Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

TINH YEU VA CUOC SONG.ppt




CPS SIMON HÒA, LỚP 1960

THE BEST OF 60s ROMANTIC FRENCH MUSIC


 


Enjoy !!

                   Dalida - Soleil



Jean François Michael - Adieu jolly candy

Art Sulliva - Adieu sois heureuse

Christopher - Aline

Vicky Leandros - Après toi

Dalida - Bang bang

Claude François - Belles Belles Belles

Hervé Vilard - Capri c'est fini

Helene Rolles - Ce train qui s'en va

Nana Mouskouri - Dans le soleil et dans le vent

Claude François - Donna Donna

Alain Barriere - Elle était si jolie

Charles Aznavour - Et pourtant

Joe Dassin - Et si tu n'exitais pas

Christopher - Goodbye je reviendrai

Julio Iglesias - Guntanamera ( Spanish)

Michel Polnareff - Holidays

Sylvie Vartan - Holidays

Julio Iglesias - II faut toujours un perdant

Dalida - II pleut sur Bruxelles

Salvator Adamo - Inch'allah

Christopher - J'ai entendu la mer

Richard Anthony - J'entends siffler le train

Serge Gainsbourg version - J'ai entendu siffler le train

Christopher - Je ne T'aime plus 

Christophe - Je suis parti

Jane Birkin et Serge Gainbourg - J'taime moi non plus ( Rated XXX)

Christopher - Je vous salue madame

Enrico Macias - L'amour c'est pour rien

Sylvie Vartan - La maritza

Dalida - La vie en rose

Francoise Hardy - Le Temps De L'Amour ( 1962)

Sylvie Vartan - La plus belle pour aller danser

Sylvie Vartan- La Maritza

Salvator Adamo - La Nuit

Dalida - Le temps des fleurs

Christopher - Les marionettes

Christopher - Main dans la main

François Feidman - Magic Boulevard

Christopher - Mal

Christopher - Maman

Christopher - Mère tu es la seule

François Hardy - Mon amie la rose

Julio Iglesias - Nostalgie

Christopher - Nue comme la mer

Christopher - Oh mon amour

Dalida et Alain Delon - Paroles

Christopher - Petite fille du soleil

France Gall - Poupée de cire, poupée de son

Sheila - Poupée de porcelain

Sylvie Vartan - Quand le film est triste ( 1962)

Art Sullivan - Revoir

France Gall - Samba mambo

   Claude Michel - Sans Elle
   
   Jean François Michael - Si l'amour existe encore

   Laroche Valmont - T'as le look coco

  Salvatore - Tombe la neige

   François Hardy - Tous les garcons et les filles

   Julio Iglesias - Un jour tu ris,un jour tu pleures

PHÉP LẠ CỦA SỰ SỐNG ?

(Ảnh mang tính minh họa)
Người đàn ông ngồi tù 103 năm vẫn sống trở về
Theo NĐT1/30/2012 (Đăng trong Vietcatholic)

Pdf Email cho bạn b In Ra Tăng Cỡ Chữ Giảm Cỡ Chữ Cỡ Chữ Ban Đầu

-Khi bị kết án tù 103 năm vào cuối thế kỷ 19, chắc ông Golley không bao giờ nghĩ mình sống đến ngày được thả. Nhưng điều kỳ lạ đó đã xảy ra.

Trong kỷ lục Guiness, người sống thọ nhất thế giới cũng chỉ bước qua tuổi 125 với những điều kiện sống được cho là khá hoàn hảo. Tuy nhiên gần đây, trong một cuốn sách mới được xuất bản tại Nga, người đàn ông có tên Golley đã khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng khi sống thọ tới 120 tuổi, đặc biệt là trong 103 năm, ông này phải sống sau chấn song của nhà tù vì tội giết người. Cuốn hồi ký gây chấn động

Câu chuyện đặc biệt của ông Golley đã được nhiều người vùng Seberia của Nga biết tới vào năm 1998, khi người đàn ông này ra tù sau 103 năm thụ án. Tuy nhiên, cái tên Golley mãi mãi chỉ gói gọn trong một phạm vi hẹp nếu như vào tháng 9 vừa qua, cuốn sách tự thuật của người đàn ông này không được xuất bản tại Nga. “Đó là một câu chuyện kỳ khôi, một phép lạmà tôi lần đầu tiên được nghe thấy trong đời”, giám đốc của nhà xuất bản, nơi phát hành cuốn sách của ông Golley, nhận xét.

