Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

ĐÁM CƯỚI CON A.PHONG,Ch.THẢO (Hố nai)




28/10/2012,A.Quốc Phong và Chị Thảo (A.Phong là CPS lớp 69,hiện ở Hố nai) mời thật đông CPS vùng SG,HN,Long khánh về dự đám cưới con trai út.
Chú rể là HOÀNG PHƯỚC, cô dâu là PHƯƠNG ANH đều rạng rỡ trong ngày trọng đại của mình.
Chương trình văn nghệ tự phát mừng hai họ và cô dâu , chú rể...liên tục có người lên đăng ký tiết mục...
Anh Chị Em CPS tham dự trên 3 chục ( thật là đông vui,phải kể là kỷ lục)
Chúc mừng hai họ ! Chúc đôi tân hôn tràn đầy hạnh phúc !

ĐÁM CƯỚI CON A.PHONG,Ch.THẢO (Hố nai)




28/10/2012,A.Quốc Phong và Chị Thảo (A.Phong là CPS lớp 69,hiện ở Hố nai) mời thật đông CPS vùng SG,HN,Long khánh về dự đám cưới con trai út.
Chú rể là HOÀNG PHƯỚC, cô dâu là PHƯƠNG ANH đều rạng rỡ trong ngày trọng đại của mình.
Chương trình văn nghệ tự phát mừng hai họ và cô dâu , chú rể...liên tục có người lên đăng ký tiết mục...
Anh Chị Em CPS tham dự trên 3 chục ( thật là đông vui,phải kể là kỷ lục)
Chúc mừng hai họ ! Chúc đôi tân hôn tràn đầy hạnh phúc !

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

LỄ VIẾNG MẸ A.BÌNH L.68




Chiều 25/10/2012,ĐD CPS đã đến viếng Cụ MARIA Nguyễn Thị Lý là Mẹ A.BÌNH Lớp 68 mới qua đời.Cụ thọ 80 tuổi.Chúa cất Cụ về vào tối 23/10.Lễ tiễn đưa được tổ chức vào 26/10/2012.
Xin cầu nguyện cho LH MARIA.

Chào Mừng Cha GT FX Vũ Phan Long và Cha Inhaxio Nguyễn Duy Lam tại Mỹ !

Chào Mừng Cha Giám Tỉnh FX Vũ Phan Long, OFM và Cha Phụ Tá Inhaxio Nguyễn Duy Lam, OFM Mỹ Du Công Tác Mục Vụ Giữa Mùa Thu 20912!


001PSHN
Kính Thưa Quí Cha, Quí Thầy, Quí ACE/CPS và Thân Hữu:
Một lần nữa, chúng con xin cảm tạ Thiên Chúa nhân từ qua công đức của Thánh Tổ Phụ Phanxicô đã ban nhiều hồng ân cho toàn thể con cháu của Ngài ngay trong những ngày đầu chúng con hân hoan Chào Mừng Cha Giám Tỉnh FX Vũ Phan Long, OFM và Cha Phụ Tá Inhaxio Nguyễn Duy Lam, OFM qua công tác mục vụ tại Mỹ giữa Mùa Thu 2012 này.
Sau những “emails” báo tin Thiệp Mời và Thư Chúc Mừng của Cha Giám Tỉnh dòng Phanxicô Việt Nam cũng như các thông báo của Hội Bảo Trợ Phan Sinh Việt Nam, Hội Cựu Phan Sinh Việt Nam và Dòng Phan Sinh Tại Thế ở Hoa Kỳ, đến nay một số kết quả ban đầu đã đạt được ngoài sự mong đợi của nhiều ACE chúng con.
Xin chia sẻ ở đây một số những hình ảnh thân quen và vài mẩu chuyện vui vui “bên lề” ghi nhận được khi có dịp đồng hành với hai quí cha Giám Tỉnh và Phụ Tá trong mấy công tác mục vụ & sinh hoạt với Đại Gia Đình ACE/CPS tại Little Saigon, Cali trong hai ngày cuối tuần 20-21/10/2012 vừa qua.
Kính Chúc Tất Cả Bình An & Thiện Hảo.
Phó Nhòm Tommy Thanh Nguyễn CPS65.

P.S. ACE nào có thêm hình ảnh đẹp hay chuyện vui xin chia sẻ cùng nhau qua emails cho Ban Đại Diện như Anh Ngô Huệ - Hội Phó chẳng hạn.

Xin nhấp chuột vào “link” sau đây để coi toàn thể “Album” 191 tấm hình.
 



