Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

HAI CUỘC ĐỔI ĐỜI !!!


Hai cuộc đổi đời
Đặng Ngọc gửi từ Pháp

Hôm nay chúng ta mừng kính thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ. Các ngài là cột trụ của Hội Thánh. Các ngài là những viên đá tảng, đá quý để xây dựng toà nhà Hội thánh vững chắc và toả rạng cho khắp năm châu. Các ngài là cột trụ của niềm tin cho toàn thể Hội thánh. Một niềm tin không gì có thể lay chuyển đến nỗi “ma quỷ cũng không thắng nổi”. Một đức tin can trường đến nỗi dầu có chịu nhiều thiệt thòi, dầu có phải trải qua những gian truân cùng khốn: tù đầy, đói rét hay phải bôn ba rầy đây mau đó, phải vượt qua biết bao phong ba bão tố, các ngài vẫn vui lòng chấp nhận vì được thông phần đau khổ với Thầy Giê-su.
Hai con người này tuy được sự giáo dục khác nhau, và hấp thụ những văn hoá khác nhau, nhưng họ lại đi chung một đường, và cùng chung một lý tưởng. Cuộc đời các ngài đều phải lội ngược dòng để làm lại cuộc đời, để thay đổi cách sống sao cho phù hợp với niềm tin của mình.
Thực vậy, nhìn vào đời sống của hai trụ cột của  Hội thánh, chúng ta thấy: một Phê-rô đã từng sa ngã. Ông đã từng can ngăn không muốn cho Chúa nộp mình chịu chết. Ông đã đi đến tận tùng của sa ngã là hành vi chối Chúa đến ba lần trong cùng một đêm. Một Phao-lô đã hăng say lùng bắt các môn đệ của Chúa. Chính ông đã đồng loã với bọn quá khích ném đá vị tử đạo đầu tiên là Stephano. Thế nhưng, ý Chúa nhiệm mầu. Tình yêu của Chúa đã thắng vượt những yếu đuối của Phê-rô và Phao-lô. Chúa đã dùng muôn nghìn cách để đổi đời các ngài. Chúa đã tạo cho các ngài cơ hội để chuộc lại lỗi lầm. Chúa đã nói cùng Phê-rô: “một khi con trở lại hãy củng cố đức tin của anh em con”.
Theo thánh kinh kể lại: sau khi chối Thầy lần thứ ba, từ trên pháp đình Chúa nhìn xuống Phêrô, Ngài biết hết! Phê-rô chột dạ. Phê-rô nhớ lại lời Thầy: “Nội trong đêm nay, trước khi gà gáy con đã chối Thầy ba lần”. Tức thì, Phêrô lầm lũi ra khỏi pháp đình, nước mắt tuôn trào, tâm hồn trũi nặng, một cái gì đó đã chết trong ông. Vâng, đã chết rồi, niềm tự hào, tự tin quá mức. Còn lời nào biện mình cho hành động hèn nhát của ông. Còn đâu lời khẳng khái: “mọi người có bỏ Thầy, riêng con thì không bao giờ”. Ông chỉ là cát bụi, ông biết mình chỉ là cát bụi, yếu hèn và rất dễ sa ngã.  Nhưng đêm hôm đó, một biến cố trọng đại đã "đổi mới" tâm hồn Phêrô.  Lòng ăn năn bộc phát và lòng khiêm nhường chân thành đã biến Phêrô thành người thuyền trưởng trên con tàu Giáo hội.
Còn Phaolô thì sao? sau khi ngã ngựa đớn đau bởi một luồng sáng chói loà.  Mắt ông không còn thấy gì nữa, ông như kẻ bị mù trong ba ngày.  Nhưng thật ra, tâm hồn ông lại sáng. Ông đang thấy và thấy rất rõ. Đó là Đức Giêsu, Người đã Sống lại thật, lên trời ngự bên hữu Chúa Cha. Đó là sự thật mà ông phải chấp nhận. Một sự thật mà từ nay ông phải làm chứng về những điều đã nghe, đã thấy và đã biết.
Vâng, có thể nói, nhờ sự đổi mới cuộc đời của Phê-rô và Phaolô mà cả thế giới được đổi mới. Văn hoá ky-tô giáo đã làm mới lại bộ mặt địa cầu. Có thể nói ở đâu đó còn có những người chưa tin vào Chúa nhưng họ đã được thấm nhuần văn hoá ky-tô giáo. Ở đâu đó vẫn còn đó những người được đổi mới cuộc đời nhờ vào lời Chúa và sức mạnh của tin mừng. Ở đâu đó vẫn còn đó những tâm hồn thất vọng, lầm than họ đã bừng lên niềm hy vọng nhờ những giá trị tin mừng mà ky-tô giáo mang lại cho họ.
Mừng kính hai thánh tông đồ Phê-rô và Phao-lô, mỗi người chúng ta được mời gọi tiếp nối truyền thống của các tông đồ mang tin mừng đến khắp cùng trái đất. Mỗi người chúng ta cũng là những viên đá sống động, góp phần xây dựng toà nhà Hội thánh. Dù nhỏ bé, yếu hèn và bất lực, nhưng Chúa sẽ dùng tuỳ theo nhu cầu của Ngài. Chính Ngài sẽ đổi mới cuộc đời chúng ta bằng ân sủng và tình thương của Ngài, để nhờ đó chúng ta cũng có khả năng đổi mới môi trường chúng ta đang sống. Đồng thời chúng ta hãy cầu nguyện nhiều hơn cho Đức Thánh Cha, cho các giám mục là những Đấng kế vị thánh Phê-rô và các tông đồ. Xin Chúa ban thêm sức mạnh, nghị lực và ơn khôn ngoan, để các ngài luôn là điểm tựa cho niềm tin của chúng ta. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền

nhặt xác 3000 hài nhi !!!

10 năm nhặt xác 3000 hài nhi


Gần 10 năm nay, có một bà cụ đã bước sang tuổi 73 vẫn ngày ngày lặn lội khắp nơi để nhặt những thai nhi bị bỏ rơi đem về chôn cất. Đó là bà Phạm Thị Cường, ngụ xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng - Nam Định.


Bà bộc bạch: Hãy yêu thương những linh hồn bé nhỏ bị bỏ rơi kể cả khi chúng đã qua đời, bởi những đứa trẻ tội nghiệp ấy đã gánh thay chúng ta những tai họa ở trần gian”.

Không thể kìm lòng

Ở làng quê nghèo ven biển xã Nghĩa Thắng, không ai còn lạ với hình ảnh một người đàn bà đã vào cái tuổi thất thập cổ lai hy ngày ngày âm thầm đi gom nhặt thi hài những đứa trẻ khắp nơi về chôn cất.

Bà Phạm Thị Cường thắp nhang cho những hài nhi xấu số
Bà Phạm Thị Cường thắp nhang cho những hài nhi …

Trên đường về Nghĩa Thắng, khi hỏi thăm nhà bà Cường, chúng tôi đã được nghe nhiều câu chuyện về bà qua những nông dân ở vùng quê này. Ở nơi đây, mọi người vẫn trìu mến gọi bà là bà Hương’’ hài nhi’’có lẽ một phần cũng do những công việc mà bà đã và đang làm.

Bà là một người hiền lành, phúc hậu. Đã gần 10 năm nay, không quản ngày nắng cháy da cháy thịt hay đêm đông lạnh giá, bà vẫn lặn lội khắp mọi ngả đường của huyện Nghĩa Hưng, đặc biệt là khu vực thị trấn Đông Bình, để nhặt các hài nhi xấu số bị phá bỏ về chôn cất.

Cuộc sống của bà Cường chỉ trông vào gánh bán rau quả và những đồ tạp hóa ở khu chợ Đông Bình. Nơi đây có một số cơ sở nạo phá, hút thai nhi. Mỗi ngày có hàng trăm ca nạo phá thai đã diễn ra, một phần công khai còn chủ yếu là bí mật, cũng đồng nghĩa với việc hàng trăm hài nhi bị vứt bỏ.

Trong câu chuyện với bà Cường, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nghe thấy tiếng thở dài của người phụ nữ đã ở tuổi gần hết cuộc đời về những chuyện lắt léo nhân tình thế thái của cuộc sống.

Bà nói như oán trách: “Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhiều người sống càng buông thả hơn. Ngày càng nhiều các cô gái đến các phòng khám ở Đông Bình để phá thai cũng đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều đứa trẻ vô tội phải đi theo những vết kéo oan nghiệt.
 
Mỗi lần nhìn thấy thi hài của các cháu bị vứt bỏ nơi đầu đường, xó chợ tôi lại không thể kìm lòng, càng thương các sinh linh bé nhỏ bơ vơ chưa kịp cất tiếng khóc chào đời đã phải chịu thay tội vạ mà cha mẹ chúng đã gây ra. Đáng trách quá!”.

Bị cười chê là… khùng!

Gần 10 năm nay, họ đã tìm nhặt và an táng hơn 3.000 sinh linh bé bỏng. Tưởng chừng như chỉ có mình bà Cường đi làm công việc “kỳ khôi” là gom nhặt và an táng cho những linh hồn bé nhỏ nhưng bà lại gặp được người bạn cùng chí hướng.