Theo như những gì cuốn sách viết, vào năm 1895, cậu trai trẻ Golley 17 tuổi sống cùng gia đình tại vùng Seberia của nước Nga. “Gia đình tôi sống khá bình an với công việc chính là chăn nuôi gia súc trên các thảo nguyên rộng lớn. Ngay từ nhỏ, tôi đã giúp đỡ bố mẹ chăn bò, cừu. Cuộc sống sẽ tiếp tục diễn ra êm đẹp như vậy nếu như không có cái ngày khủng khiếp đó”, ông Golley kể lại.

Ông Golley ngày ra tù.

Đó là một ngày tháng 8 năm 1895. Do con bò của gia đình đi lạc vào trang trại nhà hàng xóm nên chàng thanh niên 17 tuổi Golley đã bị người này mắng té tát. Không những thế, do có mâu thuẫn từ trước nên người hàng xóm đã không trả lại con bò cho gia đình Golley. Tức giận vì hành vi ngang ngược, Golley trong lúc nóng giận đã nổ súng giết chết người hàng xóm. “Bà vợ nhà hàng xóm nói rằng tôi phải trả giá cho tội ác của mình. Để tôi chết thì không đáng nên bà ta đã câu kết với các nhà chức trách địa phương để bắt tôi phải chết trong tù”, Golley kể lại trong cuốn sách.

Thế là chàng thanh niên Golley bị tuyên án… 100 năm tù giam. “Người ta tuyên án thế là mong muốn tôi chết dần chết mòn trong tù. Có ai sống được đến 100 tuổi để ngồi tù như tôi đâu. Lúc đó tôi đã nghĩ cuộc đời mình kết thúc từ đây”, Golley bộc bạch. Sau một năm thụ án, Golley đã lên kế hoạch trốn tù, nhưng chỉ một tháng sau đã bị bắt lại, và "được" cộng thêm ba năm nữa, thành 103 năm.

Cuộc sống hai thế kỷ trong tù

Kể về cuộc sống 103 năm trong tù , Golley nói rằng ông đã sống trong một thế giới hoàn toàn biệt lập mà không hề biết những sự việc thay đổi xung quanh mình. Khi được ra khỏi nhà tù vào năm 1998, ông cứ ngỡ bản thân đang lạc vào một thế giới khác. “Tôi chưa bao giờ được nhìn thấy máy bay. Lần đầu tiên khi nhìn thấy nó, tôi cứ ngỡ đó là con chim khổng lồ bay lạc phía gần nhà mình. Tôi đã thốt lên rằng sao có một con chim to đến như vậy”.

Cũng theo Golley, tất cả những vật dụng của thế giới hiện đại như vô tuyến và máy tính ông cũng chưa bao giờ được nghe tới. Thậm chí, khi đất nước Nga trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, ông cũng không hề hay biết. “Cuộc sống của tôi ở trong tù chỉ là sáng được mở cửa đưa đi lao động. Tối về bị nhốt sau chấn song của trại giam. Tôi không được đọc báo, không được ai thông tin về những diễn biến bên ngoài. Vì thế tôi cũng không biết rằng, bố mẹ mình đã chết trong một cuộc ném bom của phát xít Đức trong thế chiến thứ nhất”, người đàn ông này nghẹn ngào nói. Cuộc sống trong tù của Golley diễn ra vô cùng tẻ nhạt và vô vị.

Người đàn ông này đã phải sống một cuộc đời bị cô lập trong một thời gian dài dằng dặc. Golley cho biết rằng, hằng ngày ông chỉ làm bạn với chiếc giường và chiếc ghế duy nhất trong phòng giam mà ông được sở hữu. Trong hơn 100 năm sống trong tù, Golley luôn phải tắm nước lạnh và chưa bao giờ có được một mẩu xà phòng để làm cho cơ thể thơm tho hơn. “Một tuần một lần chúng tôi được dồn vào nhà tắm công cộng để kỳ cọ cơ thể. Đã có đôi lần tôi muốn có một chút xà phòng, nhưng những người lính gác đều quát vào mặt tôi rằng có ai nhìn hay ngửi ông nữa đâu, cần xà phòng làm gì. Những lúc như thế tôi đã nghĩ rằng, tôi sẽ phải chết mục xương trong nhà tù tăm tối này”.