 “Chiện Bên Lề”...mắt thấy tai nghe!
1. Số máy ảnh loại “hi-tech” (vs “low-tech” của Phó Nhòm) nhờ chụp hình quá nhiều...kể cả 2 tu sĩ dòng “Hèn Mọn” nên kỳ này quí vị được xem hình mệt nghỉ nhưng “đã” con mắt hé!...and more photos for your memories of a lifetime!
2. Số ACE/CPS ở xa về tham dự khá đông với nhiều khuôn mặt mới ...đặc biệt có Anh Nguyễn Lý CPS từ  Chicago tình cờ gặp lại được Thày Sỹ dạy Toán ngày xưa trong niềm vui tình Thày Trò “hội ngộ” thật cảm động! Keep in touch nhe Anh Lý.
3. Hai thế hệ Phan sinh 39 & 69 cách nhau trên dưới 30 năm ôm nhau cười toe...như  trường hợp Anh Hai Bùi Quang Đắc CPS  Thanh Hóa và Em Út Vũ Hồng Tuấn CPS Thủ Đức với biệt danh “vua lặn” nhưng lần này ... Anh đóng niên liễm luôn 10 năm $400 USD với nụ cười tươi hơn hoa hàm tiếu!
4. Đề nghị lập một “Website” cho Hội CPSVNHN tối Thứ Bẩy hôm trước của Anh Trọng CPS  - một “niên trưởng” vào hạng “Thất Thập Cổ Lai Hy” từ Stockton, Cali xuống ...đã được đàn em CPS Tuấn trẻ tuổi  tài cao mới “Ngũ Niên Tri Thiên Mệnh” loan báo hoàn tất ngay sáng Chủ Nhật hôm sau!  Bravo Anh Tuấn một lần nữa nhé.
5. Cha Long đến nhà Anh Đắc Cps dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Chị Đắc và tới làm phép nhà mới cho cậu em Anh Thanh Cps đều được quí bà quí cô đứng từ xa nghiêm trang khoanh tay cúi đầu chào và nói nhỏ với nhau “trông Cha này đẹp lão đạo mạo tóc trắng như tiên ông vậy”...còn cha Lam thì bà con cô bác cứ thích tới gần làm quen dù Ngài “tóc gió thôi bay” rồi nhưng nhìn vẫn còn “thư sinh” được khen là bình dân, hiền lành, chất phát, đơn sơ...đến ngạc nhiên khi cả nhà con cháu Anh Đắc âu yếm hỏi và cười ồ lên: “Cha Lam! Cha phải gánh phân hả?...hí hí hí!” Đúng thế! Phải không “Hai Lúa”?
6. Không biết có phải Cha Lam làm việc quá tải (overloaded) hay sao mà “nhân điện” mạnh quá nên Cha ngồi lên xe chỗ nào thì “seatbelt” chỗ đó có “sự cố” không kéo được...tìm hiểu ra thì “sensor” cháy tiêu mất rồi!  May là máy chưa bị “overheat” nằm dọc đường Cha ơi!
7. Trên đường chở hai cha về nhà tối Chủ Nhật 21/10/2012, Cha Long về nhà Anh Ninh rẽ vào đường “heil”  còn Cha Lam về nhà Anh Huệ gần đường “first”...xe chạy phon phon trong đêm trời mát mẻ, ba cha con tâm tình liên miên thì bỗng Cha Long nhắc hỏi “Sao chỗ đường này vắng vẻ quá vậy?” Bác tài “4 mắt” mới chợt nhận ra xe chạy gần ra tới biển Huntington Beach rồi! Nhưng để trấn an hai Ngài, Tommy chỉ nói đây là khu người giầu Mỹ Trắng nên yên tĩnh, quanh xe lại qua công viên “Heaven” chút xíu là đến đường “Hell” về nhà Anh Ninh...khi đưa cha Lam về nhà Anh Huệ còn ly kỳ hơnnữa!  Lại vừa lái xe vừa kể chuyện, xe tới gần chỗ nhà cũ của Anh Phó Hội lúc nào không hay, chắc đầu óc đã chuyển qua hệ “tự động” (cruise control) đến khi Cha Lam hỏi tới chưa thì mới nhớ Anh Huệ dời nhà gần 2 năm rồi! May quá cũng gần đó nên lại vòng lại chạy tìm nhà mới và nhờ Cha Lam nhìn xem có “hình bát quái” treo trước nhà không...cha Lam nói tối thế này thì thấy bát đĩa gì đâu! Bác tài lại phải gọi phone cho Anh Huệ và Anh bảo ra lại cổng đậu đó chờ cho chắc ăn, nhưng khi anh Huệ vừa mở cửa ra thì thấy xe hai cha con ngay trước nhà mà không biết! Trên đường về lại nhà, Tommy mới nhớ lại thì ra tối nay hai cha con mỗi người ăn hai trái vịt lộn nên mới....lộn đi lộn lại tới 2 lần! Mô Phật!
8. Lần đầu tiên bầu lại Ban Đại Diện Hội CPSVNHN có Cha Giám Tỉnh tình nguyện làm “moderator” kiểm phiếu đếm phiếu ...với kết quả là Ban Đại Diện đương nhiệm được tái đề cử và đắc cử với số phiếu bầu cho AC Nguyễn Tư Ninh trên 2/3 số ACE/CPS hiện diện. Xin Chúc Mừng! Congratulations!
9. Hội CPSVNHN họp hành thì tranh luận nẩy lửa, họp xong là ăn nhậu liên miên (cà ri dê, giả cầy, hột vịt lộn v.v. nhâm nhi với rượu sâm banh hoặc bia dầu gió xanh), người miền xa tới thì AE chia nhau đưa đón tìm chỗ ăn ở, ra về lại được chụp hình khoác vai với Cha Giám Tỉnh “for FREE” ... theo lời Anh Hai Quí “Nhu” từ Oregon xuống tham dự Đại Hội kỳ thứ 14 này thì như thế ”Đời còn gì sướng hơn?”  Thank You All. Amen.


Xin nhấp chuột vào “link” sau đây để coi toàn thể “Album” 191 tấm hình.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Chuộc Lương Tâm


Chuc Lương Tâm
(Tác giả : LÝ TỬ) 
CPS.Nguyễn Trọng Đa gửi
Cách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học phổ thông cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ phẩm khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh; nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn. Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.
Hôm chủ nhật, tôi về nhà chơi. Lấy hết lòng can đảm, tôi nói với mẹ: “Mẹ ơi, con muốn mua một cái đồng hồ đeo tay, mẹ ạ !” Mẹ tôi trả lời: “Con này, nhà mình đến cháo cũng sắp sửa chẳng có mà ăn nữa, lấy đâu ra tiền để sắm đồng hồ cho con ?” Nghe mẹ nói thế, tôi rất thất vọng, vội quáng quàng húp hai bát cháo rồi chuẩn bị về trường. Bỗng dưng bố tôi hỏi: “Con cần đồng hồ làm gì thế hả ?”
Câu hỏi của bố nhen lên một tia hy vọng trong lòng tôi. Rất nhanh trí, tôi bịa ra một câu chuyện: “Hồi này lớp con đang học ngày học đêm để chuẩn bị thi đại học, vì là lớp cuối nên bây giờ chúng con lên lớp không theo thời khoá biểu của trường nữa, cho nên ai cũng phải có đồng hồ để biết giờ lên lớp.” Nói xong, tôi nôn nóng chờ bố trả lời đồng ý; thế nhưng bố tôi chỉ ngồi xổm ngoài cửa chẳng nói câu nào.
Trở về ký túc xá nhà trường, tôi chẳng còn dám nằm mơ đến chuyện sắm đồng hồ nữa. Thế nhưng chỉ mấy hôm sau, bất chợt mẹ tôi đến trường, rút từ túi áo ra một túi vải hoa con tý rồi mở túi lấy ra một chiếc đồng hồ mác Thượng Hải mới toanh sáng loáng. Tôi đón lấy nó, đeo ngay vào cổ tay, trong lòng trào lên một cảm giác lâng lâng như bay lên trời. Rồi tôi xắn tay áo lên với ý định để mọi người trông thấy chiếc đồng hồ của mình.
Thấy thế, mẹ tôi liền kéo tay áo tôi xuống rồi bảo: “Con này, đồng hồ là thứ quý giá, phải lấy tay áo che đi để giữ cho nó khỏi bị sây xước chứ ! Con nhớ là tuyệt đối không được làm hỏng, lại càng không được đánh mất nó đấy ! Thôi, mẹ về đây.”
Tôi tiễn mẹ ra cổng trường rồi hỏi: “Sao nhà mình bỗng dưng lại có tiền thế hở mẹ ?” Mẹ tôi trả lời: “Bố mày bán máu lấy tiền đấy !”
Bố đi bán máu để kiếm tiền mua đồng hồ cho tôi ? Trời ơi ! Đầu óc tôi quay cuồng, ngực đau nhói. Tiễn mẹ về xong, tôi tháo chiếc đồng hồ ra, bọc kỹ mấy lớp vải như cũ cất vào cái túi con tý mẹ đưa. Ngay hôm ấy, tôi hỏi thăm các bạn xem có ai cần mua đồng hồ mới không. Các bạn hỏi tôi tại sao có đồng hồ mà lại không đeo, tôi bảo tôi không thích. Họ chẳng tin, cho rằng chắc hẳn đồng hồ của tôi có trục trặc gì đấy, vì thế chẳng ai muốn mua nó.
Cuối cùng tôi đành phải nhờ thầy chủ nhiệm lớp giúp tôi tìm người mua đồng hồ và thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho thầy nghe, vừa kể vừa nước mắt lưng tròng. Thầy chủ nhiệm nghe xong bèn vỗ vai tôi và nói: “Đừng buồn, em ạ. May quá, thầy đang cần mua một chiếc đồng hồ đây, em để lại nó cho thầy nhé !” Thầy trả tôi nguyên giá, còn tôi thì dùng số tiền đó nộp hai tháng tiền ăn ở nhà ăn tập thể. Có điều khó hiểu là sau đó chưa bao giờ tôi thấy thầy chủ nhiệm đeo đồng hồ cả. Mỗi lần tôi hỏi tại sao thì thầy chỉ cười không nói gì.
Về sau tôi thi đỗ đại học rồi ra trường và làm việc ở một tỉnh lỵ xa quê. Câu chuyện chiếc đồng hồ kia cứ mãi mãi đeo bám ám ảnh tôi.Trong một dịp về quê thăm gia đình, tôi tìm đến nhà thầy chủ nhiệm cũ và hỏi chuyện về chiếc đồng hồ ấy. Thầy tôi bây giờ đã già, tóc bạc hết cả. Thầy bảo: “Chiếc đồng hồ vẫn còn đây.” Nói rồi thầy mở tủ lấy ra chiếc túi vải hoa nhỏ xíu năm nào mẹ tôi đưa cho tôi. Thầy mở túi, giở từng lớp vải bọc, cuối cùng chiếc đồng hồ hiện ra, còn mới nguyên !
Tôi kinh ngạc hỏi: “Thưa thầy, tại sao thầy không đeo nó thế ạ ?” Thầy chủ nhiệm từ tốn trả lời: “Thầy đợi em đến chuộc lại nó đấy !” Tôi hỏi tiếp: “Thưa thầy, vì sao thầy biết em sẽ trở lại xin chuộc chiếc đồng hồ ạ ?” Thầy bảo: “Bởi vì nó không đơn giản chỉ là chiếc đồng hồ, mà điều quan trọng hơn, nó là lương tâm của một con người.”