Đó là ông Vũ Văn Bao, người cùng thôn, cũng âm thầm làm công việc tạo phúc đức như bà. Hai con người, hai số phận nhưng họ có chung một tấm lòng nhân ái với những số phận bất hạnh. Họ gặp nhau rồi ngày ngày lại cùng nhau thực hiện một công việc chung, một ơn nghĩa để đời.
Bà Cường với công việc bán tạp hóa mưu sinh hằng ngày
Bà Cường với công việc bán tạp hóa mưu …

Từ đó đến nay, ngày ngày người dân xã Nghĩa Thắng thường gặp cảnh hai người đều đã ở tuổi xưa nay hiếm lóc cóc trên những chiếc xe đạp cà tàng, đạp hàng chục cây số. Họ rong ruổi trên những nẻo đường, tìm bới trên từng bãi rác, thậm chí đến tận các cơ sở nạo hút thai, bệnh viện để… xin thi hài về chôn cất.

Những hài nhi nhặt về, bà Cường cùng với ông Bao tỉ mẫn cho vào những bát hương hoặc tiểu sành nhỏ. Bà Cường tâm sự: “Những ngày đầu, tôi thường bị người đời cười chê cho là khùng nhưng dần dần, họ hiểu nên cũng có vài người đi làm cùng”.

Nhiều lúc bà Cường cũng nản khi có quá nhiều đứa bé bị nạo hút như vậy. Nhiều lúc bà định dừng công việc này nhưng lại nghĩ đến những đứa trẻ bơ vơ, sống không thấy mặt cha mẹ, chưa kịp chào đời đã bị bỏ rơi.

Bà lại thấy mình không thể đứng nhìn được, phải làm việc gì sao cho có ích. “Vì vậy, tôi không kể gì là gian khổ, mưa nắng hay ngày đêm, lúc nào nghe tin ở đâu đó có thi hài bị bỏ rơi là lại tìm đến để xin về mai táng”- bà Cường cho biết.

Nghĩa trang Quần Vinh trong một chiều mùa hạ, bà Cường lặng lẽ thắp những nén nhang thơm lên phần mộ của những hài nhi xấu số. Rồi bà nói trong tiếng nấc: “Các con chưa kịp chào đời đã phải trả giá cho sai lầm của những kẻ sinh thành nên các con. Bà thắp nén nhang thơm, mong các con được an nghỉ”.

Bên ngôi mộ chung được xây dựng khá kiên cố và sạch sẽ, bà cho biết nó được một nhà hảo tâm trong TPHCM gửi tiền ra để xây cho các cháu. “Gần chục năm nay, chúng tôi đã an táng cho hơn 3.000 sinh linh bé bỏng tại nơi này”- bà não nề.

Nhìn những bát hương bên trên có gắn xi măng và được đánh dấu rất chi tiết, mà theo bà Cường mỗi bát hương đó là một đứa trẻ, tôi không khỏi chạnh lòng suy nghĩ. Một địa phương nhỏ như Nghĩa Hưng mà gần chục năm đã có hàng ngàn em bé bị bỏ rơi và chết đi khi chưa kịp chào đời! Đó quả thực là con số quá đau lòng.

Càng thương các cháu nhỏ bao nhiêu, tôi lại càng khâm phục những con người như bà Cường và ông Bao bấy nhiêu. Những việc họ làm không chỉ mang ý nghĩa nhân ái mà đó là hành động cao cả trong cuộc chiến bảo vệ quyền sống của con người, giúp chúng ta nhận ra một thực tại đau lòng, ngẫm về việc sống buông thả của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã để lại những hậu quả đau lòng.

Cầu mong… thất nghiệp

Tuy hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, bản thân lại già yếu nhưng lúc nào bà Cường cũng hiển hiện niềm tin cuộc sống và tình thương yêu con người.

Tâm sự với chúng tôi, bà Cường không mong ước điều gì ngoài việc mình được… thất nghiệp. Bà mong sẽ không còn phải ngày ngày đi làm công việc thu gom xác hài nhi đầy đau đớn này nữa.

Tuy vậy, bà Cường vẫn khẳng định: “Tôi sẽ tiếp tục công việc này cho đến khi nào còn sức khỏe. Tôi sẽ tiếp tục đi thu gom những hài nhi xấu số về chôn cất, bởi theo tâm niệm của tôi, những đứa trẻ tội nghiệp đó đã quá bất hạnh. Tôi quyết không để các cháu cô đơn mặc dù đã rời trần thế”.

Chúng tôi rời nghĩa trang Quần Vinh khi mặt trời đã tắt. Nhìn những ngôi mộ của các sinh linh bé nhỏ, chúng tôi biết các cháu đã có giấc ngủ yên bình bởi các cháu được những người dù không trực tiếp sinh thành nhưng luôn làm tất cả để bảo vệ giấc ngủ bình yên cho mình ở nơi vĩnh hằng.

Ngày mới sẽ đến, hy vọng sẽ không còn cảnh những bào thai bị vứt bỏ nữa để những người như bà Cường hay ông Bao sẽ được nghỉ ngơi và xã hội sẽ không còn những cảnh đau lòng.

 ***

Ám ảnh

Bà Cường vừa rót nước trà mời khách vừa tâm sự về “cơ duyên” dẫn mình đến cái nghiệp làm phúc này. Bà cho biết vẫn nhớ như in ngày 8-3-2002. Trên đường đến chợ Đông Bình để bán rau, khi đi đến cầu Đông Bình, bà Cường thấy có một túi ni lông màu đen, ruồi muỗi bám đen.
 
“Lúc đầu tôi cứ nghĩ đây là túi rác của gia đình nào đó ném ra đây. Nhưng rồi đi được một đoạn, tự dưng trong người tôi như có lửa đốt, cứ bồn chồn chẳng yên, đặc biệt là hình ảnh chiếc túi màu đen cứ như ngay trước mắt mình. Đứng lại suy nghĩ một lúc, tôi quyết định quay lại xem bên trong túi bóng đó chứa thứ gì”- bà Cường nhớ lại.

Bà Cường bàng hoàng và đau xót khi chứng kiến một hài nhi đang thoi thóp thở, thân thể bị kiến bu đầy nhưng đôi mắt bé mở to nhìn bà chằm chằm như muốn nài nỉ, van xin.
 
“Tôi đem đứa bé về nhà, lau rửa sạch sẽ rồi đi xin sữa cho cháu bú nhưng cũng chỉ được ít phút sau, cháu đã tắt thở. Tôi cứ bị ám ảnh mãi ánh mắt của cháu, cứ đau đáu nhìn tôi. Nhiều đêm trăn trở suy nghĩ, tôi quyết định phải làm một việc gì đó chứ không thể để những cảnh thai nhi bị người ta bỏ đi mà không hề được chôn cất”- bà Cường tâm sự.


Theo Người Lao động

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

KỂ CHUYỆN MÌNH MÁU THÁNH !

THÁNH ANTÔN VÀ MÌNH MÁU CHÚA !

Thế kỷ mười ba , nhiều người không còn tin vào MÌNH và MÁU Chúa thực sự hiện diện trong Bí tích Thánh thể . Thánh Antôn có tài giảng thuyết, phải ra sức đánh tan cách nghĩ này !
Lần kia, khi Ngài đang giảng về Mình và Máu Chúa , có  ông nọ khích bác dữ dội . Ông ta đưa ra một thách đố:
-Con lừa nhà tôi mà biết quỳ lạy Mình,Máu Thánh thì tôi mới tin !
-Vì vinh danh Chúa , ông về cho lừa của ông nhịn ăn 3 ngày ,sau đó dắt lừa ra quảng trường này !
Y hẹn,người ta tụ họp đông để xem Cha An tôn xử lý sự việc  .
Tại  điểm hẹn  , có đặt một bó cỏ tươi ngon lành ! Chú lừa đã được dắt đến gần bó cỏ .Mọi người chờ đợi !
Cha An tôn từ trong nhà thờ kiệu Mình Thánh Chúa ra ,
Lạ lùng thay . chú lừa quỳ mọp thờ lạy Mình Thánh Chúa mà không màng đến bó cỏ !

ĐI TU !!!

Từ Phó Biện Lý... trở thành Linh Mục
Tân Linh Mục Trần Đình Quân

(NGỌC ĐẶNG gửi từ Pháp)


cha-Tran-dinh-Quan.jpg
Đức Giám Mục Tod David Brown đang cử hành nghi thức truyền chức cho tân Linh Mục Trần Đình Quân ngày 11-6-2011 tại nhà thờ Saint Columban, Garden Grove – ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông

Thanh Phong/Viễn Đông

ORANGE - Như Viễn Đông đã loan trong số báo đề ngày 12-6-2011, Đức Giám Mục Tod David Brown, Giám Mục Giáo Phận Orange, vừa cử hành lễ truyền chức cho 6 tân Linh Mục tại nhà thờ Saint Columban vào 10 giờ sáng Thứ Bảy 11-6-2011. Trong số 6 tân Linh mục có cha Louis Trần Đình Văn Quân, đã từng là Phó Biện Lý tại Quận Cam trong 9 năm. Nguyên do nào thúc đẩy một vị Phó Biện Lý đầy quyền lực  từ bỏ quyền hành và chức vị cao như vậy  để hiến dâng đời mình cho Chúa trong thiên chức Linh mục?