Một điều đặc biệt nữa là ông Goolley cũng chưa bao giờ được nhìn thấy phụ nữ từ khi bước chân vào nhà tù năm 1895. Golley cho biết, nhà tù nơi ông trải qua 103 năm chỉ nhốt các tù nhân nam, tù nhân nữ được giam ở một khu khác. Hơn nữa, sự nghiêm khắc của những người quản giáo đã khiến cho chuỗi ngày dằng dặc phải sống trong tù của ông chưa một giây phút dù ngắn ngủi được ngắm một bóng hồng đi qua.

Cũng trong cuốn tự truyện, người đàn ông này viết: “Tôi đã chứng kiến sự ra đi của những người bạn tù cùng lứa tuổi từ cách đây vài chục năm. Có người chết vì bệnh tật, cũng có người chết vì tuổi cao sức yếu. Mặc dù mỗi người chết một cách khác nhau nhưng ai cũng có nguyện vọng trước khi chết được ra khỏi nhà tù một lần. Nhưng chẳng mấy ai thực hiện được điều đó. Được chứng kiến những cái chết cô đơn trong nhà tù như vậy, tôi luôn bảo mình rằng, phải sống đến khi ra khỏi nhà tù này, dù thời gian có dài thế nào đi chăng nữa”.

“Bắt đầu lại cuộc đời chưa bao giờ là muộn” Tưởng chừng như nguyện vọng được ra khỏi nhà tù chỉ là chuyện viển vông, tuy nhiên những điều kỳ diệu của cuộc sống vẫn luôn xảy ra. Năm 1998, sau đúng 103 năm thụ án, ông Goolley đã chính thức được ra tù. Vào thời điểm đó ông tròn 120 tuổi. “Đó là một phép lạ mà chính bản thân tôi cũng chưa bao giờ dám nghĩ tới”, Goolley nói.

Ngày Goolley được trả tự do trở thành một ngày hội lớn của nhà tù nơi ông đã gắn bó phần lớn cuộc đời mình. Nhớ lại ngày đó, ông Goolley bồi hồi: “Trước khi ra tù, tôi đã được đưa đi cắt tóc gọn gàng. Những người quản trại đã góp tiền để mua cho tôi bộ quần áo mới và tặng tôi 50 rúp để bắt đầu cuộc sống mới. Họ nói với tôi rằng, cuộc đời bắt đầu lại chưa bao giờ là muộn và tôi thấy điều đó thật đúng”.

Khi được hỏi vì sao vẫn giữ được sức khỏe tốt mặc dù đã 120 tuổi, ông Goolley cho rằng bản thân ông đã phải làm việc chăm chỉ và đều đặn khi ở tù. “Đừng nói rằng cuộc sống trong tù không đem lại cho tôi điều gì tốt đẹp. Chúng tôi ở đây đều phải làm việc và ăn uống theo quy định, vì thế tôi nghĩ rằng tôi đã sống khỏe do được rèn luyện ở trong tù”. Cũng vì sức khỏe còn tốt, nên ngay sau khi ra tù, ông Goolley muốn tìm một công việc phù hợp để có thể tự kiếm tiền nuôi sống bản thân.

Trong bữa tiệc nhỏ do chính tay tù nhân làm để chia tay người tù cao tuổi nhất và là người phải sống trong tù lâu nhất, được hỏi có mong muốn gì khi được tự do, ông Goolley đã khiến mọi người phải bật cười vì thái độ thành thật của mình: “Việc đầu tiên tôi muốn làm là được tắm nước nóng, uống một ngụm Vodlka vàsẽ cố gắng để lấy vợ”.