Lý Tử

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

"Gậy ông đập lưng ông"


"Gậy ông đập lưng ông"
 (CPS.Nguyễn Trọng Đa gửi)
Đối phó với những mánh khoé tiểu nhân thì chiêu lợi hại nhất là "gậy ông đập lưng ông". Hãy xem các vĩ nhân đã hạ gục đối thủ mình như thế nào.
Voltaire
         Vua Phổ Frederic Đệ nhị mời Voltaire đến thăm cung điện. Rất nhiều quan trong triều đình thèm muốn sự ưu đãi này của vua Phổ đối với nhà văn. Một vị cận thần đặc biệt rất ghen tị với Voltaire đã viết trên cửa ra vào của nhà văn một dòng chữ rất to "Chó đểu".
       Voltaire đoán ngay kẻ muốn lăng mạ mình. Ngay lập tức, ông trở lại nhà gã cận thần nọ và nói rất lịch sự với gã:
- Thưa ngài, tôi xin lại thăm đáp lễ ngài. Tôi đã được đọc "Danh thiếp tên ngài" trên cửa nhà tôi. Tôi vô cùng tiếc là đã không ở nhà khi ngài đến thăm!

                  Bernard Shaw
         Bernard Shaw vốn gầy gò, khắc khổ, trông có phần "hom hem". Trong một buổi họp mặt, có vị chính trị gia béo tốt, hồng hào, y phục sang trọng và trang sức rất đắt tiền tới gặp và trêu:
     - Này ông, người nước ngoài nào mà nhìn thấy ông thì chắc họ sẽ nghĩ dân Anh phải chịu đói kém, khổ sở lắm!.
    - Và rồi khi nhìn sang ông, họ hiểu ngay nguyên nhân của sự đói khổ đó là do đâu!

                     Albert Einstein
            Albert Einstein nói về thuyết tương đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi:
    - Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi không thể chấp nhận những cái mà nó không nhìn thấy.
               Einstein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời:
    - Được, điều đó có vẻ có lý lắm. Bây giờ ông đặt trí thông minh của mình lên bàn đây để tôi có thể tin rằng đó là sự thật.

Winston Churchill
        Winston Churchill vốn chẳng được phụ nữ Anh yêu mến. Có một bà nói thẳng với ông:
- Nếu tôi là vợ ông, tôi sẽ cho ông uống thuốc độc.
- Nếu tôi là chồng bà, tôi sẽ uống nó ngay

Hans Poelzig
           Kiến trúc sư nổi tiếng Dresden (Đức) trong những năm 30 của thế kỷ trước là Hans Poelzig có tên trong Hội đồng thành phố nhưng ít khi tham dự những cuộc họp. Một hôm trong cuộc họp hội đồng có người phát biểu: 
    - Giáo sư Poelzig, ủy viên hội đồng nhân dân Thành phố rất ít khi có mặt trong các buổi họp.
Kiến trúc sư không khoan nhượng trả đũa ngay:
    - Các ông sử dụng cái đầu hay cái đít của tôi?

Moritz Saphir
          Một nhà thơ vốn ghét Moritz Saphir nên dè bỉu rằng:
  - Thưa ngài Saphir, ngài viết chỉ vì tiền. Còn tôi viết vì danh dự!
Ông từ tốn đáp:
  - Mỗi chúng ta viết cái mà chúng ta thiếu!

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

CHUYỆN KỂ VỀ MỘT NGƯỜI CHA


CPS.NGỌC ĐẶNG gửi từ Pháp
CHUYỆN KỂ VỀ MỘT NGƯỜI CHA
(Chuyện kể của cô Nguyễn Thị An Lành, Nghệ An)

Đoàn Dự ghi chép

Kính thưa quý vị độc giả,
Cách đây không lâu, tôi (Nguyễn Thị An Lành -ĐD) đọc báo, thấy có đăng tin về câu chuyện của chị Nguyễn Thị Phương, người phụ nữ nằm liệt giường suốt 9 năm trời, và anh Trương Văn Chín, một người đàn ông khỏe mạnh bình thường, đã vì tình yêu cũng như tình thương sâu sắc mà hy sinh cuộc đời, chấp nhận làm chồng của chị mặc dầu chị bị tật nguyền, không có khả năng tự chăm sóc bản thân.
Hạnh phúc của họ đã đơm hoa kết trái trong một phép lạ không thể tin nổi. Đó là họ có một đứa con được sinh ra từ tình yêu, từ nỗi thống khổ cả về thể xác lẫn tinh thần của người đàn bà bị liệt nửa người, cũng như từ sự hy sinh cao cả của người đàn ông. Có lẽ trời đã thương xót, ban cho họ một thiên thần bé nhỏ để sưởi ấm lòng họ. 
           

Tôi đọc và đã khóc rất nhiều. Tôi nghĩ đến mẹ tôi, người đàn bà có số phận hơi giống chị Phương. Mẹ tôi cũng bị liệt nửa người nhưng cuộc đời mẹ tôi hình như có phần đau đớn hơn, éo le hơn và “ghềnh thác” hơn. Trước đây, tôi thường nghĩ chuyện của mẹ tôi là một câu chuyện kỳ lạ, hi hữu, khó có thể có một chuyện thứ hai tương tự như vậy trên đời. Nhưng té ra, trong cuộc sống vẫn có những chuyện về tình cảm của những con người kỳ lạ, như chuyện anh Trương Văn Chín và chị Nguyễn Thị Phương chẳng hạn. 
Câu chuyện của cha mẹ tôi bắt đầu như thế này:
- Cha và mẹ tôi là bạn học cùng lớp suốt 10 năm học. Ở ngoài Bắc trước đây, học sinh học theo hệ thống 10 năm, tức hết lớp 10 là hết trung học. Sau đó mẹ tôi thi đậu vào đại học còn cha tôi thì đậu vào một trường trung cấp, cả hai đều ở ký túc xá của trường mình trên tỉnh.
 