Sau khi tham dự thánh lễ truyền chức, chúng tôi đã tiếp xúc với ông bà cố Trần Đình Bình cũng như với tân Linh Mục Trần Đình Văn Quân để có câu trả lời.
Bà Trần Thị Ngọc Tuyết (thân mẫu tân Linh Mục): “Tôi sanh Trần Đình Quân vào ngày 21-10-1968  tại Quảng Ngãi. Quân là con trai đầu lòng trong số 4 anh em. Gia đình tôi đến Denver, tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ ngày 25-7-1975, và Quân bắt đầu đi học từ mẫu giáo đến trung học tại thành phố này. Lấy bằng trung học xong, Quân qua California theo học tại trường đại học UCI. Tốt nghiệp tại UCI, Quân lên New York học về ngành Luật thêm 3, 4 năm, tốt nghiệp  năm 1994, rồi về lại California thi lấy bằng hành nghề Luật Sư và làm Phó Biện Lý tại tòa án quận Cam.
Làm khoảng 8 năm gì đó rất bình thường, Quân dành dụm mua được căn nhà tại Mission Viejo ở một mình với 4 con chó, vì  Quân rất yêu thích thú vật. Còn chúng tôi vẫn ở Denver, Colorado.

cha-Tran-dinh-Quan-001.jpg

- Song thân của tân Linh Mục Trần Đình Quân, ông bà cố Trần Đình Bình - Trần Thị Ngọc Tuyết trong lễ thụ phong LM của con trai – ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông

Bỗng nhiên cách nay 6 năm, Quân về thăm  bố mẹ và nói sắp đi tu. Cả nhà nghe chỉ cười, không ai tin, tưởng Quân nói đùa.
Nhưng Quân đi tu thật, cậu ta về bán nhà, lên Internet cho 4 con chó, nhưng phải tuyển lựa những người nào thật lòng yêu thương thú vật, Quân mới cho. Quân đến từng nhà xin chó xem  xét rồi mới trao chó, và cậu ta khóc mỗi khi trao con chó cho người khác.
Quân vào dòng tu tại Boston rồi về San Jose và 2 năm sau qua Roma tu học đến nay”.
Tân Linh Mục Trần Đình Văn Quân: “Tôi được bố mẹ khuyến khích học về ngành Luật. Khi đi học mới đầu tôi cũng thích, cũng vui, đến khi ra làm việc càng làm càng cảm thấy không có gì hứng thú, không có gì làm cho tôi vui cả, lúc nào trong người cũng như thấy đang thiếu một cái gì đó mà mình không biết. Có thời gian ở Đại Học và khi học Luật, phần vì xa bố mẹ, không ai  nhắc nhở, phần vì lo học để mau ra làm kiếm tiền và kể cả lo chơi  nên tôi không đi lễ đều, tôi cũng chẳng nghĩ nhiều về Chúa. Tôi có nhiều bạn gái, Mỹ có, Việt có và toàn những người Công giáo rất tốt, họ làm gương cho tôi khiến tôi trở về với Chúa, sống đạo tốt hơn và bắt đầu đi lễ Chúa Nhật đều đặn.
Cô bạn gái đầu tiên không hợp, nên hai chúng tôi không tiến tới. Cô bạn gái sau cùng rất ngoan đạo, cô ấy rủ tôi đi lễ hàng ngày, đi chầu Thánh Thể và cầu nguyện, lần chuỗi Mân Côi nữa. Một cô bạn gái người Mỹ hỏi tôi: ‘Có bao giờ anh nghĩ sau này học để làm Thầy Phó Tế Vĩnh Viễn không?’. Tôi biết Phó Tế Vĩnh Viễn là những người đã có gia đình, tôi trả lời cô ấy: ‘Không, tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện đó. Thế rồi hàng ngày tôi thấy có một sự thôi thúc mãnh liệt trong người, phải làm cái gì đó, phải can đảm lên. Tôi bối rối không hiểu sự gì, tôi bắt đầu cầu nguyện, ‘Xin Chúa làm ơn cho con biết con phải làm cái gì trong lúc này! Xin Chúa cho con một dấu chỉ gì để con hiểu được ý Chúa’. Rồi tự nhiên có ba, bốn người gặp tôi đều hỏi: ‘Có bao giờ Quân nghĩ sẽ đi tu làm Linh Mục không?’. Năm đó tôi 36 tuổi. 36 năm trôi qua, tôi chưa từng nghe một người nào, kể cả bố mẹ và người thân trong gia đình hỏi tôi câu này. Tôi tiếp tục cầu nguyện và suy nghĩ về những câu họ hỏi. Sau một tháng cầu nguyện với Chúa, tôi lại gặp thêm vài người bạn khác cũng hỏi tôi câu này. Tôi hết sức ngạc nhiên, không biết tại sao nhiều người hỏi mình câu này vậy? Tôi mới vào internet xem đi tu với làm Linh Mục phải làm cái gì. Khi tôi càng đọc, tôi càng cảm thấy như có sức mạnh thôi thúc tôi phải bỏ mọi sự và đi tu thành Linh Mục. Tôi đang có nghề nghiệp vững chắc, có nhà cửa, có nhiều bạn gái xinh đẹp và cũng tính chuyện sẽ cưới một cô để có mái ấm gia đình như bao người khác, nhưng tự nhiên những ước muốn ấy biến đi đâu hết. Tôi bỏ mọi sự và xin vào dòng tu theo tiếng Chúa gọi.
Tuy nhiên, trong chủng viện tôi vẫn cầu nguyện: ‘Lạy Chúa, nếu Chúa thấy con không thể tu được, xin cho con một dấu chỉ nào đó để con trở về đi làm và lập gia đình’. Ngày nào tôi cũng cầu xin như thế nhưng chẳng có gì xẩy ra, và tâm hồn tôi thật bình an, vui vẻ. Tôi tìm được niềm vui dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa. Mọi của cải vật chất, sự giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng chỉ là phù vân. Và thế là tôi tu ngon lành cho đến ngày hôm nay trở thành Linh Mục của Chúa”.

cha-Tran-dinh-Quan-002.jpg

- Thầy Phó Tế Trần Đình Quân, vài phút trước khi được thụ phong Linh Mục –ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông

Cha Quân cũng tiết lộ với người viết: “Cô bạn gái người Mỹ hỏi tôi có ý định sau này xin làm Phó Tế Vĩnh Viễn không, hôm lễ chịu chức của tôi, cô ấy cũng đến dự, còn cô bạn gái sau cùng là một luật sư người Việt, cũng rất tốt và tất cả chúng tôi vẫn coi nhau như bạn”.
Chúng tôi hỏi tân Linh Mục Quân: “Khi sắp sửa tuyên hứa trước Đức Giám Mục để trở thành Linh Mục, cha có bị ‘cám dỗ’ không? Và sau khi trở thành Linh Mục, cha tiếp tục qua Roma làm gì?”. Linh mục Trần Đình Văn Quân trả lời: “Không đâu, tôi đã được ‘Ơn Gọi’ thật sự, nên cảm thấy vô cùng sung sướng nhận trách nhiệm mới. Giờ phút đó tôi xúc động, tôi tạ ơn Chúa vì Chúa đã chọn tôi làm Linh Mục. Đây thật sự là hồng ân Chúa ban cho tôi. Tôi hiện giúp một xứ đạo tại Orange đến tháng 9-2011 tôi sẽ sang Roma tiếp tục tu học về truyền giáo trong thời gian một năm. Hè sang năm là xong, tôi sẽ về lại giáo phận Orange và tùy theo Đức Giám Mục giáo phận cử tôi làm việc gì hay coi xứ đạo nào tôi sẽ vâng lời  ngài”.

Xưa nay người Công giáo vẫn coi việc đi tu trở thành Soeur hay làm Thầy Sáu, làm Linh Mục là một “Ơn Gọi”đặc biệt, có nghĩa là được ơn Chúa gọi. Không phải ai đi tu cũng trở thành Soeur, thành Linh Mục được. Có người tu nửa chừng phát bệnh liên miên phải về, có người không chịu nổi kỷ luật của nhà dòng, của chủng viện cũng trở về. Câu chuyện trở thành Linh Mục của cha Trần Đình Văn Quân là câu giải thích rõ ràng về “Ơn Gọi”, và sự xác nhận của ông cố Trần Đình Bình với chúng tôi sau đây, càng làm rõ thêm về hai tiếng “Ơn Gọi”.

Ông cố Trần Đình Bình: “Tôi rất còn ư là bàng hoàng, không có tin được rằng trong nhà lại có một đặc ân, một hồng ân của Thiên Chúa đã cho con tôi trở  thành một Linh Mục. Trước kia con tôi làm mười mấy năm về ngành Luật, tức là làm về Luật Sư và làm Phụ Tá cho Biện Lý ở Quận Cam. Tôi không nghĩ  bao giờ lại có ngày con tôi lại từ bỏ cái chức vụ đó để trở thành một Linh Mục. Đó không những là một đặc ân, một hồng ân mà cả sự ngạc nhiên cho cả gia đình và dòng họ. Đó là sự quá ư tốt đẹp mà chúng tôi không thể ngờ có ngày hôm nay. Gia đình chúng tôi hết lòng cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và không quên cám ơn tất cả những ai đã khuyến khích con tôi đi tu để trở thành Linh Mục”.

TRẠI HÈ CPS : ĐÁNG YÊU QUÁ ĐI !!!!




Nhìn lại các hình những năm trước để mơ trại hè năm nay !!! Hi hi hi...
Mong gặp lại các cháu bé,cháu vừa vừa và cả các cháu...bự !!!

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

NÓI XẤU VỢ !!! (Đừng la lớn !)