Theo ông Goolley, cuộc sống mới của ông được bắt đầu với những việc ông đã không thể làm hoặc chưa kịp làm trước khi bước chân vào tù. Ông không ngại nói mình sẽ tìm một người bạn đời ở lứa tuổi gần đất xa trời. Goolley luôn tự tin sẽ có những người phụ nữ thấu hiểu hoàn cảnh đặc biệt của ông và tìm đến ông để chia sẻ. “Tôi chưa từng hẹn hò hay cầm tay bất kỳ cô gái nào trong suốt 120 năm của cuộc đời. Vì thế khi được ra tù, tôi muốn có một người phụ nữ ở bên cạnh mình để bù đắp cho những tháng ngày tù tội của tôi. Tôi nghĩ rằng mình không quá già để có nguyện vọng như thế”, ông Goolley nói.

Những người trong gia đình của ông Goolley như bố mẹ và anh chị em đều đã chết trong chiến tranh thế giới thứ nhất, vì thế khi ra tù, người đàn ông này phải sống một mình. Biết được hoàn cảnh đặc biệt của ông, chính quyền địa phương nơi Goolley từng sinh sống có ý định đưa ông vào trại dưỡng lão, tuy nhiên ông từ chối. Giải thích lý do, Goolley cho biết ông muốn một cuộc sống tự do tự tại, không theo quy định hay khuôn khổ nào nữa. Ông Goolley cũng bày tỏ rằng, chỉ sống tự do thì ông mới có thể thực hiện được những ước muốn trên của mình.

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

"ĐẠI HẠ GIÁ !!!" (Muốn khóc được !)

                                                                     (Ảnh có tính minh họa )
Chuyện quá hay !!! đọc xong ứa nước mắt !!!!!!!
CPS.NGỌC ĐẶNG GỬI TỪ PHÁP :
Đại Hạ Giá !!!
Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v...v... hạ giá! Tôi cầm mảnh bằng đại học cạ cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Lev Tolstoy, Tagore, Dostoievski... đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... cả thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi:
- Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?
Cách đây ít lâu, một ông lão hình dáng tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một cuốn là “Hán Việt Từ Điển” của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là “Petit Larousse Illustré” in tại Paris năm 1973. Sách còn tinh tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua. Loại ấn bản này đây, gặp loại khách biên biết, bán cũng được lời.
Ngoài bìa và một số trang ruột của mỗi cuốn, đều có ấn dấu son hình ellipse: “Bibliothèque - Đô Bi - Professeur”. À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào! Cất tiền vào ví rồi mà ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu - tài sản phải đứt ruột bán đi. Ngoái mãi mấy lần rồi ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp về. Mắt ông đỏ hoe. Lòng tôi chợt se lại!
Chiều 25 Tết. Ngồi cạnh các danh tác tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, chồm hổm ra đấy. Qua đường không ai thấy, lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì tha hồ, đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi.
- Anh mua bánh bò, bánh tiêu?
Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu. Bỗng chị sững người chăm chú nhìn vào hai bộ từ điển. Chị ngồi thụp xuống, đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia lật lật. Rồi chị hỏi giá cả hai. Ngần ngừ lúc lâu, chị nói:
- Anh có bán... trả góp không?
- Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách vở, sách đại hạ giá ai đời bán trả góp? Vả lại, tôi nào biết chị là ai, ở đâu?
- Tôi cần mua cả hai - chị nói tiếp - xin anh giữ, đừng bán cho người khác. Khi nào góp đủ, tôi sẽ lấy trọn. Anh thông cảm làm ơn giúp tôi.
Thấy lạ, tôi hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị hàng rong. Chị Tám (tên chị) bất ngờ thấy có dấu son quen, hiểu ra hoàn cảnh của thầy, bèn nảy ý chuộc lại cho người mình từng thọ ơn giáo dục. Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao nhiêu, lại còn nuôi con nhỏ, không đủ tiền mua một lần nên chị xin trả góp.
Tôi cảm động quá, trao ngay hai bộ từ điển cho chị Tám:
- Chị hãy cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi cũng xin lại đúng số vốn mà thôi, chị à.
- Nhưng...
- Đừng ngại, chị trả góp dần sau này cũng được.
Chị lấy làm mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền.
- Chao ôi, quý hóa quá! Cảm ơn... cảm ơn... anh nhá!
Mai lại, chị Tám trả góp tiếp. Chị kể :
- Thầy Bi thảm lắm... Gần Tết, cô lại ngã bệnh... Thầy nhận sách, mừng mừng tủi tủi tội ghê, anh à!... Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi!
Tôi vụt muốn nhảy cỡn lên và thét to:
Hỡi ông Victor, ông Lev, ông Dostoievski... ơi! Ông Khái, ông Vũ, ông Ngô... ơi! Có những thứ không bao giờ hạ giá được! Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt nhưng có những kiệt tác không hạ giá nổi, đó là ‘Tấm lòng’ ”.