Mẹ tôi kể rằng chuyện tình cảm của mẹ lúc còn học trung học rất éo le. Ngày ấy, mẹ tôi là bí thư chi đoàn của lớp, vừa học giỏi, vừa hát hay lại vừa xinh đẹp nhất trường. Trong khi đó thì cha tôi là một học sinh tầm thường trong lớp. Điểm nổi bật nhất của cậu học trò này là ít nói, sống khép kín, gần như không được ai biết đến. Oái oăm thay cậu lại thầm yêu mẹ tôi, cô nữ bí thư xuất sắc của lớp. Tuy nhiên, hình ảnh chiếm trọn trái tim mẹ tôi không phải cậu học sinh đó mà là ông thầy dạy môn Văn trong lớp, bí thư đoàn trường, trẻ tuổi, đẹp trai, chưa lập gia đình. Thế nên, dù biết “người câm như hến” mang mối tình si nhưng mẹ tôi vẫn không để ý đến cậu. 
Mới học lớp 10, tức cuối cấp III, 16 tuổi nhưng mẹ tôi đã lao vào yêu đương, lén lút vụng trộm như con thiêu thân lao đầu vào lửa với ông thầy đẹp trai, nói hay như gió đó. Yêu thầy, mẹ tôi quyết tâm thi đậu vào Đại học Sư Phạm cũng cùng khoa Văn để được bằng thầy. Trong khi đó thì cậu học sinh “con người ít nói” trong lớp chỉ đậu vào trường Trung cấp Công Nghiệp.


Mẹ tôi đã yêu hết lòng nhưng tình yêu của mẹ không được đáp ứng chung thủy như mẹ tưởng tượng. Khi mẹ từ trường ĐHSP Vinh, vượt 60km về trường cũ ở nơi quê nhà để báo tin cho ông thầy biết là mình có thai, hậu quả của việc đã quá si mê, vượt rào, ăn cơm trước kẻng, thì mẹ choáng váng phát hiện ra có một cô nữ bí thư chi đoàn khác cũng trẻ trung, xinh đẹp như mẹ hai năm về trước, đang quấn quýt với thầy bí thư đoàn trường, người yêu của mẹ.
Mặc dầu choáng váng, điên dại nhưng mẹ tôi vẫn kiên nhẫn chờ cho cuộc hò hẹn giữa thầy với cô học trò trẻ đẹp kết thúc, để gặp và nói chuyện với thầy về cái thai mà mẹ đang mang trong bụng. Bản chất của vị bí thư đoàn trường đẹp trai, thần tượng của bao nhiêu nữ sinh trong trường đã bộc lộ rõ khi thầy thẳng thừng trả lời: “Em bỏ cái thai đó đi! Cuộc sống còn dài, ai biết trước tương lai ra sao mà đã vội nói đến chuyện cưới hỏi, sinh con sinh cái. Anh chưa sẵn sàng cho việc làm chồng làm cha lúc này!”. 
Mẹ đau khổ, thất thểu đón xe trở về trường đại học, nước mắt hòa với nước mắt. 
Khi chuyến xe đò ban đêm chạy đến gần cầu Bến Thủy, cách trường ĐHSP mấy cây số, mẹ kêu cho xe dừng lại. Mẹ xuống xe, tới đầu cầu và tuyệt vọng với ý nghĩ là phải tự tử, phải chết đi để tránh mọi sự phiền phức. Mẹ - một cô gái mới 18 tuổi - thời của mẹ việc phá thai không phải dễ dàng. Mẹ không biết phá ở đâu và phá bằng cách nào. Ngoài ra, có thai trong khi còn đang đi học sẽ bị nhà trường kiểm điểm, kỷ luật, đồng thời cũng là nỗi ô nhục rất lớn cho cả gia đình, họ hàng thân thuộc. Mẹ đã đến bước đường cùng. 
Không kịp nghĩ gì nữa, mẹ liều nhắm mắt gieo mình xuống sông trong đêm tăm tối mịt mùng. 
Nhưng số phận không cho phép mẹ trốn chạy nỗi khổ đau dễ dàng như vậy. Lúc mẹ còn đang đứng đợi xe đò để trở về trường thì “người bạn ít nói cùng lớp” trước đây cũng có mặt trên chiếc xe đó. Cậu chỉ đậu vào trường Trung cấp Công nghiệp cách trường ĐHSP của mẹ hơn 3 cây số. Thứ bảy tuần nào cậu cũng đến trước cửa ký túc xá của mẹ để “trồng cây si” cho dẫu biết mẹ đã có người yêu là ông thầy dạy Văn, bí thư đoàn trường, trẻ tuổi, đẹp trai, một trời một vực so với cậu. Mẹ cũng đã nói rõ với cậu rằng giữa cậu với mẹ chỉ là bạn cùng lớp, không có gì khác. Mặc, cậu vẫn thầm yêu mẹ, làm như trên đời này ngoài mẹ ra không còn một cô gái nào khác chiếm nổi trái tim cậu. Trên chuyến xe khách ấy, cậu nhìn thấy mẹ lên xe với đôi mắt sưng húp vì khóc nhiều. Nhưng vốn nhút nhát, cậu chỉ lặng lẽ ngồi quan sát từ phía đằng sau. Khi xe chạy đến gần đầu cầu Bến Thủy, thấy mẹ đột ngột kêu xe dừng lại rồi mẹ xuống xe, thậm chí quên cả không xách theo chiếc ba lô nhỏ, hành trang của mình. Cậu rất ngạc nhiên, thoáng suy nghĩ rồi cũng xuống xe, xách hai chiếc ba lô, lẳng lặng đi theo sau. 
Thấy mẹ đứng bất động như pho tượng bên cạnh thành cầu, cậu đoán rằng mẹ có chuyện gì buồn lắm nên mới có những cử chỉ lạ lùng như vậy. Trong lúc cậu còn đang chần chừ, chưa biết phải giải quyết thế nào thì mẹ đã gieo mình xuống sông. Cậu kinh hoảng, kêu thét lên và lao tới định níu mẹ lại nhưng không kịp, mẹ đã rơi xuống sông sát với mé cầu. 
(H.2: Cầu Bến Thủy cũ ở Nghệ An)
Tiếng hô hoán kêu cứu của chàng thanh niên khiến ông lái đò đang gác mái chèo nằm ngủ trên đò ở gần chân cầu. Ông là người chuyên làm việc từ thiện, đã bao năm nay đi vớt xác người chết đuối hoặc người nhảy xuống sông tự tử. Trong đêm tối, phải khó khăn lắm ông và cậu thanh niên mới tìm thấy “xác” của mẹ đang bị mắc ở gần chân cầu. Cái nhảy xuống sông của mẹ sát với đầu cầu đã làm cho mẹ không bị nước cuốn đi nhưng bị đập đầu vào bãi đá cạn, khiến mẹ bị liệt não một thời gian dài.
Mẹ nằm bệnh viện, bảo lưu kết quả học tập, và người bạn ít nói cùng lớp là kẻ duy nhất ở bên cạnh mẹ khi mẹ đã tới tận cùng của sự khốn khổ. Hôn mê mất hơn một tuần, khi mẹ tỉnh lại thì thấy người bạn cũ ở bên cạnh như người thân yêu nhất. Cậu ký vào mọi giấy tờ thủ tục để bệnh viện làm phẫu thuật cho mẹ, như một người chồng sắp cưới. Cái thai không giữ được vì cú va đập quá mạnh. 
Mẹ nằm nhà thương, tương đối đã qua được cơn nguy kịch, qua được ranh giới giữa cái sống và cái chết, bấy giờ cậu mới báo tin cho ông bà ngoại, tức cha mẹ của mẹ ở quê nhà, được biết. 
Không thể nói hết nỗi bàng hoàng của ông bà ngoại khi chứng kiến mẹ bị băng bó, nằm bất động trên giường bệnh, đầu tóc cạo trắng xóa do phải mổ cấp cứu trên đầu. Ông bà ngoại bị sốc và quá đau khổ trước tai nạn của con gái. Sau khi nghe bác sĩ thuật lại toàn bộ sự việc: mẹ bị tai nạn ra sao, nhảy cầu tự tử như thế nào, rồi cái thai trong bụng bị sẩy do cú va đập mạnh. 
Con gái ông bà có chửa trong khi mới 18 tuổi còn đang đi học? Ông bà ngoại không thể giữ bình tĩnh được nữa, bèn gặp cậu bạn cùng lớp của mẹ để hỏi cho rõ ràng, vì lâu nay ông bà biết hai đứa là bạn học chung một lớp. Không ngờ, cậu bạn cúi đầu, nhận hết mọi tội lỗi về mình và thừa nhận chính mình là tác giả cái bào thai trong bụng con gái ông bà, khiến cô phải nhảy cầu tự tử. Ông bà ngoại không còn sức để đau khổ được nữa. Bà ngoại chỉ vào mặt cậu, chửi mắng cậu thậm tệ, còn ông ngoại thì làm đơn tố cáo lên trường Trung cấp Công Nghiệp, nơi cậu đang học năm thứ hai để nhà trường đuổi học cậu. 