Coi cho vui đừng la lớn sẽ ăn đòn...(Cell phone va Dan ba...)
Đặng Ngọc gửi từ Pháp

ĐÀN ÔNG KHÁC ĐÀN BÀ
Sự so sánh thú vị về đàn ông và đàn bà:
- Đàn ông muốn hư hỏng phải có tiền; đàn bà muốn có tiền phải hư hỏng.
- Đàn bà thích nhiều thứ ở một người đàn ông; đàn ông lại chỉ thích một thứ ở nhiều người đàn bà.
- Đàn ông lúc nào cũng muốn nhưng không phải lúc nào cũng có thể; đàn bà lúc nào cũng có thể nhưng không phải lúc nào cũng muốn. 

Giống và khác nhau giữa Vợ và điện thoại di động:
Giống
1/ Ðều có thể ré lên bất thình lình
2/ Thuờng có tin nhắn giống nhau
3/ Có nhiều chức năng chẳng bao giờ sử dụng
4/ Dễ làm nguời ta choáng váng khi nhìn thấy hoá đơn
5/ Có rất nhiều phụ tùng chả bao giờ dùng tới
6/ Bấm vào là gào lên
7/ Ngưng hoạt động khi không được đóng tiền
8/ Thuờng là nguyên nhân gây ra tai nạn khi ở trên Xe hoi

Khác
1/ Máy càng mới càng bé , vợ càng cũ càng to
2/ Máy có thể tự chụp hình , vợ thì không .
3/ Ta có thể tắt điện thoại , nhưng không thể bắt vợ im tiếng .

Giống nhau giữa Chồng và điện thoại di động1/ Càng cũ càng phải charge lâu
2/ Thời gian charge lâu hơn là quảng cáo
3/ Có khả năng hay hết pin lúc đang xử dụng
4/ Hay nổ bất thình lình
5/ Càng cũ thời gian làm việc càng ngắn
Khác nhau về cách sử dụng ÐT
1/ Máy của vợ để kiểm tra ta đang ở đâu, làm gì. Máy của ta im lặng khi bị vợ gọi ( hehe )
2/ Máy của vợ dùng chuông reo, máy của ta để rung
3/ Máy ta mở khi máy vợ tắt
4/ Máy của vợ lưu trữ những số cần nhớ, máy của ta những số cần nhớ không nên lưu, ta học thuộc lòng
5/ Khi chuông điện thoại reo, vợ nhìn màn hình, còn ta nhìn xem vợ đang ở đâu
6/ Khi mất máy, vợ báo ngay cho tổng đài, còn ta báo động ngay cho mấy nguời “ bạn ”
7/ Vợ gọi ÐT để nói, ta gọi ÐT để nghe
8/ Vợ nói to khi có chuyện quan trọng, ta thì càng quan trọng càng nói nhỏ.

CHÓ.MÈO,CHUỘT BIẾT THƯƠNG NHAU !




Đặng NGỌc gửi từ Pháp

XIN CẦU NGUYỆN....


Thứ Sáu nầy sẽ là ngày quốc tế của căn bịnh Ung Thư - Tôi sẽ vui khi các bạn
có thể gởi đi lời cầu xin nầy :
 Nhưng buồn thay là 93% các bạn sẽ không gởi -

Chỉ một lời cầu xin nho nhỏ ....Chỉ một dòng thôi .

Lạy Chúa , con cầu xin cho người ta tìm ra được cách chữa trị bịnh ung thư ... Amen

Xin vui lòng gởi thông điệp nầy đi , cho dù chỉ đến với một người thôi .
Thông điệp nầy là để tưởng nhớ đến những người mà bạn biết , hay là những nạn nhân của căn bịnh .
Làm ơn , xin đừng dập tắt ngọn nến nầy !

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

THÁNH AN TÔN HAY LÀM PHÉP LẠ !


Danh bất hư truyền: 'Thánh Antôn hay làm phép lạ
'
Trần Mạnh Trác6/19/2011 (Vietcatholic)

Pdf Email cho bạn b In Ra Tăng Cỡ Chữ Giảm Cỡ Chữ Cỡ Chữ Ban Đầu

Giáo dân của họ đạo St Anthony (thánh Antôn) tại Long Beach, Cali, đã họp nhau cầu nguyện tha thiết cho việc 'Ngài đã bị mất cắp, sẽ được tìm thấy lại'.

Thánh Antôn thành Padua nổi tiếng là vị thánh hay làm phép lạ, và là thánh quan thầy của những người bị mất trộm và của những người lưu lạc.

Nhưng bình đựng mẩu xương thánh bằng vàng của ngài, vốn là một thánh tích vô cùng quí giá vì giá trị nghệ thuật và là đồ cổ hiếm có, đã bị mất trộm đúng vào dịp lễ kỷ niệm 780 năm hiển thánh của Ngài.

Thường thì thánh tích không được trưng bày cho công chúng xem, tuy nhiên vào dịp lễ đặc biệt này, cha sở Jose Magaña đã quyết định đem ra cho giáo dân tôn kính và cầu nguyện vì nhiều người trong xứ đạo đã mất hy vọng vào nền kinh tế.

Lần chót thánh tích được đưa ra là vào năm 2002, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày khánh thành thánh đường.

Sự mất mát là một cú sốc cho tòan thể xứ đạo. Giá trị của thánh tích là vô giá, nhưng quan trọng hơn, nó sâu sắc tượng trưng cho xứ đạo. "Đó là lịch sử của chúng tôi, do đó, nó không thể thay thế đựoc", cha Magaña nói. "Nó thuộc về giáo hội, không chỉ là của nhà thờ ở Long Beach, nhưng là của toàn bộ giáo hội Công Giáo."

Khi nhà thờ mở cửa lúc 6 giờ sáng thì thánh tích vẫn còn đó, nhưng khi cha Magaña hướng về thánh tích để dâng lời cầu nguyện trong buổi lễ 9 giờ sáng thì nó đã biến mất. Cha Magaña đã nghe thấy nhiều tiếng thút thít khóc của giáo dân trong suốt buổi lễ nhưng ngài vẫn tiếp tục kết thúc giờ phụng vụ trước khi gọi cho cảnh sát.

Tuy rằng nhiều giáo dân rất buồn vì sự kiện có người giám ăn cắp một vật thánh, nhưng đức tin của họ rất mạnh mẽ. Nhiều người đã nói với Cha Magaña rằng: "Ngài là vị thánh bảo trợ của những gì bị thất lạc, do đó, Ngài sẽ trở về nhà."

Cuộc điều tra của cảnh sát đã chú ý tời một nghi phạm, được mô tả là một người phụ nữ lạ trong độ tuổi ba mươi, đã quanh quẩn ở nhà thờ trong tất cả các lễ Chủ nhật, và đã có lần đã bị các ông từ mời đi vì bà ấy làm cản trở lưu thông gần nơi thánh tích.

May mắn thay một doanh nghiêp ở cạnh nhà thờ có gắn máy video đã thu được hình ảnh của người phụ nữ ấy khi bà ta đi ngang qua cửa hàng.

Cảnh sát đã không cho biết thêm chi tiết nào khác ngọai trừ nghi phạm tên là Maria Solis 41 tuổi, đã bị bắt và bị thẩm vấn hôm thứ Năm. Cảnh sát cũng không cho biết động cơ của vụ trộm là gì.

Tuy nhiên cha xứ và giáo dân của họ đạo St Anthony đã rất hoan hỷ và đầy tâm tình biết ơn khi nhìn thấy thánh tích đã trở về không hề bị sứt mẻ

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

"...hết lòng yêu mến Thiên Chúa và say mê con người...!!!"


THƯ GIÁM TỈNH (FX.Vũ Phan Long) Trích từ CHIA SẺ Tháng 6/2011

Đakao, ngày 14 tháng 6 năm 2011


Kính gửi toàn thể anh chị em trong Đại Gia Đình Phan sinh Việt Nam

Anh chị em thân mến,

Chúng ta vừa kết thúc Mùa Phục Sinh với lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Như thánh Phaolô đã khẳng định: “Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta »(Rm 5,5), kính chúc anh chị em có chan hòa Thánh Thần, để rồi  nhận được hiệu quả đầu tiên Người tạo ra khi Người đến trên một người là làm cho người ấy cảm thấy mình được Thiên Chúa yêu thương bằng một tình yêu thương âu yếm vô biên.

Đại Gia đình Phan sinh Việt Nam kỳ này có nhiều tin vui về hồng ân thánh hiến. Ngày 7-5, Tỉnh Dòng FMM có ba chị mừng lễ 70 năm tu dòng, một chị mừng ngọc khánh, năm chị mừng kim khánh. Ngày 11-6, các chị lại có bốn chị tuyên khấn vĩnh viễn, mười ba chị tuyên khấn lần đầu. Vào ngày 31-5, hai chị Clara đã tuyên khấn lần đầu. Vào ngày 4-6, Tỉnh Dòng vừa có thêm sáu phó tế và ba linh mục. Rồi trong hai đợt tĩnh tâm năm,anh em đã mừng hai anh kỷ niệm ngân khánh khấn dòng, bốn anh kỷ niệm kim khánh khấn dòng và bốn anh kỷ niệm ngọc khánh khấn dòng Chúng ta cám ơn Chúa Ba Ngôi và cầu xin Người giúp tất cả các anh chị em ấy luôn xác tín vào ơn gọi, liên kết thân tình với Người, để luôn dồi dào tình yêu và phong phú sáng kiến mà sống ơn gọi trong sự trung thành sáng tạo.Ước gì không phải chỉ các anh chị em ấy, mà tất cả chúng ta nữa, đều hết lòng yêu mến Thiên Chúa và say mê con người.