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

THANG RAI CA(3).pps




CPS SIMON HÒA, LỚP 1960

PHÒNG BỆNH MẤT DẦN TRÍ NHỚ

Phòng Bệnh Mất Dần Trí Nhớ
Tác Giả: Nguyễn Minh Tâm dịch theo S.F Examiner
Sáu Bước Đơn Giản Để Giữ Đầu Óc Minh Mẫn

Bài viết của hai bác sĩ Mehmet Oz và Michael Roizen

Phúc trình mới nhất của chính phủ cho biết rằng thuốc bổ (supplements) , hay thuốc chữa bệnh không giúp gì được cả trong việc ngăn ngừa bệnh Alzheimer, tức là bệnh mất dần trí nhớ, bệnh lú lẫn . Đây là căn bệnh nhiều người già bị vướng phải, giống như trường hợp của cựu Tổng thống Ronald Reagan.
Nhưng nếu chúng ta đọc thật kỹ phúc trình của chính phủ, để ý đến những dòng chữ nhỏ, chúng ta sẽ tìm thấy được nhiều thông tín hữu ích trong việc gìn giữ những tế bào chất xám trong đầu không bị lão hoá.
Sự thực được báo cáo này đưa ra cho chúng ta thấy là không có hồ sơ chứng liệu nào cho biết thuốc chữa bệnh, hay thuốc bổ đem lại ích lợi cho việc chống lại căn bệnh quái ác này. Nhưng ngược lại, phúc trình đó lại đưa ra những bằng chứng rõ ràng là nếu chúng ta chịu khó tập thể dục, tỏ ra năng động, ăn uống lành mạnh, giữ cho áp huyết thấp để máu có thể đưa lên não dễ dàng, chúng ta sẽ ngăn ngừa được bệnh mất trí nhớ.

Bản phúc trình không gỉai thích vì sao. Nhưng chúng tôi sẽ phân tích cho độc giả biết rõ: Không phải mọi hiện tượng mất dần trí nhớ- dementia- đều trở thành bệnh Alzheimer. Nhưng đầu óc của chúng ta trở nên cùn lụt khi lớn tuổi là do ảnh hưởng gộp của nhiều yếu tố khác nhau. Yếu tố chính là óc của chúng ta không nhận đủ máu đưa lên đầu, vì mạch máu bị tắc nghẽn, hay bị hở, gọi chung là vascular dementia..Trong cả hai trường hợp đều khiến cho trí nhớ của chúng ta trở nên yếu kém, sự suy nghĩ của chúng ta trở nên loạng quạng (fuzzy), hậu quả bởi việc óc của chúng ta không nhận đủ dưỡng khí (oxygen) và đường (blood sugar).

Nhiều bệnh nhân của căn bệnh Alzheimer không ít thì nhiều đều vướng phải tình trạng vascular dementia. Những trở ngại khi suy nghĩ mà các cụ già gặp phải phần lớn vì máu không đưa lên đầu dễ dàng. Chúng ta có thể ngăn ngừa những rắc rối này, hay sửa chữa những trục trặc đó bằng cách giữ cho mạch máu dẫn máu lưu thông lên não bộ đuợc thông tuông dễ dàng.
Phòng bệnh là biện pháp chúng ta nên làm sớm. Điều này có nghĩa là chúng ta cần làm những gì để giúp máu bơm lên đầu dễ dàng.