Sau tai nạn, mẹ bị liệt hai chân, tinh thần dao động nặng. Trước sự oan trái của người bạn cũ, mẹ chỉ biết khóc. Mẹ không thể học tiếp Đại học Sư Phạm được nữa. Giấc mơ tình yêu và ước vọng trở thành cô giáo dạy văn cấp III của mẹ đã bị dập tắt phũ phàng. Mẹ đối diện với thực tế bi thảm, không niềm tin, không tương lai và quá đau đớn về sự bội bạc của người yêu, cũng như tuyệt vọng về tình trạng sức khỏe của mình. Mẹ giờ đây trở thành con người tàn phế, phải rời giảng đường đại học để được cha mẹ thuê xe chở đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác với hy vọng phục hồi được chức năng đôi chân.
Mặc dầu ông bà ngoại đã gặp ban giám hiệu trường ĐHSP trình bày hoàn cảnh và xin bảo lưu kết quả học tập của mẹ trong hai năm qua, nhưng mẹ nhất quyết không nghĩ đến việc trở lại giảng đường để tiếp tục giấc mơ trở thành giáo viên cấp III của mình nữa. Mẹ nằm trong bệnh viện, trong những cơn đau đớn cả về thể xác cũng như tinh thần.
Từ một cô gái sôi nổi, vui tính và nhiều ước mơ, mẹ biến thành một người bị tự ti mặc cảm, luôn luôn nghĩ đến cái chết. Mẹ bám riết lấy ý nghĩ sẽ tìm cách tự tử để kết thúc tình trạng chán chường và bi đát đó. 
Khi tất cả bạn bè, người thân của mẹ không còn năng lui tới, thăm hỏi, an ủi mẹ được nữa vì họ phải trở về với công việc học hành hay với đời sống riêng tư, thì người duy nhất còn lại gần gũi với mẹ chỉ là người bạn ít nói ngày xưa. Cậu đã bị đuổi học nên quyết định đi học nghề sửa xe gắn máy. Những lúc rảnh rang, cậu lén đến bệnh viện thăm nom và khuyến khích mẹ, khuyên nhủ mẹ hãy có can đảm vượt qua số phận. Ông bà ngoại vẫn căm ghét cậu, không tha thứ tội lỗi của cậu nên không chấp nhận cho cậu đến chăm sóc mẹ. 
Thấy cậu oan uổng quá, đến lúc này mẹ mới nói với ông bà ngoại tất cả sự thật. Ông bà ngoại lặng người, bàng hoàng trước sự thú nhận của con gái. Nghe xong, ông ngoại khóc và nói với mẹ: “Con ơi, con nợ người ta món nợ quá lớn rồi. Còn cái tội của cha mẹ thì không thể nào rửa sạch được!”. Rồi ông ngoại lại khóc, ông đi tìm cậu thanh niên, quỳ xuống trước mặt cậu - một người chỉ đáng tuổi con của ông - để xin cậu tha thứ cho sự hiểu lầm và những thiệt thòi ông đã gây ra cho cậu. Cậu cuống quít đỡ ông dậy, rồi cả hai cùng khóc. Vốn tính ít lời, cậu chỉ vắn tắt nói với ông ngoại: “Xin cha cho phép con trông nom HT. Con yêu cô ấy lắm!”. Cậu chỉ nói được có vậy và ông ngoại lại khóc nức nở.

Cậu vừa học nghề vừa làm thêm ở trung tâm sửa chữa xe gắn máy. Cuối ngày, cậu lại vào bệnh viện với mẹ, chăm sóc tận tình và chu đáo như một người chồng, đó là điều mà cả mẹ lẫn ông bà ngoại cùng mọi người chung quanh đều rất ngạc nhiên, không thể giải thích được. Một thanh niên lành lặn, đầy sức sống, còn độc thân cũng như chưa từng có người yêu theo đúng nghĩa của nó, lại quyết tâm dành hết tình yêu cho một cô gái đã tàn phế cả tinh thần lẫn thể xác? Những vết thương lòng của cô đối với người “thầy” tệ bạc trước đây có thể lành được không? Không ai hiểu nổi tại sao cậu lại quyết định gắn bó cuộc đời mình với người con gái đã yêu người khác như thế. 
Cha mẹ cậu khi biết chuyện này đã phản đối kịch liệt. Ông bà đến tận bệnh viện gặp ông bà ngoại và nói: “Ông bà đau khổ như thế nào về tai nạn của cháu HT thì đừng bắt chúng tôi phải đau khổ như vậy khi thấy con trai chúng tôi quá mê muội, suốt đời sẽ phải gánh cái gánh nặng vì cháu HT”. 
Mặc cho cha mẹ mình khóc lóc van xin, thậm chí đe dọa sẽ từ bỏ nếu con trai cứ nhất định gắn bó với đứa con gái tật nguyền trên chiếc xe lăn, cậu vẫn một lòng, không hề suy suyển.
Mẹ tôi không chịu nổi sự đàm tiếu của dư luận cũng như phản ứng của phía bên gia đình người con trai, hơn nữa lại bị mặc cảm về sự tàn tật, nên bèn bí mật bỏ nhà ra đi với chiếc xe lăn. 
Không ai có thể hình dung được mẹ đã ra đi với tình trạng cơ thể như vậy. Mẹ bỏ đi đâu với hai bàn tay trắng và đôi chân tật nguyền, ngay cả vấn đề vệ sinh cá nhân cũng không tự mình lo được? 
Cả nhà bổ đi tìm. Cha tôi - bây giờ tôi dùng tiếng “cha” thay vì tiếng “cậu” hay tiếng “người thanh niên ấy” xa lạ trước đây - tất tưởi trên những chiếc xe Bắc-Nam để đi tìm mẹ. Tuyệt nhiên không thấy tăm hơi. Cả nhà đã nghĩ đến trường hợp xấu nhất là có thể mẹ đã nhảy xuống con sông nào đó tự tử. Ông bà ngoại tôi đi báo với công an về sự mất tích của mẹ. Cha tôi ngược xuôi sông ngòi và những nơi cha đoán có thể mẹ đã tìm đến cái chết; cũng không loại trừ khả năng mẹ tá túc ở đâu đó để sống cuộc sống ẩn dật, trốn tránh tình cảm của cha cũng như những lời bình phẩm của thiên hạ và trốn tránh những dằn vặt trong lòng.
Không ai biết được rằng, mẹ đã quen biết một cô cùng cảnh ngộ, đã từng nằm điều trị trong bệnh viện với mẹ, nhờ cô khi về thì liên hệ giùm với trung tâm khuyết tật ở tận Ban Mê Thuột thuộc tỉnh Đắc Lắc. Khi đã biết rõ tình hình, mẹ nhờ cô mua vé xe, đưa mẹ lên xe tuyến Bắc-Nam để vào trung tâm dành cho người khuyết tật này. Mẹ muốn đi thật xa để xóa bỏ quá khứ đau buồn đồng thời để cha có cơ hội lập gia đình với người con gái khác, sẽ sống hạnh phúc hơn là sống với mẹ. Mẹ không muốn suốt đời cha phải gánh chịu bất công vì mẹ. 
Nhưng mẹ đã lầm. Tình yêu của cha lớn và kỳ lạ hơn mẹ tưởng tượng. Cha đã tìm mẹ ròng rã suốt hai năm trời. Cứ mấy tháng một lần, khi nào dành dụm được chút tiền lương từ trung tâm sửa chữa xe gắn máy, cha lại xin nghỉ ít lâu để đi tìm mẹ. Cũng may công việc sửa xe gắn máy của cha rất thịnh hành và có thu nhập cao. Cha khéo tay, giỏi nghề nên ngoài việc làm ở trung tâm, cha còn có các khách hàng đem xe tới nhà nhờ sửa, nên tiền kiếm được không phải là ít. Tuy nhiên, suốt 2 năm trời, bao nhiêu tiền kiếm được cha tiêu xài vào việc đi tìm mẹ.