Muốn có tình yêu riêng tư nồng nàn với Thiên Chúa, chúng ta không có cách nào khác, ngoài việc chính mình tìm tiếp xúc với Người trong những cuộc đối thoại trực tiếp. Bởi vì Người vô hình, khi tiếp xúc với Người, chúng ta rất có thể ở trong một tình trạng mông lung, vì Đấng vô hình có khác nào Đấng vắng mặt, trong khi thật ra Người vẫn đang hiện diện với chúng ta, còn thực hữu hơn chúng ta hiện diện với chính mình. Cần phải giục lòng tin, để nhận ra Người đang hiện diện rất cụ thể. Nhất là chúng ta có Lời Người và có Thánh Thể của Đức Giêsu ở giữa chúng ta. Ở đây, xin nhấn mạnh vào việc đọc Lời Chúa theo phương pháp Lectio divina, một phương pháp đơn giản để gặp gỡ chính Đức Kitô trong Kinh Thánh. Phương pháp này đã được thực hành trong Hội Thánh từ xa xưa, Công đồng Vatican II đã kêu gọi thực hành, Đức Bênêđitô XVI, trong Tông huấn Verbum Domini đã tha thiết kêu mời Hội Thánh áp dụng (1). Cha thánh Phanxicô cũng đã thực hành Lectio divina theo cung cách của ngài.(2)

Còn niềm say mê con người, không có nghĩa là thứ tình cảm vô bổ,thậm chí độc hại. Nếu liên tục ở trong cái nhìn của Thiên Chúa, chúng ta sẽ giống Mẹ Maria, thấy rõ bản chất đích thực của mình, “phận nữ tỳ hèn mọn”, và thấy rõ bản chất của anh chị em mình và các thọ tạo. Thánh Phanxicô đã thấy mọi thọ tạo có tình huynh đệ: Ông Anh Mặt Trời, chị Mặt Trăng, chị Nước, anh Lửa, chị Mẹ Đất... Các anh chị em khác và muôn loài thọ tạo được ban tặng cho chúng ta, để chúng ta có thể sống sâu sắc ơn gọi làm con Thiên Chúa và anh chị em của nhau hôm nay. Hòa bình không thể có được khi người ta còn vận dụng ý chí hùng cường để khẳng định bản thân, đòi một thứ công bình tưởng tượng hoặc không xứng đáng được hưởng. Hòa bình vẫn chỉ là chuyện không-tưởng, khi người ta không có sự khiêm tốn, nghĩa là không sống thật bản thân mình trước mắt Thiên Chúa và trước mắt anh chị em. Dịp kỷ niệm “25 năm Tinh thần Átxidi”, để tưởng nhớ ngày Đức Gioan-Phaolô II mời một số đại diện các tôn giáo về Átxidi cầu nguyện cho hòa bình (27-10-1986 – 27-10-2011), là dịp để chúng ta nhớ lại điểm then chốt này. Humilitas, “khiêm nhường”, do từ humus, “đất mùn”, khiến ta nghĩ “khiêm nhường” là phải khòm lưng, bò trườn trên mặt đất, để làm cho mình ra xấu xa trước mắt người khác. Thật ra thân phận con người là thân phận cát bụi, dù chẳng bò trườn trên mặt đất,nên sống thân phận “đất mùn” chính là sống “thân phận A-đam”, sống cho ra người. Cũng vì thế, từ humus là gốc của từ homo, “con người”. Nói “sống cho ra người”, nghe có vẻ buồn cười, nhưng thật sự có những người muốn ngồi trên lưng trên đầu người khác, trong khi Thiên Chúa dựng nên con người có hai chân để đứng trên mặt đất! Khi vũ trụ đi theo đúng chương trình của Thiên Chúa, nó là cosmos, “trật tự”. Sách Sáng thế đã diễn tả theo cách thi vị việc Thiên Chúa tạo dựng toàn thể vũ trụ có lớp lang. Khi loài người không muốn sống thân phận con người nữa, cosmos lại trở về chaos,“hỗn độn”, nước phía trên tràn xuống nước phía dưới, và tiêu diệt tất cả.
Ơn gọi làm người, làm con Thiên Chúa, làm tu sĩ, đẹp thật! Nhưng đẹp vì là một bức tranh khảm được ghép bằng muôn ngàn mảnh li ti là những cố gắng sống khiêm tốn hơn, sống thật hơn,quảng đại hơn. Xin ký thác tất cả và từng anh chị em cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, để Người cùng với anh chị em làm những điều hay nhất đẹp nhất với và cho anh chị em.

Xin cha thánh Phanxicô chuyển cầu cho chúng ta.
ts FX Vũ Phan Long, OFM
Giám Tỉnh


1 Verbum Domini, số 86-87.
2 Xem Norberto Nguyễn Văn Khanh, “Phương cách suy niệm của thánh Phanxicô”, trong Linh đạo của thánh Phanxicô
Átxidi, 2009, tr. 134-139.
Nội San Thông Tin Tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam 4 . Bình An và Thiện Hảo – Pax et Bonum

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

ĐAU ĐỚN ĐỂ TÁI TẠO !!!


ĐỖ HOÀ SG gửi :

RENG RENG....HOUSTON GỬI HÌNH 23g FATHER DAY !




MẸ FATIMA và THÁNH PHANXICÔ từ VN qua, được AE HOUSTON trân trọng !!!!
AN TÂM xin có THƠ rằng :

Bước Chân nào dẫn con đến đây ?
Bước Chân nào bên con từng ngày ?
Bước Chân nào ngàn năm chẳng mỏi ?
Bước Chân THẦY ! Ôi Bước Chân THẦY !!!

Ý Tình nào con mãi tuân theo ?
Ý Tình nào dạy con ĐƠN,NGHÈO ?
Ý Tình nào mang BÌNH AN tới ?
Ý Tình CHA ...! ...có MẸ truyền rao !!!

Chút riêng tư : FATHER DAY gặp lại bạn bè và học trò cũ !!!




Nhân tiệc tân hôn con trai cả lớp trưởng Lớp 9 năm 74-75 (Lớp Chủ nhiệm đầu tiên khi mới xong Đại học),được gặp lại hầu hết học trò trong Lớp,thật vui !
Cho mình khoe với ACE nha ! Thầy và Trò đều đã già (đời giống như một giấc chiêm bao !!!)

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

KỶ NIỆM LỚN...TỔ CHỨC ĐƠN SƠ !!!

  Được tin trễ xin thông báo để ACE .CPS cầu nguyện :
    Mừng kỷ niệm Ngọc khánh (60 năm) : Noel Trần Hữu Liên, Clement Trần Thế Minh, Bengiamin Nguyễn Tất Pháp và Gentil Trần Anh Thi;
     Kim khánh (50 năm) : Savio Nguyễn Chí Chức, Bosco Nguyễn Văn Đình, GM. Nguyễn Hồng Giáo và Damien Đoàn Văn Lữ;

     Ngân khánh (25 năm) : Giuse Trần Thế Mừng và Đaminh Nguyễn Văn Yên.




"...... năm nay Anh em trong Tỉnh Dòng cũng rất vui mừng tổ chức lễ kỷ niệm khấn dòng cho 10 anh vào hai khóa tĩnh tâm. Khóa I mừng kỷ niệm Ngân khánh gồm 2 anh: Giuse Trần Thế Mừng và Đaminh Nguyễn Văn Yên; Ngọc khánh có 4 anh: Noel Trần Hữu Liên, Clement Trần Thế Minh, Bengiamin Nguyễn Tất Pháp và Gentil Trần Anh Thi. Khóa II mừng kỷ niệm Kim khánh có 4 anh: Savio Nguyễn Chí Chức, Bosco Nguyễn Văn Đình, GM. Nguyễn Hồng Giáo và Damien Đoàn Văn Lữ. Việc mừng kỷ niệm khấn dòng tại các mốc thời gian: 25 năm, 50 năm và 60 năm là những thời điểm quan trọng để các anh và mọi người tạ ơn Chúa, vì Người đã yêu thương, gìn giữ các anh trong những năm qua dù phải đối mặt với những khó khăn và đòi hỏi của cuộc đời dâng hiến nhưng các anh vẫn trung thành đi theo và sẵn sàng đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa. Các anh em trong Tỉnh dòng cũng rất biết ơn các anh về những đóng góp xây dựng Tỉnh Dòng suốt 25 năm, 50 năm và 60 năm qua, xin chúc các anh với thời gian tuổi tu càng nhiều các anh càng xác tín hơn vào ơn gọi và luôn tìm thấy hạnh phúc trong cuộc đời đi theo Chúa của mình.
Những ngày tĩnh tâm rồi cũng sẽ qua đi đó là quy luật của thời gian, nhưng cũng có những điều sẽ không qua đi và sẽ tiếp tục ở lại với mỗi người. Đó là kinh nghiệm của cầu nguyện, kinh nghiệm của việc kết hợp với Chúa, kinh nghiệm của sự bình an trong Chúa. Ước mong rằng sau những ngày tĩnh tâm, anh em chúng ta lại có thêm những cảm nghiệm nào đó về Đấng mà mình yêu mến để mang theo trên hành trình của mỗi người và tiếp tục thi hành những sứ vụ mà Chúa đã giao phó."
vptd