1- Mỗi ngày đi bộ, ít nhất 10,000 bước đi: Hoạt động thể lực giúp máu chạy đều lên óc. Phân bón tự nhiên cho não bộ chính là máu đưa lên đầu. Mỗi ngày ráng bước đi khoảng 10,000 buớc chân, bằng cách này hay cách khác để máu từ tim đi lên đầu. Các nghiên cứu khoa học cho thấy các cụ già trên 65 tuổi chịu khó tập thể dục ít nhất ba lần một tuần tránh được một phần ba rủi ro vướng bệnh Alzheimer . Bạn có thể làm một trong những hoạt động sau đây tùy theo sở thích của mình: Đi bộ, Làm Vườn, hay Khiêu vũ.

2- Ăn thục đơn có nhiều rau và hoa quả như người Hy Lạp: Rau tươi, trái cây tươi là thức ăn chính cho bộ óc. Trong hoa quả và rau có chứa chất “flovonoids” giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống ngăn ngừa độc tố. Trong một cuộc nghiên cứu nhóm đàn ông đàn bà thích ăn rau quả tươi, uống trà, cà phê, hay rượu nho, có nhiều chất flovonoids . Họ thường có não bộ hoạt động tốt hơn người không dùng rau quả tươi. Và sự suy sụp của não bộ tránh được tới 10 năm. Ngoài ra, nhiều cuộc nghiên cứu khác cho thấy mỗi tuần uống vài lần nước ép từ rau quả, sẽ giúp ngừa được 76% bệnh lú lẫn, hay mỗi ngày uống khoảng 900 mg thuốc bổ để thay thế rau, sẽ giúp tăng sự bén nhậy của trí óc, và giúp trẻ thêm được khoảng 3.5 tuổi.

3- Hay ăn thực đơn của dân Địa Trung Hải: ăn uống hàng ngày giống thực đơn của người Ý và người Hy Lạp, gồm có rau tươi, hạt đậu (grain), dầu olive, cá, và các loại hạt (nuts) sẽ giúp áp huyết giữ ở mức tốt.
Ăn theo kiểu dân Điạ Trung Hải sẽ giúp đầu óc minh mẫn sáng suốt tránh được bệnh Alzheimer khoảng 48%.
Cương quyết từ bỏ những thói hư, tật xấu như hút thuốc lá, và nghiện rượu. Thuốc lá chứa độc tố rất hại cho não bộ, vì thế người hút thuốc lá có nhiều rủi ro bị Alzheimer hơn người không hút thuốc đến 80%.

4- Đừng uống rượu mạnh quá độ. Đa số những người nghiện rượu đều vướng vào bệnh Alzheimer. Đàn bà chỉ nên uống rượu tối đa mỗi ngày một ly thôi. Đàn ông đuợc uống tới hai ly. Uống một chút rượu có lợi cho việc gìn giữ tế bào chất xám. Nhưng uống nhiều quá lại gây nguy hại cho đầu óc, 25% người bị bệnh mất trí nhớ dính líu đến nghiện rượu.

5- Ráng duy trì huyết áp ổn định ở mức thấp: Huyết áp cao có thể làm cho mạch máu trên đầu bị hở hay đứt. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế nói rằng huyết áp cao là nguyên nhân của 50% trường hợp gây ra lú lẫn, hư trí nhớ. Chúng ta hãy ráng duy trì huyết áp ở mức thấp – lý tưởng là 115/75 - bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày, giữ trọng lượng thân thể thấp, đừng để lên cân, béo mập. Nên theo dõi mức đường trong máu. Bệnh tiểu đường, hay thậm chí sắp sửa bị tiểu đường cũng là dấu hiệu báo trước có thể bị hở mạch máu đầu, gây ra bệnh lú lẫn. Bệnh tiểu đường dễ làm các mạch máu nhỏ bị hở, và chảy máu trong não.

6- Tránh đừng để bụng phệ: Vòng bụng ở tuổi trung niên to báo hiệu trước có thể bị vướng bệnh lú lẫn khi về già. Cuộc nghiên cứu theo dõi 6,000 người đưa ra kết quả cho thấy cái bụng phệ rất hại cho động mạch chính dẫn máu về tim, và máu lên đầu. Vì thế cho nên chúng ta nên cố gắng duy trì vòng bụng dưới 35 inches cho các bà, và dưới 40 inches cho các ông.
Chỉ có một bộ phận nên gìn giữ cho to lớn. 
Đó chính là não bộ của bạn.