Không ai giải thích nổi tình yêu của cha. Trong trái tim cha chỉ có hình bóng của mẹ. Dù hai chân mẹ đã tàn phế, tâm hồn mẹ đã nhàu nát vì đã trao lầm tình cảm cho kẻ bội bạc, nhưng cha vẫn yêu mẹ và chỉ có một hình bóng của mẹ mà thôi. Không một trung tâm khuyết tật nào mà cha không tới, hoặc liên lạc bằng thư từ, hay bằng điện thoại, về người con gái bị liệt hai chân tên là HT với địa chỉ, quê quán cụ thể.
Cuối cùng, có lẽ trời phật cũng thương xót tấm lòng của cha dành cho mẹ nên đã cho cha gặp được mẹ. Nghe tin mẹ ở trung tâm khuyết tật Ban Mê Thuột, lập tức cha thu xếp vào ngay trong đó.
Lần đầu tiên sau 2 năm bỏ nhà ra đi, trông thấy cha, mẹ oà lên khóc và gục đầu vào ngực cha. Mẹ không thể hiểu tại sao một con người đã bị tật nguyền vì lầm lẫn như mẹ lại được hưởng tình yêu hiện tại. Người con trai ấy mặc dầu ít nói nhưng đã có mặt bên cạnh mẹ những lúc mẹ đau khổ nhất, tuyệt vọng nhất và khốn quẫn nhất.
Cha và mẹ đã có nhau trong hoàn cảnh như vậy sau bao cố gắng tìm kiếm của cha. Để mẹ đỡ bị tự ti, cha trở về nhà thu xếp rồi vào lập nghiệp ở Ban Mê Thuột. Cha xin với trung tâm khuyết tật cho mình mở một cửa tiệm sửa xe nho nhỏ ngay trước cổng trung tâm gần bên lề đường, vừa để kiếm tiền nuôi mẹ vừa để dạy miễn phí nghề sửa xe cho những người trong trung tâm tương đối còn khá lành lặn, có thể học được. Việc làm ăn dần dần khấm khá, các cô chú trong trung tâm rất quý mến, coi cha như người thân thiết cùng trong trung tâm mặc dầu cha là “người ngoài”, không bị khuyết tật.
Quý vị ơi, kể đến đây tôi lại bật khóc. Tôi xúc động như vậy không hiểu quý vị có cho là mau nước mắt hay không? Nhưng sự thật tôi rất kính mến cha tôi. Tôi thường hãnh diện với ý nghĩ rằng dù mẹ tôi có lầm lẫn trong thời tuổi trẻ nhưng trời phật đã thương xót, ban cho chúng tôi có một người cha như vậy. Cha mẹ tôi sinh ra tôi và một đứa em trai nữa. Hạnh phúc đã đến với mẹ tôi khi sinh được hai đứa con, một trai một gái. Mặc dầu bị liệt nửa người nhưng khả năng sinh nở của mẹ vẫn bình thường. Có thể là do ông trời đã nhón tay làm phúc cho mẹ, để mẹ có được thiên chức của người vợ là sinh được con để bù lại cho tình yêu kỳ lạ hết sức rộng lớn của cha. Mẹ không đi lại được, mọi việc vệ sinh cá nhân, rồi mang thai, rồi sinh nở, tất cả đều do cha lo. Chúng tôi sinh ra trong trạm y tế nhưng sau đó cha chăm sóc từ lúc còn đỏ hỏn cho đến khi trưởng thành.
Tuy nhiên, cuộc đời của mẹ chưa hết những phép mầu. Khi tôi lên 5 tuổi, có hai cha con ông cụ lang thuốc người dân tộc thiểu số, tình cờ chở nhau đi ngang qua thì xe bị hỏng, bèn ghé vào cửa hàng của cha để nhờ sửa chữa. Thấy mẹ ngồi trên xe lăn, trong khi chờ đợi, thầy lang bắt mạch giùm rồi nói rằng có thể chữa cho mẹ đi lại được nhưng phải thật kiên trì.
Cha không hy vọng nhiều song vẫn theo cụ vào bản lấy thuốc cho mẹ uống. Sau một năm trời ròng rã được cụ chữa chạy, mẹ tôi đã đứng dậy và đi lại được, tự làm những việc lặt vặt như vệ sinh cá nhân và đi lại trong nhà. Tuy nhiên, do bị liệt khá lâu nên hai chân của mẹ còn yếu, chỉ mới đi lại được khoảng ngắn, nhưng đó cũng là một điều may mắn quá sức tưởng tượng, không còn phải lệ thuộc vào chiếc xe lăn nữa. Mẹ rất sung sướng và càng biết ơn cha hơn. Mẹ thường nói cái ơn của cha kiếp này mẹ không trả được. 
Cha mẹ tôi đã sống hạnh phúc bên nhau gần 25 năm nay. Hai chị em tôi đều đã lớn và có công ăn việc làm. Năm nào tết đến, chúng tôi cũng theo cha mẹ về quê ăn tết. Ông bà nội, ông bà ngoại hai bên đã hết phân vân về cuộc hôn nhân của cha mẹ tôi và rất tự hào về sự yêu thương, chăm sóc của cha tôi đối với mẹ tôi.
Vậy đó, tình yêu kỳ lạ của cha tôi là như vậy. Rất nhiều lần tôi tự hỏi trên đời này có bao nhiêu người đàn ông có tấm lòng rộng mở như cha tôi. Thế nhưng, càng lớn lên, đi làm và tiếp xúc nhiều, tôi hiểu ra rằng trên đời có vô vàn những người tốt. Lòng tốt ấy có thể bị coi là bất bình thường, thậm chí bị chê trách là trái tự nhiên, song nó vẫn xảy ra, và như một phép mầu kỳ diệu, nó mang hạnh phúc đến cho những người kém may mắn, phải không thưa quý vị?
-Nguyễn Thị An Lành