Lời cảm ơn sau Thánh lễ mừng Ngọc khánh và Ngân khánh khấn dòng 10/06/2011

Tuesday, 14 June 2011 20:56
Kính thưaCha Giảng Phòng, Anh Giám Tỉnh, Anh phó Giám Tỉnh, Anh phó Phụ Trách và toàn thể qúy Anh Em,
Sáu mươi năm và hai mưoi lăm năm mới có một giây phút này để chúng em tạ ơn Chúa và bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với mọi anh em, kể cả những anh em không hiện diện nơi đây.
Sáu mươi năm và hai mưoi lăm năm qua – một chuỗi hồng ân, một chặng đường sống ơn gọi Phan sinh trong Tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam với bao nhiêu nốt nhạc thăng trầm của hồng ân và thử thách.
Thăng, vì có những thời điểm chúng em được sống ơn gọi của mình trong hoan ca, hạnh phúc: được các anh lớn yêu thương dạy dỗ, được các em nhỏ trìu mến động viên.
Trầm, vì có lúc chúng em phải đối diện với nghịch cảnh trớ trêu, với nghịch ý uất trầm, với sự yếu đuối của chính bản thân… tưởng chừng mình như cây đàn bị căng dây và có khả năng đứt gẫy. Lúc ấy, con đường trước mặt chúng em là một chân trời tối sầm, không lối thoát… Nhưng cuối cùng Chúa là Đấng chậm giận và giàu tình thương, đã âm thầm vực dậy và cho chúng em xác tín kinh nghiệm của Abraham, cho chúng em can đảm dấn thân không điều kiện, cho chúng em sức mạnh và niềm vui để tiếp bước đến hôm nay trong tình anh em và nghĩa hèn mọn Phan sinh.
Tất cả là Hồng ân! Ơn Chúa, Tình Yêu Chúa, Tình thương và lời cầu nguyện hiệp thông của anh em trong Tỉnh Dòng và trong những cộng đoàn chúng em đang sống, đã làm nên những điều kỳ diệu nơi chúng em, ngoài sự chờ mong của mình. Đó là, được trở nên một người Anh Em Hèn Mọn chân thành giữa anh em và là môn đệ bé nhỏ của Chúa Giêsu.
Hôm nay, được anh em trong Tỉnh Dòng, cách riêng trong cộng đoàn Thủ Đức, ưu ái dành cho cha Clément, cha Gentil, thầy Benjamin, thầy Noel và hai anh em Yên, Mừng một Thánh Lễ tạ ơn long trọng với bao lời khẩn nguyện và lời ca dâng Chúa ắp đầy tin yêu.
Chúng em thật hạnh phúc và đón nhận tất cả như một Món quà to lớn, quý hóa và đầy ý nghĩa từ Chúa và từ anh em. Trong sáu mươi năm và hai mươi lăm năm qua, dẫu được chia sẻ đời sống tu trì cùng với anh em trong toàn tỉnh dòng, nhưng chúng em nhận thấy mình đã và đang cần phải hoán cải thật nhiều để xứng đáng hơn với ơn Chúa và tình thương yêu của mọi anh em. Chúng em chân thành xin lỗi anh em vì những lỗi lầm thiếu sót, những hạn chế, yếu đuối nơi bản thân trong suốt hành trình ơn gọi của sáu mươi năm và hai mưoi lăm năm qua. Song song đó, chúng em xin hết lòng cảm ơn Tỉnh Dòng và các cộng đoàn chúng em đang sống, đã tạo điều kiện thật tốt để chúng em dấn thân trong con đường phục vụ cá biệt cho Chúa và cho Tỉnh Dòng mãi đến hôm nay.
Và trong tình hiệp thông huynh đệ, xin anh em tiếp tục cầu nguyện, nâng đỡ, chỉ giáo, đồng hành với chúng em để con người, cuộc sống và quãng đời còn lại, được phản ánh trung thực hơn, rõ nét hơn tinh thần Phúc Âm và linh đạo Phan sinh. Xin “Lời của Cha” luôn mở ra cho anh em những trang đời mới ắp đầy những niềm vui và hy vọng. Xin Chúa trả công bội hậu cho từng anh em và ban cho anh em tràn đầy Hoan lạc, Bình an, Thiện hảo – hôm nay và mãi mãi.

G. Trần Thế Mừng (Nhạc sĩ Trần Mừng)
đại diện các anh em mừng Ngọc Khánh và Kim Khánh soạn và đọc.
Thủ Đức, 10/6/2011

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

HÃY CHUYỂN HƯỚNG....!

HÃY THAY ĐỔI HƯỚNG ĐI CỦA BẠN
 CPS.NGỌC ĐẶNG gửi từ Pháp 
Chuyện : Một viên thuyền trưởng nhìn qua sương mù ban đêm trên biển, thấy xuất hiện ánh sáng của một “chiếc tàu khác” (thực ra là một hải đăng) đang hướng thẳng vào tàu của ông.
Ông ra lệnh cho thuỷ thủ đánh tín hiệu bằng đèn tiếp xúc với chiếc tàu lạ và gởi đi một thông điệp : “Hãy thay đổi hướng đi của bạn, chếch về phía Bắc khoảng 10 độ. Tôi là đô đốc chỉ huy”.
“Tàu lạ đáp” : “Đã nhận được tín hiệu, nhưng bạn phải thay đổi hướng đi, chếch xuống phía Nam”.
Điều này làm cho đô đốc tức điên lên. Ông cho đánh tiếp tín hiệu : “Tôi là chiến hạm, vậy hãy thay đổi hướng đi của bạn về phía Bắc nếu không thì …”.
Tín hiệu kia đáp lại : “Tôi là hải đăng đây. Hãy thay đổi hướng đi của bạn, nếu không thì …”.
Suy nghĩ Hoán cải cụ thể là thay đổi hướng đi của mình. Và điều cần thiết trước tiên là chính bản thân tôi phải đổi hướng chứ không phải là người khác.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

PHỤ NỮ,CHỊ LÀ AI ???

Blog EntryThư của Thượng Đế
gửi cho người phụ nữ
Bài xin từ nhà NGỌC
Jun 13, '11 9:47 PM
for everyone

        Từ một mảnh xương ta tạo ra ngươi, ta chọn phần xương sườn dùng để bảo vệ cuộc đời người đàn ông, bảo vệ trái tim, lá phổi của anh ta, phần xương nâng đỡ anh ta -   đúng nghĩa với điều mà ngươi phải làm.

Đặc điểm của ngươi là một chiếc xương sườn, mạnh mẽ lẫn yếu đuối, mỏng manh. Ngươi phải bảo vệ phần mỏng manh, nguyên thủy nhất trong người đàn ông đó là trái tim anh ta. Trái tim là trung tâm của người đàn ông.

       Khung xương sườn sẽ bị gãy trước khi trái tim bị hủy hoại, nâng đỡ người đàn ông như khung xương sườn nâng đỡ cơ thể. Ngươi không được lấy ra từ phần chân- phần ở dưới anh ta, ngươi cũng không được lấy ra từ phần đầu - phần ở trên anh ta. Ngươi được lấy ra từ bên cạnh để ngươi luôn bên cạnh và sát cánh với anh ta.

       Ngươi là thiên thần của ta cô gái nhỏ xinh đẹp ạ, ta nhìn thấy đức hạnh chứa đầy tim ngươi.

       Ngươi rất đặc biệt vì ngươi là phần mở rộng của ta. Đàn ông tượng trưng cho vẻ bề ngoài của ta, sức mạnh của ta, đàn bà tượng trưng cho cảm xúc của ta, cả hai tượng trưng cho Thượng Đế.

       Vì thế, ngươi- người phụ nữ dịu dàng, hãy khiêm nhường cho anh ấy thấy quyền năng của cảm xúc ta đã cho ngươi. Trong tình yêu, hãy cho anh ta thấy ngươi là chiếc xương sườn bảo vệ phần bên trong của anh ta.

        Phụ nữ thật là đặc biệt trong con mắt của Thượng đế ta. :)
(Trích từ  truyện những tấm lòng cao cả )

HẠI TRẺ EM VIỆT BẰNG ĐỒ CHƠI ???

Tràn lan đồ chơi Trung Quốc độc hại

Đã có hàng loạt cảnh báo về đồ chơi, đồ dùng trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc có hóa chất độc hại nhưng trên thị trường nội địa vẫn bày bán công khai.
Thế giới cấm, ta thả nổi
Cuối tháng 5, Tổng cục Thanh tra giám sát chất lượng và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) cho biết gần 10% trong tổng số 242 mẫu đồ chơi trẻ em (ĐCTE) mà cơ quan này lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên tại nước này có dấu hiệu không an toàn. Có tới 20 đồ chơi trong số này không đạt tiêu chuẩn cho phép, trong đó có 3 sản phẩm bị nhiễm kim loại nặng như chì, crom.

Lực lượng QLTT TP.HCM đang đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát mặt hàng này. Chỉ trong 1 tuần cuối tháng 5 đội QLTT 3A - TP.HCM đã thu 7.738 cái ĐCTE (hộp ráp đồ chơi, xe, siêu nhân, thú...) do Trung Quốc sản xuất không có hóa đơn chứng từ tại quận 5 và 6.

