vẻ lo lắng, hết nhìn chiếc xe lại nhìn đám đông như mong chờ ai đó  giúp . Nhưng chờ mãi không thấy một ai phản ứng, ông ta lên tiếng: “Có ai có thể giúp tôi vặn lại mấy con ốc dưới gầm xe  không”?
Thì ra bình xăng xe có vấn đề, trên đường , xăng bị rỉ  , chảy ra cả thành xe. Từ đây đến trạm bán xăng cũng gần trăm cây số, người đàn ông thì lại đang có việc gấp nên trông dáng vẻ ông ta như kiến ngồi trên lửa vậy. Thấy không ai có phản ứng gì, người phụ nữ ngồi trong xe đang thoa son, dừng lại ngó ra và nói: “Anh cứ rút tiền ra, ai thấy tiền mà chẳng thích”.
Nghe vậy, người đàn ông liền móc ví ra, rút tờ giấy bạc 100 đô la giơ lên cao, nói to: “Ai  giúp tôi vặn mấy con ốc dưới gầm xe,tôi sẽ cho 100 đô này”.
Có một chú bé phía sau định bước tới giúp người đàn ông thì một người lớn đứng bên cạnh vội túm lại, nói nhỏ: “Lời của mấy kẻ giàu có như hắn ta, khó tin lắm cháu”.
Đám đông vẫn im lặng đứng nhìn. Từ đâu, một chú bé khoảng 12-14 tuổi bước ra , tiến về phía chiếc xe: “Để cháu giúp ạ”.
Sau một lúc loay hoay dưới gầm xe, các con ốc đã được chú bé vặn chặt lại, bình xăng cũng không còn rò rỉ như  trước. Chú bé chui ra khỏi gầm xe, mặt mày lấm lem, đứng nhìn người đàn ông như đang chờ đợi điều gì đó.
Người đàn ông thấy vậy, định tiến lại đưa tờ giấy bạc 100 đô la cho chú bé thì người phụ nữ trong xe ngăn lại: “Việc cỏn con đấy mà anh định trả cho nó 100 đô la thật à, anh rộng rãi quá đấy. Tiền lẻ đây, trả nó 5 đô là là tốt lắm rồi”.
Nói rồi, người phụ nữ đưa cho người đàn ông một xấp tiền lẻ. Ông ta lại gần và đưa chú bé tờ bạc 5 đôla. Chú bé không cầm tiền, lắc đầu nhìn ông ta. Đám đông thấy hành động thất hứa của ông ta, liền xì xầm, bàn tán, người lên tiếng yêu cầu ông ta trả đúng 100 đôla như đã hứa cho chú bé. Thấy mọi người phản ứng dữ dội, ông ta đành ngậm ngùi nhìn người phụ nữ và rút thêm 5 đô la nữa đưa cho chú bé.
Chú bé vẫn không cầm tiền và tiếp tục đứng yên, nhìn người đàn ông.
“Mày là trẻ con thì cần nhiều tiền làm gì, 10 đô la còn chê ít à! Mày mà không cầm ngay , thì  cả 5 đô la tao cũng không đưa  đâu đấy. Cầm lấy!” – người đàn ông lớn tiếng.
“Cháu không cần biết là cháu được bao nhiêu tiền, thầy cô cháu đã dạy giúp người khác thì không được nhận tiền hay bất cứ đồ vật gì của họ”. Chú bé bình thản trả lời.
“Thế sao mày không biến ngay đi”?
“Cháu đang đợi ông nói hai tiếng cảm ơn ạ”.
Dakota Le

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

TRANH TRẺ THƠ....DỄ THƯƠNG !!!!



   Họa sĩ Donald Zolan và tranh vẽ trẻ thơ
clip_image001[4]Donald Zolan (1937-2009) sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật ở bang Arizona, Mỹ. Zolan bắt đầu vẽ từ khi lên 8. Sau khi tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Chicago, Zolan bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật của mình cùng những họa sĩ nổi tiếng nhất Chicago.
clip_image002

Trong sự nghiệp nghệ thuật của mình, Donald Zolan có 12 lần đoạt giải thưởng Tác phẩm xuất sắc do Hiệp hội nghệ thuật Mỹ bình chọn, ông 6 lần đoạt danh hiệu Họa sĩ được yêu thích nhất.


clip_image003
Tuổi thơ hạnh phúc và bình dị của các em bé luôn là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm của Donald. Em bé trong tranh của ông được khắc họa một cách tự nhiên, gần gũi và đầy mơ mộng.
clip_image004   clip_image005 clip_image006 clip_image007 clip_image008 clip_image009 clip_image010 clip_image011 clip_image012 clip_image013 clip_image014 clip_image015 clip_image016 clip_image017 clip_image018 clip_image019 clip_image020 clip_image021 clip_image022 clip_image023 clip_image024 clip_image025 clip_image026 clip_image027 clip_image028 clip_image029 clip_image030 clip_image031 clip_image032 clip_image033 clip_image034 clip_image035 clip_image036