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Ông bõ nhà thờ

Ông bõ nhà thờ
Trương Phú Thứ10/9/2012 (VietCatholic)

Tứ nhân bang chúng tôi gồm ba ông Mỹ trắng và tôi có mầu da không được trắng mà cũng chẳng đen. Chúng tôi chia nhau mỗi người một tuần mở cửa đóng cửa, mở đèn tắt đèn nhà thờ của giáo xứ. Chính danh mà gọi thì chúng tôi là những ông bõ hay ông từ nhà thờ. Ngày xưa ông bõ nhà thờ làng tôi là một người đi ăn xin mà chẳng biết tông tích từ đâu. Sau được dân làng giao cho công việc quét dọn nhà thờ. Ông bõ về sau cũng có vợ con và được cấp phát cho miếng đất làm nhà ngay gần nhà thờ để sớm tối lo dọn dẹp mở và đóng cửa nhà thờ. Gia đình ông bõ được nhà xứ giao cho một công ruộng để cấy cấy lấy gạo mà ăn. Cuộc sống của gia đình ông bõ chẳng quá thiếu thốn và không đến nỗi đói khát.

Ba ông bõ Mỹ trắng của nhà thờ họ đạo tôi bây giờ toàn là những “thứ dữ”. Qua báo chí, tôi “rành sáu câu” tiểu sử của ông đã từng làm chủ tịch của một công ty có đến hơn hai trăm ngàn nhân viên với ngân sách lên đến cả trăm tỷ Mỹ kim hằng năm. Tôi trở nên thân thiết với ông bõ này vì nhiều lần vì bận việc, ông đã nhờ tôi mở cửa nhà thờ thay cho ông.

Mỗi buổi sáng mùa hè trời nắng chói chang hay mùa đông giá buốt, đến lượt thì ông bõ nào cũng phải chu toàn phân sự của mình. Rất ít khi vì đau yếu hay bận việc nên phải nhờ người khác. Tôi là người trẻ nhất trong nhóm bốn ông bõ, chỉ bằng tuổi con ông bõ già nhất trong nhóm ‘tứ nhân bang” thôi, nên tôi thường được ba ông bõ kia nhờ vả. Mở cửa nhà thờ, bật đèn thắp nến, thử hệ thống âm thanh, xem nhiệt độ trong nhà thờ. Mấy phút sau thì các cụ ông cụ bà quen mặt như người trong nhà lần lượt đến. Sĩ số các cụ bà luôn áp đảo các cụ ông. Nhiều khi trong nhà thờ có đến năm chục cụ bà mà vỏn vẹn chỉ có ba cụ ông. Thánh lễ ngày thường chỉ toàn các cụ. Giới trẻ còn phải đi ‘cầy” để trả đủ thứ nợ. Không nợ ngập đầu ngập cổ không phải là người Mỹ. Người già nợ theo người già. Bọn trẻ nợ theo bọn trẻ. Có những món nợ nghe ra cười muốn đứt ruột nhưng cũng có những món nợ nghẹn lời đau thương. Xứ sở của miền đất sản xuất và tiêu thụ. Không sản xuất thì dân đói mà không tiêu thụ thì dân cũng khát.

Người già nhất trong nhóm bốn người chúng tôi có những bước chân đã chậm chạp nhưng lại luôn có nụ cười thật dễ thương trên khuôn mặt hết sức hiền lành. Ông có bằng tiến sĩ sinh vật học và đã nhiều năm giảng dậy ở trường đại học y khoa duy nhất và rất nổi tiếng của tiểu bang. Ông vẫn tự lái xe đi nhà thờ, đi chợ và đôi khi đi thăm những người quen biết trẻ tuổi hơn ông ở các nhà hưu dưỡng. Ông ở ngôi nhà to trên một khoảnh đất cao nhìn ra biển. Ngôi nhà này ông mua đã hơn bốn mươi năm và đã được ông viết giấy hiến tặng cho giáo xứ khi ông về với Chúa. Người con trai duy nhất của ông rất vui lòng với quyết định này. Ông sống nghèo khó từ cách ăn mặc cho đến cái xe gần hai chục năm cằn cỗi với gần ba trăm ngàn dậm đường. Đối với tôi thì ông chính là một vị thánh sống, một gương mẫu mà Chúa cho tôi được quen biết như là một hiện thân của Chúa nơi trần gian. Ông thích nghe tôi kể về đời sống đạo của các giáo xứ nghèo nàn nơi quê hương Việt Nam. Một lần ông nói nhỏ chỉ để mình tôi nghe rằng nước Mỹ có lỗi và có trách nhiệm với Việt Nam. Ông vỗ trán, lắc đầu và lẩm nhẩm tên cố Tổng Thống Kennedy. Tôi hiểu ý ông muốn nói và cũng không muốn đào sới những đau thương cho chính mình.

Một buổi trưa tôi được điện thoại báo tin ông bị xe đụng và đã được đưa vào phòng cấp cứu của bệnh viện. Tôi nhẩy lên xe lái vội vào bệnh viện và đặt ra nhiều hoạt cảnh thương cảm ông già đi vẩn vơ ở đâu mà bị xe đụng thế này. Sáng sớm nay, trong thánh lễ khi cha sở nói giáo dân hãy chúc bình an cho nhau thì từ hàng ghế trên cùng ông vẫn quay lại giơ tay lên cao vẫy vẫy, tươi cười chúc bình an cho mọi người mà. Đến bệnh viện tôi gặp anh con trai đứng thẩn thờ ngay trước cửa phòng cấp cứu và được nghe kể lại tình tiết của tai nạn. Ông già không bị xe hơi (car) mà bị đụng bởi chiếc xe người mua hàng ở siêu thị (cart) dùng để hàng lên đẩy đi để mua sắm. Một chiếc xe (cart) trống không từ đâu đổ dốc đụng vào làm ông ngã đập đầu xuống nền gạch. Tiếng Mỹ của tôi thuộc loại ăn đong nên nghe tiếng cart mà cứ nghĩ là car. Ông bất tỉnh và xe cứu thương đã được gọi đến tức thời đưa ông vào bệnh viện. Ông đang nằm ở phòng chăm sóc đặc biệt nên không ai được gặp mặt thăm hỏi.