Cũng trong tháng 5, Hòa Bình Xanh (Greenpeace) - một tổ chức bảo vệ môi trường hàng đầu thế giới - thông báo các cuộc kiểm tra độc lập của họ đã phát hiện khoảng 70% mẫu ĐCTE được lấy mẫu tại Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Hồng Kông có chứa chất phthalate (chất được dùng làm tăng độ dẻo, bền của đồ nhựa có khả năng gây biến đổi hoóc-môn, ảnh hưởng đến hệ sinh sản, gây dị tật ở cơ quan sinh dục trẻ em... Mỹ, Canada, châu Âu và nhiều nước đã cấm sử dụng chất này trong sản xuất chất dẻo). Có 19/21 mẫu xét nghiệm cho thấy hóa chất phthalate chiếm hơn 10% trong sản phẩm, thậm chí có một sản phẩm chứa đến 43%.Bất chấp những cảnh báo trên, tại VN, ĐCTE từ Trung Quốc hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn tràn ngập. Khảo sát trên địa bàn TP.HCM, những mặt hàng như xe đạp, ô tô, búp bê, bộ ghép hình, siêu nhân... được bán với giá rất rẻ. Chỉ từ vài ngàn đến vài chục ngàn đồng/sản phẩm ở vỉa hè các tuyến đường Nguyễn Trãi, Điện Biên Phủ, CMT8, Trường Chinh... Dễ nhận thấy nhiều loại sản phẩm giống với các mẫu mà báo chí Trung Quốc đăng tin là có vấn đề về an toàn sức khỏe như nói trên.
Dạo qua khu vực chợ Bình Tây, vốn được coi là “thủ phủ” của ĐCTE xuất xứ từ Trung Quốc, có thể nhận thấy hàng Trung Quốc "lũng đoạn" thị trường này với đủ loại, kích cỡ, màu sắc... bày bán la liệt từ trong nhà ra tận vỉa hè, tràn xuống cả lòng đường.

Nguy cơ biến thành “bãi rác độc”
Ngày 1.6, Trung Quốc đã chính thức cấm dùng chất bisphenol A (BPA - là chất phá hoại nội tiết tố, gây hiệu ứng trong tế bào) trong sản xuất đồ dùng ăn uống cho trẻ sơ sinh, thu hồi các sản phẩm liên quan có chứa chất này.
Theo ông Đỗ Ngọc Chính - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng (Cescon - Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN), một khảo sát ngẫu nhiên của trung tâm này trên 16 mẫu bình sữa trẻ em, bình đựng nước uống học sinh bán trên thị trường TP.HCM thì 100% mẫu sản xuất từ Trung Quốc đều chưa rõ về tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. “Các nhà quản lý và NTD cần đề phòng các nước đã và sẽ cấm lưu thông bình nhựa cho trẻ ăn làm bằng polycarbonate (có chứa BPA) sẽ bán phá giá sản phẩm này sang thị trường nước ta”, ông Chính lưu ý.
Trớ trêu nhất là một số sản phẩm ngoại nhập bị phát hiện hàm lượng độc tố quá cao so với chỉ tiêu quốc tế nhưng VN vẫn không thể thu hồi. Đơn cử như cuối năm 2010, Công ty TUV Rheinland Việt Nam - đơn vị 100% vốn nước ngoài chuyên kiểm định và đánh giá chất lượng sản phẩm độc lập, có trụ sở tại TP.HCM - công bố kết quả kiểm nghiệm, 100% mẫu đồ chơi đĩa bay xuất xứ từ Trung Quốc đang bán trên thị trường VN chứa chất ththalates (gây ảnh hưởng đến gan, thận, gây hại đến thai nhi, gây đột biến...) vượt tiêu chuẩn quốc tế, thậm chí có mẫu cao gấp 5.000 lần. Tuy nhiên đến nay đĩa bay độc hại vẫn... cứ bay!
Tiếp sau đó, Lâm Đồng đã phát hiện ly cốc thủy tinh Trung Quốc chứa hàm lượng kim loại nặng cực độc chì, cadimi... vượt chỉ tiêu tham khảo đến vài ngàn lần nhưng với lý do “quy định chưa có” nên đành bó tay. Các cơ quan này đã có văn bản kiến nghị, đề xuất lên cấp bộ, tổng cục. Tuy nhiên, đến nay sản phẩm nói trên vẫn “nhởn nhơ” trên thị trường.
Ông Hoàng Lâm, PGĐ Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, cho biết: “Về nguyên tắc, khi sản phẩm bất kỳ nào đó bị phát hiện có vấn đề ở nước ngoài thì ít nhất chúng ta cũng phải có biện pháp kiểm tra, xử lý. Nhưng hiện tại VN không nhiều tổ chức đủ năng lực kiểm định các thành phần độc hại hay các yêu cầu về cơ lý trong sản phẩm”.
Với tình trạng không quản nổi đầu vào và cũng không thu hồi nổi khi phát hiện sản phẩm có nhiễm độc như nói trên, đặc biệt là đối với hàng Trung Quốc, nhiều chuyên gia cảnh báo, VN có nguy cơ biến thành “bãi rác độc” của thế giới. Bởi trên thực tế, các nước châu Âu, Mỹ, Nhật, Canada, ngay cả các nước láng giềng như Malaysia, Singapore đã cấm hoặc kiểm soát nghiêm ngặt hàm lượng các kim loại nặng như cadimi, chì hay BPA... trong sản xuất đồ chơi, đồ dùng trẻ em. Tại VN, việc quản lý một số chất có nguy cơ tổn hại đến sức khỏe người sử dụng vẫn còn lỏng lẻo. Đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa ban hành quy định cấm hoặc quy định cụ thể hàm lượng một số chất như phthalate, BPA... trong sản xuất ĐCTE, bình bú trẻ em, bình đựng nước học sinh...
Và nguy cơ VN là điểm đến lý tưởng cho các mặt hàng bị thế giới cấm cửa là rất cao.
HOÀNG VIỆT

TUỔI TRẺ VN GIỎI THẬT !!!

28 sinh viên Việt Nam

khiến hiệu trưởng ĐH Mỹ “kinh ngạc”

TTO - Chương trình Học giả Việt Nam của Intel (IVS) hỗ trợ đào tạo về nhân sự làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam vừa cho kết quả đầu tiên, với việc 28 sinh viên được đưa sang Mỹ học về cơ khí và điện tử đã tốt nghiệp với kết quả xuất sắc ngày 13-6-2011 (theo giờ VN).

24/28 sinh viên Việt Nam vừa tốt nghiệp khóa điện tử và cơ khí theo học bổng IVS tại ĐH Portland State, Oregon, ngày 13-6 - Ảnh: Melinda Lam
24/28 sinh viên Việt Nam vừa tốt nghiệp khóa điện …

Đây là những “tài sản thật sự” cho Việt Nam - chủ tịch Trường ĐH Portland (bang Oregon, Mỹ) Wim Wiewel nhận xét về các sinh viên đến từ Việt Nam theo học tại trường.
Theo tiến sĩ khoa học Rengjeng Su, hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học máy tính và kỹ thuật Maseeh thuộc ĐH Portland State, bang Oregon, 28 sinh viên của Việt Nam đã có kết quả điểm trung bình là 3.8/4.0, thuộc loại xuất sắc (2.0 là đủ để tốt nghiệp).
Trong số đó, có 5 sinh viên đạt điểm số trung bình 3.9-4.0, tức điểm cao tuyệt đối.
“Tôi cho rằng họ đã rất tập trung và nghiêm túc trong học tập, với sự thông minh vượt trội - ông nói với Tuổi Trẻ - Họ khiến chúng tôi ngạc nhiên, và cảm thấy rất khó khăn khi cho điểm các sinh viên khác, vì điểm của họ quá cao”.
Trong quá trình học tập, các sinh viên Việt Nam và quốc tế đã thực hiện các đồ án giải quyết các vấn đề mà Intel gặp phải nên mang tính ứng dụng rất cao.
Cách đây hai năm, sau khi nhận thấy nguồn nhân lực, đặc biệt là các kỹ sư và kỹ thuật viên lành nghề ở Việt Nam chưa đủ đáp ứng yêu cầu hoạt động tại nhà máy được đầu tư 1 tỉ USD ở Việt Nam - vốn là dự án đầu tư lớn nhất của nước ngoài vào Việt Nam từ trước tới nay, Công ty TNHH Intel Products Việt Nam đã đưa ra kế hoạch đào tạo tổng số 52 kỹ sư, chọn lựa từ những sinh viên năm thứ 3 và 4 tại các trường ĐH kỹ thuật hàng đầu ở Việt Nam, với tổng chi phí khoảng 4 triệu USD trong hai năm.
Đây là dự án mà giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Việt Nam khi đó nhận định “là sự đóng góp vô cùng quý báu trong chiến lược đào tạo lớp nhân tài trẻ về khoa học kỹ thuật trong tương lai của Việt Nam”.
IVS là chương trình gửi sinh viên của một nước mà Intel đến đầu tư đi học nước ngoài duy nhất mà hãng sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới này thực hiện kể từ khi ra đời năm 1968 tại Mỹ. Đây cũng là một phần trong trong cam kết của Intel nhằm phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghệ cao của Việt Nam.
Trần Ngọc Anh Đức, 22 tuổi, trước khi sang Mỹ hoàn thành nốt chương trình ĐH đã đang là sinh viên năm 3 của ĐH Bách khoa Hà Nội.
Tốt nghiệp với điểm trung bình thuộc mức được đeo sợi dây màu xanh (điểm trung bình 3.7 đến dưới 3.8), Đức cho biết điều lớn nhất bạn học được từ môi trường ĐH ở Mỹ chính là tinh thần “không sợ phạm sai lầm”, luôn sẵn sàng thay đổi và sẵn sàng mạo hiểm để thành công.
“Có rất nhiều bạn cùng lứa học giỏi hơn tôi, nhưng có thể họ đã không chuẩn bị kỹ như tôi để có thể có học bổng đi du học và bước ra biển lớn” - Đức cho biết.
Đợt sinh viên thứ 2 gồm 24 sinh viên học về điện tử, cơ khí và kinh doanh sẽ tốt nghiệp vào năm 2012, “và họ đã chứng minh tiếp tục lực học vượt trội của mình” – đại diện của Trường Maseeh cho biết.
Sau khi hoàn thành đợt học, các sinh viên này sẽ làm việc cho Intel trong vòng ba năm trước khi họ có thể tùy ý chọn nơi làm việc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Rick Howarth, tổng giám đốc Công ty TNHH Intel Products Việt Nam, cho biết hiện nhà máy đặt tại Khu công nghệ cao (quận 9, TP.HCM) đã tuyển dụng được 900 nhân viên làm việc, và mỗi năm trung bình sẽ tuyển dụng thêm 500 nhân viên cho tới khi có đủ nhân lực khoảng 3.000 nhân viên, vận hành được toàn bộ công suất của nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất thế giới của Intel.
“Tùy tình hình, chúng tôi có thể xây thêm nhà máy và tuyển dụng thêm nhân sự Việt Nam” - ông nói.
KHỔNG LOAN (Từ ĐH Portland State, Oregon)