Ba ngày sau, tôi vào bệnh viện thăm ông. Tôi không mang cho ông một bó hoa như tập tục nhưng tôi mang cho ông một tấm ảnh lòng Thương Xót Chúa. Thấy tôi, ông mừng lắm. Ông cầm hôn tấm ảnh Chúa và căn dặn tôi đừng quên mở cửa nhà thờ giúp cho ông. Ông nói tuyệt đối không nhận bồi thường dưới bất cứ hình thức nào và cũng đừng để ai lạm dụng thưa kiện lôi thôi. Tôi được biết đại diện của siêu thị đã có đại diện đến tận giường bệnh thăm hỏi và đề nghị bồi thường ông một số tiền khá lớn nhưng ông đã từ chối và nói họ hãy an tâm, ông nhất định không đòi hỏi hay khiếu nại gì cả. Cũng có đến vài chục văn phòng luật sư liên lạc với anh con trai và cả với tôi nữa xin được tiến hành thủ tục kiện cáo để đòi bồi thường nhưng vâng lời ông, chúng tôi đã nói lời cám ơn đến tất cả.

Hai tuần lễ sau, ông thanh thản thở hơi cuối cùng đi về Nước Chúa. Bệnh viện có đầy đủ những dữ liệu và xét nghiệm kết luận rằng ông chết vì đầu đập mạnh xuống nền gạch vì bị cái xe (cart) đụng trong siêu thị. Ông chết đi và để lại cho đời một lương tâm trong sáng mà tôi xin được đặt tên là Lương Tâm Công Giáo.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

“Không thể cầu nguyện với Thiên Chúa cách riêng tư”

“Không thể cầu nguyện với Thiên Chúa cách riêng tư”
Bùi Hữu Thư10/5/2012 (VietCatholic)

Buổi triều kiến ngày 3 tháng 10, 2012: Giáo lý về phụng vụ

ROME, thứ tư ngày 3 tháng 10, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích trong bài giáo lý thứ hai ngày thứ tư về cầu nguyện trong phụng vụ: “Người ta không thể cầu nguyện với Thiên Chúa cách riêng tư.” Ngài nhấn mạnh về “tình bạn” với Chúa Kitô.

Thực vậy, Đức Thánh Cha đã dành bài giảng bằng tiếng Ý trong buổi triều kiến chung ngày 3 tháng 10, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, trước khoảng 20.000 du khách, về cầu nguyện trong phụng vụ.

Trước hết ngài đặt câu hỏi: ”Hôm nay tôi muốn chúng ta tự hỏi: trong đời sống của tôi, tôi có dành một chỗ đầy đủ cho việc cầu nguyện, nhất là một chỗ cho mối tương quan của tôi với Thiên Chúa, là kinh nguyện phụng vụ, nhất là trong Thánh Lễ, là lúc tham dự vào kinh nguyện chung về Mình Thánh Chúa Kitô, chính là Giáo Hội không?”

Về vấn đề tình bạn với Thiên Chúa, ngài nhắc là “trước hết cầu nguyện là sự liên hệ sống động của những người con cái Chúa với Chúa Cha, một người Cha hết sức nhân hiền, với Con của Người là Chúa Giêsu Kitô và với Thần Khí của Người. Do đó, đời sống cầu nguyện là làm sao để thường xuyên ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa và ý thức được như vậy, và để sống trong mối liên hệ với Chúa, y như chúng ta sống trong các mối tương quan khác, với cha mẹ rất thân yêu, với bạn bè, với những người bạn chân thật; hơn nữa, chính mối liên hệ với Chúa Kitô mới đem lại ánh sáng cho tất cả các mối liên hệ khác của chúng ta."

Ngài đề cập đến nguồn gốc của phép rửa: "Sự sống hiệp thông với Thiên Chúa, "Un et Trine" (Một và Ba Ngôi), có thể xẩy ra vì qua phép rửa chúng ta được ghép liền vào Chúa Kitô, chúng ta đã bắt đầu trở thành một với Người (xem Rm 6, 5).

Trên hết, ngài nhắc đến phụng vụ như "hành động trong đó chúng ta tin rằng Thiên Chúa bước vào thực tại của chúng ta, và chúng ta có thể gặp gỡ Người, chúng ta có thể chạm đến Người", và như hành động "qua đó chúng ta tiếp xúc với Người: Người đến với chúng ta và chúng ta được Người soi sáng."

Ngài nhắc đến một trở ngại cần phải tránh: "Khi chúng ta suy niệm về phụng vụ, chúng ta chỉ chú trọng đến vấn đề "làm sao" để làm cho hấp dẫn, thu hút, đẹp đẽ, thì chúng ta đã quên điều thiết yếu: Phụng vụ được cử hành cho Thiên Chúa không phải cho chúng ta; đó là tác phẩm của Người; chính Người là mục tiêu; và chúng ta phải cởi mở cho Người và để cho Người hướng dẫn và để cho nhiệm thể của Người là Giáo Hội hướng dẫn."

Ngài mời gọi mọi người đọc lời nguyện sau đây: "Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta học hỏi mỗi ngày để hiểu biết phụng vụ thánh, nhất là việc cử hành Thánh Lễ, trong khi cầu nguyện với "chúng ta" là Giáo Hội và không hướng mắt nhìn vào Giáo Hội, nhưng vào Thiên Chúa, và trong khi ý thức được rằng chúng ta là một thành phần của Giáo Hội sống động ở mọi nơi và mọi lúc."

Đàn bà và sự lựa chọn

Đàn bà và s la chn...(VUI...)
CPS.Nguyễn Trọng Đa gửi
Trên ph n va m mt “Ca hàng bán chng”, nơi ch em ph n có th chn mua cho mình mt người đàn ông. Ngay li ra vào ca hàng có treo mt bng ni quy vi ni dung sau đây:

1. B
n ch có th vào ca hàng 1 LN DUY NHT.
2. C
a hàng có 6 tng, càng lên cao thì hàng càng cht lượng.
3. B
n có th chn bt c người đàn ông nào trên tng bt kỳ hoc leo lên tng cao hơn.
4. Ch
 được phép chn t tng dưới lên, không cho phép leo tr xung đ chn li.
Mt ch n sau khi dng chân trước tm bin trước li vào ca hàng lin quyết đnh vào trong đ th vn may.
Sau khi đ
c dòng ch“Nhng người đàn ông có công ăn vic làm” trên tm bin treo trên li vào tng 1, ch n lin đi thng lên tng 2.

T
m bin trên li vào tng 2 ghi: “Nhng người đàn ông có công ăn vic làm và yêu tr con”.
Ch
 đi tiếp lên tng 3.

T
m bin trên li vào tng 3 ghi: “Có công ăn vic làm, yêu tr con và đp trai”.
“Ái chà, đ
ược đy!” – Ch n nghĩ bng, nhưng chân vn bước lên tng 4.

Trên l
i vào tng 4, tm bin đ: “Có công ăn vic làm, yêu tr, đp trai vô cùng và biết giúp đ vic nhà”.
“Tuy
t vi!” – ch tht lên. – Tht là khó mà không ‘đ’!” Nhưng, ming nói vy, chân ch vn bước lên tng 5.

Trên l
i vào tng 5 là tm bin: “Có công ăn vic làm, yêu tr, rt đp trai, biết giúp đ vic nhà và hết sc lãng mn”.
Ch
 n đã mun dng chân trên tng 5 đ chn cho mình mt người chng lm ri, nhưng cui cùng, ch vn vượt qua được chính mình đ bước chân lên tng cui cùng – tng 6.
Trên li vào tng 6, ch nhìn thy tm bin: “Bn là người khách s 31 456 012 ca tng này. Tng này không có đàn ông, nó ch nhm mc đích chng minh cho bn rng không tài nào làm va lòng ph n. Cám ơn Bn đã ti thăm ca hàng chúng tôi!”