CON CÓ MỘT TỔ QUỐC

Xin từ nhà Bạn LY777 :

Cha VỊNH vừa gửi mail chúc mừng Lễ Thánh AN TÔN :"XIN KÍNH CHÚC MỪNG LỄ THÁNH ANTÔN ĐẾN ANH GT CPS VÀ TẤT CẢ CÁC ANH CHỌN THÁNH ANTÔN LÀM BỔN MẠNG. CHÚC CÁC ANH THÁNH THIỆN, BÌNH AN, VÀ LÀM ĐƯỢC NHIỀU PHÉP LẠ TRONG ĐỜI VÌ LỢI ÍCH CỦA CÁC LINH HỒN VÀ NGƯỜI NGHÈO."KÍNH CHÚCPAUL VỊNH,OFM

MỪNG LỄ THÁNH AN TÔN !

Cha VỊNH vừa gửi mail chúc mừng Lễ Thánh AN TÔN :
"XIN KÍNH CHÚC MỪNG LỄ THÁNH ANTÔN ĐẾN ANH GT CPS VÀ TẤT CẢ CÁC ANH CHỌN THÁNH ANTÔN LÀM BỔN MẠNG. CHÚC CÁC ANH THÁNH THIỆN, BÌNH AN, VÀ LÀM ĐƯỢC NHIỀU PHÉP LẠ TRONG ĐỜI VÌ LỢI ÍCH CỦA CÁC LINH HỒN VÀ NGƯỜI NGHÈO."
KÍNH CHÚC
PAUL VỊNH,OFM

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

SAINT ANTOINE DE PADOUE (13/6): PRIEZ POUR NOUS !!!

 
SAINT ANTOINE DE PADOUE
De : Blog FRATERNITÉ - Séculier Franciscain

Fernand est né le 15 août 1195 à Lisbonne au Portugal. A dix ans, il entra à l’école cathédrale pour étudier le latin, l’histoire ecclésiastique, la liturgie et le chant sacré. A quinze ans, il fut admis chez les chanoines réguliers de St Augustin. C’est là, dans cette communauté, que pendant dix ans il va approfondir sa connaissance intellectuelle de la philosophie, de la théologie, de l’Ecriture Sainte et des Ecrits des pères de l’Eglise. A 25 ans, Fernand, touché par le martyr des cinq frères Mineurs du Maroc, orienta définitivement sa vie vers l’Ordre des frères Mineurs franciscains et prit le nom d’Antoine. Il fit ce choix en ayant le désir de partir également pour le Maroc et prêcher la foi… mais le Seigneur en décida autrement. Après bien des péripéties, Frère Antoine dû reprendre chemin et revenir au Portugal. Auparavant il fera un petit détour par Assise où il rencontre Saint François d’Assise et les frères réunis en chapitre.

Frères et sœurs, je ne souhaite pas développer ici plus l’histoire de Saint Antoine de Padoue et encore moins les miracles qui lui ont été attribuée au cours de l’histoire. Ce qui intéresse notre approche c’est sa pensée, sa personnalité et son rôle dans l’Eglise de son époque et en tirer des leçons pour nous aujourd’hui. Qu’est-ce qui l’a amené à devenir aussi connu et célèbre ? Pourquoi est-il si proche du tout un chacun comme un ami, comme un frère.

Frère Antoine de Padoue est un personnage séduisant qui nous livre les secrets de sa personne, de sa spiritualité, de son amour pour Dieu et le prochain à travers sa vie et ses sermons.

I. Frère Antoine, un prédicateur hors-paire

Antoine de Padoue exerça le ministère de la Parole en Italie du Nord et en France méridionale, par l’enseignement aux frères franciscains et la prédication au peuple. « Il me plaît, lui écrit Saint François d’Assise, que tu enseigne aux frères la sainte théologie à condition qu’en te livrant à cette étude tu n’éteigne pas en toi l’esprit de prière et de dévotion, ainsi qu’il est marqué dans la Règle. » St François trouvait en lui le frère qui savait concilier le savoir intellectuel et l’esprit de prière. Le succès de la prédication de St Antoine se situe dans cette relation de communion permanente avec le Christ dans la prière et l’oraison. C’est là qu’il puise sa science spirituelle et sa connaissance de Dieu.

Frère Antoine de Padoue fut un passionné de l’Evangile et s’attache avec une fidélité sans faille à l’étude de la Parole de Dieu. Ce goût de l’étude qu’il avait acquis durant ces années études à l’école de la cathédrale ainsi que chez les chanoines de St Augustin. « Antoine en lisant les textes bibliques dégageait le sens littéral, et fortifiait sa foi par des comparaisons allégoriques, en rapportant à lui-même ces paroles de l’Ecriture, il nourrissait ses élan effectifs par une vie pleine de vertus » soulignent ses biographes. Et encore : « Il persévérait nuit et jour dans la lecture de la Parole de Dieu au point de le graver entièrement dans sa mémoire. »

Sa méthode en trois étapes :
  1. dégager le sens littéral du texte, comprendre le sens des mots et leurs significations
  2. ensuite entrevoir le sens spirituel avec un but précis : celui de former la foi, comprendre la signification morale en vue de réformer les mœurs
  3. et enfin extraire la réalité mystique pour grandir dans la vie spirituelle.


Antoine de Padoue a appris à étudier la Parole de Dieu, au sein du corps de l’Eglise en vue de la communiquer aux hommes et femmes de son temps. A son exemple, ayons le même soucie de l’étude de la Parole de Dieu en profondeur pour pouvoir la transmettre dans un langage compréhensible et en réponse aux besoins de nos contemporains.

II. Frère Antoine de Padoue promoteur de la justice.

Cela se passa à Padoue à la fin de ses sermons de carême qui se déroule en l’année 1231. Il est d’usage que le prédicateur avait droit de présenter aux autorités de la ville une pétition en faveur d’une église ou d’une communauté. Antoine choisit de présenter la sienne en faveur des débiteurs insolvables que les prêteurs usuriers font jeter en prison jusqu’à épuisement de leur dette. Un abus insupportable estime-t-il, un drame humain qui réduit à la misère de nombreuses familles.

Antoine obtient gain de cause. La commune de Padoue promulgue un décret selon lequel ; personne ne doit être détenu en prison, s’il n’est coupable que d’une ou plusieurs dettes d’argents contractées dans le passé, dans le présent et dans l’avenir. Frère Antoine en revendiquant ce décret réalise une forme de lutte contre cette injustice courante à son époque.

III. Frère Antoine et l’Eucharistie.

Comme tout bon fils et filles de St François d’Assise, St Antoine de Padoue avait un profond respect et une grande dévotion envers l’Eucharistie. Il l’évoque comme un repas de réconciliation humaine. Cette interprétation, il la puise dans le symbolisme du repas que le père du fils prodigue convoque en l’honneur de son fils retrouvé : « …car mon fils que voilà était mort est revenu à la vie ; il était perdu et il est retrouvé. Et, ils se mirent à festoyer. » Ce repas comporte également la joie et la fête.

Sacrement de la passion du Christ à recevoir dans la foi et dans la profession de la passion /mort du Christ et de sa résurrection. Un repas qui nous purifie, lieu de notre communion avec Dieu et avec l’humanité en puissance de sanctification. « Aujourd’hui, dit-il, à propos de la Cène du Seigneur, Jésus prépare pour tous les peuples qui croient en lui un banquet de mets délicieux…Ce que l’Eglise fait aujourd’hui est vraiment son corps ; celui que la Vierge a engendre, qui a été suspendu à la croix, mise aux tombeaux, qui est ressuscité le troisième jour pour monter à la droite du Père. »

Ainsi Saint Antoine de Padoue, en nous laissant sa théologie nous stimule l’amour pratique de Dieu et des hommes. Par le témoignage de sa parole et de sa vie, il nous enseigne le chemin de l’humanité et de la charité, sur lequel tous les baptisés doivent résolument s’élancer à la rencontre du Christ.

Paroisse de St Antoine de Padoue Le Roucas Blanc-Marseille 13 juin 2009